Hãy tìm ra cách chi tiêu bằng sổ tay chi tiêu
Dù mất hàng tiếng đồng hồ để nhập các khoản thu, chi trong tháng trước vào sổ tay chi tiêu, nhưng sau khi nhập xong toàn bộ các hạng mục, anh cảm thấy rất hồ hởi, anh cũng có hi vọng rằng cuộc đời mình chắc chắn sẽ có những bước biến chuyển rõ rệt.
Trước tiên, anh thử tính khoản chi tiêu trong tháng trước. Ở một vài hạng mục, anh nhìn thấy ngay mình đã tiêu hơi nhiều, nên khoản chi này khá cao. Ngược lại, có những hạng mục thì anh lại không mua gì, cũng như không tiêu gì đặc biệt, nhưng khoản chi của anh vẫn rất cao. Tò mò muốn tìm hiểu nguyên nhân, Kim Min Seok rà soát lại một lần nữa các khoản chi tiêu mà mình đã nhập.
Tại sao các hạng mục chi tiêu lại luôn có giá trị thực tế lớn hơn so với những gì anh dự kiến? Lúc này, anh mới cảm nhận được câu nói "mưa phùn làm ướt áo". Mỗi khi thanh toán các khoản 10 nghìn, 20 nghìn won anh đều nghĩ "chỉ có từng ấy thôi mà" và cứ thế chi ra, nhưng nếu gộp nhiều lần đó lại sẽ thành một khoản tiền lớn hơn nhiều so với dự đoán.
Nhìn toàn bộ các hạng mục chi tiêu, so với các gia đình khác thì nhà anh không có khoản nào chi tiêu quá nhiều, nhưng ở 3 hạng mục thì lại cao hơn rất nhiều so với các gia đình khác.
Trước tiên, tiền học gấp 2 lần so với chi phí trung bình trong thu nhập, và đạt mức gần gấp 4 lần trong các hạng mục chi phí bắt buộc. Nguyên nhân là do chi phí học tiếng Anh cho con gái lớn của anh là 500 nghìn won/tháng và 500 nghìn won tiền gửi cho nhà vợ trong việc trông nom cháu.
Hạng mục thứ hai là chi phí xe cộ. Ba năm trước, anh mua xe bằng phương thức trả góp trong vòng 36 tháng, tiền trả góp mỗi tháng là khoảng 600 nghìn won nên tỉ lệ chi phí xe cộ không thể không cao được. Tuy nhiên, ngoài tiền trả góp thì các khoản chi phí phát sinh bắt buộc khác cũng không phải là ít.
Thứ 3 là chi phí trả lãi cho khoản vay thế chấp ngân hàng để mua nhà 2 năm trước. Khi nhận được khoản vay thế chấp, anh nghĩ đây chỉ là khoản chi phí không đáng kể vì giá nhà lúc đó đang cao, nên anh nghĩ khó quá thì bán nhà đi cũng không sao.
Dù gia đình anh không chi tiêu khoản gì quá đáng, nhưng nếu bây giờ anh không điều chỉnh lại việc chi tiêu thì dù gia đình anh kiếm tiền nhiều gấp 2 lần so với mức trung bình của các gia đình khác , thì anh cũng không thể trù bị cho tương lai của mình bằng các gia đình khác.
Kim Min Seok in bảng so sánh với thu nhập trung bình của các gia đình khác rồi cầm ra phòng khách. Ngay cả vợ anh, khi mới nhìn vào bảng so sánh cũng bất ngờ. Dù chị nghĩ rằng số tiền tiết kiệm của gia đình hàng tháng không quá ít, nhưng chị cũng tự an ủi rằng chỉ cần 3 tháng sau nữa, khi trả hết số tiền trả góp mua xe thì khoản tiền tiết kiệm hàng tháng của anh chị sẽ tăng lên 2 lần. Song sau khi nhìn vào bảng so sánh thì chị nghĩ rằng vấn đề ở đây không phải tăng tiền tiết kiệm mà nằm ở thói quen chi tiêu hàng ngày.
Kim Min Seok và vợ quyết định sẽ giảm việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Hiện tại, kể cả thẻ bách hóa thì tổng số thẻ tín dụng mà Kim Min Seok có là 7 chiếc, còn vợ anh hiện có 5 thẻ. Cả 2 quyết định sẽ bỏ thẻ tín dụng, trừ thẻ mua hàng ở bách hóa, các loại thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi và thẻ thanh toán chi phí giao thông.
Cả hai cùng quyết tâm rằng trước khi sử dụng bất kỳ thẻ tín dụng nào cũng phải suy nghĩ xem đó có phải là chi phí cần thiết hay không.
Sau đó, anh băn khoăn về việc có nên tiếp tục sử dụng chiếc xe hơi 2.500cc mà mình đang lái hay không. Xe 2.500cc đương nhiên là máy khỏe rồi, lại còn có ghế sô-pha bằng da ở bên trong. Nhưng quan trọng hơn là ánh mắt ghen tị của người đi đường mỗi khi anh lái chiếc xe này. Tuy nhiên, anh cũng đã nghĩ về việc giá xe giảm và thực tế là chi phí bảo dưỡng cho nó quá nhiều.
Sau khi bàn bạc với vợ, Kim Min Seok quyết định bán chiếc xe hiện có và mua một chiếc xe cũ hạng 1.500cc. Tính theo giá hiện tại, chiếc xe của anh là 17 triệu won, còn chiếc xe cũ động cơ 1.500cc chỉ có 7 triệu won, như vậy anh có thêm 10 triệu tiền mặt và hàng tháng sẽ tiết kiệm khoảng 1000 nghìn won tiền xăng nữa.
Cuối cùng là vấn đề có nên tiếp tục chi 500 nghìn won hàng tháng để trả tiền lớp học tiếng Anh cho con hay không. Đương nhiên, tầm quan trọng của tiếng Anh như thế nào thì không cần phải nói, nhưng với một đứa trẻ chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ thì việc học tiếng Anh có mang lại hiệu quả tối ưu hay không. Sau hơn một tiếng đồng hồ bàn bạc cùng vợ, cuối cùng anh quyết định sẽ bật băng tiếng Anh cho con nghe và sẽ giao tiếp với con các hội thoại cơ bản thay vì chuyển con đến trường mẫu giáo bình thường.
Kim Min Seok quyết định sẽ cùng vợ viết sổ tay chi tiêu ngay từ ngày hôm nay va cùng nhau lên dự toán các chi phí cho tháng tới. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ thảo luận, 2 vợ chồng đã lập ra dự toán như sau.
Hàng tháng, nếu gia đình anh chi tiêu các chi phí sinh hoạt nằm trong ngân sách dự toán thì mỗi tháng anh có thể tiết kiệm được 1,79 triệu won. Tức là anh cũng sẽ tiết kiệm được thêm 1,17 triệu won so với hiện tại. Như vậy, tỉ lệ tiết kiệm của gia đình anh sẽ là 30,8%, cao hơn tỉ lệ bình quân của các gia đình khác. Sau khi lên dự đoán như vậy, hàng tháng với số tiền 1,79 triệu won, mức lãi suất là 4% thì anh tò mò không biết sau 25 năm nữa, khi mình 60 tuổi thì số tiền đó sẽ là bao nhiêu. Và số tiền anh tính được 806,4 triệu won.
Nhìn vào con số vừa tính toán, anh có phần phấn chấn hơn. Vì số tiền tính ra nhiều hơn so với dự kiến ban đầu của anh. Nếu bắt đầu từ bây giờ, hàng tháng anh tiết kiệm được 1,79 triệu won trong vòng 25 năm có thể anh sẽ không cần phải lo lắng cho tuổi già của mình. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể đi đúng theo những gì mà chúng ta dự đoán. Sau 5 năm nữa, khi đứa con thứ 2 bắt đầu vào học mẫu giáo thì vợ anh sẽ nghỉ việc, nên thật khó để gia đình anh có thể tiết kiệm được 1,79 triệu won hàng tháng.
Kim Min Seok bắt đầu thử tính xem sau khi vợ anh nghỉ thì nhà anh có thể tiết kiệm được bao nhiêu. Tính khoản nọ khoản kia, chi tiêu tiết kiệm hết mức thì cũng khó để vượt qua con số 400-500 nghìn/tháng. Cộng cả số tiền trong 5 năm, mỗi tháng tiết kiệm được 2,79 triệu won và số tiền anh tiết kiệm được trong 20 năm sau đó, mỗi tháng là 500 nghìn won thì số tiền anh có được sau 25 năm chỉ còn có 286 triệu 520 nghìn won. Để an hưởng tuổi già mà bản thân anh mong muốn thì đến năm 60 tuổi, ít nhất anh cũng càn phải có 540 triệu won, tức là anh vẫn còn thiếu hơn 250 triệu won nữa. Hơn nữa, số tiền này là kết quả tính toàn bộ các thu nhập của gia đình anh, chứ anh vẫn chưa tính đến các khoản chi phí khác như: tiền hịc, tiền đám cưới cho con, tiền mở rộng nhà,...nếu tính cả chi phí đó thì anh sẽ còn thiếu khoảng 400 triệu won nữa.
Tiết kiệm có thể đảm bảo phần nào cuộc sống về già, nhưng anh nghĩ rằng mình cần có đối sách khác nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top