Giới Kỳ


Bảo thân lập mạng giới kỳ cập thiên địa nhân kỵ

(Những ngày nên kiêng kỵ hành dâm hòng bảo vệ thân mạng)


"làm lành được thiện, do dâm mắc họa" đã nói tường tận. Ngay như trong vòng vợ chồng, con người dễ sơ sót nhất. Chẳng biết trong một năm có những ngày nên đoạn dâm, trai giới. Như trong Nguyệt Lệnh đã nói: Ba ngày trước khi có sấm (ba ngày trước tiết Xuân Phân), [quan phủ] sai người đánh mõ gỗ tuyên cáo dân chúng: "Sắp có sấm động, kẻ chẳng kiêng ăn nằm, sẽ sanh con chẳng lành lặn, ắt gặp tai ương hung hiểm" chính là vì lẽ ấy. Huống hồ khí huyết lưu hành trong thân người vốn tương ứng với tiết khí trong trời đất. Nếu hành dâm chẳng đúng thời, ắt chẳng phù hợp thời tiết, sẽ bị thương tinh tổn khí gấp trăm lần những khi khác. Còn như nhằm dịp thần minh giáng hạ soi xét, nếu dâm ô, mạo muội khinh nhờn, có kẻ bị khiển trách ngấm ngầm mà chẳng biết. Vì thế, trong cõi đời có những kẻ do thiếu cẩn trọng, gặp phải [ương họa] rành rành là mắc bệnh, chết yểu, hoặc gặp họa ngấm ngầm, tức là bị giảm mất tước lộc, giảm thọ, thường đều là vì lẽ này. Tới lúc ấy, dẫu hối hận, cũng chẳng thể cứu vãn được. Sao bằng vâng theo kiêng giữ để hối lỗi [ngay từ bây giờ]? Kính cẩn sao lục những ngày tháng cần phải kiêng dè và những ngày kỵ liên quan đến trời, đất, hoặc con người. Kẻ đã biết tự yêu thương chính mình, sẽ đều tuân thủ vậy!






Tháng

Ngày kiêng

Nguyên do

Sự báo ứng do chẳng kiêng dâm



Tháng Giêng

Mồng Một

Tết Nguyên Đán, Ngọc Đế xem xét thần, khí, tài lộc, thọ mạng của con người. Nguyệt Sóc109

Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm


Mồng Ba

Vạn thần nhóm hội - Đẩu giáng110

Giảm thọ mười hai năm


Mồng Năm

Ngũ Hư kỵ111



109 Nguyệt Sóc (月朔): ngày mồng Một đầu tháng.


110 "Đẩu giáng" (斗降) là thuật ngữ của Đạo giáo, chỉ Bắc Đẩu Tinh Quân giáng trần, tra xét thiện ác.


111 Ngũ Hư là năm thứ bệnh trạng nơi thân thể, tức là mạch nhảy yếu ớt, da lạnh, tiêu chảy và tiểu nhiều, ăn uống không tiêu, chân khí chẳng đủ.



Mồng Sáu

Lục Hao kỵ , Lôi trai nhật (mỗi tháng giống nhau   )113

Giảm thọ mười hai năm



Mồng Bảy

Ngày Thượng Hội114

Tổn thọ



Mồng Tám

Vía Ngũ Điện Diêm La Thiên Tử- Tứ Thiên Vương tuần hành (mỗi tháng giống nhau)

Giảm thọ mười hai năm



Mồng Chín

Vía Ngọc Hoàng Thượng Đế

Giảm thọ mười hai năm



Mười Ba

Ngày kỵ Dương Công115




Mười Bốn


Tam Nguyên Giáng115F - Tứ Thiên Vương tuần hành (mỗi tháng giống nhau)

Giảm thọ mười hai năm



Mười Lăm

Tam Nguyên Giáng - Thượng Nguyên Thần Hội116F – Ngày Rằm (mỗi tháng giống nhau) –Tứ Thiên Vương tuần hành (mỗi tháng giống nhau)

Giảm thọ mười hai năm



112 Lục Hao (六耗) là ngày có thể bị cảm nhiễm bởi sáu thứ bệnh do các yếu tố âm, dương, sáng, tối, gió, mưa theo Đông Y.


113 Đây là một ngày trai giới theo Đạo giáo. Theo họ, vào ngày mồng Sáu mỗi tháng, Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn sẽ giáng tra xét thiện ác, nên tín chúng phải trai giới trong ngày ấy, gọi tắt là Lôi Trai Nhật (雷齋日).


114 Ngày Hội ở đây bắt nguồn từ thời Trương Lăng lập ra Ngũ Đấu Mễ Đạo, "hội nhật" là ngày Trương Lăng truyền đạo, trao chứng thư công nhận một người là tín đồ nhập đạo. Do vậy, về sau, Đạo Giáo quy định mỗi năm có ba ngày hội là Thượng Hội, Trung Hội và Hạ Hội. Trong ngày hôm ấy, các đạo quán sẽ cúng tế, đọc kinh, cũng như cử hành lễ truyền đạo, hoặc phong cấp cho các đạo sĩ.


115 Có nhiều cách giải thích về ngày này. Phổ biến nhất là truyền thuyết cho rằng Dương công ở đây là Dương Kế Nghiệp, người lãnh đạo dòng họ Dương Gia Tướng lừng danh thời Bắc Tống. Trong trận chiến tại bãi Kim Sa (thuộc vùng núi Lưỡng Lang), Dương Kế Nghiệp cho rằng tên gọi này có nghĩa là hai con sói, trong khi họ Dương (杨) của ông trùng âm với chữ Dương (羊, con dê), rất bất lợi, dặn con em phải đề phòng cẩn thận. Kết quả, trong trận chiến ấy, Dương Gia Tướng bị mai phục thất lợi. Con trai cả, con trai thứ hai, và con trai thứ bảy của Dương Kế Nghiệp đều bỏ mạng, con trai thứ tư lưu lạc sang phiên bang, con trai thứ năm bỏ đi tu. Dân gian lấy ngày Mười Ba tháng Giêng để làm lễ kỷ niệm sự hy sinh của cha con họ Dương, dần dần hình thành ngày kiêng kỵ.


116 Tam Nguyên là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Đạo giáo tin rằng trong một năm có ba ngày Rằm lớn (tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười), tương ứng với ngày chủ trì của ba vị đại đế chủ quản là Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Những ngày các Ngài giáng xuống trần gian tra xét thiện ác sẽ gọi là Tam Nguyên Giáng.


117 Tức là lễ Thượng Nguyên, thường gọi là Rằm Tháng Giêng.




Mười Sáu

Tam Nguyên Giáng

Giảm thọ



Mười Chín

Vía Trường Xuân Chân Nhân118



Hai Mươi Ba

Thần Tam Thi báo cáo - Tứ Thiên Vương tuần hành (mỗi tháng giống nhau)




Hai Mươi Lăm


Ngày Nguyệt Hối118 (mỗi tháng giống nhau). Ngày mở kho trời đất120

Giảm thọ, tổn thọ, con cái bị bệnh tật.



