thoa my 1

Câu 1:Nang

I. Nang chân răng

1. Lâm sàng:

- Lứa tuổi hay gặp nhất: 20 tới 60. Ít khi phát hiện ở răng sữa.

- Thời kỳ đầu thường không có biểu hiện lâm sàng, có thể vô tình phát hiện khi đi chữa răng.

- Khi nang lớn có thể thấy biến dạng: sưng phồng mặt ở vị trí tương ứng với nang, đầy ngách tiền đình, sờ cứng, có thể có dấu hiệu bong nhựa.

- Khi đã mất hết vỏ xương có thể nhìn thấy màu hơi xanh tại niêm mạc.

- Nang chân răng không gây đau trừ khi nhiễm trùng, không gây tê bì hay dị cảm.

2. Xquang:

- Là một hình không cản quang hình tròn, ôm lấy chóp răng, xung quanh có dải cản quang mờ liên tục với lá răng, dây chằng dãn rộng.

- Có thể liên quan đến nhiều chóp răng.

- Có thể gặp hình ảnh nang bên chân răng, hiếm gặp, do nang hình thành từ ống tủy phụ.

- Khó phân biệt u hạt cuống răng với nang chân răng nếu khối thấu quang nhỏ.

3. Giải phẫu bệnh:

- Đại thể:

+ Thấy vỏ nang là một dải liên tục với lá răng.

+ Dịch nang màu vàng, trắng đục đôi khi có ánh màu do tinh thể cholesterol.

-Vi thể:

+ Vỏ nang cấu tạo bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, có bề dày không đồng đều, được nâng đỡ bởi sợi xơ với ít mạch máu, tập trung những tế bào sinh ra do quá trình viêm nhiễm, có sự lắng đọng cholesterol do vỡ hồng cầu vào trong vỏ nang.

+ Dịch nang bao gồm sản phẩm của sự tan rã biểu mô và tế bào viêm, huyết thanh protein ở mức 5-8g/dl có nguồn gốc từ dịch rỉ viêm chứa immunoglobulin.

4. Điều trị:

- Điều trị nội nha: loại bỏ nguyên nhân gây viêm, dẫn tới lành thương vùng cuống răng do thoái hóa biểu mô nang răng thường áp dụng với nang nhỏ.

- Cắt nang + chóp răng + hàn ngược chóp răng: lấy bỏ toàn bộ vỏ nang phối hợp với hàn ngược bằng IRM hoặc MTA.

- Mở thông nang: khi nang quá lớn, bn trẻ

II. Nang thân răng:

1.Lâm sàng:

-Giai đoạn đầu nang tiến triển trầm lặng, không có biểu hiện trên lâm sàng, Có thể vô tình phát hiện khi chụp phim răng.

-Tới giai đoạn đã phát triển ra ngoài, có thể thấy biến dạng mặt: sưng phồng xương ở ngách tiền đình, rãnh mũi má hoặc góc hàm.

-Khi nang nhỏ sờ thấy cứng, liên tục với bề mặt xương. Khi nang lớn có thể thấycó dấu hiệu bóng nhựa, các răng liên quan lung lay, trên bề mặt u trong miệng có thể có dấu răng do răng hàm đối diện nhai vào.

- Khám trong miệng có thể thấy thiếu răng.

- Nang thân răng hiếm khi gây đau hay nhiễm trùng, không gây liệt, dị cảm trừ khi có nhiễm trùng hoặc gãy xương bệnh lý.

2. Xquang:

- Là hình ảnh một nang không cản quang, ranh giới rõ, bờ viền có thể đậm, liên quan tới một thân răng không mọc

- Có nhiều biến thể trên xquang của nang thân răng như: nang trung tâm (ôm quanh thân răng) hay nang bên thân răng hình thành do sự giãn rộng của túi răng ở một bên.

- Có thể có sự tiêu của chân răng lân cận với nang thân răng

3. Giải phẫu bệnh:

- Đại thể :

+ Màng nang mỏng trừ khi có viêm mãn tình mới dày lên và bám sát vào cổ răng

+ Trong nang có nước trong quánh hoặc sền sệt

+ Màng nang bọc một phần hoặc toàn bộ thân răng, có 3 thể trên lâm sàng:

• Thể trung tâm: thân răng được bao bọc đối xứng.

• Thể bên: thường gặp ở răng khôn hàm dưới mọc kẹt.

• Thể quanh thân răng: bao bọc quanh thân răng.

-Vi thể: màng nang gồm 3 lớp:

+ Lớp ngoài tổ chức xơ

+ Lớp giữa mô lỏng lẻo

+Lớp trong là biêt mô gồm nhiều tế bào biểu mô: lát tầng , trụ , tế bào sao loại men

Hầu hết các trường hợp đều có bạch cầu đa nhân trung tính

4.Điều trị:

- Cắt nang + nhổ răng trong trường hợp răng ngầm, răng không đủ chỗ để mọc.

- Điều trị bảo tồn với những răng có khả năng mọc lên đúng cung răng, thường là những răng chưa đóng cuống ở trẻ em: mở thông nang, để răng mọc tự nhiên hoặc phối hợp với chỉnh nha để kéo răng mọc lên.

Câu 2: Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư miệng:

1. Sinh thiết:

Chẩn đoán lâm sàng là ung thư miệng nhất thiết phải được khẳng định bằng mô bệnh học. Sinh thiết không nên thực hiện ở các phòng khám và điều trị răng thông thường bời vì sinh thiết có thể làm thay đổi biểu hiện của tổn thương và gây khó khăn cho các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt khi đánh giá tổn thương vì vậy nha sĩ phải chuyển ngay bệnh nhân cho bác sĩ phẫu thuật hàm mặt khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ.

