thơ Dư Thị Hoàn
Tên thật: Vương Oanh Nhi Sinh năm: 1947 Nơi sinh: Hải Phòng Bút danh: Dư Thị Hoàn, Nữ Lang Trung
Tan vỡ Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ/ Bút viết xong không đậy nắp bao giờ/ Ôi anh yêu, lơ đãng đến là/ Con nai rừng của em... - Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi/ Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng/ Nếu không có một lần/ Một lần như đêm nay/ Sau phút giây/ Êm đềm trên ghế đá/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em. Chớ vội vàng hỡi con trai yêu Viết cho con Thi Giang Đôi má nũng nịu tuột khỏi bàn tay mẹ Rổ táo chín, gói bánh dừa Không còn giúp mẹ gọi con về Ông hoàng tử, chàng kỵ sĩ trong thần thoại mẹ kể Không giữ nổi đôi mắt đen trọn vẹn lung linh. Con đòi sắm bộ disco thời trang Con đòi mua đôi ghệt trắng Sau giờ học chạy ra sàn nhảy Hấp tấp cả trong bữa ăn Đêm khuya ôm đàn bên hành lang Với mẹ thành người xa lạ Từ khi con gọi thầm tên cô thiếu nữ... Nhưng con ơi Mẹ lại thấy yên lòng Trong con tình yêu thương đang tiếp nối Như đôi chim xây tổ cây xà cừ ngoài ngõ Tiếng ríu rít vang đầy khung cửa Hạnh phúc các con - một tia sáng cuối đời mẹ Mẹ chỉ lo rồi vụt tắt đi Một mai con lại thành xa lạ Với người đàn bà non nớt kia. Chị ấy Anh đến thăm em Có gặp dáng chị ấy thẫn thờ đợi cửa Anh ngắm nhìn em Có thấy hình chị ấy ôm gối thở dài Anh ca tụng em Mà em ớn lạnh Như giọt nước mắt chị ấy tuôn chảy Anh ơi Anh mãi mãi là mặt trời Của người vợ đáng thương ấy Lẽ ra trên thế gian này Đừng nên có em. Vô đề (2) Con thiêu thân lao thẳng vào trang viết Nó đi tìm luồng sáng ở kẽ chữ chân câu? Phu khuân chữ băn khoăn về đoạn kết Nhưng không kết nổi vì nỗi băn khoăn Những ngón tay theo thói quen miết miết lên trang giấy Con thiêu thân chết bởi thói quen rất bình thường của ngón tay. Đi lễ chùa Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ Người thứ nhất thở dài: - Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng Người thứ hai chép miệng: - Vô phúc nhất người đàn bà không con Người thứ ba cười buông: - Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng Người thứ tư điềm đạm: - Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con Người thứ năm: - Mô Phật! Lão xà ích giật dây cương Roi quất Tung bụi đường. Cuồng nhân ca Mặt trời chỉ để nô giỡn tôi sinh ra trên đu quay bốn mùa mụ gió ru bằng sấm sét bằng mưa * * * mảnh trăng kia lành như mụn vá khâu hồn say tơi tả mộng hành vào đêm * * * còn vì sao đăng quang làm huyên náo dải ngân hà đục ngầu tinh thể mơ hồ khát khao * * * mệt nhoài đuổi theo tôi vấp ngã đốm lửa nhẩy nhót cười trên bãi tha ma. Phiên chợ văn chương Tôi gánh cả si mê ra chợ dựng hy vọng quán lều đem nồng nàn ra đong đưa mặn mà ra đếm ... * Từ gà gáy đến xế chiều lòng vắng chẳng buồn trông tôi lại đem nồng nàn ra đong lôi mặn mà ra đếm bầy chút e dè lên bàn cân bót bớt thêm thêm ... * chiếc kim cân dùng dằng mệt mỏi có biết đâu người bán là tôi người mua cũng là ... * chợ chiều gió nổi. thi sĩ Tấn trò đời đến giờ thay vở thời gian lấp ló vai diễn của mình tôi ngồi vào hàng ghế không tựa mắt ngây ngô qua lỗ thủng cánh gà * nhịp tim chạm phải ngày đông cứng trí não va vào