Hai Mươi Bảy

Đẩu giáng (mỗi tháng giống nhau)

Giảm thọ mười hai năm



Hai Mươi Tám

Các vị nhân thần ngự trong cõi âm (hãy nên kiêng ăn nằm trước một ngày)

Bị bệnh



Hai Mươi Chín

Tứ Thiên Vương tuần hành (mỗi tháng giống nhau)



118 Trường Xuân Chân Nhân chính là Khưu Xứ Cơ (1148-1227), đệ tử thứ hai của Vương Trùng Dương (tức Vương Triết, sáng tổ của Toàn Chân giáo) trong nhóm Toàn Chân Thất Tử, và là tổ sư của chi phái Long Môn trong Toàn Chân giáo. Ông rất được các vua nhà Kim kính trọng, cũng như từng được Thành Cát Tư Hãn mời sang Mông Cổ để hỏi đạo. Ông có ghi lại cuộc hành trình ấy bằng tác phẩm mang tên Tây Du Ký (ghi chép về những nơi ông đã đi qua, đặc biệt là những địa danh nổi tiếng của Mông Cổ như hồ Buyur, UlanBator, Arkhangai v.v..). Tên gọi này đã khiến nhiều người hiểu lầm ông là tác giả của bộ tiểu thuyết Tây Du Ký kể chuyện Tề Thiên (bộ tiểu thuyết Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân viết vào đời Minh).


119 Ngày Nguyệt Hối ( 月 晦 ) là ngày trăng mờ, tức là do vị trí của địa cầu và mặt trăng, trong những ngày ấy, hầu như không thể thấy mặt trăng được. Hiểu thông thường, ngày Ba Mươi mỗi tháng sẽ gọi là Đại Nguyệt Hối vì hoàn toàn không có trăng.


120 Đây là một tập tục cổ của người Hoa. Ngày Thiên Địa Thương Khai (天地倉開, kho trời đất mở) còn gọi là Điền Thương (chứa đầy kho). Vào ngày hôm ấy, nông dân tụ tập nơi công cộng trong thôn xóm trước khi mặt trời mọc, dùng tro cỏ cây vẽ mấy vòng tròn to, chính giữa vòng lần lượt bỏ các thứ thóc lúa, lương thực, làm ra vẻ như vừa mới gặt hái về, rồi đốt pháo, reo hò, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu. Đặc biệt là trong tháng Giêng, ngày này còn là ngày chính thức trở lại công tác đồng áng.


Ba Mươi

Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo (mỗi tháng giống nhau) - Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)

Giảm thọ





Tháng Hai



Mồng Một


Nguyệt Sóc – Vía Nhất Điện Tần Quảng Vương


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Hai


Vạn thần nhóm họp, vía Phước Đức Thổ Địa Chánh Thần


Giảm thọ mười hai năm, mắc họa



Mồng Ba


Đẩu giáng, vía Văn Xương Đế Quân


Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm.



Mồng Sáu


Lôi Trai Nhật, vía Đông Nhạc Đế Quân



Giảm thọ




Mồng Tám


Thích Ca Mâu Ni Phật xuất gia, vía Tống Đế Vương , vía


122


Trương Đại Đế , Tứ Thiên


123


Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm.


Mười Một


Dương công kỵ



Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Lăm


Thích Ca Mâu Ni Phật bát Niết Bàn, Nguyệt Vọng124, vía Thái




Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm.








121 Tư Mạng là gọi tắt của Tư Mạng Táo Quân.


122 Vị này chính là vị Diêm Vương cai quản điện thứ ba, cai quản Hắc Thằng đại địa ngục và mười sáu địa ngục nhỏ như địa ngục Xuyên Hiếp (đâm lủng hông), địa ngục Quát Chỉ (nạo mỡ) v.v...


123 Trương Đại Đế là một vị thần dân gian được thiền gia Trung Hoa thờ như thần bảo hộ đất đai và nhà chùa. Ông húy là Trương Bột, tự Bá Cơ, quê ở Long Dương, Vũ Lăng, sanh vào đời Tây Hán. Theo truyền thuyết, ông từng vận dụng quân lính cõi âm để đào đường sông tại làng Thuận Lãnh, huyện Trường An, thuộc quận Ngô Hưng. Sau đó ẩn cư tại Hoành Sơn. Dân cư nhớ ơn lập miếu thờ sau khi ông mất. Ông được sắc phong tước vương vào đời Tống. Tống Độ Tông đã truy tặng tước hiệu Chánh Hựu Thánh Liệt Chiêu Đức Xương Phước Chân Quân.


124 Nguyệt Vọng là ngày Rằm.








Thượng Lão Quân, Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Bảy


Vía Đông Phương Đỗ Tướng Quân125


124F




Mười Tám


Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương, sinh nhật của Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử



Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm



Mười Chín



Khánh đản Quán Âm Đại Sĩ


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Mốt



Khánh đản Phổ Hiền Bồ Tát



Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành



Hai Mươi Lăm



Ngày Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Mắc bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành




Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)



Giảm thọ



Tháng Ba



Mồng Một


Nguyệt sóc – Vía Nhị Điện Sở Giang Vương


Giảm thọ mười hai năm









125 Đây là một vị trong các thuộc hạ của Đông Nhạc Đại Đế, thường gọi là Ngũ Đạo Tướng Quân, chưởng quản sanh tử. Đỗ Tướng Quân chính là Đỗ Bình.








Mồng Ba


Đẩu Giáng – Vía Huyền Thiên Thượng Đế125F


126


Giảm thọ mười hai năm


Mồng Sáu


Lôi Trai Nhật


Giảm thọ



Mồng Tám


Vía Lục Điện Biện Thành Vương - Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm



Mồng Chín


Ngưu quỷ thần xuất – Dương công kỵ



Sanh ác thai


Mười Hai


Vía Trung Ương Ngũ Đạo



Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Lăm


Nguyệt vọng - vía Huyền Đàn, vía Hạo Thiên Thượng Đế126F , Tứ


127


Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm



Mười Sáu



Khánh đản Chuẩn Đề Bồ Tát


Giảm thọ mười hai năm



Mười Tám


Vía Trung Nhạc Đại Đế, vía Hậu Thổ Nương Nương , Tam Mao


128


giáng hạ129














126 Đây là một vị thần trong Đạo giáo, vốn có tên là Huyền Vũ Đại Đế, chưởng quản phương Bắc, hàng yêu, phục ma, được tôn xưng là vị thần bảo hộ đất nước, cũng như là một vị chiến thần bảo hộ vương triều, nên thường được lập điện thờ ở phía Bắc kinh đô. Do phương Bắc thuộc Thủy (trong ngũ hành, Thủy được coi là màu đen), nên ông còn được gọi là Hắc Đế. Phương Bắc còn được gọi là Huyền Vũ theo kinh Dịch, nên ông còn có các danh xưng là Bắc Đế, Chân Vũ (vì nhà Tống kiêng húy chữ Huyền), Bắc Cực Đãng Ma Thiên Tôn v.v...


127 Hạo Thiên Thượng Đế là danh xưng khác của Ngọc Hoàng Đại Đế.


128 Hậu Thổ Nương Nương chính là nữ thần chưởng quản đất đai trong Đạo giáo, còn gọi là Địa Mẫu nương nương, Địa Mẫu Nguyên Quân, Hậu Thổ Phu Nhân, Cửu U Tố Nữ v.v...


129 Tam Mao Chân Quân theo truyền thuyết là ba anh em ở Hàm Dương, tức Mao Doanh, Mao Cố, Mao Trung đắc đạo vào đời Hán, ẩn cư tại Mao Sơn ở Vân Nam. Họ được coi là tổ sư của phái Mao Sơn trong Đạo giáo.








