THIỀN SƯ TRUNG HOA II-3
THIỀN SƯ TRUNG HOA
TẬP HAI
H.T THÍCH THANH TỪ
ĐỜI THỨ NĂM SAU LỤC TỔ
B. PHÁI HOÀI NHƯỢNG (tt)
9. HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN
(724-814)
Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.
Một hôm Qui Sơn bảo:
- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?
Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:
?Bánh vẽ chẳng no bụng đói.? Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:
- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?
Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:
?Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần.? Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.
*
Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: ?Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay.? Sư làm bài tụng:
Nhất kích vong sở tri
Cách bất giả tu trì.
Động dung dương cổ lộ
Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).
Xứ xứ vô tung tích
Thanh sắc ngoại oai nghi.
Chư nhân đạt đạo giả
Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).
(Một tiếng quên sở tri
Chẳng cần phải tu trì.
Đổi sắc bày đường xưa
Chẳng rơi cơ lặng yên.
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh.
Những người bậc đạt đạo
Đều gọi thượng thượng cơ.)
*
Qui Sơn nghe được, nói với Ngưỡng Sơn: ?Kẻ này đã triệt ngộ.? Ngưỡng Sơn thưa: ?Đây là máy tâm ý thức trước thuật được, đợi con đến nơi khám phá mới chắc.?
Ngưỡng Sơn đến thăm Sư, bảo:
- Hòa thượng khen ngợi Sư đệ đã phát minh đại sự, thử nói tôi nghe?
Sư đọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo:
- Đó là do trước kia học tập ghi nhớ mà thành, nếu thật chánh ngộ hãy làm bài tụng khác.
Sư nói tụng:
Khứ niên bần vị thị bần
Kim niên bần thủy thị bần
Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa
Kim niên bần chùy dã vô.
(Năm xưa nghèo chưa thật nghèo
Năm nay nghèo mới thật nghèo
Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi
Năm nay nghèo dùi cũng không.)
Ngưỡng Sơn bảo:- Sư đệ ngộ Như Lai thiền mà chưa ngộ Tổ sư thiền.
Sư lại nói bài tụng:
Ngã hữu nhất ki (cơ) Ta có một ki (cơ)
Thuấn mục thị y Chớp mắt chỉ y
Nhược nhân bất hội Nếu người chẳng hội
Biệt hoán Sa-di Riêng gọi Sa-di.
Ngưỡng Sơn gật đầu và về thưa lại Qui Sơn:
- Đáng mừng! Sư đệ Trí Nhàn đã ngộ Tổ sư thiền.
*
Sau, Sư về trụ tại Hương Nghiêm, Tăng chúng nghe danh kéo nhau đến tham vấn.
Sư thượng đường:
- Đạo do ngộ mà đạt, chẳng tại ngữ ngôn, huống là thấy miên mật rỡ rỡ chưa từng cách rời, chẳng nhọc tâm ý. Tạm nhờ hồi quang phản chiếu, hằng ngày công dụng trọn vẹn, kẻ mê thì tự trái.
*
Tăng hỏi:
- Khi chẳng mộ chư thánh, chẳng trọng tánh linh mình thì thế nào?
Sư đáp:- Muôn cơ thôi bỏ, ngàn thánh chẳng đeo.
Khi ấy có Sơ Sơn ở trong chúng phát tiếng ụa, hỏi:
- Ấy là tiếng gì?
Sư hỏi:- Ai đó?
Chúng thưa:- Sư thúc.
Sư hỏi:- Chẳng bă?g lòng Lão tăng sao?
Sơ Sơn bước ra nói:- Phải.
Sư hỏi:- Ngươi nói được chăng?
Sơ Sơn nói:- Nói được.
- Ngươi thử nói xem.
- Nếu bảo tôi nói cần phải đáp lại lễ thầy trò mới được.
Sư liền bước xuống tòa lễ bái, hỏi lại câu trước.
Sơ Sơn nói:
- Sao chẳng nói, khẳng (nhận) trọng chẳng được toàn.
Sư bảo:
- Ngươi nói thế ấy, ba mươi năm tiêu ngược, dù ở núi không có củi đốt, ở gần nước không có nước uống. Rõ ràng nhớ lấy!
(Sau Sơ Sơn bị bệnh mửa hai mươi bảy năm mới bớt, còn ba năm sau mỗi khi ăn xong cũng lấy tay móc cho mửa ra. Đúng như lời Hương Nghiêm thọ ký.)
Tăng hỏi: ?Thế nào là đạo?? Sư đáp: ?Rồng ngâm trong cây khô.? - ?Con chẳng hội.? Sư bảo: ?Tròng con mắt trong đầu lâu.? Hỏi: ?Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Hòa thượng nói?? Sư đáp: ?Trước thợ săn chẳng được nói giới của Bổn sư.?
*
Sư bảo chúng:
Ví như người leo lên cây cao, dưới là vực thẳm ngàn thước. Người ấy miệng ngậm cành cây, chân không đạp chỗ nào, tay không bám vào đâu. Chợt có người đến hỏi ?ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?. Nếu mở miệng đáp thì mất mạng nát thân, bằng chẳng đáp thì phụ lòng người hỏi. Chính khi ấy phải làm sao?
