thơ
Sưu tầm
Tự nhủ sinh ra chẳng nhằm thời (sinh bất phùng thời),
"Đạo học ngày nay đã hỏng rồi,
Mười người đi học chín người thôi...."
"...Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi
Cái học ngày nay đã nói rồi
Sáu thằng xách cặp, năm muốn thôi
Bốn đứa trèo cao, có chức lớn
Đày người ăn học chạy hụt hơi..."
Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Mễ...ôi thôi loạn cào cào. Nếu không đủ chữ để dùng thì tại sao không dùng chữ có sẵn? Nếu cảm thấy dư một chút thì mình tự đặt ra chỉ riêng cho mình đọc và tốt nhất là đừng dịch ra, nhiều khi tự đặt, tự dịch làm cho mình trở thành mắc cười trong mắt thiên hạ. Đôi khi cứ giữ im lặng cho câu đặt của mình lại hoá hay, một ngày đẹp trời biết đâu mình sẽ nhận được phản hồi từ người đọc. Lúc đó thì mình tự biết để sửa chữa. Nhân vô thập toàn....
Hy vọng thread này sẽ thu thập thêm nhiều những câu nói hay của tiền nhân. Nội học câu nói hay của tiền nhân để xử dụng đúng chỗ đã hộc xì-dầu, chứ đừng nói là đặt ra thêm nữa với quỹ thời gian hiện tại....
Con gái hỏi tôi, con nên học thêm ngoại ngữ gì đây mẹ?
Tôi trả lời: "Tiếng Tàu". Để chi? Chỉ mong con mình dù gì sau này cũng hiểu đôi chút về từ Hán Việt, về tiếng Việt và văn hoá Phương Đông...Dù gì giấy rách cũng giữ lấy lề, xa quê cũng giữ lại chút hồn quê...Từ từ nếu có thì giờ mình sẽ kiếm cách dịch ra hết cho các bạn. Mình tự học nên có thể sẽ có sai sót, nếu ai biết có thể giúp mình chia sẻ kiến thức, và sửa cho mình. Cám ơn rất nhiều!
Cẩu khẩu nan sinh xuất tượng ngà
(Miệng chó không thể mọc ngà voi!)
Oan oan tương báo . Dỉ hận miên miên
(Oán thù không dứt . Để hận đời đời)
Sự tuy tiểu, bất tác , bất thành
(Việc tuy nhỏ, không làm, không xong)
Tử tuy hiền, bất giáo, bất minh
(Con tuy hiền, không dạy, không nên người)
Ngọc bất trác, bất thành khí
(Ngọc không mài giũa, không sáng đẹp)
Nhân bất học bất tri lý
(Người không học, không suy xét được phải trái)
Đa tình tự cổ nan di hận
(Từ xưa đa tình chỉ để lại mối hận)
Dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ
(Nỗi hận triền miên không bao giờ hết)
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
(Tự ngàn xưa, người đẹp ví như tướng tài)
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
(Chưa bao giờ để ai thấy người đẹp bạc đầu. Ý nói người đẹp thường chết trẻ như là tướng tài)
Kiến nghĩa (ngãi ) bất vi vô dõng giả
Lâm nguy bất cứu mạc (phi ) anh hùng
(Thấy việc nghĩa trước mắt mà không làm không phải là người nghĩa dũng ,thấy chuyện nguy nan không cứu giải không đáng mặt anh hùng-Wikiquote dịch)
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
(Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài chứ không vẽ nên được tính cách oai phong của con hổ)
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm
(Nhìn-xét đoán người, chỉ thấy được bề ngoài chứ không thấy được tâm tính. Tương đương với câu "đừng nhìn mặt mà bắt hình dong")
Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành.
(Việc đúng, nói nghe xuôi tai, việc sẽ trôi chảy)
Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành.
(Việc không đúng, nói nghe không lọt lỗ tai, việc sẽ không tới đâu)
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
(Có duyên gặp mặt thì ngàn dặm cũng sẽ gặp lại)
Vô duyên đối diện bất tương phùng
(Không duyên thấy mặt cũng bằng không)
Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn
(Thiên đường có lối vào, nhưng không ai tợi Ý nói chính nghĩa, điều đẹp đẽ, thiên hạ không màng)
Địa ngục vô môn, hữu khách tầm
(Địa ngục không cửa nhưng lại có người tìm đến. Điều xấu xa, tội lỗi thì mọi người lại thích làm)
Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên
(Sống chết là tại số kiếp, giàu có do trời xếp đặt)
Vô can kỷ sự, bất khả đương đầu
(Việc không liên quan đến mình thì khó mà chống đỡ)
Bần cư tại thị vô nhân vấn
(Nghèo sống nơi đô thị cũng không ai tìm tới)
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm
(Giàu có mà sống nơi rừng núi cũng có người tìm tới)
Vị qui tam xích thổ, nan bảo bách niên thân
(Chưa về với 3 tấc đất, không thể nói là sống trăm năm. Ngụ ý là không ai biết được ngày mai ra sao)
Ký qui tam xích thổ, nan bảo bách niên phần
(Ngay cả khi chôn dưới 3 tấc đất thì cũng không chắc là mộ sẽ tồn tại được trăm năm. Ngụ ý không có cái gì tồn tại vĩnh cửu được trên dương thế)
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
(một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy)
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
(Để ổn định thế giới , trước hết phải ổn định quốc gia. Để ổn định quốc gia, trước hết phải ổn định gia đình. Để ổn định gia đình, trước hết phải tu dưỡng cuộc sống cá nhân, phải có trái tim đúng đắn. Phạm Kim Yến dịch ngược từ sau ra trước???)
(Giữ cho bản thân mình trong sạch, chỉnh đốn gia đình, ổn định đất nước, thì thiên hạ thái bình yên ổn- tớ dịch)
#2
04-25-2011, 10:58 PM
AnhPL
Senior Member
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
Khổng Tử Danh Ngôn
(1)學而時習之,不亦說乎 !
(1)Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ!
(Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện)
(2)巧言令色,鮮矣仁!
(2)Xảo ngôn lệnh sắc, tiên hĩ nhân!
(Người có lời nói xảo quyệt hoa hoè là người không có lòng tốt!