đêm sạt lở không gian chật chội quá muốn chôn tất cả vào thơ * đường vào mộ địa gập ghềnh con chữ cỗ xe tang câm lặng chở ham muốn hỷ, nộ, ai, lạc, ái , ố lăn bánh nhọc nhằn ... số phận Đừng bắt tôi lên diễn đàn Đừng buộc tôi ra sân khấu Hãy để tôi ngồi yên trong góc tối Như cái triện đen giáng xuống Tờ khai sinh của tôi Thời cuộc sắp đặt tôi Gần hết một đời rồi Tôi đã quen chỗ ngồi Góc tố trước bình minh Chúng mình lũ áp tải tâm hồn khổ sai lùa trái tim vào hang đá quất túi bụi lên làn da khát thèm * qua rồi thời trẻ nhỏ xếp cánh bèo thành rừng trên giấy trắng * giờ đây vật vờ giữa đảo hoang chúng mình hò hét trên trái đất phồn thịnh để làm gì nhỉ * đêm cuối cùng của một kỷ nguyên trời mưa không thành tiếng ... Du nữ ngâm Cha mẹ tôi bôn ba tứ xứ bỏ cao nguyên Hoàng thổ (1) gieo hạt giống vào đầu sóng ngọn gió tôi sinh ra giấc ngủ không yên bình ... * tuổi thơ bắt đầu từ mùa lũ miên man con chữ nhân, chi, sơ (2) à ơi lời ru của mẹ nặng như hồn người quá khứ * tôi lớn lên không yểu điểu thục nữ (3) bài học Ngu Công (4) bén tiếng quê người đêm mơ tám con hạc (5) qua biển bao giờ trở thành Bát tiên (5) * theo mẹ lên rừng hái gió theo cha xuống biển lùa trăng chíêc hồ lô xứ sở lênh đênh mưa nắng * thế rồi vó ngựa đường biên thế rồi Hải - Tần phòng thủ mẹ tôi khóc và cha tôi đưa đám người Giao chỉ láng giềng * Hải phòng - người mẹ hiệp sĩ lưu giữ nụ cười tha hương mảnh vườn ươm khốn khổ có hạt gạo và cơn bão đầu mùa * tôi là tang vật của dòng người trôi dạt đó đêm lại nghe thấy Phục Hy (6) vạch quẻ lần tìm cuốn gia phả bỏ quên lá số tộc người còn sót lại đến năm thanh bình. (1) :Cao nguyên hai bờ sông Hoàng Hà, nơi khởi nguồn nền văn minh Trung Hoa. (2) Ba chữ ầâu trong"Tam tự kinh" T-Q. (3) Người con gái hiền dịu trong "Kinh thi" T-Q. (4) Nhân vật kiên gan bền chí trong điển cố "Ngu công rời núi" của T-Q. (5) Con hạc cõng tám vị tiên vượt biển trong truyền thuyết dân gian "Bát tiên quá hải" của T-Q (6) .Người vạch ra quẻ Dịch đầu tiên ở T-Q. VI VU Hà nội mùa thu rồi nhỉ Yểu điệu đài các mà làm gi ? Chẳng hẹn vàng lá vẫn rơi Thả mình đi em gương soi *** Màu tím của ngày hôm qua Màu hồng ngày hôm kia Và màu trắng trong ngày xưa nữa Bội mùa hư không ! *** Khâu lại chiếc ba-lô chưa kịp rũ bụi - ừ , em đi Lại một hành trình không chú thích Thân gái dặm trường Mùa nào mà chẳng hư không ... 11/9/2005 Bức thư người Hoa Đừng bao giờ chê món quà của chị Dù chỉ vài dòng mực tím Gởi cao ốc bên kia bờ biển Rực ánh đèn thâu đêm nê-ông... Hỡi các em Đang quây tụ bên bánh kem hình cây tháp Nhân ngày vui, dâng cây nến lựa lời thay chị Xin mẹ bớt âu lo Cho giọt máu xẻ chia miền đất xa tít tắp... Chị lấy chồng người Việt Bàn tay quen xới vun Dải đất này chao đảo Chẳng riêng mình chị cơi đốm lửa nhọc nhằn Các em ơi Thương chị thương sao nổi Áo choàng nhung the cho chị thêm bối rối Ngoài kia, tiếng kẻng hồi hồi Giục chị đi chống bão cứu đê Hộp Sô-cô-la gửi về hoá lẻ loi Thương nhau, xì xụp bát canh bầu ám khói Nơi dấu nối bao cuộc chia ly Dìu dặt kinh cầu sớm tối Trường mồ côi bi bô tiếng trẻ Một ngôi sao sáng...hai ngôi sáng sao Đánh thức đêm đêm Êp iu trang giấy trắng Lăn tăn chị viết thành bài