BHLK

Loét tì đè:
- Giai đoạn:
1. Đỏ da.
2. Loét nông.
3. Thấy mô mỡ.
4. Lộ gân cơ.
- Đổi tư thế mỗi 2 giờ, tránh đặt áp lực lên mấu chuyển đùi và mắt cá ngoài, nằm nghiêng 30°.
- Duy trì đầu giường thấp nhất có thể, giảm tiếp xúc xương cụt.
- Gác chân và gối dưới đùi.

Thoái hóa khớp:
- Tiêu chuẩn:
1. Tuổi > 50.
2. Cứng khớp sáng < 30 phút.
3. Có tiếng lạo xạo.
- Điều trị không dùng thuốc:
1. Giảm cân
2. Tập thể dục: dưỡng sinh, thái cực quyền, tập căng giãn, đi bộ vừa phải.
3. Kích thích điện.
4. Siêu âm.
5. Liệu pháp lạnh - Liệu pháp nhiệt.
6. Massage.
7. Dụng cụ chỉnh hình: lót giày mặt nghiêng bên 5-10 độ giảm độ vặn xoắn đưa ra ngoài của khớp gối.
8. Băng thun, nẹp bảo vệ: mất vững khớp.
9. Dụng cụ hỗ trợ: nạng giảm chịu lực.
- Thuốc điều trị:
1. Giảm đau: NSAIDs (theo dõi khó tiêu, loét, viêm dạ dày, chảy máu. Ức chế bơm proton, H2 và sucrafate hoặc misoprostol (tiêu chảy, ăn không tiêu)). Acetaminophen (an toàn hơn khi suy thận). Tramadol 25mg x 3 ngày, tăng từ từ (buồn nôn và buồn ngủ, gây nghiện khi lệ thuộc opioid). Nhóm gây nghiện narcotic phóng thích chậm liều thấp (oxycodone SR 10mg) mức độ trung bình đến nặng kém đáp ứng acetaminophen hoặc NSAIDs đơn độc. Liệu pháp tiêm corticoid vào khớp khi không thể cải thiện với thuốc giảm đau hoặc chống chỉ định NSAIDs.
2. Giãn cơ: đau cột sống kèm co cứng cơ.
3. Giảm đau thần kinh: thoái hóa cột sống chèn ép: Gabapentin, Pregabalin
4. Bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamin sulfate: 1500 mg/ngày. Chondroitin Sulfate: 400 – 800 mg x 2. Diacerein (chống viêm): 50 mg x 2.
5. Thay đổi cấu trúc sụn khớp: Diacerhein, Doxycyclin, Risedronat (nhóm biphosphonate), kháng interleukin-1, ức chế men tiêu protein MMPs của chất nền, ức chế tổng hợp NO cảm ứng, ức chế tín hiệu nội bào như P38, MEK-1/2, JNK.
6. Tiêm chiết xuất từ acid hyaluronic: thoái hóa khớp gối và háng nhẹ đến trung bình. Thay thế, duy trì độ nhớt dịch khớp, bảo vệ tổ chức khớp, cải thiện cấu trúc sụn khớp.
7. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma - PRP) tự thân.
8. Liệu pháp tiêm tế bào gốc tách chiết từ mỡ bụng hoặc từ tủy xương tự thân.