Tương đương với câu ca dao sau
"Bề ngoài thơn thớt nói cười
Bề trong nham hiểm giết người không dao")
(3)道千乘之國,敬事而信,節用而� ��� �,使民以時。
(3)Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
( Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân)
(4)為政以德,誓如北辰,居其所而� ��� �共之。
(4)Vi chính dĩ đức, thệ như bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi.
(Trị quốc lấy đức làm trọng, mệnh lệnh như sao Bắc đẩu, duy nhất rõ ràng để mọi người tuân theo)
(5)道之以政,齊之以刑,民免而無� ��� �道之以德,齊之以禮,有恥且格。
(5)Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.
(Trị dân dùng pháp chế, hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp, trị dân dùng đạo đức, dùng phép tắc, lòng tốt và nhân cách sẽ cảm hoá được dân)
(6)溫故而知新,可以為師矣。
(6)Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ.
(Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác)
(7)學而不思則罔,思而不學則殆。
(7)Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.
(Học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt- Sư Tuệ Quang dịch)
(Học như con vẹt, chả tới đâu, nghĩ mà không học thì đâm ra nghi ngờ)
Bộ: đãi (歹)
殆 đãi
Nguy. Như ngập ngập hồ đãi tai 岌岌乎殆哉 cheo leo vậy nguy thay !
Mỏi mệt.
Bèn, dùng làm tiếng giúp lời.
Sợ. Như đãi bất khả cập 殆不可及 sợ chẳng khá kịp.
Ngờ.
Gần, thân gần.
Chỉ thế.
Hầu như.
(8)知之為知之,不知為不知,是知� ��� �
(8)Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.
(Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết)
(9)人而無信,不知其可也。
(9)Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã.
(Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc)
(10)朝聞道,夕死可矣。
(10)Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.
(Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam-Wiktionary dịch)
(Sáng nghe điều hay, tối chết cũng an lòng)
(11)父母在,不遠游,游必有方。
(11)Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương.
(Cha Mẹ còn sống, con cái không nên đi xa, nếu đi phải cho cha mẹ biết nơi đến. Tương đương với câu "đi thưa về trình" trong tiếng Việt)
(12)始吾于人也,听其言而信其行; 今� �于人也,听其言而觀其行。
(12)Thuỷ ngô vu nhân dã, thính kỳ ngôn nhi tín kỳ hành ;kim ngô vu nhân dã, thính kỳ ngôn nhi quán kỳ hành.
(???câu này hơi khó vì mỗi từ nhiều nghĩa quá, đôi khi phải vận dụng những câu nói trong kinh điển, tam quốc chí...., từ từ dịch sau??? Ai biết chỉ giùm, cám ơn lắm!)
(13)敏而好學,不恥下問,是謂之" 文"也。
(13)Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị vị chi "văn "dã.
(Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình, Vậy mới thật gọi là có trình độ)
"文" Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn. Như phồn văn 繁文, phù văn 浮文, v.v.
Văn hoa trong trí não gọi là trình độ văn hoá
(14)中人以上,可以語上也;中人以 下� �不可以語上也。
(14)Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã.
(Đối với những người có tư chất từ bậc trung trở lên thì mới có thể nói đến những điều cao xa; đối với những người có tư chất từ bậc trung trở xuống thì không thể nói những điều cao xa-Đàm Trung Pháp dịch. Tương đương với thành ngữ tiếng Anh "independent study, self-paced instruction, gifted and talented program, laureate program")
(15)知者樂水,仁者樂山。知者動, 仁� �靜。知者樂,仁者壽。
(15)Tri giả lạc thuỷ, nhân giả lạc sơn. Tri giả động, nhân giả tĩnh. Tri giả lạc, nhân giả thọ .
(Người biết cảm nhận và vui với vẻ đẹp sông nước, núi non. Cảm nhận sự động, tĩnh của sự vật. Biết vui thú, sẽ sống thọ)
知 Tri, là cảm nhận, nhận thức, biết
者 Giả, là phân biệt
仁 Nhân(lòng), là tấm lòng
樂 Lạc, là lạc thú, là thú vui
(16)民可使由之,不可使知之。
(16)Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi.
(Có thể làm cho dân theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là cái gì-Wikibooks dịch)(????)
(Có thể ép buộc dân theo đường lối của mình, nhưng không thể cấm đoán suy nghĩ của con người) dùng trong chính trị -UKH
(17)篤信好學,死守善道。危邦不人 ,� �邦不居,天下有道則見,無道則隱� �
(17)Đốc tín hiếu học, tử thủ thiện đạo. Nguy bang bất nhân, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn .
(Dốc lòng học hỏi, giữ đạo tới chết. Đất nước nguy nan đừng đến, đất nước có loạn đừng ở, nơi yên ổn nên thì ra làm quan, nơi bất ổn thì ở ẩn)
篤信好學, 守死善道 (Thái Bá 泰伯) Vững tin ham học, giữ đạo tới chết.
危邦不人 phải đổi lại là 危邦不入: chữ nhân(人) đổi lại là chữ nhập(入). Bản gốc thiếu một nét nhỏ trên đầu chữ nhân.
(18)不在其位,不謀其政。
(18)Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính .
(Không ở vị trí thích hợp, không nên toan tính chuyện. Ý nói "hãy an phận thủ thường"???)
(19)后生可畏,焉知來者之不如今也 ㊣四十五十而無聞焉,廝亦不足畏也� � �!
(19)Hậu sinh khả uý, yên tri lai giả chi bất như kim dã chính tứ thập ngũ thập nhi vô văn yên, tư diệc bất túc uý dã dĩ!
( Lớp trẻ là đáng sợ, biết đâu sau này không như ngày nay. Người bốn, năm mươi tuổi mà không có tiếng tăm gì, thì cũng không đáng sợ.-Wikibooks)
(20)三軍可奪帥也,匹伕不可奪志也 。
(20)Tam quân khả đoạt soái dã, thất phu bất khả đoạt chí dã.
(Ba đạo quân có thể cướp ngôi, nhưng không thể sai khiến ý chí của kẻ thất thế)
(21)知者不惑;仁者不憂;勇者不懼 。
(21)Tri giả bất hoặc; nhân giả bất ưu; dũng giả bất cụ.
(Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi)
//(20)Tẩm bất thi, cư bất dung. --->chữ Hán không đúng, không dịch được
//(22)克己复禮,為仁。--->chữ Hán không đúng, không dịch được
//(21)Quá do bất cập.
(22)克己复禮,為仁。
(22)Khắc kỷ phúc lễ, vi nhân .
(Cạnh tranh bất chính để đạt được cái mình muốn gọi là lòng ích kỷ)
khắc kỉ phục lễ克己復禮 đánh đổ lòng muốn xằng của mình để lấy lại lễ. Các nhà buôn bán giảm giá hàng cũng gọi là khắc kỉ.
(23)非禮勿視,非禮勿听,非禮勿言 ,非禮勿動。
(23)Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động .
(không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy)
(24)己所不慾,勿施于人;在邦無怨 ,在傢無怨。
(24)Kỷ sở bất dục, vật thi vu (ư) nhân; tại bang vô oán, tại gia vô oán .
(Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; Nơi quê hương, gia đình mình thì tránh gây thù chuốc oán)
(25)君,君;臣,臣;父,父;子, 子。
(25)Quân, quân; thần, thần; phụ, phụ; tử, tử .
(Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con-Wikipedia dịch)
(26)片言可以折獄者,其由也与!
(26)Phiến ngôn khả dĩ chiết ngục giả, kỳ do dã dư!
(Nửa lời có thể xử xong vụ kiện, giống như trò Do-Tự điển Hán-Việt)
Nửa. Luận Ngữ 論語 : Phiến ngôn khả dĩ chiết ngục 片言可以折獄 (Nhan Uyên 顏淵) Nửa lời có thể xử xong vụ kiện.
(27)听訟,吾猶人也。必也,使無訟 乎!
(27)Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã, sử vô tụng hồ!
(Việc xử kiện phải công bình. Khi xong, không có khiếu kiện!)
吾猶人也: ngô do nhân dã: là ai cũng như ai
(28)其身正,不令而行;其身不正, 雖令不從。
(28)Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh nhi bất tùng.
(Bản thân là điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe)
(29)無慾速;無見小利。慾速則不躂 ;見小利則大事不成。
(29)Vô dục tốc; vô kiến tiểu lơi. Dục tốc tắc bất đạt; kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành .
(Không làm nhanh, không ham lợi nhỏ. Làm nhanh dễ hư chuyện; thấy lợi nhỏ mà ham thì không thể làm nên chuyện lớn)
(30)剛、毅、木訥,近仁。
(30)Cương、nghị、mộc nột, cận nhân.
(Người nói đâu ra đó, thật thà sẽ dễ gần gũi người khác)
(31)何以報德㊣以直報怨,以德報德 。
(31)Hà dĩ báo đức chính dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức .
(Hãy lấy lẽ phải để đáp trả lại sự oán thù, dùng nhân đức để đáp lại người hiền)
(32)工慾善其事,必先利其器。
(32)Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí.
(Quan muốn giỏi, phải hiểu rõ tài năng của kẻ dưới cơ mình)
(33)人無遠慮,必有近憂。
(33)Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.
(Người không biết nhận thức sâu xa, ắt có ngày sẽ gặp phiền phức-âu lo)
(34)群居終日,言不及義,好行小慧 ;難矣哉!
(34)Quần cư chung nhật , ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu huệ; nan hĩ tai!
(Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay !)
(35)不以言舉人;不以人廢言。
(35)Bất dĩ ngôn cử nhân; bất dĩ nhân phế ngôn.
(Không nghe lời tốt mà nhận định người tốt, đừng nhận định người xấu chỉ bởi lời nói)
(36)巧言亂德。小不忍,則亂大謀。
(36)Xảo ngôn loạn đức. Tiểu bất nhẫn , tắc loạn đại mưu.
(Lời giả dối làm rồi loạn tâm thiện. Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hư chuyện đại sự)
(37)過而不改,是謂過矣!
(37)Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ!
(Biết lỗi mà không sửa, đó chính là lỗi!)
(38)生而知之者,上也;學而知之者 ,佽也;困而學之,又其佽也。困而� � �學,民廝為下矣!
(38)Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã ;Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ!
(Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học-Sưu tầm từ
http://www.langven.com/forum/index.p...0&#entry121569 vì dịch quá hay!)
(39)見得思義。
(39)Kiến đắc tư nghĩa.
(Chỉ biết điều phải. 士 見 危 致 命 , 見 得 思 義 : Trong Luận ngữ có nguyên một câu như trên dịch ra là "kẻ sĩ thấy nguy hiểm lao vào cứu mạng chỉ nghĩ tới điều nghĩa chứ không tới nghĩ tới điều lợi"-ST )
(40)性相近也,習相遠也。
(40)Tính tương cận dã, tập tương viễn dã.
(Tương đương câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng")
(41)唯上知与下愚,不移。
(41)Duy thượng tri dữ hạ ngu, bất di.
(Khó thay đổi ý kiến của người có tầm hiểu biết rộng hoặc kẻ ngu đần)
(42)恭、寬、信、敏、惠:恭則不侮 ,寬則得眾,信則人任焉,敏則有功� � �惠則足以使人。
(42)Cung、khoan、tín、mẫn、huệ :cung tắc bất vũ , khoan tắc đắc chúng , tín tắc nhân nhậm yên , mẫn tắc hữu công , huệ tắc túc dĩ sử nhân.
(Kính kẻ trên, nhường nhịn, lòng chân thành, sáng suốt, nhân ái :Không khinh mạn kẻ trên, nhường nhịn thì được lòng người, lòng thành thì người ta tin cậy được, sáng suốt đem đến kết quả tồt, lòng nhân ái mua chuộc được nhân tâm"
(43)色厲而內荏,譬諸小人,其猶穿 窬之盜也与!
(43)Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư!
(Những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng nhu nhược, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu ?-Tự điển Hán Việt)
(44)道听而塗說,德之棄也!
(44)Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã!
(Nghe lời đạo nghĩa vô căn cứ, đánh mất đạo đức!
-Có nhiều nguồn dịch khác nhau, mỗi người hiểu khác một ít! Tớ nghĩ câu này có ý là "không nên tin lời tốt từ cửa miệng, phải biết suy xét ...")
(45)飽食終日,無所用心,難矣哉! 不有博弈者乎㊣為之猶賢乎已!
(45)Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai ! bất hữu bác dịch giả hồ chính vi chi do hiền hồ dĩ!
(No cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm. -Wikibooks)
(46)年四十而見惡焉,其終也已!
(46)Niên tứ thập nhi kiến ác yên, kỳ chung dã dĩ!
(Phàm người ta sống đến Bốn mươi tuổi đã chứng kiến nhiều điều xấu xa, coi cái chết nhẹ như không!
Chú thích: Người xưa tuổi thọ kém hơn ngày nay. Sống đến 40 đã là đủ, 60 là thọ lắm rồi!)
(47)德不孤,必有鄰。
(47)Đức bất cô, tất hữu lân .
(Người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình-wiktionary)
(48)知之者不如好之者,好之者不如 樂之者。
(48)Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả.
(Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học. (Gs. Minh Chi dịch)
(49)不怨天,不尤人,下學而上躂。
(49)Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt .
(Không oán trời, không trách đất, phàm làm người nên hiểu số mệnh)
#3
04-25-2011, 11:00 PM
AnhPL
Senior Member
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
Câu nói của Khổng Tử mà học trò ông ghi lại trong Luận ngữ như sau:
"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ"
Nghĩa là: "Ta mười lăm tuổi để hết tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi tự lập thân, bốn mươi tuổi không nghi hoặc điều gì, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe lời người là hiểu được, bẩy mươi tuổi muốn điều gì là tùy tâm mình mà không vượt ra khuôn phép, quy củ".
Có thể nói, tiểu sử trên là mô hình lý tưởng về sự thành đạt của con người. Ngày nay, người ta thường viện dẫn câu nói trên để nói về mục tiêu, kết quả tu dưỡng, phát triển của con người gắn với từng giai đoạn như sau:
"Thập hữu ngũ nhi chí vu học" ( ? ) - nghĩa là 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học; nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
"Tam thập nhi lập" (三十而立) - 30 tuổi lập thân, lập nghiệp - đã trụ vững, có nghề nghiệp, việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, đã xác định vị trí của mình trong xã hội.
"Tứ thập nhi bất hoặc" (四十而不惑) - 40 tuổi không còn mê hoặc, đến tuổi này thì đã chín chắn, lịch duyệt; có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).
"Ngũ thập nhi tri thiên mệnh" (五十而知天命) - 50 tuổi thì biết rõ sứ mệnh của mình; đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
"Lục thập nhi nhĩ thuận" (六十而耳順) - 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn - nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.
"Thất thập nhi tòng tâm dục, bất du cửu" (七十而從心欲,不踰矩) - Tới tuổi 70, cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc (bất du cửu = không vượt ra ngoài quy tắc).
***
"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân"
己 所 不 欲勿 施 於 人
- Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác
***
Lời dạy trong sách Luận Ngữ của Ðức Khổng Tử
Tử cống viết: Như hữu bác thí ư dân nhi năng tế chúng, hà như? Khả vị nhân hồ?
Tử viết: Hà sự ư nhân? Tất dã thánh hồ! Nghiêu, thuấn kỳ do bịnh chư!
Phù, nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ ví, khả vị nhân chi phương dã dĩ. (6:28)
(Ngài Tử Cống hỏi rằng: Một kẻ bố thí ân trạch, cứu giúp dân chúng thì như thế nào? Y có phải là kẻ có lòng nhân chưa?
Ðức Khổng Tử trả lời rằng: Lòng nhân nào phải chỉ có vậy? E rằng lòng nhân mà làm tròn thì thành thánh vậy! Ngay như vua Nghiêu vua Thuấn, các ngài chỉ sợ mình không làm tròn.
Cho nên nói về lòng nhân tức là: Hễ mình muốn thành tựu thì trước hết hãy thành tựu kẻ khác, mình muốn thông đạt (đạt đạo), thì trước hết hãy làm kẻ khác thông đạt (đạt đạo). Biết xét điều mình hy vọng, mong cầu cũng là điều mà kẻ khác mong ước thì tức là phương pháp để sinh lòng nhân vậy.)
#4
04-25-2011, 11:00 PM
AnhPL
Senior Member
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
Tục ngữ Hán Việt
Những câu tục ngữ này được dùng nhiều trong cuộc sống vậy chứ ít ai dịch nghĩa chính xác hết lắm. Hôm nay mình dịch nghĩa tượng trưng theo hiểu biết cá nhân thôi. Nếu có sai thì xin mọi người chỉ bảo và đóng góp ý kiến. Cám ơn nhiều!
A
Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo.
(Làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành)
An cư lạc nghiệp.
(Ổn định chỗ ở, cơ nghiệp phát triển)
Anh hùng nan qúa mỹ nhân quan.
(Anh hùng không qua được sóng mắt người đẹp)
An thân, thủ phận. An phận, thủ thường
(Muốn bình an, thì nên biết khả năng của mình. Giữ cho mình bình an thì đừng làm gì quá khả năng của mình)
B
Bất chiến tự nhiên thành
(Không cần đánh cũng thắng. Cũng đồng nghĩa với chữ "gặp đúng thời vận")
C
Cẩn ngôn vô tội
(Cẩn thận lời nói thì tránh được tội)
Cẩn tắc vô ưu
(Cẩn thận trong mọi việc thì không lo lắng về sau)
Cung tàn, Điểu tận
(Khi hết chim thì cây cung không được dùng đến nữa. Có nghĩa là "vắt chanh bỏ vỏ"???)
D
Dĩ hoà vi quý.
(Giữ hoà khí là điều tốt nhất trong thuật xử thế)
Danh chính, ngôn thuận
(Làm đúng, nói sẽ xuôi tai)
Dục tốc bất đạt
(Vội vàng để làm điều gì sẽ hư việc)
Dục hoãn cầu mưu
(Vội vàng hoãn lại để nghĩ thêm mưu kế- còn gọi là "kế hoãn binh")
Dĩ độc trị độc
(Dùng độc để trị độc-tương đương "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", chỉ cách đối phó với từng loại hạng người)
Dưỡng hổ, di họa
(nuôi cọp sẽ mang hoạ-không biết nó cắn chết lúc nào vì dù sao thú tính dữ dằn trong người vẫn còn. Nhớ câu "gần vua như gần cọp", ý nói vua hành xử bất thường, hứng lên....bây đâu! Trảm!!!)
Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị
(Tương đương với câu tục ngữ "Đừng nên chờ nước đến chân mới nhảy" trong tiếng VIệt)
Đ
Đồng thanh tương ứng
(Cùng suy nghĩ, cùng tiếng nói thì tìm đến nhau)
Đồng khí tương cầu.
(Cùng chí hướng, cùng đồng cảm thì hỗ trợ lẫn nhau)
Đồng bệnh tương lân.
(Cùng bệnh tật, hoàn cảnh thì hiểu nhau)
Đồng cam cộng khổ.
(Đồng nghĩa với câu "chia ngọt sẻ bùi" trong tiếng Việt)
Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong
(Loài chim vì ăn mà chết, người vì lợi nhuận mà cắm đầu vào chỗ chết)
Đa mưu, túc trí
(Nhiều mưu chước, hay nghi ngờ)
H
Hữu chí cánh thành
(Tương đương với câu tục ngữ "có chí thì nên" trong tiếng Việt, Từ Hán Việt trên ít ai xài lắm)
Hữu xạ tự nhiên hương.
(Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự phát ra muốn che giấu cũng không được)
Hổ phụ sinh hổ tử
(Tương đương với câu "cha nào con nấy" mà chỉ nghiêng về ý tốt thôi. Chứ nếu cha ăn trộm, con cũng ăn trộm thì không thể dùng từ "hổ phụ sanh hổ tử" được)
Hữu danh, vô thực
(Tương đương với câu tục ngữ "có tiếng mà không có miếng" trong tiếng Việt. Miếng ở đây là "nghề" hay miếng ăn đều xài được câu này)
Hữu dũng (dõng) vô mưu
(Nhìn tướng tá ngon lành mà không thông minh. Hà hà hà câu này dễ xài và cũng dễ bị ăn...đòn lắm à! Người bự con đánh một phát là chết toi! Cẩn thận khi xài nghe bà con)
Họa vô đơn chí.
(Xui xẻo không bao giờ đến một lần. Thường thì "quá tam ba bận" câu nói bình dân của người đời, xui xẻo thường đến liên tục ít nhất 3 lần)
Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình
(Câu này để chỉ hành động cố ý làm rớt vật gì đó như...tiền chẳng hạn hoặc có hành động gì đó trước mặt người mình thích để tạo sự chú ý, nhưng người đó lại vô tình không biết! Hic hic hic...)
Hậu sinh, khả úy
(Thế hệ sau giỏi hơn thế hệ đi trước. Ngày nay còn có thêm câu ngược lại "hậu sinh khả...ố" ngược lại với câu trên.)
Hoạn lộ, họa lộ
(Đường công danh là đường tai hoạ)
Hữu phận, vô duyên
(dành cho đôi lứa có gặp gỡ, có tình yêu mà không đi đến hôn nhân, tương đương câu "có duyên không phận")
Hữu tài, vô phận
(có tài mà không làm được gì to tát cả)
K
Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân
(Cái gì mình không thích thì đừng làm như vậy với người khác)
Khẩu Phật, Tâm Xà
(Nói lời từ tâm nhưng lòng ác. Câu này được dùng nhiều lắm trong xã hội)
L
Lực bất tòng tâm
(Muốn lắm nhưng làm mãi chẳng được)
Long đàm, hổ huyệt
(Chỉ chỗ nguy hiểm, việc cực kỳ khó khăn)
#5
04-25-2011, 11:01 PM
AnhPL
Senior Member
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
M
Mục Thị ư nhân
(Câu này không hiểu lắm, đoán mò: tương đương câu "tận mắt nhìn thấy cái sai của người khác"??? Có nghĩa là chỉ thấy cái sai của người khác mà không thấy cái gai trong mắt mình???? Ai biết chỉ giụm Cám ơn!)
Mãnh hổ nan địch quần hồ
(Hổ dữ cũng không thể đánh thắng một thế lực cáo già)
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
(Mọi sự suy nghĩ, tính toán bởi con người nhưng thành hay không do trời)
N
Nam vô tửu như kỳ vô phong
(Đàn ông mà không biết uống rượu thì như cờ mà không có gió. Câu naỳ thời bây giờ, sai là cái chắc! Khuyến khích đàn ông hư hỏng nhậu nhẹt, không nên dùng!)
Ngọc khiết băng thanh
(dùng để tả sự trong trắng, tinh khiết của người con gái)
Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh
(Giỏi một nghề thì ấm thân. Câu này rất đúng trong quá khứ nhưng chỉ đúng một phần cho thời buổi chụp giựt hiện tại)
Nhân định thắng thiên.
Câu này nghịch lại với câu "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên")
Nhân sinh vô thập tòan
(Có thể nói gọn "nhân vô thập toàn" có nghĩa: đã là con người không có ai là hoàn mỹ)
Ngôn sở bất tri, Tri sở bất ngôn
(Người biết thì không nói ra, người nói ra thì không biết)
Nhất cận thị, nhị cận giang
(Vì đường xá xa xôi, di chuyển, trao đổi hàng hoá khó khăn nên người xưa có quan niệm khi mua nhà thì nên chọn "nhất cận thị, nhị cận giang". Có nghĩa là nhất là gần chợ, nhì gần sông nước. Ngày nay có câu "nhà mặt phố, bố làm to"! hihihi!)
Nhất kiến, chung tình
(Câu này không có nghĩa là "một con kiến chung tình" đâu mà có nghĩa là "gặp một lần yêu suốt kiếp". Í ẹ, yêu kiểu sét đánh này có ngày thành...than. Một là sét đánh cháy thành than, hai là thành bà bán than, ba là thành người hay than vãn vì lỡ yêu rồi làm sao quên được...ai ơi!)
Nhi nữ tình trường , anh hùng khí đoản
(Câu này mà dịch theo nghĩa đen, thì nó tục lắm nhưng nó có một cái nghĩa bóng lợi hại hơn nhiều "Vướng vào vòng tục luỵ trai gái thì người anh hùng sẽ không còn chí khí nữa". Ai muốn nghe giải nghĩa tục thì giơ tay lên tớ giải nghĩa cho nghe, không cười bò không ăn tiền)
Nhất túy giải vạn sầu
(Rượu là món hay nhất để giải toả nỗi buồn sâu kín. Câu nói này của người xưa quá tiêu cực! Buồn mà uống rượu chỉ tổ nghiện rồi mất công đi cai chứ ích gì! Theo tớ, buồn thì khóc, khóc xong đi ngủ, ngủ dậy khóc tiếp....khóc một hồi hết nước mắt...Một là...mù luôn hết khóc, hết buồn. Hai là trong lúc khóc sẽ tìm ra chân lý)
Nhất ngôn, cửu đỉnh
(Ngôi Cửu đỉnh có nghĩa là ngôi Vua. Câu này ý nói người làm lớn nên cân nhắc lời nói, chỉ một lời, không thay đổi)
Nhàn cư vi bất thiện
(Ở không lười biếng sinh ra tật xấu)
Nhứt công thành, nhì danh toại
(Câu này nói gọn lại là "công thành danh toại"ý nói vừa thành công mà vừa có danh vọng)
Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
(Một lời nói ra, 4 con ngựa chạy xịt khói cũng khó mà bắt lại được. Ý nói cẩn thận lời ăn tiếng nói, tương đương với câu tục ngữ "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói")
O
Oan oan tương báo, Dỉ hận miên miên
(Nỗi oán thù không dứt, hận thù đời đời-Wikiquote dịch)
(Người mang nỗi oan sẽ tìm cách báo thù và mối hận sẽ truyền kiếp, đôi khi truyền nhiều đời)
Oan gia gia trả , oan tình tình vương.
(Nỗi oan trong gia đình thì gia đình giải quyết, Nỗi oan
trong tình trường thì khó giải quyết, hệ luỵ vương vấn mãi)
P
Pháp bất vị thân, Nghĩa bất dung tình.
(Tương đương với câu "quân pháp bất vị thân" có nghĩa là người nắm luật pháp không nên nể vì người thân mà nhẹ tay. Còn "nghĩa bất dung tình" chính nghĩa cũng không nể vì tình nghĩa.
Ngày nay có câu châm ngôn mới "tình là chín mà tiền là mười"
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
(May mắn có thể không lặp lại nhưng điều xui xẻo thì hay đến liên tiếp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó)
Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.
(Giàu có sẽ sinh ra nghi thức, lễ nghĩa, nghèo khó sinh ra kẻ xấu tính, ăn cắp, ăn trộm...Điều này đúng với mọi thời đại)
Phục hổ, tàng long
(Dịch nghĩa Con hổ đang nằm, và con rồng đang ẩn cư. Để chỉ người có tài núp dưới danh phận nào đó)
Phản khách vi chủ
(Đổi địa vị từ khách thành chủ nhà. Câu này ít dùng nên khó cho ví dụ . Tương đương "thay ưng trảo phụng"????)
Q
Quốc hữu quốc pháp, Gia hữu gia quy.
Nước có luật nước, gia đình có luật lệ của gia đình.
Quý hồ tinh bất quý hồ đa.
(tương đương thành ngữ "chất lượng hơn số lượng")
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách
(Đất nước thịnh hay suy, dân phải có trách nhiêm. Ngày xưa "thất phu" để chỉ đàn ông, nay ông bà gì cũng được)
S
Song hổ phân tranh, nhứt hổ tử vong
(Hai con cọp mà đánh nhau thì phải có một con chết)
T
Tái ông thất mã
(Thành ngữ này từ một câu chuyện Tái ông mất ngựa mà ra. Để chỉ, thấy hoặc nghĩ là điều gì đó xui xẻo mà chưa chắc đã xui xẻo. Tương đương với câu thành ngữ "của đi thay người")
Thế thiên hành đạo
(Thay trời trừng phạt kẻ có tội mà kẻ có tội này vì lý do gì đó không bị pháp luật trừng trị)
Thiên bất dung gian
(Trời không tha cho kẻ gian tà, kẻ có hành động xấu xa)
Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân
(Bên ngoài bầu trời có bầu trời khác, người hay có người khác hay hơn. Tương đương với câu tục ngữ "vỏ quít dày có móng tay nhọn" hoặc "cao nhân đắc hữu cao nhân trị" )
Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ, bán cú đa.
(Uống rượu chung với tri kỷ, hoặc là người hiểu mình thì uống cả ngàn ly cũng chả say. Nói với người không hiểu mình thì có nói nhiều họ cũng không hiểu nữa câu. Tương đương với thành ngữ "nói với đầu gối sướng hơn" . Bạn đã bao giờ nói chuyện với người nào như vậy chưa? Mình đã từng nói chuyện với một người như vậy rồi đó. Mình trộm nghĩ, xui cho người nào lấy phải người này! Thế nhưng, nồi nào có cũng có vung đó bạn ạ! Cuối cùng họ cũng lấy nhau và lạ thiệt họ lại hạnh phúc! Té ra cả hai cùng vạch đầu gồi nói chuyện với nhau, có lẽ thế! Và khi cả hai nói chuyện với mình thì mình thà vạch đầu gối ra nói chuyện còn sướng hơn! )
Tửu nhập sầu trường, sầu càng sầu
(Uống rượu để giải toả nỗi buồn dai dẳng thì buồn càng buồn hơn)
Thiên cơ bất khả lậu
(Ý trời không thể nói lộ ra. Mấy ông thầy bói hay dùng câu này "trời không muốn cho chị biết nhưng tui nói cho chị biết!"
Thiên thủ tầm biến
(Câu này ít xài nên chịu thua không giải nghĩa được. Ai biết xin chỉ giùm! Vạn tạ!
Thi ân bất cầu báo
(Làm ơn không cần báo đáp)
Thọ ân mạc khả vong
(Nhận ơn thì không bao giờ quên)
Thiên biến, vạn hóa
(Tương đương với thành ngữ "thay hình đổi dạng")
Tận nhân lực, tri thiên mệnh
(Làm hết sức của mình mới hiểu được ý trời)
Thần khẩu hại xác phàm
(Lời nói làm hại thân xác)
Tiểu phú do cần, triệu phú do thiên
(Giàu nhỏ do tích tụ cần kiệm, giàu to do trời ban)
Tiểu Nhân đắc chí, Quân Tử gặp phiền
(Kẻ xấu lên mặt, người tốt cảm thấy khó chịu)
Thiên lý tuần hoàn
(Lẽ trời xoay chuyển. Không có gì tồn tại mãi! Trộm nhớ câu
"con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa"
Hay câu thành ngữ "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" là thí dụ hay.
Thiên duyên tiền định
(Tình duyên là do trời định)
Tống cựu, nghinh tân
(Dẹp bỏ cái cũ, chào đón cái mới. Câu này hay được dùng trong những dịp cuối năm)
Thị phi miệng đời
(Tương đương "miệng đời thị phi". Ý nói người đời hay xía vô chuyện riêng tư của người khác, nói ra nói vô...)
Tiên hạ thủ di(vi) cường
(Ra tay trước sẽ dành ưu thế. Chỉ đúng trong vài trường hợp. Thường thì dùng "tuỳ cơ úng biến" là hay nhất. Đôi khi lùi lại ba bước để xem đối thủ ra chiêu gì rồi mình mới tiếp chiêu. Kẻ khôn thường sẽ không ra chiêu trước mà chờ đối phương ra chiêu để đánh giá thực hư rồi mới hành động)
Tiên phát chế nhân
(tương đương với câu "Tiên hạ thủ di(vi) cường")
Tham thực, cực thân
(Tham ăn chỉ tổ hại bản thân như trúng thực, bội thực, mỡ máu cao, mập...)
Tham sanh huý (uý) tử
(Ham sống sợ chết. Phần lớn ai mà chả thế)
Tích lũy, phòng cơ
(Để dành (thức ăn, tiền bạc, nhu cầu...) cho những lúc cần thiết)
Tích cốc phòng cơ, tích tơ phòng hàn
(Để dành đồ ăn cho những lúc đói kém cơ cực, để dành áo ấm cho những lúc đói rét)
Thiên địa hữu tình
(Trời đất bao la đẹp đẽ. Chợt nhớ câu ca "Đường vô xứ Nghệ thanh thanh, non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ". Đây là câu thơ tả cảnh đẹp hữu tình của non nước)
Tâm phục, khẩu phục
(Khâm phục từ trong lòng ra ngoài miệng không nói nên lòi)
Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ
(Câu này đã giải thích ở phần đầu)
Tha hương ngộ cố tri
(Xa quê hương, gặp người đồng hương)
Tha phương cầu thực
(Cầu thực để chỉ mong muốn được ăn no. Ngày xưa người ta làm chỉ mong được ăn cho no, mặc cho ấm thôi. Ngày nay câu này có ý nghiã rộng hơn, đi làm ăn xa để mong khấm khá hơn)
Thiên thai lạc lối, Thiên thu lạc đường
(Câu này phát xuất từ câu chuyện Từ Thức mê cảnh tiên lạc động Thiên thai, khi tìm đường trở lại quê nhà thì đã một ngàn năm trôi qua. Ý chỉ ra rằng ham vui, ham vật chất, làm những điều sai trái thì sẽ không thể trở lại được nẻo ngay. Thực vậy, vật chất làm cho con người mờ mắt, khi đã có, muốn có thêm, khi đã sai càng sai thêm... Tương đương với câu thành ngữ "lún sâu vô bùn")
Thiên biến vạn hóa
(Chỉ ra những thay đổi nhanh chóng không ngờ)
Thời thế tạo anh hùng
(Những thay đổi khách quan trong hoàn cảnh như loạn lạc chẳng hạn sẽ sinh ra người tài để dẹp loạn. Câu này trái nghĩa với câu "anh hùng tạo thời thế" có nghĩa là có một người nào có một ý nghĩ hay, một hành động hay đứng ra thuyết phục được đám đông rồi từ đó thay đổi hoàn cảnh, lịch sử...)
Thuận thiên, hành đạo
(Hành động theo ý trời. Thụ động! Khác với câu "thế thiên hành đạo", chủ động ra tay!)
Thiên la, địa võng
(Lưới trời lồng lộng. Câu này để chỉ làm ác sẽ có ngày gặp hậu quả. Không bị người phạt thì cũng bị trời phạt)
Tri giả, bất giả
(Biết hay không biêt???Câu này ít người xài nên mình không biết dịch có đúng không. Ai biết làm ơn chỉ giùm. Cám ơn!)
Tri thức bất thức
(Câu này ít người xài nên mình không biết dịch có đúng không. Ai biết làm ơn chỉ giùm. Cám ơn!)
Tiên học lể, hậu học nhân(văn)
(Trước hêt phải học lễ nghĩa sau đó mới học chữ. Truyền thống học ngày xưa là vậy. Ngày nay học trò ít biết lễ nghĩa hơn học trò ngày xưa)
Tứ hải giai huynh đệ
(Bốn bể đều là anh em)
U
Uy vũ bất năng khuất
(Bạo lực không khuất phục được lòng người)
V
Vạn sự khởi đầu nan
(Việc gì bắt đầu bao giờ cũng có nhiều khó khăn, gian nan)
Vô độc bất trượng phu
(Không tàn độc, không phải là người tài. Câu này dành trong chính trị thôi. Trong cuộc sống, ít ai dùng câu này lắm. Nếu ai mà dùng đến câu này trong cuộc sống, là kẻ tàn ác)
Y
Ý tại ngôn ngoại
(Người nghe có thể hiểu ngầm hoặc khác ý người nói)
#6
04-25-2011, 11:02 PM
AnhPL
Senior Member
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 150
Trong chữ Hán, chữ "hỉ" khác chữ "hĩ"hoàn toàn. Dấu hỏi-ngã rất quan trọng.
hĩ
Vậy, lời nói dứt câu.
Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai 哉. Như thậm hĩ ngô suy hĩ 甚矣,吾衰矣 (Luận ngữ 論語) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
Dùng như chữ hồ 乎 để hỏi lại. Như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ 則將焉用彼相矣 (Luận ngữ 論語) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư ?
hỉ
Mừng. Như hoan hỉ 歡喜 vui mừng.
Phàm những việc tốt lành đều gọi là việc hỉ. Như hỉ sự 喜事 việc vui mừng (cưới hỏi, sanh con trai, v.v.).
#7
05-17-2011, 12:40 PM
nbbn1960
Junior Member
Tham gia ngày: Jun 2010
Bài gởi: 12
Lỡ bước vào mục này, mà Tiểu Thương em một chữ "nhất" bẻ đôi không biết. Vậy nhưng "đâm lao cứ theo lao", bắt chước mấy tay "tân trạng" thời này, viết bừa mấy câu sấm, ai đánh thuế đâu mà sợ. Chỉ mong các bậc lão làng ngứa mắt, xin giơ cao đánh khẽ ạ.
Tân kỷ thập ngũ niên
Nhân thế đảo hậu tiền
Hồng Lạc thời định đoạt
Nhân tất thuận mệnh Thiên
Lại nói cái sự học, dân phe phẩy nhà em được cái bằng tú tài cũ mà mướt mồ hôi hột, nay nghe những "tờ - sờ" nọ kia đâm chán, mới cám cảnh thân mình:
Nhiều chữ có ai trả tiền đâu
Học mãi hụt hơi, bạc cả đầu
Thời nay mang bạc mua bằng rẻ
Chỉ mình khờ dại mới học lâu
TIỂU THƯƠNG
__________________
Tiểu Thương
#8
06-15-2011, 06:33 AM
Trần_Nguyễn
Nhóm Mài Mực
Tham gia ngày: Jun 2011
Bài gởi: 219
Vô độc bất trượng phu
Lượng tiểu phi quân tử
(Là 2 câu đi cùng , ý nói kẻ trượng phu làm việc đôi khi cay cú không câu nệ , người không độ lượng thì không phải quân tử)
Hửu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên tri diện bất tương phùng
(đúng hơn dùng Đối Diện , vì đối điện là đà gặp rồi (tương phùng), còn tri diện là biết mặt)
Đa tình tự cổ năng di hận
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ
(Dùng chử Năng (thường) đúng hơn chử Nan (khó). Xưa nay đa tình thường để hận , hận này mãi mãi khó mà phai)
Tu thân , tề gia , trị quốc , bình thiên hạ (Phải lấy sửa mình làm đầu .... mới đến các việc sauv.v....)
__________________
Thà mất lòng tiểu nhân chứ đừng mất lòng đàn bà !
Vì kẻ tiểu nhân chưa chắc là đàn bà, còn đàn bà có thể lập tức trở thành tiểu nhân.....
« Ðề Tài Trước | Ðề Tài Kế »
Ðiều Chỉnh
Tạo trang in
Email trang này
Xếp Bài
Linear Mode
Switch to Hybrid Mode
Switch to Threaded Mode
Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến
Khung Ðiều Chỉnh Nhắn tin Ðang theo dõi Ai Ðang Truy Cập Kiếm Trong Diễn Ðàn Trang Ðầu Câu Lạc Bộ Giao Lưu Thông Báo Tuyển Mod Những Cuộc Thi Có Thưởng Mới Kết Quả Những Cuộc Thi Phòng Nộp Bài Dự Thi Đố Vui Có Thưởng June 2013 Cuộc Thi Sáng Tác Truyện Những Cuộc Thi Đã Qua NGƯỜI BẠN DỄ THƯƠNG 2012 Cuộc Thi Đệ Nhất Chảnh Thi Thơ Mùa Thu 2012 Phòng Tranh Biếm Họa Góc Thành Viên Làm Quen -Chúc mừng Hình Thành Viên Trai vs Gái - Thành Viên Tán Dóc Gở Rối Tơ Lòng Tin Tức Mới Lạ Tin Thể Thao Chuyện Lạ Bốn Phương Tin Tức Việt Điện Ảnh , Thời Trang Thời Trang Điện Ảnh Xung Quanh Khoa Học & Đời Sống Nhịp Đập Trái Tim Nhật Ký Online Lời Hay Ý Đẹp Nghệ Thuật Sống Quà tặng cuộc sống Góc Chia Sẻ Hạnh Phúc Gia Đình Nữ Công Gia Chánh Mẹo Vặt Chăm Sóc và Giáo Dục Mầm Non CLB Khéo Tay Sức Khỏe Gia Đình Tử Vi - Bói Toán Nhà Bếp Vina Phong Thủy Góc Hỏi Đáp Thảo Luận - Hỏi Đáp Testing Trash Sắc Màu Cuộc Sống Tiếu Lâm Quán Truyện Vui Truyện Vui Người Lớn (+18) Tranh Vui Đố vui CLB Vui Có Thưởng Thi Vấn Đáp Thi Thơ Thi Văn Thi Tranh Thi Đố Vui Du Lịch, Thắng Cảnh, Phong Tục Toàn Quốc Đất Nước Con Người Việt Nam Thắng Cảnh Phong Tục Danh Lam - Thế Giới Phong Tục - Thế Giới Ẩm Thực Tranh Ảnh Nghệ Thuật Vườn Thơ Vườn Tao Đàn CLB Thơ Đối Đáp Lầu Vọng Nguyệt Thơ Tiếu Lâm Thơ Tranh Xướng Hoạ Thơ Đường Luật Thơ Truyện Tiếng Thơ Thơ Liên Khúc Thơ Sưu Tầm Thơ Đạo và Đời Đăng Ký Học Thơ Đường Luật Lớp Học Thơ Đường Luật Tủ Sách Văn Học Thư Viện Online Kho Tàng Truyện Truyện Thiếu Nhi Truyện Ngắn - Truyện Học Trò Truyện Tiểu Thuyết - Truyện Dài Truyện Cổ Tích - Truyện Lịch Sử Truyện Kiếm Hiệp Truyện Ma Truyện Nguyễn Nhật Ánh Truyện Thành Viên Sáng Tác Gamble Corner Đá Banh . Soccer BasketBall Football Game Tổng Hợp - Other games Góc Chit Chat Các Trận Đấu Gomoku Corner Thông Tin Thi Ca-Rô Hỏi Đáp Thắc Mắc Về Ca-Rô Chit Chat , Thảo Luận Về Ca-Rô Những Ván Cờ Ca-Rô Hay Music & Movie Song Of The Day Âm Nhạc Việt Nam Request Nhạc Việt Online Tân Cổ Nhạc Online Flash -Video Clip-Hài Kịch Online Dowload Album Music Tin Tức Âm Nhạc - Thảo Luận Nghe Truyện Online Âm Nhạc Ngoại Quốc Nghe Nhạc Online Nhạc Dance Online Dowload Album Music Tin Tức Âm Nhạc Flash -Video Clip Hát Cho Nhau Nghe . Movie Film Bộ Film Lẻ Film Hoạt Hình Computer Center Học Hỏi - Chia Sẻ (Learning - Software Sharing) Đồ Họa & Thiết Kế Công Cụ Lập Trình Phần Mềm ScreenSavers Security & Privacy eBook Download Center Gamez Palace Auto / Technology World General Automobile Discussion Phone News Hidden Area
Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:27 AM.
-- English (US) -- Vietnamese
Liên Lạc - Vinagames - Lưu Trữ - Trở Lên Trên
Powered by: vBulletin Version 3.6.1 Copyright © 2000 - 2017, Jelsoft Enterprises Ltd.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top