Khi ấy có Thượng tọa Chiêu bước ra thưa:
- Chẳng hỏi khi đã leo lên cây, lúc chưa leo lên cây thì thế nào?
Sư cười rồi thôi.
*
Có vị Tăng từ Qui Sơn đến, Sư hỏi: ?Những ngày gần đây Hòa thượng có dạy những câu gì?? Tăng thưa: ?Có người hỏi thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang, Hòa thượng liền dựng đứng phất tử.? Sư hỏi tiếp: ?Trong ấy huynh đệ hiểu ý Hòa thượng thế nào?? Tăng thưa: ?Trong ấy bàn với nhau rằng ?chính nơi sắc mà rõ được tâm, gá nơi vật mà hiển được lý?.? Sư bảo: ?Hội thì liền hội, chẳng hội mắc kẹt nơi ấy chết gấp.? Tăng lại hỏi Sư: ?Ý Thầy thế nào?? Sư liền giở phất tử lên.
Sư có làm bài kệ:
Tử thốt mẫu trác Con kêu mẹ mổ
Tử giác mẫu xác Con biết mẹ vỏ
Tử mẫu câu vong Con mẹ đều quên
Ứng duyên bất thát Hợp duyên chẳng lố.
Sư tùy cơ dạy chúng những lời đơn giản, và có làm trên hai trăm bài tụng đối cơ ứng dụng không theo qui luật, các nơi truyền bá rất thạnh.
*
10. THIỀN SƯ THƯỜNG THÔNG
Ở núi Tuyết Đậu - (834-905)
Sư họ Lý quê ở Hình Châu, vào núi Thước xuất gia. Năm hai mươi tuổi, Sư trở về chùa Khai Nguyên ở bổn Châu thọ giới, ở đây học kinh luật bảy năm. Sư tự than: ?Ma-đằng sang Hán dịch ra văn này, Đạt-ma đến Lương nói rõ việc gì? Sư bèn cất bước du phương, đến tham vấn Hòa thượng Trường Sa.
Trường Sa hỏi:- Ngươi người ở xứ nào?
Sư thưa:- Ở Hình Châu.
- Ta bảo chẳng phải từ kia đến.
- Hòa thượng đã từng ở đây chăng?
Trường Sa chấp nhận, cho vào thất.
Sau, Sư đến Động Sơn, Thạch Sương thấy pháp không có vị khác. Đến niên hiệu Hàm Thông, Sư dạo Tuyên Thành, Quận thú lập Thiền uyển nơi núi Ta Tiên để hiệu Đoàn Thành Viện thỉnh Sư trụ trì. Tăng chúng tìm đến tham vấn
*
Tăng hỏi: ?Thế nào là mật thất?? Sư đáp: ?Chẳng thông gió.? Tăng hỏi: ?Thế nào là người trong mật thất?? Sư đáp: ?Các thánh tiên xem chẳng thấy.? Lại nói: ?Ngàn Phật không thể nghĩ, muôn thánh chẳng thể bàn, càn khôn hoại mà không hoại, hư không bao mà chẳng bao, tất cả so sánh không bằng, ba đời xướng mà chẳng khởi.?
*
Khoảng niên hiệu Quang Khải (883-885) giặc cướp nổi loạn, Sư đem đồ chúng đến Tứ Minh. Đến niên hiệu Đại Thuận năm thứ hai (891), Quận thú thỉnh Sư ở núi Tuyết Đậu, ở đây sự giáo hóa được hưng thạnh.
*
Niên hiệu Thiên Hựu năm thứ hai (905) tháng bảy, Sư có chút ít bệnh, nhóm chúng thắp hương phó chúc xong, chấp tay thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.
*
11. NI LIỄU NHIÊN Ở MẠT SƠN
(?_?)
Hòa thượng Quán Khê Nhàn đi du phương đến núi này, tự nói: ?Nếu tương đương thì ở, chẳng vậy thì xô ngã giường thiền. Nhàn vừa vào Tăng đường, Liễu Nhiên sai thị giả đến hỏi: -Thượng tọa du phương đến? hay vì Phật pháp đến?. Nhàn đáp: -Vì Phật pháp đến.? Liễu Nhiên lên tòa, Nhàn đến tham. Liễu Nhiên hỏi: ?Hôm nay Thượng tọa rời ở đâu đến? Nhàn đáp: -Rời cửa đường đến.? Liễu Nhiên bảo: ?Sao chẳng đậy lại?? Nhàn không đáp được, mới lễ bái hỏi: ?Thế nào là Mạt Sơn?? Liễu Nhiên đáp: -Chẳng bày đảnh.? Nhàn hỏi: -Thế nào chủ Mạt Sơn?? Nhiên đáp: ?Chẳng phải tướng nam nữ.? Nhàn nạt rằng: -Sao chẳng biến đi?? Nhiên đáp: -Chẳng phải thần, chẳng phải quỉ, biến cái gì?? Nhàn mới kính phục, ở lại làm Tri viên ba năm.