Hai Mươi


Ngày mở kho trời đất, vía Tử Tôn Nương Nương130





Tổn thọ


Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành



Hai Mươi Lăm



Ngày Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy


Đẩu giáng, vía Thất Điện Thái Sơn Vương


Giảm thọ mười hai năm



Hai Mươi Tám


Nhân thần nhóm họp cõi âm, vía Thương Hiệt Chí Thánh tiên


131



Bị bệnh, giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ






Tháng Tư



Mồng Một


Nguyệt Sóc, vía Bát Điện Đô Thị Vương


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Bốn


Vạn thần thiện hóa, khánh đản Văn Thù Bồ Tát


xảy thai, thai chết yểu


Mồng Sáu


Lôi Trai Nhật


Giảm thọ










130 Tử Tôn Nương Nương là vị thần được coi là có thể ban con cháu cho người thờ phụng. Tùy theo từng vùng tại Trung Hoa mà có đến hai mươi vị nữ thần được coi là Tử Tôn Nương Nương như Bảo Đậu Phu Nhân, Kim Hoa Phu Nhân v.v...


131 Theo truyền thuyết, Thương Hiệt (蒼頡) là người đã chế ra chữ Hán.








Mồng Bảy


Nam Đẩu, Bắc Đẩu, Tây Đẩu cùng giáng hạ. Dương công kỵ.



Giảm thọ




Mồng Tám


Khánh đản Thích Ca Mâu Ni Phật, Vạn thần thiện hóa. Thiện Ác đồng tử giáng hạ. Vía Cửu Điện Bình Đẳng Vương, Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm, thai chết yểu, bị bệnh về máu mà chết



Mười Bốn


Vía Thuần Dương tổ sư , Tứ


132


Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ



Mười Lăm


Nguyệt vọng, vía Chung Ly tổ sư, Tứ Thiên Vương tuần hành


133



Giảm thọ


Mười Sáu


Ngày trời đất mở kho


Tổn thọ



Mười Bảy


Vía Thập Điện Chuyển Luân Vương


Giảm thọ mười hai năm



Mười Tám


Ngày trời đất mở kho, vía Tử Vi Đại Đế134





Giảm thọ


Hai Mươi


Vía Nhãn Quang Thánh Mẫu135





Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành








132 Thuần Dương tổ sư chính là Lữ Động Tân (Lữ Nham), thầy dạy đạo của Vương Trùng Dương (sáng tổ Toàn Chân giáo).


133 Chung Ly tổ sư, tức là Chung Ly Quyền, tức một vị trong Bát Tiên. Lữ Động Tân học đạo từ vị này.


134 Tử Vi Đại Đế có tên gọi đầy đủ là Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Thái Hoàng Đại Đế, là con trai thứ của Đẩu Mẫu Nguyên Quân, chưởng quản các tinh tú, phước họa của hoàng gia. Vị này được coi là một trong Tứ Ngự Tôn Thần của Đạo giáo (Hạo Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực, Câu Trần Thượng Cung Thiên Hoàng Đại Đế, Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Thổ Địa Kỳ. Vị sau cùng chính là Địa Mẫu). Tông Thiên Thai và Thiền Tông Trung Hoa cũng xếp vị này vào trong hai mươi bốn vị hộ pháp của Phật môn.


135 Đây là một vị nữ thần trong Đạo giáo chuyên trị bệnh về mắt, được coi là hóa thân của Bảo Sanh Chân Nhân Hoằng Đức Bích Hà Nguyên Quân (gọi tắt là Thái Sơn Nương Nương, tức nữ thần núi Đông Nhạc). Nhãn Quang Thánh Mẫu còn gọi là Nhãn Mục Nguyên Quân, Nhãn Vương Nãi Nãi, Nhãn Quang Thánh Mẫu Huệ Chiếu Minh Mục Nguyên Quân v.v...







Hai Mươi Lăm



Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối, Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (gặp tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ








Tháng Năm



Mồng Một


Nguyệt sóc, vía Nam Cực Trường Sanh Đại Đế


136


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm




Mồng Năm



Địa lạp137, Ngũ Đế giảo định






quan tước của con người, ngày Cửu Độc , Dương Công kỵ


138


Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm, chết yểu, tai họa bất ngờ



Mồng Sáu



Ngày Cửu Độc, Lôi trai nhật


Chết yểu, tai họa bất ngờ



Mồng Bảy



Ngày Cửu Độc


Chết yểu, tai họa bất ngờ







136 Còn gọi là Nam Cực Tiên Ông, Nam Cực Lão Nhân, Thọ Tinh, hoặc Thọ Lão Nhân, là một vị thần chủ trì sự trường thọ. Vị này chính là ông Thọ trong bộ Tam Đa Phước Lộc Thọ.


137 Địa Lạp chính là ngày lễ Đoan Ngọ, tức lễ Mồng Năm tháng Năm.


138 Ngày Cửu Độc: Dựa theo truyền thuyết dân gian, tháng Năm được coi là tháng độc hại. Trong tháng ấy, sẽ có chín ngày độc hại nhất, khởi đầu từ ngày Đoan Ngọ. Để trừ độc, dân chúng uống rượu hùng hoàng, hái cỏ ngải v.v... Đây chính là lúc chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, sâu bọ sanh sôi nhiều, rất dễ bị nhiễm trùng. Khí trời oi bức, con người dễ bị bệnh nhất.








Mồng Tám


Vía Nam Phương Ngũ Đạo, Tứ Thiên Vương tuần hành



Tổn thọ



Mười Một


Ngày mở kho trời đất, vía Đô Thành Hoàng trong thiên hạ



Tổn thọ


Mười Hai


Vía Bính Linh Công139



Tổn thọ



Mười Ba



Quan Thánh giáng thần


Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm



Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành, giờ Tý nửa đêm là lúc trời đất giao hòa



Trong vòng ba năm vợ chồng đều chết



Mười Lăm


Nguyệt vọng, ngày Cửu Độc, Tứ Thiên Vương tuần hành


Chết yểu, tai họa bất ngờ



Mười Sáu


Ngày Cửu Độc, ngày nguyên khí tạo hóa vạn vật trong trời đất


Trong vòng ba năm vợ chồng đều chết



Mười Bảy



Ngày Cửu Độc


Chết yểu, tai họa bất ngờ


Mười Tám


Vía Trương thiên sư140


139F



Hai Mươi


Hai



Vía Hiếu Nga thần


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành









139 Bính Linh Công còn gọi là Bính Linh Đế Quân hoặc Bính Linh Nhân Huệ Vương, hoặc Lôi Hỏa Đô Nguyên Soái Thống Nhiếp Tam Sơn Bính Linh Nhân Huệ Đế Quân. Theo truyền thuyết, ông là con thứ ba của Đông Nhạc Đại Đế. Ông là thần sấm, thần núi và thần hộ pháp trong Đạo giáo.


140 Trương thiên sư chính là Trương Lăng (34-156), người sống vào thời Đông Hán, thuộc huyện Phong (nay là thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô), sáng tổ của Đạo giáo. Phái Đạo giáo của ông được gọi là Chánh Nhất, hoặc Thiên Sư Đạo. Con cháu ông vẫn tiếp tục giữ ngôi vị thiên sư cho đến hiện thời. Đời thứ sáu mươi bốn là Trương Nguyên Tiên (1931- 2008). Ngôi vị thiên sư hiện đang bỏ trống vì con cháu họ Trương ở Đại Lục và Đài Loan đang tranh giành ráo riết ngôi vị này.