thơ xốn xao... Nếu mai sau Bài thơ được chắp cánh bay cao Bằng lao động kiệt cùng Chị sẽ đền ơn mẹ Và lúc đó đừng ngạc nhiên các em nhé Nếu chị không dùng tiếng mẹ đẻ Nếu bài thơ viết bằng ngôn ngữ Của một dân tộc đau khổ Mẹ và các em đã rời bỏ, lìa xa. 10-1987 Mười năm tiếng khóc Chuyến tàu đêm ấy Cửa ra vào không ai soát vé Sân ga nháo nhác bà con người Hoa Những khuôn mặt tái xanh hốt hoảng ý ới qua ánh đèn cao áp Kẻ lôi người kéo tối sầm cửa toa... Mẹ tôi áp má đứa cháu ẵm ngửa Tiếng còi tàu giật giấc mơ nhỏ trên tay Ngần ngừ trao lại bà thông gia Tôi và đứa cháu duy nhất của bà Cùng mấy câu tiếng Việt không sõi Mẹ chồng tôi cố gật đầu an ủi Xốc lại tay nải khâu bằng vỏ gối Dắt vội hai em nhỏ ngây ngô Mẹ tôi bước lên toa cuối... Thế là mười năm trôi qua Các cháu không nhà ngoại để về phá cỗ Thế là mười năm trôi qua Bữa cơm ba mươi tết chan nước mắt cả nhà Thế là mười năm trôi qua... Sao đêm ấy mẹ hứa sẽ trở về Sẽ lại ru cháu ngủ Sẽ lại chăm đàn gà Để con vào nhà máy Khi chồng con công cán xa Sao mẹ không nói cho rõ Mẹ con mình rồi mỗi người một ngả Để con được lao vào lòng mẹ Khóc cho hết hơi Khóc cho trời sập Khóc cho cột điện đổ Khóc cho tà-vẹt trôi Khóc cho còi tàu câm bặt Khóc cho tay lái rời vô lăng Khóc cho đoàn tàu không dám lăn bánh... Mẹ ơi Sao mẹ giấu con không nói thật Rằng chuyến tàu đêm ấy là chuyến cuối Chở bà con qua biên giới Việt - Trung Rằng lần ấy là lần cuối Mẹ ơi, nỡ lòng nào nói dối Mẹ ơi ! Hai phong 1988 Cầu ngyện Ngày tôi cất tiếng chào đời Cha tôi ra trận Người chỉ kịp nhìn tôi giẫy giụa khóc Từ đấy bặt tin Mẹ tôi kể... Đêm Bà nội hay lần lên sân thượng Ngẩng nhìn trời Khấn vái Ba nén nhang Chắp tay Bà lạy Chín phương đất Mười phương trời Cầu cho cha tôi tai qua nạn khỏi Mẹ tôi kể Về khuya Thiên sứ hay đi tuần Mong sao Lời não nùng được tâu lên thượng đế Rồi bà mất Cha tôi không thấy về Chỉ thấy người hay cười Trong tấm hình bằng bàn tay thôi Đêm nay Hoa quỳnh khe khẽ nở Từ sân thượng Một cái bóng đổ xuống Mẹ tôi Đang chắp tay ngẩng lên trời. Thiên sứ ơi Có đi tuần giờ này Xin cúi xuống đây Lượm cho hết tiếng thở dài của mẹ Ngày mai Anh trai tôi tròn mười bảy Lại vác ba lô lên đường. Vi vu Hà Nội Mùa thu rồi nhỉ Yểu điệu đài các mà làm gì Chẳng hẹn vàng lá vẫn rơi Thả mình đi em Gương soi ... Màu tím của ngày hôm qua Màu hồng ngày hôm kia Và màu trắng trong ngày xưa nữa Bội mùa hư không ... Khâu lại chiếc ba lô chưa kịp rũ bụi - ừ, em đi Lại một hành trình không chú thích Thân gái dặm trường Mùa nào mà chẳng hư không. 9/2005 Giờ này, thiên đường Đã quên rồi Rộn ràng khúc thiếu nữ Đồ, rê, mi ... Đã lâu rồi Rầu rầu son, fa, rê Xốn xang ư ? chẳng thể ... Từng nốt nhạc em khâm liệm Chôn cất tự ngày xưa ấy Bỗng nẩy mầm dưới chân Làm em luống cuống Đêm nay ... Thanh điệu từ đâu vỗ về : "Anh như lầu vắng em như ánh trăng" (*) Hình như gửi người cõi bên kia ... "Bây giờ tháng mấy rồi, hỡi em ? anh đi tìm loài hoa ..." (**) Nhịp đa mang sầu xứ Lại vang vang ... Chúa ơi, đừng cất tiếng nữa Âm thanh người bủa vây Rừng rậm thế, làm sao em biết lối về ... Bãi ngoài tưng bừng lửa trại Mùi ngô nướng, rượu và hoa nữa Người ấy đê mê hát Chán vạn người vỗ tay Khăn