Loãng xương
- Khối lượng xương đỉnh thấp.
- Biện pháp không dùng thuốc:
1. Tập vận động: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ.
2. Dinh dưỡng: calcium 1000-1200 mg/ngày, D 800-1200 UI/ngày, Protein và các yếu tố vi lượng.
3. Hỗ trợ: PHCN, VLTL, động viên tinh thần.
4. Hạn chế thuốc lá, rượu bia, tránh lạm dụng thuốc (đặc biệt corticosteroids).
5. Tránh té ngã.
- Thuốc chống hủy xương:
1. Nhóm bisphosphonates: uống lúc sáng sớm bụng đói, với một ly nước lớn, sau uống 30 phút mới ăn sáng và/hoặc đi nằm để tránh bị viêm thực quản do thuốc. Zoledronic acid (Aclasta) là thế hệ mới nhất, chỉ cần dùng một liều 5mg truyền tĩnh mạch mỗi năm một lần.
CCĐ Biphosphonates: Dị ứng, suy thận giai đoạn cuối.
2. Calcitonin từ cá hồi: mới gãy xương (đau và nằm tại chỗ sau gãy xương).
3. Nhóm hormon và thuốc giống hormon: điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs). Estrogen (Premarin) hay estrogen và progesteron (PrempakC, Prempro). Nhóm hormon sinh dục nam (Androgen) cho nam giới sau tắt dục (andropause): testosreron.
- Thuốc tăng tạo xương: không có ở VN.
- Thuốc tác dụng kép.

Bệnh thận mạn
- Điều trị:
1. Bổ sung calci vì ruột hấp thu giảm (< 500 mg/ngày) do giảm calcitriol huyết thanh. Dùng calcium carbonate hoặc acetate, uống buổi tối hoặc trong lúc ăn để tăng hấp thu.
2. Điều trị tăng phosphat máu: Hạn chế thức ăn giàu phosphat: 1,4 g/ngày tương đương 9,8 g/tuần. Sử dụng thuốc gắn phosphat.
3. Điều trị toan chuyển hoá.
4. Điều trị tăng acid uric: hạn chế protein.
- Dinh dưỡng:
1. Năng lượng: NCT 30 kcal/kg/ngày.
2. Đạm: NCT 0,75-0,8 g/kg/ngày. Cá dễ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt nhiều omega 3, cá thu, cá hồi, cá ngừ. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch nên ăn ít nhất 25g đạm đậu nành/ngày.
3. Béo: 30% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, chất béo bão hòa (mỡ bơ, nước luộc thịt) dưới 10%. Acid béo thể trans, hydrogen hóa chất béo (mỡ, margarine, sữa động vật ăn cỏ và thức ăn nhanh, quy trình công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao) dưới 1%.
4. Đường (Carbohydrate): 55-60% tổng năng lượng. NCT thiếu men đường ruột lactase nên không thủy phân được đường lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, lactose không hấp thu mà chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột tạo khí, làm chướng hơi và tiêu chảy. Nên thường xuyên ăn yaourt, tránh uống sữa lúc đói, uống lượng ít trong vài ngày đầu và tăng dần.
5. Xơ: một số tan được như pectin bị bẻ gãy thành acid béo chuỗi ngắn như acetate và butyrate, chất dinh dưỡng quan trọng cho niêm mạc ruột già hấp thu muối và nước. Loại không tan không tiêu hóa tạo phân, ngăn ngừa táo bón.
6. Dịch (nước): 50-80% khối cơ thể. Trao đổi chất, điều chỉnh nước trong tế bào, vận chuyển chất dinh dưỡng, điều chỉnh nhiệt độ và thanh thải chất. 2200Kcal thì cần 2,2- 3,3 lít/ngày. 50% từ uống nước, còn lại từ thức ăn và chuyển hóa chất sinh năng lượng. NCT khả năng nhạy với cần nước kém đi nên không thấy khát. 30ml/kg/ngày.
7. Vitamin: A: giảm thanh thải qua gan và mô, bổ sung có thể gây ngộ độc. D: thiếu. K: ảnh hưởng bởi kháng sinh, sulphamit và kháng vitamin K. Vitamin tan trong nước: NCT tiêu hao và cần năng lượng ít hơn, nên không thiếu. Thiếu B6 để chuyển hóa acid amin và các phức hợp liên quan; B12 ở người sa sút trí tuệ. Folate chuyển hóa acid amin và tổng hợp nucleic. Cần nhiều C do giảm hấp thu từ ruột và giảm tái hấp thu từ thận.
8: Muối khoáng: bổ sung calci.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #interview