Hai Mươi Lăm


Ngày Cửu Độc, ngày Nguyệt Hối


Chết yểu, tai họa bất ngờ


Hai Mươi Sáu



Ngày Cửu Độc


Chết yểu, tai họa bất ngờ


Hai Mươi Bảy



Ngày Cửu Độc, Đẩu giáng


Chết yểu, tai họa bất ngờ


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín) * Xét ra, tháng này kiêng [sắc dục] trọn tháng thì hơn




Giảm thọ








Tháng Sáu



Mồng Một



Nguyệt Sóc


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng, Dương công kỵ


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Bốn


Nam Thiệm Bộ Châu chuyển đại pháp luân



Tổn thọ



Mồng Sáu


Ngày mở kho trời đất, Lôi trai nhật



Tổn thọ


Mồng Tám


Tứ Thiên Vương tuần hành



Mồng Mười


Khánh đản Kim Túc Như Lai141












141 Cư sĩ Duy Ma Cật là hóa thân của Kim Túc Như Lai.







Mười Ba


Vía Tỉnh Tuyền Long Vương142





Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tứ Thiên Vương tuần hành


Giảm thọ mười hai năm



Mười Chín


Quán Âm Đại Sĩ Niết Bàn (ngày thành đạo)


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Ba


Vía Nam Phương Hỏa Thần, Tứ Thiên Vương tuần hành



Bị trùng tang


Hai Mươi Bốn



Vía Lôi Tổ143, vía Quan Đế




Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Lăm



Ngày Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ








142 Tỉnh Tuyền Long Vương: Người Hoa và người Ấn tin mỗi chỗ có nước đều có long vương cai quản. Sông, rạch, hồ, suối, ao, đầm, chằm, khe, ngòi, giếng v.v... đều có long vương cai quản. Ở đây chỉ nói là Tỉnh Tuyền Long Vương (long vương cai quản giếng, suối) để phiếm chỉ các vị long vương.


143 Lôi Tổ tức là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn. Vị này là con trai thứ chín của Nguyên Thỉ Thiên Tôn, và cũng là Hiên Viên Hoàng Đế sau khi xả thân hóa thành. Ông chủ quản Lôi Bộ trông coi về sấm sét của Thiên Đình, thường xuống nhân gian vào mồng Sáu mỗi tháng để tra xét thiện ác, ngày hôm đó được gọi là Lôi Trai Nhật.















Tháng Bảy



Mồng Một



Nguyệt sóc, Dương công kỵ


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Năm


Ngày Trung Hội (có khi coi là ngày mồng Bảy)



Tổn thọ


Mồng Sáu


Lôi trai nhật


Giảm thọ



Mồng Bảy


Đạo Đức Lạp143F , Ngũ Đế so sánh


144


thiện ác của con người, vía Khôi Tinh145





Giảm lộc, giảm thọ mười hai năm


Mồng Tám


Tứ Thiên Vương tuần hành



Mồng Mười


Ngày âm độc, đại kỵ




Mười Hai


Vía Trường Chân Đàm chân nhân146









144 Đạo Đức Lạp là một trong năm ngày trai giới cúng tế của Đạo giáo (thiên lạp, địa lạp, đạo đức lạp, dân tuế lạp và vương hầu lạp), được quy định vào ngày mồng Bảy tháng Bảy. Họ tin vào ngày này Ngũ Đế sẽ hội tụ bảy loại khí ở phương Tây để tra xét thiện ác của nhân gian. Tín chúng nên trai giới, mở trai đàn cầu phước, siêu tiến tổ tiên. Ngũ Đế ở đây chính là Ngũ Nhạc Đại Đế tức năm vị thần chưởng quản năm ngọn núi lớn của Trung Hoa, quản sự sanh tử, thiện ác của toàn thể Trung Hoa, gồm Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Tề Nhân Thánh đại đế, Tây Nhạc Hoa Sơn Kim Thiên Nguyện Thánh đại đế, Nam Nhạc Hành Sơn Tư Thiên Chiêu Thánh đại đế, Bắc Nhạc Hằng Sơn Anh Thiên Huyền Thánh đại đế và Trung Nhạc Tung Sơn Trung Thiên Sùng Thánh đại đế.


145 Khôi Tinh chính là sao Khuê. Ngôi sao này được thần cách hóa thành Đại Khôi Tinh Quân, trông coi về mạng vận, văn tài trong thi cử và văn bút nói chung của Nho sĩ. Trong thiên văn, Khuê Tinh (Khôi Tinh) gồm bốn vị sao trong tòa sao Bắc Đẩu, tức sao Thiên Xu (Dubhe), Thiên Toàn (Merak), Thiên Cơ (Phecda) và Thiên Quyền (Megrez). Đôi khi người ta lầm lẫn sao Khuê với sao Văn Xương (vì Văn Xương Đế Quân cũng chủ trì khoa cử). Thật ra, sao Văn Xương thuộc chùm sao Tử Vi. Tinh tòa Tử Vi có rất nhiều nhóm sao, chẳng hạn Bắc Cực, Tứ Phụ, Thiên Ất, Thái Ất, Âm Đức, Nữ Sử v.v... Nói cách khác, Văn Xương chính là chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).


146 Đàm Chân Nhân chính là Đàm Xứ Đoan, là một trong bảy vị đại đệ tử (Toàn Chân Thất Tử) của Vương Trùng Dương. Ông tên thật là Đàm Ngọc, tự Bá Ngọc, quê ở Ninh Hải, tỉnh Sơn Đông. Khi ông bị bệnh, nghe danh Trùng Dương bèn đến xin chữa trị. Vương Trùng Dương đóng cửa không tiếp, ông kiên trì cầu thỉnh ngoài cửa suốt đêm, cửa bỗng dưng mở ra. Vương Trùng Dương cho là ông có duyên với đạo, gọi vào trò chuyện, bàn lẽ huyền nhiệm trong Đạo giáo. Tới sáng, bệnh của Đàm Ngọc tự dưng khỏi hẳn. Ông bèn xin theo hầu, Vương Trùng Dương bèn đặt đạo hiệu là Xứ Đoan, đạo tự là Thông Chánh, biệt tự là Trường Chân. Ông đảm nhiệm chức chưởng môn đời thứ ba của Toàn Chân. Môn đệ của







Mười Ba


Khánh đản Đại Thế Chí Bồ Tát


Giảm thọ



Mười Bốn


Tam Nguyên giáng, Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ



Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tam Nguyên giáng, Địa quan tra sổ, Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm



Mười Sáu



Tam Nguyên Giáng


Giảm thọ mười hai năm



Mười Tám



Vía Tây Vương Mẫu147




Giảm thọ mười hai năm



Mười Chín



Vía Thái Tuế148




Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi


Hai



Vía Tăng Phước Tài Thần149




Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm






ông thành lập chi phái Nam Vô của Toàn Chân giáo. Sau khi ông mất, đồ chúng tôn xưng ông là Huyền Đức Ôn Đức Chân Quân, Nguyên Thế Tổ sắc phong là Trường Chân Vân Thủy Ôn Đức Chân Nhân.