quàng sương Mình em trốn chạy Giờ này, Đêm âm ỉ rơi ... (*): Lời ca khúc Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) (**): Lời ca khúc Bây giờ tháng mấy (Từ Công Phụng) Trong bệnh viện tâm thần Buổi sáng, bác sĩ lại khám bệnh Buổi tối, ngủ bằng thuốc an thần Mọi người đều rất yên tâm Khi thấy tôi không còn khả năng đập phá Đào tạo một bác sĩ Có giản đơn đâu Còn những vỉ thuốc hiệu nghiệm kia Tính bằng ngoại tệ Tôi bật cười - căn bệnh này tốn phí đến thế Càng ái ngại cho những người chuyên cần phục dịch vây quanh... Tôi sẽ khỏi bệnh Lại dịu dàng hát bên chiếc khung thêu ngày ấy Không cần bác sĩ Không cần những viên thuốc đắt tiền Chỉ cần đôi bàn tay nào run rẩy mang đến Một nhành hoa dại thôi! Bài mẫu giáo sáng thế Giáo đường cách xa con đường bụi đỏ Không thác chuông Không tượng chúa Không cây thập tự Cô giáo sĩ truyền đạo đang nhảy múa Đám tín đồ hài nhi theo nhịp bi bô Lời đọc kinh lan như lá cỏ Bay xa hơn tiếng chuông nhà thờ Em có... Em có đôi bàn tay... Em có đôi bàn tay trắng xinh... Cầu nguyện cho bàn tay đừng ám muội Cầu nguyện cho bàn tay đừng lầm lỗi Bắt đầu từ tuổi véo von A- đam không đi học E- va không đi học Bày tay không vâng lời Bàn tay lọ lem vặt trái cấm Loài người sinh ra. Hoá công Mượn xác Càn Khôn Vi hành trên cõi Sáu mươi tư quẻ Gieo xuống trần gian Sinh sự mà thản nhiên đến nỗi Chỉ loài người đổ lỗi cho nhau. *** Thiền xứ Vòm trời có một lỗ thủng thiền quang rơi xuống phật đài trên cao em qui y giữa toà tam bảo * ngoài kia ai thỉnh chuông em trong lòng gõ mõ nam mô nam mô tiếng côn trùng vẫy gọi nam mô nam mô từ lỗ thủng thiên đường . Ơ này, thời gian Sẽ đến lúc Ta bận tâm về người Như bận tâm Khi cài cửa bấm khoá Nhưng bây giờ thì chưa * Và rồi đến lúc Người bận tâm về ta Ðứa con hoang Người trót sinh nở Nhưng bây giờ thì chưa * Không đâu, không đâu Người đào huyệt mả Chôn tiếng khóc của ta Chôn tiếng cười của ta Chôn hơi hướng của ta mà * Ta biết đấy Người biết đấy Nhưng bây giờ thì chưa . Lối nhỏ
Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ Em thả bước chán chường Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá Gót chân em nện xuống dữ dằn
Có lối nhỏ vương cây xấu hổ Em sợ nó khép cành
Biết làm sao bây giờ Chính lối này đưa em tới anh... Người thoáng qua Giá như kịp nói với nhau một lời thôi... trân trọng Giá như cùng sánh vai một lần thôi... đường vắng Giá như đừng hỏi... tại sao mà giá như Giá như gặp lại... cũng chỉ là giá như. 4-2008 Mười năm tiếng khóc Khóc cho hết hơi Khóc cho trời sập Khóc cho cột điện đổ Khóc cho tà vẹt trôi Khóc cho còi tàu câm bặt Khóc cho tau lái rời vô lăng Khóc cho đoàn tàu không dám lăn bánh Tình lặng: Nụ cười em lãnh đạm Đôi mắt em lơ đãng Đâu phải cho anh Mà để tự hành hình Chớ dừng chân Khi vô tình gặp em anh nhé Em mang bản án chung thân gái đã có chồng Ánh lửa Hãy để ánh lửa bập bùng sáng Dù đang lúc đôi mắt anh Phóng ra mũi tên tẩm thuốc Nhằm rơi rụng trái tim em BẢN CHẤT Một cơn lốc bất chợt Xóa sạch nếp nhăn ĐỒI CÁT uốn lượn, khô khan... Ta nhắm mắt đợi chờ Một khuôn mặt mới (chân dung CÁT) phẳng phiu, an lành? Không đâu! Bao nhiêu nếp nhăn kia kìa... Mới tinh uốn lượn và khô khan...