Sinh thiết được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Bệnh phẩm được lấy ra phải là vùng bị tổn thương nghi ngờ nhất với một ít niêm mạc lành lặn bên cạnh không được lấy ở vùng hoạt tử hoặc đang bị nhiễm trùng vì dễ làm sai lệnh chẩn đoán.

2. Chọc hút bằng kim nhỏ:

Thường sử dụng chọc hạch chẩn đoán di căn hoạch ở bệnh nhân đã xác định u nguyên phát. Tổ chức hút ra được xét nghiệm tế bào.

3. Chẩn đoán hình ảnh:

Các phim thông thường như Blondeau, Hirtz, paninama được chỉ định nhằm xác định các tổn thương ở xương. Tuy nhiên tổn thương trên xương được pháp hiện khi ung thư ở giai đoạn muộn. CT scaner và MRI có giá trị lớn tổng chẩn đoán ung thư miệng và các tổn thương di căn.

Hiện nay PET CT là kỹ thụât mới có giá trị trong chẩn đoán và kiểm soát ung thư miệng hàm mặt.

Dựa trên nguyên tắc là ở trong khối u thì tỷ lệ chuyên hoá đường cao hơn. Người ta tiêm một chất giống glucoza phóng xạ vào máu, chất này sẽ tập trung nhiều ở khối u và chụp PET CT sẽ phát hiện các tổn thương ung thư.

4. Siêu âm để phát hiện di căn xa của ung thư như đi căn vào gan:

* Vai trò của nha sĩ:

*Ung thư miệng là loại bệnh hoàn toàn phòng ngừa được và bệnh gây ra do sử dụng thuốc lá (có kèm theo hoặc không kèm theo với uống rượu). Ở phương Tây hầu hết người hút thuốc lá có kèm theo uống rượu, nguy cơ mặc bệnh ở những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu cao hơn nhiều.

Ở Châu Á nhai trầu thuốc là tác nhân chủ yếu gây ung thư.

Nha sĩ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bằng cách khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá, nhai trầu thuốc và lạm dụng rượu.

*Khi khám bệnh nhân thấy các dấu hiệu sau đây nha sĩ phải gửi bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa:

- Bất cứ vết loét nào trong miệng tồn tại hơn 2 tuần.

- Bất cứ chảy máu nào ở miệng mà không giải thích được.

- Bất cứ một mảng cứng nào ở niêm mạc miệng.

- Bất cứ một mảng trắng nào ở miệng mà không giải thích được.

- Bất cứ một mảng đỏ hay đỏ trắng nào.

*Nhiệm vụ của nha sĩ khi điều trị thực thụ

-Nhổ các răng có tiền lượng nghi ngờ:

+Răng sâu lớn

+Bệnh lý quanh cuống

+ Bệnh nha chu

+Mảnh hàn tiên lượng xấu

+Điều trị nội nha tiên lượng xấu.

- Loại bỏ các núm, cạnh, mảnh hàn sắc.

- Sửa lại hàm giả gây khó chịu, loét.

- Lấy cao răng và đánh bóng.

- Nhặc lại hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

*Nhiệm vụ của nha sĩ trong quá trình điều trị ung thư:

-Duy trì vệ sinh răng miệng

-Bơm rửa miệng hàng ngày bằng chlorhexidin 2%

-Điều trị kháng sinh chống nấm

-Cho bệnh nhân súc miệng nước Fluor

Câu 3 : Dính khớp TDH

1.Dịch tễ

-Tuổi +Dưới 15 tuổi  50%

+Trên 15 tuổi  50%

-Giới +Nam/nữ = 60/40

-Vị trí +Dính KTHD 2 bên: 60%

+Dính KTHD 1 bên: 40%

2.Nguyên nhân

-Chấn thương: 72,9%

-Viêm nhiễm: 12,5%

-Không rõ nguyên nhân: 4,6%

3.Cơ chế

-Chấn thương, viêm nhiễm  tổn thương sụn chêm, bề mặt hòm chảo, chỏm lồi cầu, chảy máu  lồi cầu tiếp xúc hòm chảo  can xơ  can xương.

-Can có thể: +Ngoài khớp

+Tại khớp

4.Triệu chứng

4.1.Dính khớp 1 bên

-Tiền sử: chấn thương, viêm nhiễm

-Mặt bên đầy, bên lép

-Lồi cầu to, cử động giảm

-Hàm dưới lệch sang bên bệnh

-Khít hàm, tùy mức độ

-Khớp cắn sai

-Răng, tổ chức quanh răng tổn thương

4.2. Dính khớp 2 bên

-Triệu chứng giống 1 bên

-Cắm mỏ chim

4.3.Hình ảnh XQ

a.Phim thường qui

+Schiiler

+Panorama (hàm dưới chếch)

+Tomagraphy

b.Phim CT; MRI

4.4.Chuẩn đoán

-Chuẩn đoán xác định: Lâm xàng + X.quang

-Chuẩn đoán phân biệt: Khít hàm do nguyên nhân ngoài khớp

+Toàn thân: * Uốn nắn

* Thuốc

+Tại chỗ: * Gẫy gò má cung tiếp

*Teo xơ cơ, niêm mạc,da

4.5.Điều trị

-Bảo tồn - Banh cưỡng + luyện tập

-Phẫu thuật:

*Cắt bỏ khỏi xương dính

*Dùng vật liệu chèn: bì mỡ, cân cơ thái dương, cơ cắn, silicon

*Tái tạo lại lồi cầu: +Sụn sườn

+ Lồi cầu nhân tạo

*Luyện tập: +Mở miệng

+Thông khớp cắn hở cửa

*Nắn chỉnh răng, phẫu thuật thẩm mỹ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: