Thiếu niên Vô Tình
Con có nghe được tiếng tiêu chăng?
Trước nay, Vô Tình vẫn luôn cho rằng tiếng tiêu là thứ tiếng u oán nhất trên thế gian này.
Rất du dương.
Rất đẹp.
Là thứ âm thanh buồn thảm nhất.
Cho đến ngày y nghe tiếng nhị hồ.
Nghe nhị hồ tấu một khúc, y đã hiểu thế nào là “ưu”, thế nào là “thương”.
Tên khúc nhạc là “Đoạn trường”.
Đoạn trường đến mức tựa như đứt từng khúc ruột.
Giang hồ này rất xa xôi, là hiệp khách rất đỗi đoạn trường.
"Con có nghe được tiếng tiêu chăng?"
Trước lúc đi xa, Chư Cát tiên sinh đã hỏi y câu này.
Vô Tình gật đầu
“Con đã nghe thấy”
Y nhẹ đáp.
“Ồ, con đã nghe được gì? Có ấn tượng gì sâu sắc không?”
Chư Cát cúi đầu xuống để nhìn rõ gương mặt luôn tránh né ánh mặt trời hoặc chỉ để mặt trời chiếu xuống một phần của ái đồ, nhìn y bằng ánh mắt yêu thương hỏi rằng:
“Cảm giác thế nào?”
“Toái mộng thường”
Vô Tình nghĩ kĩ rồi mới đáp:
“Nghịch thuỷ hàn.”
“Ồ”
Sau khi thốt lên một tiếng như vậy, Chư Cát tiên sinh chau mày lại một hồi. Tại sao một thiếu niên niên kỉ còn nhỏ lại thích nghe thứ nhạc thê thương, cô tịch đến vậy!
“Con rất thích phải không?”
“Rất cảm động.”
“Vì sao?”
“Vì nghe rất tĩnh mịch.”
“Ồ”
Chư Cát Tiểu Hoa “Ồ” một tiếng. Cho dù Chư cát tiên sinh chí trị tráng tâm thiên lí, hùng tâm vạn trượng, một lòng bảo vệ xã tắc, an lòng vạn dân, trợ giúp đương kim thánh thượng, dùng quyền cước cứu giúp mọi người, nhưng ông cũng có những ngày niên thiếu rất đỗi tĩnh mịch. (Xem thêm trong “Thiếu niên Chư Cát” hệ liệt), có tài mà không gặp thời. Huống chi Vô Tình thân tàn tật, muốn luyện công cũng khó khăn, muốn trở thành người đứng đầu lại càng khó khăn. Nhưng thiên tính y cố chấp không cam chịu, một mực ở bên ngoài “Nhất điểm đường” cung. Một đứa trẻ sinh ra trong cảnh giàu có như vậy, sống trong cảnh sung sướng, thay đổi thành ra cô ngạo như vậy, quả thực khiến Chư Cát Tiểu Hoa thêm phần lo lắng.
Ngày ấy, Chư Cát tiên sinh tuy một lòng phò trợ thiên tử nhưng trong tim vẫn nuôi chí làm nên nghiệp lớn, trị quốc bình thiên hạ, đền ân báo oán, hạ sát tể tướng Chương Đôn, đuổi hắn khỏi triều đình. Ông cũng nhiều lần tiến gián lên Hoàng thượng. Chư Cát một tay lấy canh tân làm chính, lấy đức phục chúng, tiến cử người tài, tuyển chọn người hiền, giải quyết án oan, diệt trừ gian thần. Lúc đó ông quyền cao chức trọng, lo lắng chuyện lớn, được hai triều thiên tử nể trọng, chống đỡ triều chính, lấy dân làm trọng, đại sự làm chính, trung hưng triều cang. Bởi vậy, trong thời gian nuôi dưỡng Vô Tình, do chưa phải lúc nên ông khó mà bỏ hết tâm sức.
Bởi thương cho người bạn cũ, ông thâu dụng Vô Tình, quyết không bỏ rơi. Ông cũng muốn đem tuyệt nghệ cả đời truyền lại cho y, chỉ tiếc rằng Vô Tình là người tàn tật, không thể nào đạt được công phu cao thâm, cũng không thể luyện được ngạnh môn nội công, chân khí không tụ lại được, cố tình luyện tập thì còn gặp nguy hiểm hơn.
Xem xét nặng nhẹ, Chư Cát đành truyền cho Vô Tình khinh công, cầm nã đẳng sơ cấp, còn lại tập trung dạy y cách sử dụng thâu phóng ám khí. Bên cạnh đó ông dạy Vô Tình cách sử dụng binh pháp, kế sách, trận pháp, đặc biệt mời vài người bạn chi giao của ông: Thạch Đại Công, Ca Thư Lãn Tàn, Thư Vô Hí, Nãi Chí Thư đại khanh, Ca Thư Cừu Miên Đắng, có cơ hội để giảng dạy cho y nghe về võ lâm ngoại sự bên ngoài, giang hồ truyền ngôn, những cấm kị bình thường trong hắc bạch lưỡng đạo. Vì thế thiếu niên Vô Tình tuy hành động bất tiện, không thể đi lại khắp nơi xong lại đọc được quá ngàn quyển sách của cao nhân chỉ dạy, biết được nhân tình thế thái trong giang hồ, thế đạo hiểm ác ra sao.
Vô Tình đối với thi thư kinh điển, đọc một lần là nhớ, đối với những tuyệt chiêu trong võ lâm, giang hồ phong ba, y đặc biệt hứng thú, nghe di nghe lại mà vẫn rất hứng thú. Mỗi lần nghe lại là một cảm giác khác nhau, không thể khước từ. Y hằng mong muốn được gia nhập giang hồ nhưng không thể, lòng dẫu rất muốn mà không thể làm. Chư Cát muốn quy ẩn giang hồ không được, Vô Tình muốn nhập giang hồ mà không xong.
Chư Cát tuy rất quan tâm đến ái đồ, song có những chuyện ông cũng không thể quản nổi.
Có những điều biết mà không thể làm, nhưng có những chuyện đại thị đại phi mà lại không thể không làm.
Thậm chí không quan tâm cả hậu quả.
Chống lại tất cả, ngàn người oán, vạn người không, vẫn phải trực diện mà làm.
Làm sao để hiểu được đây?
Làm sao để oán trách đây?
Đến cuối, ta vẫn phải tận lực.
Ta không thể lùi bước.
Ta đã làm.
Ta đã làm.
Chư Cát đang nghĩ như vậy.
Hồi ấy rời xa Vô Tình tại Thiên Nhai Nghĩa, bàn tay nắm chặt thanh băng đao đang tan dần, diện đối nhất hành huyết hoa dĩ lệ. Cũng đã gần năm năm. Vô Tình khi ấy mới chỉ là một thiếu niên.
Thập phần ưu sầu.
Lúc này Vô Tình đã thành thục, có thể mau chóng nhập giang hồ, trở thành võ lâm thiếu niên kì tích.
Nhưng y vẫn còn non nớt một chút.
*
Chư Cát Tiểu Hoa lúc này vẫn không nói gì đặc biệt để gợi mở cho y.
Bởi ông biết Vô Tình tư chất thông minh, thính lực sớm đã bộc lộ, chỉ cần có thời gian tất sẽ thông ngộ. Tới khi kinh nghiệm tích luỹ đạt đến thâm hậu tất sẽ thông suốt. Vô Tình do một tay sư phụ chăm sóc dạy dỗ, hết lòng khuyên nhủ. Người khác nghe tên đã thấy e sợ, ngại ngùng. Lần đầu gặp gỡ y, sau một hồi đả kích mới phát hiện đó chỉ là sự trầm lặng.
-- Nhưng khi ấy y không biết liệu người sư phụ công lao như cha mẹ này có ở bên cạnh y mãi mãi không, có nghe được tiếng lòng và sự hối tiếc của kẻ thông ngộ này không.
Vì thế, Chư Cát chỉ đưa cho Vô Tình một cây tiêu:
"Khi rảnh rỗi con hãy tập thổi nhưng đừng tấu quá nhiều những âm thanh ai oán, sẽ không tốt cho tâm trạng. Đôi khi, thưởng thức âm nhạc, luyện viết thư pháp, vẽ tranh hay đọc sách cũng là một cách điều tiết tâm mạch, trị lý tính tình, rất có lợi."
Vô Tình nhận cây tiêu, trong mắt lộ vẻ cảm động.
Đó là một cây cổ tiêu.
Trên thân trúc có những điểm hồng nho nhỏ.
Như lệ.
Như huyết
Y biết Chư Cát thế thúc vẫn lo lắng cho y, quan tâm tới y. Tuy ông phải trị quốc bình thiên hạ, vẫn cứ lo lắng cho y.
Y bất giác nở một nụ cười nhẹ.
Một chút lạnh lẽo.
Một chút tàn khốc.
Chư Cát quá hiểu đứa con này, khi y buồn, đôi mắt ngấn lệ; lúc y khóc, bộ dạng càng trở nên lạnh lùng, tàn khốc, ngang tàn. Y vẫn thường dùng bộ dạng này để che giấu suy nghĩ của mình, tạo cho người khác vẻ lãnh khốc đến rợn người. Nhưng khi có gì không vừa ý, y lại khẽ nhếch mép cười, thậm chí ước lược thấu lộ liễu điểm bất tiếu. Nhận ra, Vô Tình có gì đó muốn nói, Chu Cát lên tiếng hỏi:
"Con không đồng ý sao? Phải chăng có điều gì không vừa ý? Con không muốn học nhạc?"
Vô Tình cười lười biếng:“Không, giống như đương học vậy. Con sẽ học được thôi.”
Chư Cát cười:“Được, con bất đồng với lời của ta.”
(Quả nhiên không thể nói dối thế thúc!)
Vô Tình trong lòng chỉ thán phục một điều: thế thúc bận như vậy, lần nào đến cũng vội vội vàng vàng nhưng mỗi câu nói, mỗi ánh mắt, mỗi lời hỏi thăm đều chứa đựng sự than thiết. Sự quan tâm ấy mãi khắc sâu trong lòng y. Tuy là đến vội vàng rồi đi cũng vội vàng, nhưng ông tuyệt đối không cẩu thả, sơ suất hay lơ là.
Không quá nhiều người thành công trước khi nhận được sự quan tâm. Thực sự, thế thúc luôn có sự quan tâm chân tình như vậy.
“Con có thể nói thực được không?”
Y nhìn Chư Cát bằng một đôi mắt trong trẻo.
“Con nói đi.”
“Người sẽ không giận khi nghe con nói chứ?”
Cặp lông mi dài của y hơi lưa thưa.
-- Đối với thế thúc, y một lòng vừa kính vừa yêu.
“Ta sẽ không giận.”
“Thực chứ?”
“Ta thích nghe con nói.” Chư cát cười cười nói, vỗ nhẹ đầu Vô Tình: “Nghe con nói, lúc nào ta cũng cảm tưởng được sự tưởng tượng vô biên.
“Học âm nhạc, hội hoạ, thư pháp, đọc sách … rất dễ chịu. Càng học lên cao càng gần đến nghệ thuật. Đắc kì hình, càng thích thú. Đắc kì thần, càng vui sướng. Chẳng qua, thư pháp tả không thể giải thích phẩm chất con người cao đẹp dường nào, sách có thể nêu được con người tà ác chừng nào. Chẳng có gì để biết được nhân phẩm tốt là sao. Người xem, xưa đến nay, những nghệ nhân, nhạc sư, tình tình đều thập phần bạo lệ, thậm chí kiêu căng cuồng vọng. Điều trị tính tình như vậy, giống như không nhiều quan hệ lớn."
Vô Tình được khuyến khích, nói ra ý kiến của mình.
“Thế thúc để con học tiêu, con rất vui, chỉ là, con sợ không khống chế được tính tình, nhưng thực sự chỉ là tình cảm nhất thời.”
Chư Cát lắng nghe, hốt nhiên gương mặt như phủ một làn sương mỏng.
Vô Tình cũng cảm giác được.
Y hơi sợ một chút:
“Thế thúc… Nếu con nói sai gì, người đừng coi trọng…”
Chư Cát thở dài một cái, vỗ nhẹ đầu Vô Tình, xoa đầu y, thở dài:“Con nói không sai, chẳng qua là, những lời đó, không nên do một thiếu niên như con nói ra."
Năm đó, Chư Cát tặng y cây tiêu này.
Tên của tiêu là “Tiểu vẫn”.
Tên này không phải do Chư Cát Tiểu Hoa đặt.
Vốn dĩ cây tiêu có tên khác.
Cây tiêu này cũng có lai lịch riêng.
Nguyên danh của nó là “Thiết oản”.
Chẳng qua là Chư Cát không nói với y.
Ông nghĩ khi có dịp, ông sẽ nói
Dài như thời gian thành thục, gió thổi hoa tụ lại nở, dài như khí trời chuyển dần sang lạnh, nhạn bắc tụ hội bay về phương nam.
Chư Cát khi dạy học, luôn đòi hỏi người học không ngừng tìm hiểu. Ông cũng chỉ giúp người đó khai đạo chứ quyết không truyền thụ nhiều.
Bởi điều đó là vô dụng.
Cũng không có hiệu quả.
Vô Tình đặt tên tiêu là “Tiểu Vẫn” bởi vì y cảm thấy mỗi lần y thổi tiêu, tựa như đầu ngón tay đương hôn lên từng lỗ tiêu nhỏ.
Đôi khi là thân vẫn.
Đôi khi là khinh vẫn.
Có lúc lại giống với biệt vẫn.
Y rất thích học thổi tiêu. Dạy y, là “tam Thư”
““Tam Thư” là ai?
“Tam Thư” là ba người bạn của Chư Cát tiên sinh đương thời: Ca Thư Lại Tàn, Thư Vô Hí, Thư Hán Vũ.
Ca Thư Lại Tàn vốn hâm mộ đại sư huynh của Tự tại môn là Tàn đại sư vì tác phong hành hiệp trượng nghĩa, do đó đổi tên thành “Lại Tàn”. Ông từ thuở niên thiếu đã sớm đông chinh tây phạt, dưới triều Triết Tông đã lập được không ít chiến công hiển hách. Nhưng giờ đây, ông không còn hứng thú với chốn sa trường, cũng đã rời bỏ võ lâm. Thật là vừa lại vừa tàn. Ông chỉ mong bên cạnh giúp Chư Cát Tiểu Hoa cơ mưu, bày kế sách, chơi cờ, uống rượu và chuyện trò. Những thứ công danh, phú quý khác ông đều không màng tới, chỉ muốn vui chơi thoải mái và vẫn kiên quyết đối đầu cùng các quyền thần, vương hầu. Lúc nhàn rỗi ông chỉ nghĩ tới những chuyện đáng nhớ. Sau đó là ghi ghi chép chép, những cuốn sách xếp thành từng chồng cao ngất. Đó chính là Tri bất túc trai mà Chư Cát Tiểu Hoa đã tặng cho ông.
Lúc này, thế lực của Thần phủ hầu chưa hoàn toàn được kiến lập.
Thần phủ hầu cũng chưa hoàn toàn được định chỉ.
Lúc bấy giờ, Chư Cát mới được Huy Tông trọng dụng. Chư Cát một lần ra tay hộ giá thành công, được đương kim thánh thượng tin tưởng nhưng do thực lực chưa đạt đến tuyệt kĩ, danh tiếng cũng chưa có nên Triệu Cát chưa phong cho chức Thần hầu phủ. Nhờ tuyệt thế võ công mà ông được đưa vào cung, hộ giá thánh thượng.
Lúc đó Chư Cát đang ở tại “Nhất điểm đường”.
Nơi đây là nơi cư ngụ của các quyền thần được hoàng đế đương triều trọng dụng. Hoàng đế khi có việc cần triệu tập hoặc triều đình có việc trọng đại đều lưu lại đây một vài ngày. Các vị đại thần ở xa để dễ bề ngự chuẩn chiếu lệnh hoàng đế có thể nghỉ tại cuối nội điện. Dần dà, Chư Cát thiết kế được một điện mới có tên “Hoàng hoá điện”. Các quan đại thần như Tằng Bố , Chương Đôn , An Đôn , Đồng Quán , Thái Kinh , Thái Du , Lương Sư Thành , Vương Phủ , Chu Mẫn… tranh giành nhau ngự trong điện đó. Tuy bề ngoài họ phân chia rõ ràng địa phận nhưng thực trạng lại hết sức phức tạp, ngoại tranh nội đấu, tựa như thuỷ triều cuộn sóng, chỉ một sơ suất nhỏ cũng mang hoạ sát thân.
Chư Cát lặp lại minh lệnh, phủ của ông cùng các thuộc hạ đều được bảo vệ cẩn thận, quyết không thể có bất cứ sơ hở nào.
Chư Cát xuất hiện tại lầu ba “Tri bất túc trai” của Nhất điểm đường, được ba sư đồ Ca Thư Lại Tàn giãi bày kỉ sự, tư liệu. Ca Thư đôi khi cũng giúp Chư Cát vận trù duy ác, thẩm thời độ thế, tránh ngôn gián kế.
Thư tiếp theo là Thư Vô Hí. Người này từng làm quan trong triều tới chức quan nhị phẩm, bị bãi quan thành thường dân, thăng trầm vài đợt nhưng ông vẫn vui vẻ, không chút bận tâm, hào mại đại khí, không coi trọng tiểu tiết, làm theo cách của mình. Ông hiện tại là thượng tân của Chư Cát tiên sinh, nói cách khác, đây là thời kì “thất ý” của ông.
Thư cuối cùng là Thư Hán Vũ.
Ông nguyên là “Chinh biên đại tướng quân”, đã lập rất nhiều chiến công trên chiến trường, khiến quân địch thoái lui, thắng rất nhiều trận oanh oanh liệt liệt. Đương nhiên bách chiến sa trường thành danh – Thư Hán Vũ cũng bị đánh bại.
Trận thứ bốn mươi bảy trong cuộc đời ông chiến thắng, ông đã tiêu diệt được rất nhiều quân xâm lược, khiến chúng đều quy phục. Nhưng chỉ vì tiện tử phá gia khiến triều đình xử trảm toàn gia, may nhờ Chư Cát giúp đỡ và cầu xin khắp nơi, Thư Hán Vũ mới may mắn thoát tội chết.
Thư Hán Vũ sau thất bại kia, quay lại với võ thuật, mai danh ẩn tích, từ quan quy ẩn, Tên hiệu Đại Khanh có từ đó, tự đào hố chôn thân. Nói một cách khác: trận đánh đó ông chôn rất nhiều quân địch nhưng cũng chôn không biết bao đồng bào, cũng là chôn chính mình. Và cũng từ đó trở đi, Thư Hán Vũ không còn xuất hiện nữa.
Trong lòng ông giờ chỉ còn là những hố sâu. Cả đấu trí của ông cũng chôn trong những hố sâu đó.
Ông với những chiến hữu cùng sống. Cùng chết
Là do Thư Đại Khanh.
Chư Cát vì thế mà lưu Thư Đại Khanh tại “Nhất điểm đường”
Ông đối đãi như khách quý.
Anh hùng không hỏi xuất xứ.
Hảo hán bất kể thành bại.
Trước khi lên đường, Chư Cát giao Vô Tình cho Tam Thư dạy dỗ, tự nhiên y sẽ chăm chỉ học tập. Ông thỉnh “Tam Thư” và Đại Thạch Công cùng một nghĩa tử khác của mình đa đa chiếu cố Vô Tình.
Ông thuỷ chung vẫn lo lắng.
Không thể an tâm.
Bởi vì cậu thiếu niên yếu đuối và mẫn cảm ấy.
Ông không ngại việc cơ thể tàn tật của cậu, điều làm ông e ngại là xử sự theo cảm tình.
Vì ông đã sớm nhận ra cậu thiếu niên Thịnh Nhai Dư, kì thực là một thiếu niên đa tình.
Đa tình sẽ bị vô tình đả thương
Vô tình thực chất rất có tình
Là một người rất tĩnh mịch, thiên tư thông minh, Vô Tình sau khi được Chư Cát tặng trúc tiêu, không quá nửa tháng đã học được cách thổi, hơn nữa còn thổi rất hay, nghe rất êm tai, rất u oán, rất cảm động.
Trong tiếng tiêu luôn có một vẻ cô đơn và sầu thương vô hạn. Nhưng âẩn mà lộ. Bế tắc và thất bại. Tưởng như người ngoài không biết mà nghe được sẽ sởn cả da gà vì sợ.
Thậm chí công lực tu vi của y còn đạt đến mức cao thâm tương đương với Ca Thư Lại Tàn, Thư Vô Hí, Thư Đại Khanh. Ba người lắng nghe, đều cùng trong một chỗ, bỗng nhiên có chút kinh ngạc.
Tựa như hoa rơi lệ cảm động, bỗng hận chim biệt kinh tâm.
Tựa như mùa xuân hoa nở khắp thành, bỗng e sợ quốc phá san hà.
Ai cũng cảm giác được nhưng lại không biết sao lại có cảm giác đó.
Mọi người không thể nói là vì sao.
Mọi người cũng nói rằng cảm giác đó không được cho phép.
Bản thân Vô Tình đương nhiên không biết điều đó. Y chỉ cô đơn. Y thổi tiêu, thổi ra nỗi bất bình, nỗi sầu hoài, nỗi thất ý và đau buồn của y.
Thất ý và ủ rũ?
Phải.
Y thất ý vì tự y phát hiện: hiện tại trong phương diện luyện tập võ công, y vĩnh viễn không thể đạt đến đại thành.
Y vỡ mộng bởi lẽ y đã đạt đến cảnh bế tắc.
Như thế làm sao y ra ngoài, làm sao ngang dọc giang hồ? Làm sao làm nên đại sự? Làm sao tạo ra sự nghiệp lớn? Làm sao trợ giúp Chư Cát tiên sinh? Làm sao tận triển sở trường?
Đừng nói là làm nên chuyện lớn gì, giờ một đoạn đường cực ngắn thôi, y cũng chẳng đi nổi; so với người bình thường, y làm gì cũng khó khăn hơn gấp vạn; y luyện loại công phu khinh thân mà lại chẳng thể nhấc người lên nổi, ngã lăn ra trên chiếc luân ỷ.__Y làm sao có thể ra ngoài? Làm sao có thể thành công? Không thể thay đổi cơ thể, không thể thay đổi vận mệnh, bằng cách nào để hành hiệp đây? Bằng cách nào để trượng nghĩa đây? Bằng cái cách nào để giữ thân trong sạch giữa cõi tục thế đáng sợ này?
Thậm chí, y hiện tại không thể tự lo cho bản thân được, một mai thành gia lập thất, nằm ngoài tầm với của y.
Y luyện ám khí, không thể đột phá.
Y tập khinh công, không thể thi triển.
Vậy y sống còn để làm gì?
Không có tiến bộ, chết có tốt hơn không?
Đệ tam chương:
Bình trung cảo
Y thổi tiêu, trong tiếng tiêu, có nỗi bất bình và tĩnh mịch của y.
Y đương tìm lại bản thân, tìm phương thức để sống.
Y không muốn liên luỵ người khác. Y cũng không muốn phụ thuộc vào ai cả.
Y muốn chiếu cố cho những người nhỏ yếu. Nhưng hiện tại, y mới là người cần được chiếu cố.
--Từ lúc Thiết sư đệ bái sư, tuy nhập môn sau nhưng đã được thế thúc cùng triều đình đã thưởng thức tài năng và coi trọng. So sánh với bản thân y, y muốn giúp người ta mà chẳng thể giúp được gì.
Đó là vướng mắc trong lòng y. Y giờ có khác chi cái bình cảnh đâu.
*
Không thể có đột phá, kêu bằng bình cảnh.
Không thể mở nổi gì, kêu bằng kẻ qua đường.
Bế quan thực không phải dễ. Bởi nếu lòng cứ do dự, nghĩ mãi không thông, trăm đường không được thì căn bản không thể thụ chế.
Muốn bế quan được, trước hết phải trụ được khí, phải biết ấn nhẫn, trầm tiềm.
Bế quan không chỉ là tự mình đóng cửa lại.
Bế quan thực chất là một loại tu hành, một loại tập luyện.
Phải nhẫn nại.
Phải kiên nhẫn.
Phải im lặng chờ cơ hội.
Phải chờ thời cơ đến.
Để bổ sung cho khả năng.
May ra có thể phá quan để ngộ ra.
Sau đó, bế quan mới có giá trị, không phải ụổng phí.
Khả năng bế quan là bất túng bất kỵ.
Lúc đó, Vô Tình vẫn không đột phá được. y vẫn chỉ phong bế bản thân.
Ngồi trên chiếc mộc luân ỷ (xe lăn gỗ) do đích thân Chư Cát tạo cho y, tựa như đóng kín bản thân mình.
Cổ họng y đột nhiên tắc nghẹn. Y đang bị giam cầm trong một chiếc bình giữa biển lớn vô tận. Y chỉ là một chiếc bình trong biển lớn ấy, bé nhỏ, phiêu bạt giữa trong không gian của những đợt sóng, chìm nổi vô định, không đến được bờ, cũng không nhìn thấy y. Trên miệng chiếc bình giữ chân y phải chăng khắc một tiếng cầu cứu khẩn thiết, hay một tiếng kêu ai oán?
Không thể biết.
Có những sinh mạng rất yếu đuối, rất mỏng manh, chỉ có thể bay trong gió, tuỳ gió quấn đi.
Sinh mạng của y thực sự rất đáng thương sau? Rất vô dụng sao?
Y không biết
Y không biết
Y không biết
Y không biết
Y không biết
Y không biết
Y không biết…..
Y đổi khúc nhạc, mới thổi được một nửa, bỗng nhiên một câu hỏi xuất hiện trong lòng y: Y chẳng nhẽ thực sự không thể chống lại vận xấu sao? Định mệnh của y thực sự không thể thay đổi sao?
Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết….Thực sự mệnh do trời định không do mình định sao?
Định mệnh của ta ta không thể thể quyết định thực sao?
Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết. Không biết….
Y càng nghĩ càng loạn, tiếng tiêu càng mạnh hơn. Bỗng nhiên y ngừng thổi. Âm không thành điệu, thanh không thành vần.
Giữ lúc đó, bỗng có một tiếng cười.
“Ha!”
Vô Tình trong tâm rất loạn, có trăm mối lo lắng, tất cả bị một tiếng cười cắt đứt dòng suy nghĩ.
Y giật mình:
“Ai?!”
Không có tiếng đáp.
Lúc này y đang tại hậu viện của “Nhất điểm đường”. Y thực ra đã trốn tới góc khuất nhất của đình viện. Ở đây chỉ có vài cây lớn, vài bụi tường vi, cây đào, cây liễu, cây hoà thụ, cự đại, sơ lạc, tán cây rộng phủ bóng mát để y ẩn mình trong bóng cây ấy.
Y dạo này như thế.
Khi có ánh dương quang thì y ẩn trong bóng tối.
Khi tàn ánh dương quang thì y lại tắt đèn.
Khi có ánh trăng thì y giấu mình trong phòng.
Y là đứa trẻ bỏ rơi ánh sáng.
Y cũng là đứa trẻ bị ánh sáng bỏ rơi.
Y hiện tại chỉ có một mình, ẩn mình trong một góc của hậu viện, thổi tiêu, đoạn, rồi lại tiếp tục, rồi lại đoạn, đoạn đoạn tiếp tiếp, khúc nhạc mãi không thổi thành, không thành giai điệu gì hết.
Y thực sự rất cô tịch. Cô tịch mà không có tiếng nói nào, tự dưng trở thành cố chấp. Y không thích nhìn thấy người khác, cũng chẳng thích người ta thấy y tàn phế.
Y trốn ở một góc tường. Một nửa vầng trăng hắt lên khung cửa sổ. Trên một khung cửa khác là mấy bức tự mộc hình vuông. Y không hề biết phía sau bức tường kia còn một người khác nữa.
Dù sao sau bức tường kia thực sự có một người.
Tiếng cười ấy, khiến Vô Tình sợ.
Y cất tiếng:
“Ai?!”
Nhưng không có tiếng trả lời.
Không có ai ngoài y.
Vô Tình chỉ cảm thấy khuôn mặt nóng ran: là kẻ hèn kém nào lại nấp sau tường lắng nghe tâm khúc rối loạn của y, thậm chí còn nghe được tiếng y khóc. Phải chăng y thực sự đang khóc?
Y tưởng tượng, suy nghĩ mãi: suy luận rằng tiếng đó đến từ bên kia cửa, bèn cất tiếng hỏi:
“Là ai?”
Chẳng có ai ngoài y.
Bên kia tường u u tịch tịch, cảm tưởng như là đình viện của một toà nhà hoang phế đã từ rất lâu rồi.
Vô Tình tưởng tượng nhưng vẫn không cam tâm. Y cố gắng tì cánh tay yếu ớt của mình vào tay luân ỷ, tay kia cố gắng với lấy một cành liễu, cuối cùng cũng trèo lên được khung cửa sổ bán nguyệt.
Đầu y từ từ ngẩng lên.
Với sự giúp sức của thân thể nhỏ bé của y, cuối cùng y cũng lên được đến phiến song cao nhất.
Y đã nhìn được vào bên trong.
Y đã nhìn thấy thế giới phía bên kia tường.
Bên đó có những giả sơn, nước chảy, hoa mộc nở lặng lẽ, trong hồ có vài con cá đang giỡn đuổi nhau.
Vô Tình bỗng nhìn thấy hai đoá nguyệt quế, một vàng một đỏ, đang nở, thực là thập phần kiều diễm. Y nhìn kĩ hơi, đột nhiên phát hiện:
Đoá màu vàng thiếu mất hai cánh.
Đoá màu đỏ thân và cành rời nhau ra.
Y không biết vì sao mình lại hứng thú với hai đoá hoa đó đến vậy, có thể vì trên đoá hoa có một đôi bướm sặc sỡ đang bay múa.
Trong vườn chẳng có ai.
Vậy tiếng cười kia phát ra từ đâu?
Đúng lúc đó, y ngửi được một mùi:
Hương.
●
Một mùi hương hơi lạnh.
Một mùi hương bay bay.
Lãnh hương.
-- Thực ra có một mùi hương lạnh, tại mắt, tại tai, tại y phục, tại tâm?
●
Đã quá ngọ, ánh mặt trời dạo bước nhẹ như mèo con, hoàng hôn phủ một màu vàng mềm mại như nhung xuống, chiếu rõ một màu vàng, yên ả phi thường.
Vô Tình lúc đó chỉ nghĩ:
Là mùi hương gì đây?
Hảo hương.
●
Y không gặp người nào cả, trong lòng buồn buồn, thực sự không biết làm sao, cũng có một chút thất vọng.
Y cảm thấy không còn sức lực nào, buông rơi cành liễu, thả mình xuống luân ỷ, bỗng nhiên từ trên trời một vật đâm thẳng xuống.
Vật đó thực sự rất nhọn.
Vô Tình tránh không kịp.
Không thể tránh kịp.
Que nhọn đó đã ở trước mặt.
-- Nhưng que nhọn đó không đâm vào miệng hay họng y mà đưa thẳng ra trước mũi y.
“Này, cho ngươi này!”
Đệ tứ chương:
Liên nguyệt sắc dã phân ngoại minh
(Ánh trăng cũng chẳng phải một phần ánh sáng)
Nhìn thấy mũi kiếm ấy đột nhiên hướng về mình, đôi mắt trong suốt của Vô Tình chợt biến sắc.
Nhìn kĩ, Vô Tình thực sự đỏ mặt vì ngượng:
-- Nếu que tre đó đâm thẳng vào y, cổ y đã có một cái lỗ, không sống nổi nữa rồi.
-- Y đã không phát hiện ra, người kia, ở sau bức tường có ô cửa sổ bán nguyệt.
Y đã bất cẩn!Lại còn thất sát!Thậm chí còn thất thủ!
Nếu như đối phương muốn đối phó với y, e rằng y đã mất mạng rồi!Dù sao, y vẫn còn thất kinh.
Dáng vẻ thất kinh đó của y, đối phương đã nhìn thấy.
Đối phương của y còn cười một tiếng.
Tiếng cười thanh như tiếng suối reo, nước hồ thu chuyển sắc thành vàng.
Vô Tình bấy giờ đã không nhận ra.
Y xấu hổ vì sau một lúc tìm kiếm, nhòm qua song cửa bán nguyệt mà tìm nhưng vẫn không thấy đối phương đâu.
Y thở dài một tiếng, chỉ thấy ngay trước mặt một xâu long đảm quả cắm thành thanh trúc nhọn kia.
Hạt vàng.
Hạt hồng.
Trông như tim gà vậy, vỏ quả thuần một màu xanh, từng quả trông sáng long lanh, thoạt nhìn đã muốn cắn một miếng rồi.
Y nhất thời ngốc nghếch hỏi:- Là cái gì đây?
Nhưng thực ra y vẫn chưa dám cầm lấy.
“Cho ngươi ăn đấy!”
Một giọng nữ cười cười như bị ai đó hớp hồn bằng bức hoạ, vui không tả xiết.
“Đừng sợ, ta không làm ngươi bị thương đâu.”
Y nhìn.Và nhận lấy.
Y muốn nói gì đó, phía bên kia tường chỉ phát ra một tiếng “suỵt” gió mà chẳng thấy người đâu cả.
Vô Tình thậm chí còn không nhìn thấy cô gái kia.
Trông ra sao.Hay cũng nắm chặt tay.Xâu quả kia nằm trong tay y là một xâu:
Long đảm quả ●
Hai mắt y mở to, nhìn chăm chú vào xâu long đảm quả hồng hồng đỏ đỏ. Đột nhiên, chân đạp vào không trung, ngã xuống, đập vào chiếc luân ỷ, không trụ được phải kêu lên một tiếng “ái”, tựa như đàn chó sói bị đánh ngã, nằm thẳng trên nền cỏ, hô hấp cực nhọc.
Y dùng cả hai tay, một tay trụ lên luân ỷ, tay kia bám lấy cành liễu, đỡ lấy xâu long đảm quả. Tay kia đột nhiên không giữ được lâu, một chút sơ suất, y ngã nhào xuống, may mắn là không bị trọng thương.
Y ngã xuống. Cảm giác lúc này không phải đau đớn mà là sợ hãi vì bị cô gái kia nhìn thấy.
Sau đó y nhận ra mình đang nằm trên nền cỏ, vị cô nương đó ở bức tường bên kia, tuyệt đối không thể nhìn thấy. Tuy vậy, y cũng không dám khinh cử vọng động.
Phải chăng nỗi sợ hãi vẫn chưa biến mất trên khuôn mặt?
Y nắm chặt nắm xâu long đảm trong tay. Thật may là y chưa đánh rơi.
Y cứ như vậy nằm rạp xuống thảm cỏ rậm rạp. Rất lâu, thậm chí y không hay biết vị cô nương kia đã rời đi từ lâu. Màn đêm dần buông xuống. Vô Tình vẫn nấp mình dưới bãi cỏ. Một vài cọng cỏ đâm ngang mặt y.
Y thuỷ chung vẫn chưa nhìn thấy cô gái kia.Chỉ nhớ được một mùi hương phảng bay trong gió.
●
Gió, thực sự rất nhẹ.
Ngay cả những cọng cỏ đâm ngang mặt y cũng rất nhẹ.
Thứ cỏ dài đó, chỉ, chỉ khiến y hơi ngứa một chút.
Còn ánh trăng, đặc biệt sáng trong đêm ấy.
●
Ngày thứ hai, y lại đến góc tường nơi bắc viện.
Ánh mặt trời chiếu thẳng xuống.Cành liễu đung đưa.
Y y vô định, hoa hoa thảo thảo tranh khoe sắc.
Lúc đó, y không thổi tiêu.
Y chỉ nhìn chăm chăm vào bán nguyệt song kia.
Trong tay y là một xâu hồ lô ngào đường.
Y đợi rất lâu. Không chút động tĩnh.K hông có động. Chỉ có tĩnh.
Nếu có động, chỉ là cành liễu trước mặt đung đưa đung đưa.
Rồi gió thổi ngang qua.
Gió cuốn mây đi, gió vượt qua núi, đi đến tận cùng nhân gian rồi bất ngờ trở lại, để mình cậu thiếu niên Thịnh Nhai Dư đối diện bức tường dưới ánh dương quang rực rỡ, u u sầu sầu.
Đầu cầu nước chảy, bên kia tường, tiếng nước róc rách.
Có thể, gió cuốn đi những tâm tư và tâm tình.
Vô Tình thực sự rất muốn trèo qua cửa mà đi.
Nhưng y không là vậy.
Y nắm chặt xâu hồ lô trong tay, và chờ đợi.
Cho đến khi trưa ngả về chiều, chiều tàn hoàng hôn xuống, hoàng hôn mang sao về.
Hoàng hôn tinh.
●
Y không thể chờ hơn được nữa.
Đêm đó, ánh trăng đưa y về lại“Nhất điểm đường”.
●
“Vì sao con buồn vậy?”
Thư Đại Khanh hỏi, trong đôi mắt cậu thiếu niên có một nỗi u sầu.
Y lắc đầu.Mặc nguyên quần áo đi ngủ.
Đi ngủ mà không ngủ.
Ngoài khung cửa, sao lấp lánh như hoạ.
Y lẩn tránh trên giường, qua song cửa sổ, nhìn bầu trời bên ngoài.
Y đột nhiên nghĩ:
Trong đêm trăng tịch mịch ấy, phía sau khung cửa nơi bán nguyệt soi tỏ của bắc viện sẽ xảy ra chuyện gì?
Đêm nay hoa sẽ nở?
Đêm nay bướm sẽ bay?
Đêm nay nước sẽ chảy?
Đêm nay cá sẽ bơi?
Y không biết khi nào tới được nơi đó. Y đột nhiên đi ngủ.
Vô Tình ngay cả đi ngủ cũng cầm theo cây tiêu. Tiêu được đặt trên người kẻ không hề cô đơn ấy.
Ngày thứ ba, y trở lại bức tường nơi bắc viện.
Gió vẫn thổi.
Nhật lệ.
Nhưng vẫn không có chuyện gì xảy ra.
Đột nhiên, bên kia tường vọng lại từ tư xa xa một tiếng cười nhỏ vui vẻ.
Nghe không rõ lắm.Y dồn hết tâm sức, cố gắng lắng nghe nhưng vẫn không rõ lắm.
Y im lặng, tuyệt không nhắc tới chuyện bị ngã ở bãi cỏ. Lần trước, tại nơi bị ngã đó, y phát hiện một giống cỏ lạ, thân rất ngắn, lá cũng rất nhỏ, chụm lại một chỗ. Mỗi một cọng chỉ dài chừng một ngón tay, có cọng lại dài như một vòng hoa, hệt như một vòng tròn bằng nhung. Hễ đưa tay chạm lên lá, lá lập tức cụm vào trong, tựa như xấu hổ.
Tuy vậy, loại cỏ này cũng đủ dài để đâm trúng người.
Hôm đó, lúc bị ngã, chẳng phải y cũng bị đám cỏ này đâm ngang mặt?
-- Sau này y mới biết tên thứ cỏ đó.
Dù sao, hôm đó y cũng uổng công đợi.
Y quay chiếc luân ỷ bỏ đi, cầm cây tiêu trong tay giữa không trung
Y không muốn thổi tiêu.Y sợ người kia cười.Nhưng tiếng tiêu vẫn phát ra âm thanh từ trên cao.
Âm Thanh ấy nghe rất tĩnh mịch, rất bi thương.
Cây tiêu không thổi mà vẫn như đang tấu nên khúc tâm tình của người chủ.
Đó là tâm của cậu thiếu niên Vô Tình.
Cả tình nữa.
●
Khi y trở lại “Nhất điểm đường”, Đại Thạch Công hỏi:
“ Tiểu gia hoả (bé con), con sao vậy?”
Y lắc đầu, đáp: “Con không sao.”
Nhưng rồi y hướng về phía Đại Thạch Công hỏi:“Sau cửa hậu viện là nơi nào vậy?”
Đi Thạch Công nhìn một lượt người thiếu niên trước mặt. Tuy quen biết y nhuưg ông vẫn không thể hiểu nổi cảm giác khiến người khác có cảm giác ớn lạnh của y. Kinh nghiệm giang hồ của Đại Thạch Công vô cùng phong phú, oai vọng ở đỉnh cao, trong khi Vô Tình khi ấy mới chỉ là một thiếu niên. Tuy vậy, Đại Thạch Công vẫn có cảm giác tuy rất thân quen nhưng lại không hề gần gũi.
Những lúc thế này, ông thường tự tìm cách khắc phục chướng ngại tâm lí. đặc biệt là tiếp xúc Vô Tình nhiều hơn.
“Bắc viện?” - Đại Thạch Công hỏi: “Phía tả là nơi cư ngụ của thiếu bảo Sài Du, phía hữu là nới các môn hạ chờ Ôn Mộng Thành. Chẳng hay con hỏi việc đó làm gì?”
Vô Tình thận trọng hỏi:
“Phía tả là của Sài Du, phía hữu là của Ôn Mộng Thành? Không phải phía hữu là của Sài Du, phía tả mới là của Ôn Mộng Thành sao?”
Đại Thạch Công gặp phải câu hỏi kì quái này, không cười mà rằng:
“Không thể nhầm lẫn, tả Sài hữu Ôn, ta nhớ rất rõ như vậy. Tiểu Nhai, xưa nay trí nhớ con luôn rất tốt, hôm nay có chuyện gì vậy?”
Ông không thấy gương mặt Vô Tình như che đi bởi lớp mặt nạ, lầm bầm gì đó.
Đại Thạch Công nhìn bộ dạng của y, chợt có chút lo lắng:
"Con biết đó, Sái Du không nên động tới. Y ỷ được sủng tín mà làm càn, năm thê bảy thiếp. Kẻ nào vạch trần tội ác của y hoặc giả chỉ là khuyên giải người nhà của y, y quyết trả thù. Nếu con từng sống rất vui vẻ thì không nên đột nhập vào phủ của y. Ở đó mọi thứ quý giá đều đủ cả, chỉ thiếu một thứ là lương tâm. "
Vô Tình đáp:
“Con cũng biết được một chút. Sài Du và Vương Phỉ trong cung vẫn thường bí mật tổ chức tiệc tùng. Các vũ nữ ca hát nhảy múa và dùng những lời lẽ lẳng lơ mê hoặc hoàng thượng. Y tuyệt không nghe những lời can ngăn. Chính bởi sự vu khống của y mà không dưới hai vạn người bị đẩy vào cảnh tù tội. Nếu liên luỵ tới gia quyến của họ thì càng đáng sợ hơn."
Nói vậy, sắc mặt y trở nên quyết liệt:
“Người này một khi có năng lực thì không thể không trừ”.
Tuy chỉ là một thiếu niên, tuy tàn tật nhưng mấy câu nói này cũng đủ bộc lộ phong nhuệ vô tỉ của y
4. Trích tiên ảnh
Không ai sinh ra đã là anh hùng hoặc kiêu hùng.
Khi còn bé, Phương Ứng Khán tâm cao khí ngạo.
Hắn tư chất thông minh, ngộ tính cực cao, vợ chồng Phương Cự hiệp vô cùng yêu thương hắn.
Cho nên, hắn luôn luôn được nuông chiều từ bé, có thể nói là nhận được nghìn sủng vạn ái vào một thân.
Bởi vì hắn tuấn mỹ và kiêu ngạo, khiến cho không ít nữ tử cùng trang lứa đều sinh lòng ngưỡng mộ.
Mà tài hoa và khí chất của hắn, lại càng khiến cho không ít hiệp nữ trên giang hồ vì vậy mà khuynh tâm.
Hắn khi đó mặc dù chỉ là một thiếu niên ngây ngô, nhưng cũng không hề động dung vì những nữ tử như vậy.
Cho đến có một lần, Phương Cự hiệp đi kinh thành, Phương phu nhân bởi vì luôn luôn dung túng cưng chiều hắn, nên đã để hắn ra ngoài du ngoạn.
Khi đó…
Hắn gặp một nữ tử.
Chính xác mà nói, là một nữ hài.
Đôi mắt của nữ hài, rất trong suốt, phảng phất như hắn từng nhìn thấy trong mơ, rất quen thuộc…
Lập tức cảm giác tiếp theo của hắn chính là: nàng và nghĩa mẫu giống nhau!
Mặc dù nàng khi đó chỉ là một tiểu cô nương, nhưng loại khí chất so với sương còn đẹp, so với tuyết còn trong, như hương mai lẫn trong sương, phong lưu thắng tuyết, hầu như khiến Phương Ứng Khán khuynh đảo.
Đáng tiếc, lần đầu tiên luyến ái của hắn, không có thành công.
Nữ hài kia dường như chuyện gì cũng nghe theo hắn, thế nhưng bỗng nhiên uyển chuyển cự tuyệt hắn.
Cự tuyệt hắn rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không làm tổn thương hắn.
Lý do là, nàng đã sớm có hôn ước.
Phương Ứng Khán có vẻ như hoàn toàn không bị tổn thương.
Nhưng sự thật là thương tâm và thất bại khiến hắn đã từng một lần nghĩ đến cái chết.
Bởi vì hắn thấy tôn nghiêm và kiêu ngạo của mình đều đã bị chà đạp.
— người như hắn cho tới bây giờ hễ muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, sao lại có thể bị người cự tuyệt?
Nhưng mà hắn lúc này còn chưa biết nguyên nhân thật sự khiến mình bị cự tuyệt.
Bởi vì ngay cả nữ hài tử kia cũng không biết.
— vì sao lại cự tuyệt một người như hắn?
— hay là bởi vì nàng nghĩ, ánh mắt hắn nhìn nàng, giống như là đang xuyên qua nàng mà nhìn một người khác?
Người này, có phải như lời hắn nói, rất giống nghĩa mẫu Hạ Vãn Y của hắn?
Hay là…
…….
Đã trải qua một lần bị ái tình đả kích, Phương Ứng Khán vào kinh dưới sự giúp đỡ của nghĩa mẫu, chủ chưởng Thần Thông Hầu phủ.
Dụng ý của Phương phu nhân đơn giản chỉ là mong muốn hắn đem tâm trí chuyên chú vào sự nghiệp, mà quên đi tình sầu ái toả.
Đương nhiên, nếu như huệ chất lan tâm như Hạ Vãn Y có thể biết được ái tử của mình vài năm sau này, sẽ mang đến cho kinh sư, cho võ lâm, cho thiên hạ tai hoạ gì, chắc hẳn, vô luận như thế nào, nàng cũng sẽ không để Phương Ứng Khán vào kinh.
Sau khi vào kinh,
Hắn gặp được y tại Tam Điểm đường, có lúc cũng theo Gia Cát tiên sinh ra vào vườn thượng uyển hoàng cung.
Khi đó, Phương Ứng Khán bởi vì võ công trác tuyệt mà cùng với thiếu niên Thiết Thủ song song trở thành nhân tài cao thủ mới của cung đình: “Ban Thiết Thủ, Đoạn Huyết Hà”…
Mà khi đó, Thành Nhai Dư đã mất đi khả năng đứng thẳng, đã trải qua nhiều chuyện mà lẽ ra tuổi của y không nên trải qua, thậm chí đã nhìn thấu thế gian tang thương — đã vô tình.
Vô tình Thành Nhai Dư.
Vô tình Vô Tình.
Bọn họ gặp nhau trong cung lần đầu tiên,
Y dùng ánh mắt băng lãnh nhìn hắn một cái.
Ánh mắt vẫn trong suốt như trước, chỉ là ngây thơ rực rỡ của năm đó, đã không còn sót lại chút gì.
Hắn từng lặng lẽ lẻn vào Tam Điểm đường.
Mục đích, chỉ là muốn cùng y, đơn độc gặp một lần, chỉ là muốn nghe y nói mấy câu.
Kết quả, hắn nhìn thấy, chính là nàng đưa cho y củ sen và quả long đảm, hắn nghe được, chính là tiếng tiêu của y hoà cùng nàng…
Từ đó, Phương Ứng Khán quả nhiên dốc toàn tâm toàn lực gây dựng cơ nghiệp, không hề do dự, cuối cùng trở thành “Phiên thủ vi vân phúc thủ vũ, đàm tiếu tụ thủ kiếm tiếu huyết” Thần Thông hầu.
Hắn nghĩ tâm của mình đã trống rỗng hơn phân nửa, lại bị một ít xa lạ gì đó len vào.
Mười ba tuổi năm ấy, hắn mất đi rất nhiều, nhưng cũng chiếm được rất nhiều.
5. Vẫn Vô Địch.
Vô Tình biết Hình bộ đã phái Truy Mệnh đi bắt Vô Địch công tử.
Vô Tình thậm chí biết kẻ đứng sau màn thao túng Hình bộ chính là Sái Kinh.
Y rất muốn báo cho Truy Mệnh, không thể đi.
Chí ít cho đến khi thế thúc trở về.
Đáng tiếc, mọi việc đã muộn.
Truy Mệnh đã đến Đoạn Hồn cốc.
Vô Tình lực bất tòng tâm…
Lúc Truy Mệnh trở về, cả người đều sa sút chán nản.
Hắn không thể quên dưới ánh trăng thiếu niên áo trắng nọ cầm trong tay ngọc tiêu, vẻ mặt cô đơn, thổi một khúc “Phá Trận Tử” tiêu điều.
Không chỉ bởi vì Vô Địch công tử là người đầu tiên từ hơn mười năm nay lấy hai tay nhanh hơn hai chân.
Mà còn bởi vì thái độ của y thấy chiêu sát chiêu, gặp nguy không loạn, vĩnh viễn trầm tĩnh ứng biến.
Nhất là,
Thiếu niên kia dường như có một loại khí chất thanh linh, căn bản không thuộc về những kẻ tục tằng nơi trần thế.
Nếu như… Không phải là phần thân dưới của y bất ổn, người phải chết hẳn là mình.
Thế nhưng… y thực sự đã… đã chết sao?
***
Trước khi Thành gia xảy ra thảm kịch, vợ chồng Thành Đình Điền đã từng tới Tam Điểm đường, đồng thời cũng đã gặp được Địch Thiên Trùng.
Bọn họ đối với y rất là thân thiết hiền lành.
Phàm là bất cứ ai, đã từng gặp qua y, hầu như đều rất có thiện cảm.
Đối với việc này, Gia Cát tiên sinh cũng rất vui mừng.
Nhưng Địch Thiên Trùng chưa đến Thành gia, cũng chưa từng thấy qua con trai độc nhất của Thành gia.
…
Ít lâu sau, Gia Cát tiên sinh mang về một đứa trẻ.
Tuổi của đứa trẻ này không chênh lệch lắm so với y.
Nhưng hai chân đứa trẻ đã tàn phế.
Địch Thiên Trùng lúc này mới biết, Thành gia gặp thảm hoạ diệt môn, người duy nhất còn sống sót chính là ái tử của vợ chồng Thành Đình Điền — Thành Nhai Dư.
Bởi vì y rất thích Thành thúc thúc và Thành thẩm thẩm.
Nên đối với cái chết của bọn họ y cảm thấy rất thương tâm, rất đau khổ.
Nhưng mà, ngay từ đầu Địch Thiên Trùng đã không thích Thành Nhai Dư.
Không biết là bởi vì khi nhìn thấy Thành Nhai Dư thì nó đã tàn phế,
Hay là bởi vì Gia Cát tiên sinh đặc biệt quan tâm đứa trẻ này,
Mà cũng có thể là không vì nguyên nhân nào cả,
Dù sao thì không thích cũng là không thích.
Có đôi khi, Địch Thiên Trùng lại dùng một loại ánh mắt thương hại nhìn Thành Nhai Dư.
Ánh mắt kia, còn mang theo vẻ coi thường.
Y lúc đó, dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ.
Sau đó, lại xảy ra một việc ngoài dự đoán của mọi người.
Một ngày nọ,
Địch Thiên Trùng biết Gia Cát Chính Ngã có ý thu nhận Nhai Dư làm đồ đệ.
Vừa nghĩ đến việc phải trở thành sư huynh đệ với một kẻ tàn phế, Địch Thiên Trùng liền buồn bực không hiểu nổi,
Nghĩ đến Thành Nhai Dư sau này sẽ dính lấy sư phụ, Địch Thiên Trùng lại phiền muộn không gì sánh được.
Vậy thật không xong.
Y muốn nói rõ với sư phụ, y không muốn đứa trẻ tàn phế này làm sư đệ của mình.
Nói đi liền đi.
Lúc đi ngang qua hoa viên, y lại nghe được Đại Thạch Công và Ca Thư Lại Tàn bàn luận.
Tuy rằng khoảng cách khá xa,
Tuy rằng chỉ nghe được vài câu,
Tuy rằng bọn họ phát hiện được y lập tức chuyển sang nói chuyện phiếm pha trà,
Nhưng mà mấy câu đối với Địch Thiên Trùng mà nói, không nghi ngờ lại là sét đánh giữa trời quang,
Khiến cho trong lòng y, vốn chỉ không thích Thành Nhai Dư, thoáng cái liền trở thành oán hận.
Y không có đi tìm Gia Cát tiên sinh,
Mà là trực tiếp đi gặp Thành Nhai Dư.
Lúc Gia Cát tiên sinh chạy tới, chân của Địch Thiên Trùng đã bị thương.
Chính y tự thương mình,
Sử dụng kiếm.
May mà Gia Cát tiên sinh chữa trị đúng lúc, cho nên vẫn có thể đi lại,
Thế nhưng, sau này cũng không thể tu luyện công phu phần thân dưới được nữa.
Một tháng sau, Địch Thiên Trùng lặng lẽ rời khỏi Tam Điểm đường.
Từ nay về sau, Biện Lương thành không còn tung tích của y.
Không ai biết rốt cuộc hai đứa trẻ đó đã nói với nhau những gì, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Có người hỏi Thành Nhai Dư chuyện ngày hôm đó, hỏi Địch Thiên Trùng vì sao lại tự làm hại mình, y chỉ lắc đầu, cũng không trả lời.
Ngay cả Gia Cát tiên sinh tự mình hỏi y, y cũng chỉ im lặng.
Vì vậy,
Gia Cát tiên sinh nói với y: “Ngươi hài tử này, thật quá vô tình.”
Ngay cả thế thúc cũng nói như vậy, như vậy… Hay là mình thực sự vô tình?
Y đã nghĩ như vậy.
6. Tuyệt Diệt vương
Mùa đông năm Tuyên Hoà thứ nhất.
“Tuyệt Diệt vương” Sở Tương Ngọc trốn khỏi “Thiết Huyết đại lao” ở Thương Châu.
Tiên đế Triết Tông khi băng hà mới gần hai mươi lăm tuổi, mà lại không có con nối dõi, không thể làm gì khác hơn là chọn một người thừa kế đại vị trong số các huynh đệ của mình.
Lúc bấy giờ trong số các con trai của Tống Thần Tông, người có thể kế thừa ngôi vua có năm vị: Thân vương Triệu Tất, Đoan vương Triệu Cát, Sân vương Triệu Hu, Giản vương Triệu Tự, Mục vương Triệu Ti. Hướng Thái hậu công bố di mệnh của Triết Tông, lập Đoan vương Triệu Cát làm Thái tử.
Lúc đó, rất nhiều đại thần trong triều đều cho rằng “Đoan Vương ngả ngớn”, không thích hợp trị vì thiên hạ.
Trong đó,
Thê Lương vương Trưởng Tôn Phi Hồng và Thân vương gặp lần đầu đã thân quen, đối với Triệu Tất có tình nghĩa “đồng sinh cộng tử”. Cho rằng Thân vương rất có chí lớn, kinh luân đầy bụng, có thể chống giặc ngoại xâm, chỉnh đốn dân sinh.
Vốn là lớn nhỏ có trật tự, đại thần Chương Đôn cũng cho rằng lập quân chủ nên lập Thân vương.
Nhưng mà mặt khác,
Đám người Hàn Trung Ngạn, Sở Tương Ngọc lại âm thầm ủng hộ Giản vương.
Giản vương Triệu Tự mặt mũi tuấn tú, tướng mạo oai phong, lại thêm trời sinh tính tình mềm mỏng, thái độ làm người thông minh, biết thời thế dễ khống chế.
Đáng tiếc, bất luận là Thân vương hay Giản vương, cũng không thể lấy lòng Hướng Thái hậu, cuối cùng Đoan vương Triệu Cát ung dung lên ngôi.
Thân Vương bỏ mạng, Giản Vương bỏ trốn.
***
Đại Quan năm thứ nhất.
Sái Kinh trở thành tể tướng, được hoàng đế sủng ái, lập ra “Đảng Nhân Bi”.
Lúc này giáo chủ Ma Ni giáo Phương Tịch khởi binh ở Mục Châu, thông đồng với Sở Tương Ngọc, phái ra ba sát thủ hành động độc lập, mưu sát Huy Tông, nhưng thất bại vì Phương Cự hiệp và Gia Cát tiên sinh cản trở.
Lúc đó,
Gia Cát tiên sinh đã dẹp yên đồng bọn của Sở Tương Ngọc ở kinh sư, hợp lực bắt sát thủ Tiêu Kiếm Tăng.
Phương Cự hiệp cho rằng giết hoàng đế cũng không đủ để xoay chuyển thời cuộc, ngược lại còn làm tăng thêm khủng hoảng, nên quyết không đồng ý người trong võ lâm nhúng tay vào triều chính, tại lúc chỉ mành treo chuông, chặn giết “Thiên Đạo Vô Thân” Cừu Khôi Khôi, cứu một mạng của Huy Tông.
Huy Tông cảm động và khắc ghi ơn cứu mạng, nên sắc phong Phương Cự hiệp làm Thần Thông hầu, tuy nhiên họ Phương không màng quyền danh, nhất mực từ chối, khiến cho hầu phủ ban thưởng không người ở, nhà cửa lạnh lẽo.
Cho đến khi Phương Ứng Khán vào kinh.
Sái Kinh có ý định chiêu nạp, tiến cử với Huy Tông, đem tất cả phong thưởng ban cho Phương Cự hiệp chuyển sang Phương Ứng Khán.
Mà Huy Tông cũng có ý mượn sức của Phương Ứng Khán, bảo vệ kinh đô và vùng lân cận, nhất là đối phó với một gã sát thủ còn lại kia.
Tên sát thủ này vẫn ẩn núp trong bóng tối, không giết được Huy Tông thì không cam tâm.
***
Sở Tương Ngọc trốn đi, đã uy hiếp nghiêm trọng đến hoàng đế Triệu Cát.
Hắn phái Thiết Thủ của Tứ đại danh bộ truy tìm.
Trước đến Thương châu,
Tróc nã Sở Tương Ngọc.
Thiết Thủ vừa đến Thương châu, liều gặp lão trại chủ của “Nam trại” là Ngũ Cương Trung, Thiếu thành chủ của “Bắc thành” là Chu Bạch Vũ, “Tiên tử nữ hiệp” Bạch Hân Như, bèn xuất phát cùng đám người này, qua Hổ Vĩ khê, đi đến “Liên Vân trại” ở Xích Luyện phong đuổi bắt Sở Tương Ngọc.
Đương nhiên,
Bọn họ gặp phải trại chủ của Liên Vân Trại, tức “Cửu Hiện Thần Long” Thích Thiếu Thương cản đường.
Quan hệ của Thích Thiếu Thương và Sở Tương Ngọc không đơn giản.
Lúc Sở Tương Ngọc khởi nghĩa, Thích Thiếu Thương từng kính phụng tôn là chủ công.
Lúc này,
Mặc dù Thích Thiếu Thương biết Sở Tương Ngọc dã tâm bừng bừng, mưu đồ quyền thế, nhưng vẫn giúp gã chạy trốn,
Chặn đánh Thiết Thủ và đám người truy kích Sở Tương Ngọc.
Trận chiến này,
Thiết Thủ dùng mưu trong mười chiêu đánh thắng Thích Thiếu Thương, bức mọi người của “Liên Vân trại” rời đi.
Cuối cùng Sở Tương Ngọc bị mọi người vây công mà chết.
Thiết Thủ và Thích Thiếu Thương trải qua trận chiến này, ngưỡng mộ tài năng, khâm phục lẫn nhau, trở thành tri kỷ.
Bởi vì “Tuyệt Diệt vương” đã chết, bí mật của gã cũng không thể tìm về.
Vợ chồng Thân vương chết bất đắc kỳ tử….
Giản vương Triệu Tự lưu vong….
Hướng Thái hậu lâm triều nửa năm thì bệnh chết một cách kỳ lạ…
Đương kim thiên tử tuyệt đối không muốn bí mật này phơi bày trước thiên hạ.
Ai có được bằng chứng, nhất định có thể đoạt ngôi thiên tử khống chế chư hầu!
Sở Tương Ngọc mặc dù đã chết, nhưng vẫn còn Thích Thiếu Thương!
Vì vậy,
Quyền tướng Phó Tông Thư đặc biệt sai nghĩa tử Cố Tích Triều tiếp cận “Liên Vân trại”.
Hy vọng có thể biết được bí mật còn sót lại của cuộc chính biến cung đình năm đ0
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top