147 Tây Vương Mẫu có thể coi như là chúa của tất cả các vị tiên. Bà có tên gọi đầy đủ là Bạch Ngọc Quy Đài Cửu Phụng Thái Chân Tây Vương Mẫu, hoặc gọi gọn là Kim Mẫu Nguyên Quân, Diêu Trì Kim Mẫu (các phái Đạo giáo về sau, nhất là Minh Sư Đạo, thường gọi bà là Diêu Trì Phật Mẫu). Bà được coi là vị nữ thần do khí hỗn độn ban sơ kết thành. Theo Cát Hồng, khi vũ trụ còn hỗn độn, Nguyên Thỉ Thiên Tôn (tức Bàn Cổ Chân Nhân) tách rời trời đất, ngự ở trung tâm trời đất gọi là Ngọc Kinh Sơn. Đạo khí kết thành một vị tôn thần tên là Thái Nguyên Thánh Mẫu. Nguyên Thỉ Thiên Tôn lấy Thái Nguyên Thánh Mẫu sanh ra Thiên Hoàng Phù Tang Đại Đế và Tây Vương Mẫu. Nguyên Thỉ Thiên Tôn cho bà ngự tại núi Côn Luân, chưởng quản vạn linh, chưởng quản chư vị tiên nữ. Có những sách như Phong Thần Diễn Nghĩa, Thần Tiên Truyện, Vạn Thế Chân Tiên Thể Đạo Thông Giám lại coi bà là vợ của Hạo Thiên Thượng Đế, sanh ra hai mươi bốn công chúa


148 Theo Đạo giáo, có tất cả sáu mươi vị thần lần lượt chưởng quản nhân gian mỗi năm. Sáu mươi vị thần ấy tương ứng với chu kỳ sáu mươi năm của một Hoa Giáp (tức là mười Thiên Can phối hợp với mười hai Địa Chi thành sáu mươi năm). Tùy theo vũ khí hoặc dụng cụ cầm trong tay của mỗi vị thần ấy (thường gọi là Trị Niên Thái Tuế hoặc Tuế Quân) mà người ta có thể dự đoán tình hình trong năm ấy. Chẳng hạn như năm Mậu Thìn, Thái Tuế là Triệu Đạt đại tướng quân, mang hình rồng, hai tay cầm rồng, năm Quý Dậu, Thái Tuế là Khang Chí đại tướng quân, có hình gà, tay cầm cờ lệnh v.v...


149 Vị thần này chủ quản về tiền tài, tài sản, có tên gọi đầy đủ là Tăng Phước Chí Thiện Bình Thí Chân Quân, hoặc gọi gọn là Tăng Phước Tướng Công. Theo truyền thuyết, ông tên thật là Lý Quỷ Tổ, người huyện Truy Xuyên thời Bắc Ngụy. Từng làm huyện lệnh huyện Khúc Lương dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế, nổi tiếng liêm khiết, chánh trực, yêu dân như con, thường đem hết bổng lộc của chính mình thí cho dân nghèo. Do vậy, sau khi mất,







Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành



Hai Mươi Lăm



Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín


Dương công kỵ, Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Khánh đản Địa Tạng Bồ Tát, Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ mười hai năm




Tháng Tám



Mồng Một


Nguyệt Sóc, vía Hứa Chân Quân


150


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng, vía Bắc Đẩu, vía Tư Mạng Táo Quân


Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm, bị hỏa hoạn










ông được dân chúng lập miếu thờ. Nói về chức trách của ông, có hai thuyết: Một, ông là thuộc hạ của Đông Nhạc Đế Quân chuyên phán đoán công và tội của người vừa mất, hai là tính toán công đức của người đã chết để quyết định phước báo đời sau của người đó. Nhưng ông thường được thờ như là một vị Văn Tài Thần trong số các tài thần.


150 Hứa Chân Quân tên thật là Hứa Tôn (239-374), tự là Kính Chi, là một đạo sĩ nổi danh đời Tấn. Ông quê ở huyện Nam Xương, được tôn xưng là tổ sư của phái Lư Sơn và Tịnh Minh Đạo của Đạo giáo. Thuở trẻ ông thích săn bắn. Có lần đuổi nai, thấy nai mẹ lấy thân mình che cho con khi hai mẹ con rơi xuống núi, bèn cảm ngộ, bỏ săn bắn, theo Ngô Mãnh học đạo. Ông từng làm huyện lệnh huyện Thắng Dương (do vậy, Đạo giáo đôi khi gọi ông là Thắng Dương Tổ Sư). Sau khi tám vương gia dấy loạn, ông từ quan, chuyên tâm truyền đạo, hướng dẫn dân chúng sửa sang đê điều, nắn dòng sông để ngừa lũ lụt, nhất là tại vùng Dự Chương, Hồ Quảng, Phước Kiến v.v... Ông cũng được coi là người có công trấn tà, trừ các loài thủy quái như giao long giúp dân.








Mồng Năm



Vía Lôi Thanh Đại Đế151




Giảm thọ mười hai năm


Mồng Sáu


Lôi trai


Giảm thọ


Mồng Tám


Tứ Thiên Vương tuần hành



Mồng Mười


Vía Bắc Đẩu Đại Đế



Mười Hai


Vía Tây Phương Ngũ Đạo



Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành





Mười Lăm


Nguyệt vọng, Thái Âm triều nguyên (hãy nên thắp hương, thức đêm), Tứ Thiên Vương tuần hành




Chết đột ngột



Mười Sáu


Thiên Tào Lược Loát Chân Quân151F giáng hạ


152



Nghèo nàn, chết yểu



Mười Tám


Ngày trời người tăng phước (hãy nên trai giới, nghĩ tới chuyện tốt lành)




Hai Mươi Ba


Tứ Thiên Vương tuần hành, vía


Hán Hoàn Hầu Trương Hiển Vương153





Hai Mươi Bốn



Vía Táo Quân phu nhân



Hai Mươi Lăm



Ngày Nguyệt Hối



Giảm thọ






151 Vị này chính là Lôi Tổ đã được đề cập trong phần chú thích trước.


152 Đây là một vị thần trong Đạo giáo chuyên đảm bảo tài sản của con người đúng với vận mạng đã định. Nếu ai có tài sản vượt quá số lượng đã định sẵn trong mạng, vị thần này sẽ


tước đoạt bớt. Vì thế gọi là Lược Loát (掠刷, đoạt lấy, giảm trừ). Vị này còn gọi là Lượt


Loát Sứ hoặc Lược Loát Đại Phu.


153 Vị này chính là Trương Phi (người kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Vân Trường), ông được phong là Hán Hoàn Hầu.







Hai Mươi Bảy


Đẩu giáng, vía Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử, Dương công kỵ


Giảm tài lộc, giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám


Nhân thần nhóm họp cõi âm, tứ thiên họp mặt nghị sự



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành, chư thần tra xét (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ







Tháng Chín




Mồng Một


Nguyệt sóc, vía Nam Đẩu , từ


154


mồng Một đến mồng Chín, chín vị tinh quân thuộc Bắc Đẩu giáng hạ (trong chín ngày này đều nên kiêng hành dâm)




Giảm lộc, giảm thọ mười hai năm.


Mồng Ba


Vía Ngũ Ôn Thần155





Mồng Tám


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mồng Chín


Vía Đẩu Mẫu , vía Phong Đô


156


Đại Đế , Huyền Thiên Thượng


157


Đế phi thăng



Giảm lộc, giảm thọ mười hai năm.






154 Nam Đẩu là tinh tòa sáu ngôi thuộc tinh hệ Nhân Mã (Sagittarius). Nam Đẩu gồm có Thiên Sát (Polis), Thiên Tướng (Kaus Borealis), Thiên Đồng (Nanto), Thiên Cơ (Nunki), Thiên Lương (Hecatebolus), và Thiên Phủ (Ascella). Đạo giáo coi sáu ngôi sao này là hóa thân của Nam Đẩu Tinh Quân, và cho là Bắc Đẩu chủ tử, Nam Đẩu chủ sinh. Bắc Đẩu cũng có hình giống cái gáo gồm bảy ngôi sao (Thiên Cơ, Thiên Tuyền, Thiên Quyền, Thiên Xu, Ngọc Xung, Khai Dương và Dao Quang).


155 Còn gọi là Ngũ Ôn Sứ Giả, là những vị thần chuyên giáng ôn dịch, bao gồm Xuân Ôn Trương Nguyên Bá, Hạ Ôn Lưu Nguyên Đạt, Thu Ôn Triệu Công Minh, Đông Ôn Chung Sĩ Quý, và Tổng Quản Trung Ôn Sử Văn Nghiệp. Ôn dịch tức là bệnh truyền nhiễm cấp thời, đặc biệt là khi chuyển mùa.


156 Đẩu Mẫu Nguyên Quân là một vị nữ thần được coi là mẹ của các vị tinh quân thuộc sao Bắc Đẩu. Theo các nhà nghiên cứu, vị này chính là biến thể trong Đạo giáo của Ma Lợi Chi Thiên từ Phật giáo. Về sau, bà còn được coi là mẹ của Bắc Cực Tử Vi Đại Đế và Câu Trần Đại Đế, nên thường gọi là Cửu Hoàng Đại Đế Chi Mẫu.


157 Phong Đô Đại Đế còn gọi là Phong Đô Gia, cai quản Thập Điện Diêm Quân và Ngũ Phương Quỷ Đế, tức là người thống trị địa ngục trong Đạo giáo, có chức trách bảo toàn sự thuận lợi cho người sống, duy trì trật tự trong cõi âm. Vai trò của vị này hẹp hơn Đông Nhạc Đại








Mồng Mười



Đẩu Mẫu giáng hạ


Giảm thọ mười hai năm


Mười Một


Nên kiêng cử



Mười Ba


Vía Mạnh Bà tôn thần158





Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tứ Thiên Vương tuần hành


Giảm thọ mười hai năm


Mười Bảy


Vía Kim Long tứ đại vương


Bị tai nạn về nước



Mười Chín


Nhật Cung Nguyệt Cung hội hợp, Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia



Giảm thọ


Hai Mươi Ba



Tứ Thiên Vương tuần hành



Hai Mươi Lăm



Nguyệt Hối, Dương công kỵ



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành










Đế, đóng vai trò phụ tá cho Đông Nhạc Đại Đế chuyên quản trị địa phủ, trong khi Đông


Nhạc chưởng quản mọi chuyện trong cõi âm.


158 Mạnh Bà là vị thần theo Đạo giáo chuyên đảm nhiệm công việc khiến cho người ta quên hết chuyện đời trước khi đi đầu thai. Bà ở bên cầu Nại Hà, chế thuốc, thêm vào nước sông Vong Xuyên, tạo thành một thứ canh có đủ năm vị, gọi là Mạnh Bà Thang (canh của Mạnh Bà, ta quen gọi là "cháo lú"). Khi quỷ hồn được Thập Điện Chuyển Luân Vương cho đi đầu thai, quỷ sứ sẽ dẫn hồn đến cầu Nại Hà để Mạnh Bà cho uống cháo lú rồi mới đi đầu thai.









Ba Mươi


Khánh đản Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Bệnh nguy ngập, giảm thọ
















Tháng Mười



Mồng Một


Nguyệt Hối, Dân Tuế lạp, Tứ Thiên Vương giáng hạ


Giảm thọ, chết trong vòng một năm



Mồng Ba



Đẩu giáng, vía Tam Mao


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Năm


Ngày Hạ Hội, khánh đản tổ sư Đạt Ma



Tổn thọ



Mồng Sáu



Thiên tào khảo sát


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Tám


Ngày Phật nhập Niết Bàn, đại kỵ sắc dục, Tứ Thiên Vương tuần hành




Mồng Mười



Tứ Thiên Vương giáng hạ


Trong vòng một năm sẽ chết


Mười Một


Nên kiêng sắc dục




Mười Bốn


Tam Nguyên giáng, Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ




Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tam Nguyên giáng, Hạ Nguyên Thủy Phủ kiểm sổ sách, Tứ Thiên Vương tuần hành



Giảm thọ mười hai năm


Mười Sáu


Tam Nguyên giáng



Hai Mươi Ba


Dương công kỵ, Tứ Thiên Vương tuần hành








Hai Mươi Lăm



Ngày Nguyệt Hối



Giảm thọ


Hai Mươi Bảy


Đẩu giáng, Bắc Cực Tử Vi Đại Đế giáng hạ


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ









Tháng Mười Một



Mồng Một



Nguyệt Sóc


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Bốn


Vía Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử


Giảm lộc, giảm thọ mười hai năm



Mồng Sáu



Vía Tây Nhạc Đại Đế


Giảm lộc, giảm thọ mười hai năm


Mồng Tám


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Một


Ngày trời đất mở kho, vía Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn


159


Giảm thọ mười hai năm


Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành










159 Còn gọi là Thái Ất Thiên Tôn, Thanh Huyền Thượng Đế, Thanh Hoa Đại Đế, Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn, hoặc Thập Lực Cứu Khổ Thiên Tôn v.v... Ông ngự trong Diệu Nghiêm Cung thuộc thế giới Trường Lạc ở phương Đông, tiếp độ vong hồn chịu khổ. Do vậy, ông thường được cầu đảo trong các dịp Thanh Minh, Rằm tháng Bảy, Trùng Dương v.v...









Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tứ Thiên Vương tuần hành



Phạm dâm vào nửa đầu đêm


Nam chết


Phạm dâm vào nửa cuối đêm


Nữ chết


Mười Bảy


Khánh đản A Di Đà Phật



Mười Chín


Vía Thái Dương Nhật Cung


Tai họa oái ăm


Hai Mươi Mốt



Dương công kỵ



Tuyệt tự


Hai Mươi Ba


Vía Trương Tiên160, Tứ Thiên


Vương tuần hành



Hai Mươi Lăm


Lược Loát Đại Phu giáng hạ, ngày Nguyệt Hối



Đại hung


Hai Mươi Sáu



Vía Bắc Phương Ngũ Đạo



Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín



Tứ Thiên Vương tuần hành





Ba Mươi


Nguyệt Hối – Tư Mạng báo cáo, Tứ Thiên Vương tuần hành (tháng thiếu thì kiêng vào ngày Hai Mươi Chín)




Giảm thọ








160 Trương Tiên còn gọi là Tống Tử Trương Tiên, là một vị nam thần trong Đạo giáo có thể ban cho người cầu đảo con cái giống như Tống Tử Nương Nương, Kim Hoa Phu Nhân v.v... Ông thường được biết đến như một vị thần bảo hộ trẻ nhỏ.




















Tháng Chạp



Mồng Một



Nguyệt Sóc


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Ba



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm



Mồng Sáu


Ngày mở kho trời đất, Lôi trai nhật



Giảm thọ


Mồng Bảy


Lược Loát Đại Phu giáng hạ


Bệnh ngặt




Mồng Tám


Vương hầu lạp, ngày Thích Ca Như Lai thành Phật, Tứ Thiên Vương tuần hành, ngày Mậu trong mười ngày đầu tiên



Giảm thọ mười hai năm



Mười Hai


Thái Tố Tam Nguyên Quân triều chân


161



Mười Bốn


Tứ Thiên Vương tuần hành




Mười Lăm


Nguyệt vọng, Tứ Thiên Vương tuần hành


Giảm thọ mười hai năm


Mười Sáu


Vía Nam Nhạc Đại Đế



Mười Chín


Dương công kỵ



Hai Mươi


Thiên địa giao đạo


Rút ngắn tuổi thọ


Hai Mươi Mốt


Ngày vía Thiên Do Thượng Đế162












161 Thái Tố Tam Nguyên Quân là một nữ thần trong Đạo giáo, là mẹ của Tam Tố Nguyên Quân (Tử Tố, Hoàng Tố và Bạch Tố). Đạo giáo nói bà từ hư không kết thành hình, sanh trên hoa trong cõi trời Cao Thượng Thượng Thanh Bảo Tố Cửu Huyền Ngọc Hoàng Thiên.


162 Thiên Do Thượng Đế là một trong Bắc Cực Tứ Thánh của Đạo giáo, tức là bốn vị chân quân ở phương Bắc. Bắc Cực Tứ Thánh bao gồm Thiên Bồng Đại Nguyên Soái Chân Quân, Thiên Do Phó Nguyên Soái Chân Quân, Dực Thánh Bảo Đức Trừ Khánh Chân Quân và Chân Vũ Linh Ứng Hựu Thánh Chân Quân. Bốn vị này là thuộc hạ của Bắc Đế.







Hai Mươi Ba


Thần ngũ nhạc giáng hạ, Tứ Thiên Vương tuần hành



Hai Mươi Bốn


Táo Quân chầu trời tâu điều thiện lẽ ác của nhân gian



Đại họa


Hai Mươi Lăm


Tam Thanh163, Ngọc Đế cùng





giáng hạ khảo sát thiện ác.



Hai Mươi Bảy



Đẩu giáng


Giảm thọ mười hai năm


Hai Mươi Tám



Nhân thần nhóm họp cõi âm



Bị bệnh


Hai Mươi Chín


Khánh đản Hoa Nghiêm Bồ Tát, Tứ Thiên Vương tuần hành




Ba Mươi



Chư thần giáng hạ xem xét thiện


ác


Phạm lỗi hành dâm thì nam lẫn nữ đều chết


Nhận định: Trong Giới Kỳ trên đây, mỗi năm có tất cả hai trăm hai mươi lăm ngày, tháng Nhuận tính theo tháng trước đó, đều là những ngày nhất định trong một tháng.


(1) Tháng có Xuân Phân và Thu Phân


a. Tiết Xuân Phân: Sắp có tiếng sấm. Kẻ phạm dâm sẽ sanh con chẳng đầy đủ ngũ quan, tứ chi chẳng toàn vẹn. Cha mẹ gặp tai nạn. Hãy nên kiêng dục kể từ tiết Kinh Trập. Kiêng hơn một tháng.


b. Tiết Thu Phân: Sát khí164 rất thịnh, dương khí ngày một suy. Hãy nên kiêng dục kể từ tiết Bạch Lộ, kiêng hơn một tháng.







163 Tam Thanh (三清) là ba cõi trời cao nhất trong Đạo giáo, tức Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh. Nhưng khi nói đến Tam Thanh, ta thường hiểu là ba vị thánh nhân


(Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Lão Tử) và Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn) của ba cõi trời ấy, đồng thời là đấng sáng tạo vũ trụ. Đứng đầu trong ba vị ấy chính là Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn. Có thể hiểu đơn giản như sau: Vũ trụ là một khí, từ một khí tách thành ba nguyên tố chánh yếu, được thần cách hóa thành Tam Thanh.


164 Trời bắt đầu vào thu, cây cối rụng lá, tiêu điều, nên gọi là Sát Khí.





Ba ngày trước và ba ngày sau hai tiết khí ấy, cộng thành bảy ngày. Phạm hành dâm trong những ngày ấy, ắt mắc bệnh ngặt nghèo, càng phải nên kiêng dè nghiêm ngặt.


(2) Tháng có Đông Chí và Hạ Chí


a. Hạ Chí: Âm Dương tranh chấp nhau, là lúc tử sanh tách rời, hãy nên kiêng dục kể từ tiết Mang Chủng, kiêng hơn một tháng.


b. Đông Chí: Là lúc Âm Dương tranh nhau, sanh tử tách lìa. Hãy nên kiêng dục kể từ tiết Đại Tuyết, kiêng hơn một tháng.


Hai tiết khí này là lúc Âm Dương dứt nối chuyển tiếp, cấm kỵ dâm sự nhất. Ba ngày trước và ba ngày sau hai tiết ấy, tổng cộng là bảy ngày, hễ phạm dục sự, nhất định sẽ bị bệnh nguy kịch, hãy càng nên răn dè.


- Vào tiết Đông Chí, lúc nửa đêm, sau ngày Canh Tân, nhằm ngày Tuất thứ ba, nếu phạm dâm đều sẽ chết trong vòng một năm!


- Ngày Tam Nguyên (Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Rằm tháng Mười), phạm dâm sẽ bị giảm thọ năm năm.


- Vào ngày Tứ Lập (Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông), Tứ Ly (Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân), Tứ Tuyệt (ngày trước những ngày thuộc Tứ Lập), Nhị Xã165, hễ phạm dâm đều giảm thọ năm năm.


- Thọ thai trong ngày Xã Nhật, râu tóc bạc trắng.


- Vào ngày tam phục166, ngày trăng thượng huyền và hạ huyền, ngày không trăng, ba ngày Tân mỗi tháng, nếu phạm dâm sẽ đều giảm thọ một năm.


- Vào ngày Giáp Tý, ngày Canh Thân, ngày Thái Tuế, hãy nên dâng hương, giữ trai giới, cúng tạ Phật. Phạm dâm sẽ đều bị giảm thọ một năm.


- Vào ngày giỗ tổ tiên, sinh nhật hoặc ngày giỗ của cha mẹ, hễ phạm dâm sẽ đều giảm thọ một năm.


- Vào sinh nhật của chính mình, của vợ hoặc chồng, nếu phạm dâm sẽ đều giảm thọ.









165 Nhị Xã: Hai ngày Xã, tức là ngày Mậu thứ năm sau tiết Lập Xuân, Lập Thu sẽ được gọi là Xuân/Thu Xã Nhật.


166 Tam Phục là ba thời kỳ được coi là nóng nhất trong năm. Theo Âm lịch, từ sau tiết Hạ Chí cho đến ngày Canh thứ ba sẽ là Sơ Phục; ngày Canh thứ tư gọi là Trung Phục, từ sau Lập Thu cho đến ngày Canh thứ nhất là Hạ Phục.





- Vào ngày Bính Đinh, ngày trời đất mở kho, hễ phạm dâm sẽ đều nhiễm bệnh.


- Nhằm ngày hủy bại, tức là ngày Mười Tám tháng đủ, hoặc ngày Mười Bảy tháng thiếu, hễ phạm dâm sẽ nhiễm bệnh.


- Nhằm ngày Thập Ác đại bại, tức là vào năm Giáp hay Kỷ, nhằm ngày Mậu Tuất trong tháng Ba, ngày Quý Hợi trong tháng Bảy, ngày Bính Thân trong tháng Mười, ngày Đinh Hợi tháng Mười Một. Năm Ất hoặc Canh thì là ngày Nhâm Thân trong tháng Tư, ngày Ất Tỵ trong tháng Chín. Năm Bính hoặc Tân thì là ngày Tân Tỵ tháng Ba, ngày Canh Thìn của tháng Chín, ngày Giáp Thìn của tháng Mười. Năm Đinh hoặc Nhâm không có ngày kỵ. Năm Mậu hay Quý thì là ngày Kỷ Sửu tháng Sáu. Những ngày ấy đều rất xấu, hãy nên kiêng dâm!


