Chương 2: Liệu tôi có thực sự hạnh phúc khi về già ?

Khi nào bạn cần phải chuẩn bị cho tuổi già của mình?

Tỉnh giấc, Kim Min Seok bắt đầu thở dốc. Anh thấy thật may mắn biết bao vì hình ảnh nhận phần cơm ở nhà dưỡng lão không phải là sự thật. Anh ngồi trước máy vi tính mà trong tai vẫn còn nghe đâu có tiếng vợ anh hỏi tại sao lại tắm đến tận 2 tiếng.

Ngay sau khi bật nút nguồn, một âm thanh nhỏ phát ra và máy bắt đầu khởi động. Tim anh vẫn đập thình thịch. Những hình ảnh trong giấc mơ vẫn còn hiện rõ ràng trong đầu anh. Vẫn chưa hoàn toàn trở về với cảm giác thực tại, trong anh xen lẫn nhiều câu hỏi khác nhau.

"Nếu 10 năm sau mình bị mất việc thì sẽ thế nào? Liệu sau khi nghỉ việc rồi, mình có thể kiếm được tiền không?"

"Hiện tại, số tiền tiết kiệm hàng tháng chỉ có khoảng 600 nghìn won, nếu tiết kiệm sau 10 năm thì cũng chỉ là 72 triệu won, tính thêm cả tiền lãi là 86 triệu won... Nếu tiết kiệm 20 năm thì sẽ có 172 triệu won, số tiền này có lẽ chưa đủ để lo cho tuổi già."

"Không được. Bọn trẻ đang lớn dần, tiền học cũng tăng lên, vậy hàng tháng sẽ rất khó để có thể tiết kiệm được 600 nghìn won. Rồi mình lại sống trong nợ nần do vay ngân hàng để bù trừ cho những khoản thâm hụt trong chi tiêu giống như Tiên ông đã chỉ ra cho mình."

"Nhưng liệu giá nhà có giảm đến thế không?"

"Tiền trợ cấp hưu trí sẽ là bao nhiêu ? Liệu số tiền đó có đảm bảo cuộc sống khi về già hay không ?"

Ngay sau khi màn hình máy tính hiện lên, Kim Min Seok bắt đầu truy cập vào Internet . Lúc đầu tuy hơi lưỡng lự chưa biết nên tìm thông tin gì, nhưng sau đó, anh quyết định sẽ tìm hiểu xem những người khác đã chuẩn bị tuổi già của họ như thế nào.

Sau khi đăng nhập vào trang chủ của Tổng cục Thống, anh hoàn toàn ngạc nhiên trước tài liệu mà mình thấy. Tài liệu của Tổng cục thống kê cho thấy sự vô lo của người Hàn Quốc về vấn đề trù bị tuổi già so với người dân nước khác như thế nào.

    Nếu theo tài liệu của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc năm 2005, cứ 10 người lại có 4 người không chuẩn bị cho tương lai về già của mình, trong số 6 người chuẩn bị cho tuổi già thì có 3 người phải phụ thuộc vào tiền trợ cấp hưu hoặc tiền nghỉ hưu. Kết quả là số người đang chuẩn bị cho tuổi gài của mình mà không phụ thuộc vào tiền trợ cấp chỉ có 3 trên tổng số 10 người.

    Trường hợp tuổi 50 là  tuổi về hưu thì 3 trong số 10 người không chuẩn bị gì cho tuổi già của mình. Tệ hơn, dù số tiền trợ cấp hưu trí không nhiều do thời gian đóng ít, nhưng chỉ có 45% số người được hỏi coi tiền trợ cấp hưu trí quốc gia là cứu cánh của mình khi về già. Điều này khiến anh nghi ngờ liệu việc trù bị cho tuổi gài có hiệu lực hay không?

    Trường hợp tuổi về hưu trên 60 tuổi thì tình hình con nghiêm trọng hơn, 5 trong số 10 người được điều tra đều không chuẩn bị gì cho tuổi gài của mình, 30 % trong số này nghĩ rằng con cái họ sẽ phụng dưỡng mình. Do vậy, đối với người gìa  trên 60 tuổi thì họ gặp khó khăn về tài chính(45,6%) nhiều hơn so với các vấn đề về sức khỏe (27,1%).

    Ngồi đọc các tài liệu, Kim Min Seok bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc.

    "Vậy thì mình có đang chuẩn bị cho tuổi già của mình hay không ?"

    Anh thấy tim mình đập nhanh hươn với cảm giác sợ hãi đang lấn át. Anh luôn tự hào về căn nhà đẹp, chiếc xe hơi đắt tiền và cuộc sống sung túc, nhưng khi nào sẽ về hưu và sau khi về hưu thì anh cần bao nhiêu tiền để dưỡng già, anh chưa từng một lần suy nghĩ về điều đó. Hơn nữa, để có được số tiền đó thì hàng tháng anh cần phải tiết kiệm bao nhiêu và sử dụng số tiền đó như thế nào, anh cũng chưa từng nghĩ tới.

    Anh không còn tâm trạng nào nữa. Mọi người không chuẩn bị cẩn thận cho tuổi già thì họ cũng không thể biết trước được tuổi già không có sự trù bị đáng sợ và bi thảm đến mức nào. Ngay cả chính bản thân anh, đến tận hôm nay vẫn còn nghĩ "không hiểu sẽ ra sao".

    "Liệu họ có biết không? Họ đang phạm tội coi thường tương lai của chính bản thân mình..."

    Anh thử đọc các bài báo liên qua đến vấn đề tuổi già và tìm hiểu trang web tín dụng có nội dung tài chính cho tuổi già, anh thấy thật mông lung, không biết mình nên bắt đầu từ đâu.

    Anh quyết dịnh việc tính toán chi tiết sẽ làm sau, còn bây giờ anh sẽ tính xem mình sẽ sống thọ bao nhiêu tuổi.

    Thử tìm kiếm tài liệu thống kê của Bộ Y tế cùng các bài báo liên quan trên internet, anh thấy số liệu năm 2003 cho biết tuổi thọ trung bình của nam giới Hàn Quốc là 73,9, còn ở nữ giới là 80,8. Tuổi thọ này đã tăng lên ở nam là 1,8 tuổi, ở nữ là 1,3 tuổi so với 3 ba năm trước đó. Nếu tốc độ lão hóa này tiếp tục xảy ra thì sau mấy chục năm, sẽ là thời đại mà chúng ta cần tính đến tuổi thọ trung bình 100.

    Tài liệu thống kê về y tế và phúc lợi do Bộ Y tế ban hành năm 2005 như sau:

Nếu xét theo xu hướng thì sau 50 năm nữa ước tính tuổi thọ của nam khoảng 85, còn tuổi thọ của nữ là trên 90. Gỉa sử mình sống đến 85 tuổi thì sau này mình vẫn còn khoảng thời gian là 50 năm. Nhưng nữ giới thường có tuổi thọ cao hơn nam giới, vợ mình lại kém mình 3 tuổi nên sau khi mình chết, vợ mình sẽ phải sống một mình. Nếu mình lập kế hoạch thì mình sẽ phải lưu tâm đến yếu tố này."

"Nếu mình sống đến 85 tuổi thì vợ mình lúc đó sẽ 82 tuổi. Khi đó giả sử tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn nam giới 7 tuổi thì vợ mình sẽ sống đến 92 tuổi. Nếu vậy, sau khi mình mất đi, vợ mình sẽ phải sống một mình 10 năm."

Anh bắt đầu cảm thấy lo lắng với suy nghĩ cuộc sống dài hơn so với những suy nghĩ thường ngày. Anh cũng chưa tưởng tượng được là mình sẽ phải bỏ lại vợ mình sống một mình suốt 10 trời.

"Gần đây, tuổi nghỉ hưu của giám đốc các bộ phận thường vào khoảng từ 50 đến 55. Nếu mình nghỉ hưu lúc 55 tuổi thì sau này mình sẽ làm việc thêm 20 năm nữa, sau đó vợ chồng mình sẽ sống thêm 30 tuổi và vợ mình sẽ sống thêm 10 năm một mình ?"

Anh cảm thấy tim mình như nghẽn lại. 20 năm kiếm tiền và phải chuẩn bị cho 40 năm tuổi già, suy nghĩ ấy khiến cảm giác mình đang đứng trước một bức tường quá lớn. Ngay từ bây giwof dù hàng tháng anh có tiết kiệm 1 triệu won thì trong 20 năm số tiền ấy chỉ cho phép anh tiêu 600 nghìn won mỗi tháng khi về già. Hơn nữa, thực tế số tiền anh tiết kiệm hiện tại chỉ có 500 nghìn won mà thôi. Nếu cộng cả hai số tiền đó lại thì cũng không phải là con số an toàn để anh có thể an hưởng tuổi già.

Anh nghĩ rằng mình phải lưu thời gian nghỉ hưu lại. Vì vậy, sau khi nghỉ hưu tại công ty, anh sẽ phải kiếm một công việc khác và làm việc cho đến khi 60 tuổi, anh lấy con số 25 năm là thời gian làm việc còn lại của mình. Do đó, thời gian về già được giảm đi chỉ còn 35 năm ( vợ chồng sống chung là 25 năm, vợ sống một mình 10 năm). Gỉa sử chi phí mà vợ anh sống một mình sau khi anh chết sẽ được giảm đi 50% và anh giả định lấy thời gian 30 năm là khoảng thời gian mà 2 vợ chồng sống cùng nhau (25 năm+ 10 năm *25%) và quyết tâm lập ra kế hoạch tuổi già của mình.

Dường như anh sẽ phải chuẩn bị tài chính trong vòng 25 năm tới để sống cho 30 năm sau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top