*
Có vị Tăng đến tham vấn, Nhiên bảo: ?Rất lam lũ vậy?. Tăng đáp: -Tuy nhiên như thế vẫn là sư tử con.? Nhiên bảo: -Đã là sư tử con, vì sao bị Văn-thù cỡi? Tăng không đáp được. Tăng hỏi: -Thế nào là tâm cổ Phật?. Nhiên đáp: -Thế giới nghiêng đổ?
Tăng hỏi: ?Thế giới vì sao nghiêng đổ? Nhiên đáp: -Trọn không thân ta.?
*
12. ĐỨC SƠN TUYÊN GIÁM
(780-865)
Sư họ Chu quê ở Kiếm Nam, Giản Châu, xuất gia lúc hai mươi tuổi, cũng năm ấy thọ giới cụ túc. Sư nghiên cứu tinh thâm Luật tạng, thông suốt chỉ thú các kinh thuộc Tánh tông và Tướng tông. Vì thường giảng kinh Kim Cang Bát-nhã, nên thời nhân gọi Sư là Chu Kim Cang. Sư thường nói với đồng học: ?Một sợi lông nuốt bể cả, tánh bể không thiếu; hạt cải nhỏ ném trên mũi nhọn, mũi nhọn chẳng động, học cùng không học chỉ có ta biết thôi.?
Nghe phương Nam Thiền tông thạnh hành, Sư bất bình nói: ?Kẻ xuất gia muôn kiếp học oai nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật, chẳng còn được thành Phật. Những kẻ ma ở phương Nam dám nói ?trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật?. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật.? Sư bèn khăn gói lên đường mang theo bộ Thanh Long sớ sao, ra khỏi đất Thục, nhắm Lễ Dương tiến bước.
Trên đường, Sư gặp một bà già bán bánh, bèn dừng nghỉ chân và bảo bà lấy ít cái bánh điểm tâm. Bà già chỉ gánh của Sư hỏi: ?Gói ấy là sách vở gì?? Sư bảo: ?Thanh Long sớ sao.? Bà hỏi: ?Thầy thường giảng kinh gì?? Sư đáp: ?Kinh Kim Cang.? Bà nói: ?Tôi có một câu hỏi, nếu Thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp chẳng được, mời Thầy đi nơi khác?? Sư chịu. Bà hỏi: ?Kinh Kim Cang nói ?quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc?, xin hỏi Thượng tọa điểm tâm nào?? Sư đáp không được, bèn hỏi đường lên Long Đàm.
*
Đến Pháp đường (nhà nói pháp) gặp Long Đàm, Sư nói: ?Lâu nay nghe danh Long Đàm, đi đến nơi Đàm (đầm) chẳng thấy, mà Long (rồng) cũng không hiện.? Sùng Tín bảo: ?Ngươi đã gần đến Long Đàm.? Sư không đáp được, liền dừng lại đây.
*
Một đêm, Sư đứng hầu. Sùng Tín bảo: ?Đêm khuya sao chẳng xuống?? Sư kính chào bước ra, lại trở vào, thưa: ?Bên ngoài tối đen.? Sùng Tín thắp đèn cầy đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó, Sư đại ngộ, liền lễ bái. Sùng Tín hỏi: ?Ngươi thấy cái gì?? Sư thưa: ?Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư lão Hòa thượng trong thiên hạ.?
Hôm sau, Sùng Tín lên tòa bảo chúng:
- Trong chúng đây có một gã răng như kiếm bén, miệng tợ chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác y lên ngọn núi cao vót dựng lập đạo của ta.
*
Sư đem bộ sớ sao chất đống trước pháp đường (nhà nói pháp) nổi lửa đốt, nói:
- Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn. Sư lễ từ Sùng Tín đi du phương.
*
Đến Qui Sơn, Sư vào pháp đường từ phía tây đi qua phía đông, lại từ phía đông sang phía tây, hỏi: ?Có chăng? Có?chăng?? Qui Sơn ngồi lặng lẽ không ngó tới. Sư nói: ?không, không?, liền đi thẳng ra cửa tự nói: ?Tuy nhiên như thế cũng chẳng đặng thô xuất.? Sư bèn đầy đủ oai nghi đi trở vào. Vừa bước ra cửa, Sư đưa tọa cụ lên, gọi: ?Hòa- thượng?, Qui Sơn toan nắm phất tử, Sư liền hét, phủi áo ra đi.
Chiều, Qui Sơn hỏi Thủ tọa: ?Vị Tăng mới đến khi sáng còn ở chăng?? Thủ tọa thưa: ?Ngay khi đó, y trở ra pháp đường mang giày cỏ đi luôn.? Qui Sơn bảo: ?Gã ấy về sau, lên tận ngọn núi cao, cất am cỏ ở, để rồi quở Phật mắng Tổ.?
Sư dừng lại Lễ Dương 30 năm. Gặp lúc Đường Võ Tôn phế giáo, Sư tị nạn ở một mình trong thạch thất tại Phù Sơn. Đến thời Đại Trung năm đầu (847), Thái thú tên Tiết Đình Vọng tái trùng tu tịnh xá Đức Sơn để hiệu là Cổ đức Thiền viện, tìm kiếm những vị đạo hạnh trụ trì. Nghe tiếng Sư, Đình Vọng nhiều phen đến thỉnh, Sư chẳng chịu xuống núi. Đình Vọng lập kế, lấy trà, muối đến phao vu Sư phạm cấm pháp, điệu Sư về Châu chiêm lễ. Đình Vọng cố thỉnh cho được Sư ở Đức Sơn. Sau cùng Sư chấp nhận. Ở đây, Sư xiển dương Tông phong rất thạnh.
*
Sư thượng đường bảo chúng:
- Nơi mình vô sự thì chớ vọng cầu, vọng cầu mà được cũng chẳng phải được. Các ông chỉ vô sự nơi tâm, vô tâm nơi sự thì hư (rỗng) mà linh (lanh lẹ), không mà diệu.
Nếu có nói gốc ngọn chừng đầu mảy lông đều là tự dối. Còn có mảy may nghĩ nhớ, là nghiệp nhân tam đồ. Bất chợt sanh tình (vọng khởi) là muôn kiếp bị khóa kín (địa ngục). Danh thánh hiệu phàm trọn là tiếng rỗng, tướng đặc biệt hình xấu xa đều là sắc huyễn. Các ông muốn cầu đó, mà không bị lụy sao? Và các ông chán đó, lại thành bệnh lớn? Cả hai đều là vô ích.
*
Sư thượng đường bảo:
- Hôm nay tối không được thưa hỏi, ai thưa hỏi sẽ ăn ba mươi gậy. Khi ấy có một vị Tăng bước ra lễ bái, Sư liền đánh. Tăng ấy thưa:
- Con chưa thốt ra lời hỏi, vì sao Hòa thượng đánh con?
Sư hỏi:- Ông là người xứ nào?
- Con người Tân La (Triều Tiên).
Sư bảo:- Ông khi chưa xuống thuyền đã đáng ăn ba mươi gậy rồi.
*
Long Nha hỏi:
- Khi con cầm kiếm Mạc Da toan chặt đầu Thầy thì sao?
Sư đưa cổ đến trước. Long Nha nói: ?Rơi.? Sư cuời hả! hả! Sau, Long Nha đến Động Sơn, thuật lại việc ấy. Động Sơn hỏi: ?Đức Sơn nói thế nào?? Long Nha thưa: ?Đức Sơn không nói.? Động Sơn bảo: ?Chớ nói Đức Sơn không nói, hãy đem đầu Đức Sơn trình Lão tăng xem?? Long Nha biết lỗi xin sám hối.
Có người đem việc ấy thuật lại Sư, Sư bảo: ?Ông già Động Sơn không biết tốt xấu, gã ấy đã chết được bao lâu, cứu được chỗ dụng gì??
*
Sư thượng đường bảo: ?Hỏi tức có lỗi, chẳng hỏi lại trái.? Có vị Tăng bước ra lễ bái. Sư liền đánh. Tăng thưa: ?Con mới lễ bái vì sao Hòa thượng đánh?? Sư bảo: ?Đợi ngươi mở miệng làm gì kịp.?
*
Sư sai thị giả gọi Nghĩa Tồn, Nghĩa Tồn đến, Sư bảo: ?Ta bảo kêu Nghĩa Tồn, ngươi đến làm gì?? Nghĩa Tồn không đáp được.
*
Sư thấy vị Tăng đến, liền đóng cửa. Vị Tăng gõ cửa. Sư hỏi: ?ai? Tăng thưa: ?sư tử con?. Sư mở cửa. Tăng lễ bái. Sư liền leo lên cổ cỡi, nói: ?Súc sanh này từ xứ nào đến??
*
Tuyết Phong Nghĩa Tồn hỏi: ?Tông thừa từ trước, riêng con có phần chăng?? Sư đánh một gậy, bảo: ?Nói gì?? Nghĩa Tồn thưa: ?Chẳng hội.? Hôm sau, giờ thưa hỏi, Sư nói: ?Tông của ta không cầu lời, thật không có một pháp dạy người.? Tuyết Phong nhân câu này được tỉnh.
*
Sư dạy chúng:
- Các ông từ sáng đến chiều có việc gì? chẳng cần trình môi lừa, mỏ ngựa hỏi Lão già Đức Sơn sao? Ta chẳng sợ các ông, chưa biết các ông có những nghi vấn gì?
Gần đây trong thời kỳ mạt pháp, có rất nhiều bọn quỉ thần ở nhà bên nói rằng ?ta là Thiền sư?. Chẳng biết học được bao nhiêu thiền đạo, nói tương tợ cho Lão tăng nghe? Các ông! Những lão trọc ở mọi nơi dạy các ông tu hành thành Phật, chạy bên ngoài thành được bao nhiêu ông Phật? Các ông nếu không thể học, lại chạy tìm cái gì? Nếu có học các ông thử đem cái học được trình cho Lão tăng xem? Một câu chẳng tương đương phải ăn một gậy đau điếng mới được.
Các ông bị những lão trọc mọi nơi dùng ma mị làm bệnh, nói ta là người tu hành, làm ra hình thức in tuồng bộ mặt người đắc đạo. Chớ có nhận dụng tâm như thế, muôn kiếp ngàn đời luân hồi trong tam giới đều là ?Có tâm?. Vì cớ sao? Vì tâm sanh thì các thứ pháp sanh. Nếu khéo một niệm chẳng sanh thì hằng thoát khỏi sanh tử, chẳng bị sanh tử trói buộc, cần đi thì đi, cần ngồi thì ngồi, lại còn có việc gì?
*
Nhân giả! ta thấy các ông phát tâm đến trong hội những lão trọc học Phật pháp, gánh vác chẳng tiếc thân mạng, rốt cuộc các ông đều bị đâm đui mắt, đoạn đứt mạng căn. Có vài ba trăm kẻ tương tợ dâm nữ, nói: ?ta làm hóa chủ dựng lập pháp tràng, vì người sau mở mắt cho họ?. Kẻ ấy tự cứu được chăng?
Nhân giả! nói tu hành như thế, các ông đâu chẳng nghe Lão Hồ (ông già Ấn Độ, chỉ Phật) trải ba kiếp A-tăng-kỳ tu hành mà nay còn đâu? Sau tám mươi (80) năm chết mất, cùng các ông có khác gì?
Các ông chớ cuồng! Khuyên các ông không gì hơn THÔI HẾT đi, VÔ SỰ đi. Tâm vừa khởi một niệm tức là quyến thuộc nhà ma, là kẻ tục phá giới.
Các ông thấy Đức Sơn ra đời năm năm, mười năm, đồng nghĩ tụ họp nhau đến nạn vấn, mong ta đớ lưỡi không lời. Các ông thật là bọn lâu la. Sao nay chẳng để cây dùi xoi phủng đãy đựng, xuất đầu hay chẳng xuất đầu là tốt, ta cần hỏi thật các ông , chớ lầm.
*
Nhân giả! Các ông chạy lăng xăng bên nhà ngoài, nói ?ta hiểu thiền, hiểu đạo?; chỉ ngực, chỉ sườn, khen ngợi, trịnh trọng. Những cái ấy cần phải mửa hết mới được Vô Sự.
Các ông chỉ cần ngoài không mắc thanh sắc, trong không hiểu biết năng sở. Vì thể không phàm thánh, lại học cái gì? Dù học được trăm ngàn diệu nghĩa, chỉ là con quỉ ăn ghẻ bướu, thảy đều là tinh mị. Ta trong ấy rỗng thênh, nói có chẳng phải có, nói không chẳng phải không, nói phàm chẳng phàm, nói thánh chẳng thánh, tất cả chỗ để y chẳng được, mà làm thầy muôn pháp, cái ấy ta chẳng dám chê y.
Sở dĩ Lão Hồ (Phật) mửa ra bao nhiêu phương tiện đàm dãi dạy các ông VÔ SỰ đi, chớ nhằm bên ngoài tìm. Các ông lại chẳng nhận, muốn được gom góp những ngôn cú thù thắng, dồn trong hông trong ngực, nói lời khéo léo, lấy đầu lưỡi biện đến quần vải, cốt mong cho người biết, nói ta là Thiền sư, mong có chỗ xuất đầu lộ diện. Nếu có kiến giải như thế là con quỉ ở xương trôn, có ngày sẽ vào địa ngục Bạt thiệt. Đến đó rồi, tìm người nói ta là Thiền sư đi!
Kẻ khách trong nhà thiền vừa bị người hỏi đến việc bổn phận, miệng in cây cọc, liền trở lại nói với họ Bồ-đề Niết-bàn chân như giải thoát, dẫn rộng trong ba tạng, nói giáo là thiền là đạo, dối gạt người chung quanh, có gì là dính dáng, chê bai tiên Tổ của ta.
Chỗ thấy của lão Đức Sơn này chẳng phải thế, trong ấy Phật cũng không, pháp cũng không; Đạt-ma là ông già Hồ tanh hôi, Bồ-tát thập địa là kẻ gánh phẩn, Đẳng giác Diệu giác là kẻ phàm phu phá giới, Bồ-đề Niết-bàn là cây cọc cột lừa, mười hai phần giáo là bộ sổ của quỉ thần là giấy lau ghẻ, Tứ quả Tam hiền Sơ tâm Thập địa là quỉ giữ mồ xưa, tự cứu được chăng? Phật là cục phân của ông già Hồ (Ấn).
*
Nhân giả! chớ lầm thân mặc áo ghẻ bướu, học việc gì? Ăn cơm no rồi, nói chân như Niết-bàn, ngoài da lại có máu chăng? Cần phải có ý khí trượng phu mới được.
Các ông chớ mến thánh, thánh là danh từ rỗng. Đến tam giới mười phương thế gian, nếu có một hạt bụi, một pháp thật để cho các ông nhận lấy, sanh hiểu gìn giữ quí trọng, trọn rơi vào thiên ma ngoại đạo, ấy là có học được, cũng là bọn tinh mị dã hồ nương cỏ dựa cây.
Các ông! khoảng này không có một pháp cho các ông giải hội, tự mình cũng chẳng hội thiền. Ta cũng chẳng phải thiện tri thức, mọi việc đều không hiểu, chỉ biết đi ỉa đi đái, ăn cơm mặc áo, còn có việc gì?
Lão Đức Sơn này khuyên các ông chi bằng giữ bổn phận đi, sớm thôi dứt đi, chớ học cuồng loạn, mỗi người gánh tử thi một cách linh hoạt đi. Các lão trọc trong miệng ưa ăn đàm dãi của người, nói ?ta là người vào tam giới tu hạnh uẩn tích, nuôi lớn thai thánh, nguyện thành quả Phật?. Những bọn như thế, Lão Đức Sơn này thấy như tên độc bắn vào tim, kim châm vào mắt, đã cô phụ tiên Tổ, làm lụy Tông đồ của ta. Họ nói ?ta là kẻ xuất gia?, như thế ăn tiêu của thí chủ mười phương, thật sự một giọt nước cũng chẳng tiêu đặng, còn chẳng dám đi trên đất quốc vương, cha mẹ không nuôi món ngon vật lạ, đâu phải là không việc. Chớ lầm dụng tâm, vua Diêm-la sẽ thăm hỏi ngươi, sẽ xỏ mũi ngươi trói vào cột trụ để đền lại nợ trước. Chớ bảo Lão tăng chẳng nói.
Các ông thật là có phước gặp Đức Sơn ra đời, vì các ông cổi dây trói buộc, thoát khỏi lồng giam, gỡ khỏi lưng ngựa, được làm người tốt, tam giới lục đạo bắt ông chẳng được. Lại không có pháp khác. Cái sáng rỡ rỗng rang không ngại tự tại ấy, chẳng phải vật do các ông trang nghiêm được. Từ Phật đến Tổ đều truyền pháp này mà được xuất ly. Một Đại tạng kinh chỉ là chỉnh lý các ông hiện thời.
Các ông chớ nhằm chỗ khác tìm kiếm, cho đến Đạt-ma _ vị Tăng nước Hồ con mắt xanh nhỏ_ đến xứ này cũng chỉ dạy các ông Vô Sự đi, dạy các ông chớ tạo tác, mặc áo ăn cơm, đi ỉa đi đái, lại không có sanh tử đáng sợ, cũng không Niết-bàn nên được, không Bồ-đề để chứng, chỉ là tầm thường một người Vô Sự.
Nhất là, chớ khoanh tay làm Thiền sư, tìm chỗ xuất đầu, dùng lời khéo léo lừa gạt kẻ hậu sanh, muốn được người gọi mình là Trưởng lão, trên phần của chính mình không chút dính dáng, vẫn là tâm thức lăng xăng ngày đêm tác quái chẳng dừng, tán thán trịnh trọng ta là tông đồ của Mã Đại sư ở Giang Tây. Lão Đức Sơn này chẳng phải thế.
Này hết thảy các ông! ta thấy Hòa thượng Thạch Đầu ông già không biết tốt xấu, sở dĩ mă?g các đồ đệ: ?các ngươi chớ mắc nơi thanh sắc, danh ngôn, cú nghĩa, cảnh trí, cơ quan, đạo lý thiện ác, phàm thánh, thủ xả, phan duyên, nhiễm tịnh, minh ám, hữu vô, trong các cái đáng nghĩ, được thế mới phải là người Vô Sự. Phật cũng chẳng bằng ngươi, Tổ cũng chẳng bằng ngươi.?
*
Nhân giả! chớ chạy mòn gót chân các ông, không có thiền đạo nào khác có thể học. Nếu có học được, tức là hai đầu ba cổ, là kiến giải của ngoại đạo. Cũng không có thần thông biến hóa thật. Nếu ông nói thần thông là thánh thì chư thiên, long thần, tiên, ngoại đạo được ngũ thần thông và tu-la cũng có thần thông lý ưng là Phật sao?
Ở trên đảnh núi một mình, ngày ăn một bữa, ngồi mãi chẳng nằm, sáu thời lễ tụng, vẫn còn hồ nghi sanh tử. Lão Hồ (Phật) có nói: ?các hạnh vô thường là pháp sanh diệt?. Nếu nói nhập định ngưng thần tịnh lự mà được, bọn Ni-kiền-tử v.v? các thầy ngoại đạo cũng nhập được đại định tám muôn kiếp, đâu chẳng phải là Phật ư? Phải biết rõ tà kiến tinh mị.
*
Nhân giả! Lão Hồ chẳng phải Thánh. Phật là cục cứt của Lão Hồ. Cần thiết nhân giả biện rành tốt xấu, chớ mắc nhân ngã thì khỏi bị chư thánh cột, Bồ-đề cột, giải thoát, thù thắng, danh ngôn, diệu nghĩa nhận chìm, trói buộc. Vì cớ sao? - Vì một niệm vọng tâm chẳng sạch tức là sanh tử tiếp nối.
Nhân giả! thời giờ chẳng đợi người, chớ để trôi qua tháng ngày, thời gian đáng tiếc. Lão tăng chẳng mong các ông làm kẻ tớ gánh vác ruộng nhà. Nếu các ông chấp nhận thì tin lấy, nếu chẳng chấp nhận thì mỗi người có một cái bát mang lên vai mà đi. Lão tăng cũng chẳng cần các ông.
Các lão trọc ở mọi nơi, một người chiếm cứ một xứ, nói thiền nói đạo, các ông mau đi học lấy chép lấy. Ta trong đây không có một pháp cho các ông.
Nhân giả! hỏi lấy học lấy để làm tri giải, Lão tăng không thể vào địa ngục Bạt thiệt. Nếu có một hạt bụi, một pháp chỉ dạy cho người, nói rằng có Phật có pháp, có tam giới để ra, đều là dã hồ tinh mị.
*
Chư nhân giả! muốn được biết chăng? Chỉ là cái rỗng không, còn không có một mảy bụi có thể được, nơi nơi thanh tịnh, sáng rỡ rỗng suốt, trong ngoài đều sáng suốt, vô sự, vô y, không chỗ nương gá thì có việc gì? Lão tăng từ sanh đến tử chỉ là Lão tỳ-kheo, tuy sanh trong tam giới mà không cấu nhiễm, còn muốn được ra khỏi chỗ nào? Dù có chỗ đi, cũng là lồng bẫy, ma sẽ có cơ hội thuận tiện.
Nhân giả! chớ dụng thân tâm, vì không thể được, chỉ cần trong tất cả thời chớ kẹt nơi thanh sắc, cốt phải những hành lý từ trước một lúc ném hết, chóng thoát xiềng xích, hằng lìa cái (ngũ cái) triền (thập triền). Một niệm không sanh thì mé trước mé sau dứt, không nghĩ không nhớ, không một pháp hợp tình.
*
Nhân giả! làm sao cắm mỏ xuống, các ông nhiều tri giải, đã từng biết mặt mày y chăng? Kẻ xuất gia, cho đến bậc Bồ-tát thập địa mãn tâm tìm dấu vết của y cũng chẳng được. Do đó, chư thiên hoan hỉ, địa thần đỡ chân, mười phương chư Phật khen ngợi, ma vương khóc lóc. Vì cớ sao? Bởi cái rỗng không này hoạt bát rạng ngời, không cội gốc, không chỗ nơi. Nếu người đến được trong ấy, con mắt đứng chớp đều không liên hệ.
*
Nhân giả! chớ cầu Phật, Phật là kẻ giặc đại sát nhân lừa bao nhiêu người rơi vào hầm ma dâm. Chớ cầu Văn-thù Phổ Hiền, là kẻ tớ ruộng nhà. Đáng tiếc, là bậc trượng phu đường đường mà uống thuốc độc của người. Bèn toan làm Thiền sư, trước mặt thấy thần thấy quỉ, về sau cuồng loạn chạy sang nhà bên tìm Sư bà đập ngói bói cho. Bị các lão trọc vô tri, xủ quẻ bảo lễ quỉ Tổ sư, quỉ Phật, quỉ Bồ-đề Niết-bàn. Kẻ dâm nữ nhỏ ấy chẳng hội, liền hỏi ?thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?, lão trọc kia liền đánh giường thiền làm cảnh, hoặc dựng phất tử, bảo ?trời trong tốt, mưa tốt, lồng đèn tốt?, lời lẽ khéo léo gượng làm tiết mục, có huyền lộ, điểu đạo, xè tay. Nếu nhận những lời nói như thế, khác nào đem bát báu đựng đồ dơ, như đem phẩn làm hương chiên-đàn.
*
Nhân giả! kia đã là trượng phu, ta cũng vậy, khiếp nhược với ai? Mà trọn ngày đến các lão trọc mọi nơi nhận lấy đàm dãi của họ, trọn không biết hổ thẹn, khổ thay! khổ thay! làm cuồng loạn ngươi, nhân quả rõ ràng sẽ làm thân trâu kéo cày mang bừa.
Hoặc kẻ tròng mắt chợt hiện, khí lực chẳng thêm, dùng gậy to đập xương sống ông, ăn cướp áo cơm của Phật, nói ?ta tu hành xong?.
*
Sư dạy chúng:
- Có khi cỡi đầu cọp nắm đuôi cọp, câu thứ nhất rõ tông chỉ, khi không nói thấy bày cơ phong, như đồng điện chớp.
*
Sư có bệnh, Tăng hỏi: ?Lại có cái chẳng bệnh chăng?? Sư đáp: ?Có.?
Tăng hỏi: ?Thế nào là cái chẳng bệnh?? Sư bảo: ?Ôi da! Ôi da!?
Sư lại bảo chúng:
- Chụp không tìm tiếng luống nhọc tâm thần các ngươi; mộng tỉnh, tỉnh rồi trọn không có việc gì.
Nói xong, Sư ngồi yên mà tịch. Nhằm đời Đường niên hiệu Hàm Thông năm thứ sáu (865), ngày mùng ba tháng chạp năm Ất Dậu. Sư thọ tám mươi sáu tuổi. Vua sắc thụy Kiến Tánh Đại sư.
*
LỜI DỊCH GIẢ
Chúng tôi cố tránh né không dám lạm bàn những ngôn ngữ và hành động của chư Thiền đức. Bởi lẽ không muốn độc giả nhai lại những bã xác mía khô, để mỗi độc giả tự thưởng thức vị cam lồ của chính mình phát minh.
Nhưng, qua ngôn ngữ của ngài Đức Sơn, nếu chúng tôi không bàn e có nhiều độc giả hiểu lệch lạc, khiến bản nguyện của chúng tôi không đạt được, mà có thể trái lại là khác. Do đó, chúng tôi có ít lời bình như sau:
Đức Sơn là một ngôi sao sáng trong Thiền môn vào thời Đường mạt. Những Thiền sinh đến tham vấn đa số được Ngài cho ăn gậy. Mỗi khi thượng đường dạy chúng, Ngài thường dùng những ngôn ngữ táo bạo, mà người ta gọi là ?mắng Phật mạ Tổ?.
Vì sao Đức Sơn có hành động ngôn ngữ ấy? Bởi lẽ, Ngài quá NHIỆT TÌNH, nói theo danh từ nhà Thiền có ?tâm lão bà?. Chúng ta thấy, khi Ngài cất gánh kinh lên vai sang phương Nam, không vì tìm hiểu thiền, mà cốt ?tiêu diệt chúng ma quái (Thiền tông) để báo ân Phật?. Tâm niệm ấy, đã nói lên Ngài là sứ giả của Luật, Giáo. Luật, Giáo là lý tưởng tối thượng đời Ngài phải phụng thờ. Như vậy, Ngài sang phương Nam với NHIỆT TÌNH hộ pháp ?tồi tà phụ chánh? (dẹp tà giúp chánh).
Sau khi gặp Long Đàm, lý tưởng tối thượng của Ngài tôn thờ đã trở thành hình ảnh chết, là cặn bã của người xưa. Chí nguyện ?tồi tà phụ chánh? của Ngài đã tan biến như mây khói, hay ngược lại chính Ngài tự thấy mình là nguời ?phụ tà tồi chánh? (giúp tà dẹp chánh). Đột biến bất thần ấy, khiến Ngài mang gánh kinh ra trước pháp đường thiêu sạch.
Có ngồi nhà giam mới biết thương những người bị giam, đó là NHIỆT TÌNH của Đức Sơn qua giai đoạn hai.
Thiền, Đạo là cái linh minh hiện hữu nơi mình. Song vừa khởi tâm tìm nó liền mất, mong thấy nó đã chẳng hiện. Nó không phải những văn tự khô cằn, cũng không phải ngôn ngữ sanh diệt. Bám vào văn tự, vào ngôn ngữ để cầu Thiền cầu Đạo thật là đại sai lầm. Bỏ mình đi cầu Thiền cầu Đạo nơi người, thật là việc ?cỡi trâu tìm trâu?, ?bính đinh cầu hỏa?.
Nhưng, nhà giam văn tự ngôn ngữ, dây xiềng cầu cạnh bên ngoài đã và đang giam giữ xiềng xích bao nhiêu người có thiện chí học đạo. Do đó, với NHIỆT TÌNH của Đức Sơn phải đập tan nó bằng gậy, mạt sát chúng bằng lời, hầu mong cổi trói cho mọi người. Đúng như lời bình của Vân Môn sau này ?chỉ có Đức Sơn mới hay khen ngợi Phật, Tổ?.
Phật, Tổ cố lập mọi phương tiện để phá chấp cho chúng ta. Chúng ta không mượn phương tiện ấy để gột sạch vọng chấp của mình, trái lại bám lấy phương tiện cho là cứu kính, thật là tự lấy dây trói mình. Khi đã bị trói rồi, chạy cầu người khác mở trói. Đó là từ sai lầm này sang sai lầm khác, cả đời lẩn quẩn làm sao thoát được!
Ai đã có ?tâm lão bà? trông thấy thế mà chẳng thương? Huống nữa Đức Sơn là một nạn nhân vừa thoát nạn, trông thấy bạn đồng hành của mình đang bị bao vây, làm sao không có những cái đánh tóe lửa, những lời mắng tét tai, lấy làm phương tiện cứu cấp.
Cho nên, đọc Đức Sơn, chúng ta đừng khó chịu bởi ngôn ngữ và hành động của Ngài, vì biết đó là phương tiện cấp bách, cũng đừng bắt chước ngôn ngữ ấy để phỉ báng Tam Bảo mà phải đọa địa ngục. Chúng ta cần phải học NHIỆT TÌNH của Đức Sơn, và cốt nhận ra chỗ chí yếu mà Ngài muốn chỉ dạy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top