- Ngày Âm Thác, tức ngày Canh Tuất tháng Giêng, ngày Tân Dậu tháng Hai, ngày Canh Thân tháng Ba, ngày Đinh Mùi tháng Tư, ngày Bính Ngọ trong tháng Năm, ngày Đinh Tỵ tháng Sáu, ngày Giáp Thìn tháng Bảy, ngày Ất Mão tháng Tám, ngày Giáp Dần tháng Chín, ngày Quý Sửu tháng Mười, ngày Nhâm Tý tháng Mười Một, ngày Quý Hợi tháng Chạp, những ngày ấy khí Âm không đủ, đều nên kiêng dâm.


- Ngày Dương Thác, tức là ngày Thân và Dần trong tháng Giêng, ngày Ất Mão trong tháng Hai, ngày Giáp Thìn trong tháng Ba, ngày Đinh Tỵ trong tháng Tư, ngày Bính Ngọ trong tháng Năm, ngày Đinh Mùi trong tháng Sáu, ngày Canh Thân trong tháng Bảy, ngày Tân Dậu trong tháng Tám, ngày Canh Tuất trong tháng Chín, ngày Quý Hợi trong tháng Mười, ngày Nhâm Tý trong tháng Mười Một, ngày Quý Sửu trong tháng Chạp. Những ngày ấy, khí Dương không đủ, đều nên kiêng dâm.


Nhận định: Những giới kỳ đã nêu trên đây, mỗi năm đều dựa theo Thời Hiến Thư để dựa theo từng tháng mà chép rõ ra, kẹp vào sách này hòng tuân theo cấm giới.


(3) Vào lúc thiên kỵ nên kiêng dâm:


- Khi nắng gắt, hoặc lúc giá buốt. Hễ phạm phải sẽ mắc bệnh ngặt, chẳng chữa được.


- Khi gió bão, giông tố, trời đất tối tăm, lúc nhật thực, nguyệt thực, lúc cầu vồng hiện ra, lúc mặt đất rúng động, phạm dâm sẽ sanh ra quái vật, mất mạng.


- Vào lúc ban ngày, hoặc dưới trăng sao, trước ánh đèn mà phạm dâm sẽ đều bị giảm thọ.





(4) Chỗ địa kỵ hãy nên kiêng dâm:


- Trong phạm vị của miếu, đền, chùa, quán, điện thờ. Phạm dâm [ở nơi ấy] sẽ bị giảm lộc và thọ rất lớn.


- Bên cạnh giếng, bếp, nhà vệ sinh, vườn hoang, mồ mả, xác chết, quan tài.


Phạm dâm nơi đó sẽ có ác thần nhập thai, sanh ra quái vật, mất mạng!


(5) Đối với chuyện nhân kỵ, nên kiêng hành dâm:


- Khi uất hận, giận dữ khiến gan bị tổn thương. Phạm dâm ắt bị bệnh.


- Khi đi xa, ân ái rồi đi xa trăm dặm sẽ bị bệnh. Khi vượt trăm dặm rồi ân ái sẽ chết.


- Khi uống say, ăn no mà ân ái, ngũ tạng sẽ bị đảo lộn.


- Khi đói bụng mà ân ái sẽ tổn thương nguyên thần.


- Sau khi bệnh, phạm dâm thì biến chứng sẽ trở lại.


- Khi có thai mà hành dâm sẽ tổn thương thai nhi. Vì thế, sau khi biết có thai, hãy nên ngủ riêng, tuyệt dục. Một là nghiêm ngặt tuân thủ giáo huấn về thai sản, không lo bị đọa thai, cũng như trẻ nhỏ bị nhiễm các bệnh độc từ trong thai, sanh ra các chứng bệnh đậu nguy hiểm, kinh phong, cam tẩu mã v.v... Hai là đứa con sanh ra, con trai ắt đoan nghiêm, chững chạc, gái ắt trinh lương, nhỏ nhẹ, hiền dịu, tự nhiên chẳng phạm lỗi dâm dật.


- Trong vòng mười ngày sau khi sanh mà ân ái, ắt vợ phải chết. Trong vòng một trăm ngày mà ăn nằm, ắt vợ mắc bệnh.


- Khi có kinh nguyệt, hành dâm sẽ trở thành chứng bần huyết, nam nữ đều bị bệnh.


- Chiếu tre: Tánh của trúc là lạnh mát. Hành dâm trên chiếu tre dễ bị cảm nhiễm khí lạnh.


- Mền mỏng: Hành dâm sẽ bị hơi lạnh thấu xương.


-trNên ánh để cửa sổ có gió lọt qua khe, thức khuya nên kiêng hành dâm. -


Vừa giao hợp xong, con thơ khóc nỉ non bên cạnh, chớ cho nó bú.


- Giao hợp xong, chớ quạt ngay, và uống nước trà lạnh, vì nếu bị lạnh, có thể bị chết ngay.


- Một đêm chớ giao hợp hai lần.


- Đừng uống những thứ thuốc kích dục.





- Đừng kềm hãm không xuất tinh.


- Khi ngã bệnh, nổi ghẻ chốc, lở loét, lên đậu, trừ phi đã bình phục hoàn toàn, vàn muôn phần đừng hành dâm. Nếu trái phạm, quá nửa sẽ bị chết!


- Khi bị bệnh mắt chưa khỏi, hoặc vừa mới lành, phạm dâm ắt sẽ bị mù.


- Khi bị bệnh hư lao, tuy đã dưỡng bệnh lành mạnh, vẫn nên đoạn dục một năm. Nếu nghĩ là đã lành bệnh bèn phạm dâm, quá nửa ắt phải chết.


- Thương tổn gân cốt: Sau khi đã lành, vẫn phải kiêng dâm một trăm bảy mươi hoặc một trăm tám mươi ngày. Nếu chưa quá trăm ngày, phạm phải phòng sự, ắt sẽ chết. Dẫu sống sót, ắt cũng đến nỗi tàn phế.


- Quá vất vả, quá lo lắng, quá nóng, quá sợ hãi, quá ưu sầu, đều chớ nên phạm dâm. Hễ phạm dâm, ắt sẽ thành bệnh dây dưa. Nặng thì sẽ chết ngay.


Xét những kỳ hạn kiêng hành dâm theo từng tháng cũng như những ngày kiêng kỵ về khí trời hoặc con người đã nêu trên đây ra, mỗi tháng còn có sáu bảy ngày chẳng có mảy may nào vi phạm. Nếu nói theo người biết giữ gìn thân thể, mỗi tháng chỉ nên ân ái tối đa ba bốn lần, sẽ có thể chẳng bị bệnh tật, tinh thần mạnh mẽ, vững vàng. Hơn nữa, kẻ ít dục sẽ có nhiều con trai. Về sau, thân thể của người ấy cũng mạnh mẽ. Những kẻ trẻ tuổi vừa mới lấy vợ, thường buông lung dục vọng hại thân, khiến cho niềm hòa hợp trăm năm trong nhất thời bị diệt sạch sành sanh, rất đáng đau buồn! Sao bằng kính cẩn vâng giữ giới kỳ (những kỳ hạn nên kiêng hành dâm), giữ thân lập mạng, ngõ hầu mai sau được hưởng niềm vui tề mi giai lão, may mắn lắm cháu đông con, sung sướng chi bằng?



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top