BẢN XÔ-NAT... Anh chỉ vào vầng trăng rồi Lại hứa... Anh ạ, Em không trách anh đâu! Bởi vì Trong trái tim tha thứ của em Vầng trăng bắt đầu biến tấu những giai điệu dối lừa...
CÁ TÍNH - Cà fé đắng lắm Phải cho thêm đường anh ạ. - Đường để mà ngọt, café để mà đắng, Ai ai cũng trộn hai thứ đó vào nhau Để làm gì hở em?
CÓ HAI NGƯỜI YÊU NHAU "Người uống rượu lọc bằng quả thận Anh uống rượu lọc bằng trái tim, em hỡi!" Câu ca như bữa cơm ngày ngày... Người đàn ông say sưa hát Người đàn bà say sưa cắp nách vỏ chai chạy đến cửa hàng... CỨ ĐẾN TẾT LÀ TÔI MUỐN BỎ NHÀ ĐI... [ Lời một người Hoa ] Dư thị Hoàn Cứ đến tết là tôi muốn bỏ nhà đi... lang thang, đến một nơi nào đó thật xa, không ai hỏi han mình, thuê một quán trọ hoặc nhà của một thổ dân nào đó... mua mỳ ăn liền, bánh quy mặn và phomai, dự phòng cho mấy ngày tết không có tiệm ăn nào mở cửa, đêm giao thừa chỉ cần một tách café, thật nóng... Trong làng văn chương nhiều người biết nhà thơ Trịnh Hoài Giang - ông xã tôi, là người hiểu biết và chiều chuộng vợ con (tuy phải chịu nhiều thiệt thòi ở cơ quan công sở, chỉ vì lấy vợ là Hoa kiều). Hai cậu con trai tôi đều đã trường thành, không ăn bám. Cậu thứ hai Tuệ Giang sau khi tốt nghiêp, được giữ lại làm giảng viên trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Cậu đã dạy bảy năm ở trường và được thỉnh giảng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nha Trang... Cậu vốn là đứa ít nói, còn lập thuyết về cái tật ngôn bất xuất khẩu của mình: "Người ta tập một năm để biết nói, nhưng lại tập sáu mươi năm để biết im lặng đấy mẹ ạ!". Thế mà lại rơi vào đúng cái nghề nói nhiều, không biết lúc đứng trên bục giảng cậu ta lảm nhảm ra làm sao, chịu! Vi Thùy Linh bào: "U Hoàn không biết chứ, anh ấy là mì chính cánh của trường đấy!" chịu. Hiện nay cậu nhận được học bổng, xong chương trình thạc sĩ, tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ ở Úc. Năm ngoái có đón bố mẹ sang Úc chơi ba tháng. Cậu đã có vợ là một cô gái người Indonexia gốc Hoa theo đạo thiên chúa, đang công tác tại ngân hàng Nam Úc. Cậu cả của tôi Thy Giang, làm đại diện cho một hãng dầu nhờn Mỹ, biệt phái sang văn phòng đại diện của hãng ở Oman đựơc mấy tháng là xẩy ra chiến sự ở Irac. Cậu trở về dồn toàn bộ đồng lương kiếm được từ tay đế quốc tư bản, về mở quán café Giang guitar ở Hải Phòng. Cậu học ghi ta từ lúc 8 tuổi, và nay đã gần 40 tuổi mới có cơ hội thực hiện ước mơ "một mình với ghita" theo đúng nghĩa là vô giá. Cậu có khả năng mua nhà riêng và lo được cuộc sống tươm tất cho một gia đình. Cưới cô vợ Thủy Dung trẻ hơn cậu mười tuổi, nguyên là tổ trưởng bộ môn múa đoàn văn công Hải quân và từng đoạt giải đôi giầy vàng môn khiêu vũ của thành phố. Cậu còn có biệt tài thôi thúc cô vũ công quanh năm suốt tháng đi phục vụ hải đảo mà vẫn nôn ọe say song suốt tháng quanh năm ấy, bye bye Trường sa Hoàng sa để trở về thiên chức làm vợ của mình. Thùy Dung xuất ngũ với hàm trung úy và trở thành cô chủ quán Giang ghita nhộn nhịp và đúng đẳng cấp ghita! Cô con dâu trưởng của tôi đã rút lui khỏi tiền tiêu bấp bênh, về làm hậu phương vững chắc cho người chồng si mê âm nhạc và ba đứa con thiên thần của tạo hóa... Chỉ có người đàn bà yêu nghệ thuật mới chịu để âm nhạc ngốn gần hết phần thu và chi của gia đình Giang ghita. Giữ chân tôi hiệu quả nhất phải kể đến ba đứa cháu nội. Chúng rất cần tôi để làm trọng tài cho các cuộc oan sai, cần tôi để có cơ hội khoe tài và cần tôi để nhiều điều bí mật của chúng được thỏ thẻ giót vào lỗ tai... Cháu trai Thy San 10 tuổi học piano trước khi biết chữ và chaú gái Đan Nhi 9 tuôi học violon đã được gần hai năm, thằng út Lam sa mới 3 tuổi mà cứ giành lấy bộ trống thổ dân da đỏ, đánh không biết mệt mỏi, không hề sai nhịp phách. Chúng chỉ chờ tôi có mặt là cuống quit chạy đi khuân ghế, lên dây đàn, tìm quyển sách nhạc, thế là đưa mắt cho nhau hô "một, hai". Chỉ cần pha xong ấm trà là chúng thiết kế xong "sân khấu", chúng hòa tấu những bàn nhạc mà biết là nhằm trúng sở thích của tôi: Ave Maria (gôunnd), Vũ khúc Hunggari, Năm trăm dặm...và mỗi lần lại khoe thêm một bài tập mới. Chúng cũng có cảm giác là bà nội lại sửa soạn cho một chuyến đi xa, vì tết sắp đến rồi mà... Tôi có một gia đình êm ấm, hạnh phúc, như thế đấy... Giá như không có cuộc chiến 1979, giá như không xẩy ra biến cố người Hoa... Đã ba mươi năm trôi qua, vẫn còn tươi rói những hình ảnh: Tết thanh minh năm nọ, không ngờ lại là bữa tiệc cuối của xum họp đại gia đình, hình ảnh má và các em các cháu tôi chen lấn trong dòng người lũ lụt ra ga, leo lên tàu hỏa. Thê thảm nhất là đàn bà con trẻ, họ lếch thếch, hỗn loạn, và yếu ớt, họ giao phó nỗi hốt hoảng cho bất kỳ ai có mặt hôm đó, giao phó cho đoàn tàu chở họ tới một đất nước được gọi là tổ quốc trong muôn vàn bất trắc và mong manh? Họ trở về quê hương và không hiểu tại sao, vì lẽ gì? Chị chồng tôi ra tận nhà ga ôm lấy ba mẹ con tôi đang gào khóc nhìn đoàn tàu mất hút trong đêm tối... Đúng vào thời điểm đó, chồng tôi thay mặt ban thường vụ Hội Văn nghệ Hải Phòng cùng với hội phó Văn Tiến, đi dự lễ thành lập Hội văn nghệ thành phố Đà Nẵng. Ít lâu sau nghe tin đại gia đình tôi được phân nhà có đủ nồi niêu bát đũa chăn màn ở một nông trường Hải Yến, Đài Sơn, Quảng Đông. Người lớn đều đi trồng mía và đủ ăn. Một năm sau, tôi mới nhận được lá thư của má từ trại tị nạn Hongkong gửi về. Khóc rằng hai cậu em trai tôi đã mất tích, bỏ lại một mớ vợ góa con côi, ở nông trường không sống nổi. Má tôi dắn díu cả nhà 11 mạng nhược tiểu xuống thuyền chài bến cảng Bắc hải, bán hết vàng để đánh cược trong cuộc chạy loạn lần thứ hai ... Từ đó tôi mất liên lạc với gia đình, nghe đồn rằng họ đã được chấp nhận sang định cư ở nước Mỹ. Qua thư tôi biết thêm chi tiết hai cậu em trai ở Trung Quốc năm đó (đầu năm 1979) bị lãnh đạo nông trường gọi lên để giao nhiệm vụ, làm phiên dịch cho quân đội chuẩn bị tham chiến đánh Việt Nam. Ngay đêm đó hai cậu khăn gói trốn khỏi nông trường. Nghe nói họ vượt biên sang HongKong rồi bị bắt, lại nghe nói họ bị dân quân bắn chết khi ẩn náu ở trong rừng khu vực Huệ Châu gần Hong Kong. Lại nghe đồn họ bị chết đuối khi bơi qua eo biển sang HongKong... Má tôi đi hết các trại giam theo người mách bảo, nhờ cậy người ta tìm kiếm ở các trại tị nạn cũng không kết qủa. Ba cụ đã mất sau hai năm liệt giường bởi tai biến mạch máu não rồi được chôn cất ở ngoại ô Niuooc tháng 6 năm 98, thọ 72 tuổi. Nước Mỹ đã quá hạch sách và luôn tỏ ra nghi ngờ một cách khả ố, ngay cả khi chất vấn một người đến xin visa nhập cảnh chỉ với một tia hy vọng báo hiếu và đoàn tụ như tôi. Tại văn phòng đại sứ qúan ở Hà nội, tôi đã khổ sở không dưới bốn lần và nếm đủ mùi cay đắng lép vế trước bộ mặt trịch thượng, sắt đá đại diện cho công quyền Amenica. Bây giờ hai em dâu tôi đã tái giá và ba đưa nhỏ mồ côi cha đã trưởng thành trong sự săn sóc của quỹ nhà thờ hợp chủng quốc. Hai cậu em tôi thế là mất xác, ba mươi năm bặt tin rồi còn gì! Cha tôi là giáo viên trường trung học Hoa Kiều ơ Hải Phòng, được tặng thưởng nhiều bằng khen giấy khen, 1974, còn một năm nũa là đủ tuổi về hưu thì ông bị công an đến còng tay (không có án), tôi chỉ biết ông là cựu sĩ quan Quốc Dân Đảng Tàu Tưởng, từng nhiệm chức chánh văn phòng đại diện Quốc Dân Đảng đóng tại Cửa Bắc Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Sau khi mãn hạn chín năm tập trung cải tạo, ở khắp các trại giam Lao Cai, Lam Sơn, Kiểu, Cẩm Thủy, Bãi Chành... ông đã tìm đường sang Mỹ, hiện đang ở với cô em út Đán Thứ. Từ đó tôi chưa gặp lại cha, và không biết còn cơ hội nữa không? Nếu người Mỹ vẫn một mực chứng tỏ họ là giống người ưu việt nhất thế giới thông qua thái độ ngạo mạn và trịch thượng trong việc cấp visa! Người đã 93 tuổi rồi còn gì... Thế là từ đó, gia đình tôi tan tác như một bầy chim vỡ tổ, bay loạn xạ. Dòng máu của người thân vẫn tiếp tục tuần hoàn trong trái tim thương tích của tôi. Vết đau buốt nhói ấy lại tái phát vào những buổi chiều cuối, trong bữa cơm đoàn tụ. cúng gia tiên ... Tôi đã viết những bài thơ đầu tay trong đớn đáu mất mát đó ( Mười năm tiếng khóc, Bức thư người Hoa, Tổ quốc - trong tập "Lối nhỏ" ) và đã bất đắc dĩ trở thành nhà thơ (*)... Tôi sợ nỗi buồn lại bành trướng sang con sang cháu mỗi khi tết đến xuân sang, thế là lại ba lô lên đường... Viết xong rạng sáng ngày 17/2/2009 Tại Linh Đàm -------------------------------------- (*) Hiện là nhà văn người Hoa duy nhất trong Hội nhà văn Việt Nam (kết nạp năm 1996).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top