Chương 9-10-11: KHÔNG ĐỀ

Có những người sinh ra để thuộc về nhau. Họ nhận ra nhau băøng tiùn hiệu của loài đom đóm, khác xa mọi cung cách lí giải của triết học, đạo dức học, thẩm mĩ học, xã hội học, huyền thoại học, tình dục học, mớ bònng bong tổ kén quây chặt những con người tự bòn rút ruột gan mình. 

Có những người sinh ra để thuộc về nhau. Họ biết rõ họ thuộc về nhau và không vội vàng, miễn dịch căn bệnh kinh niên của đồng loại, căn bệnh thúc vào lưng, quật vào mông con người, khiến con người chỉ còn như chiếc máy ủi, húc không thương tiếc cả chính mình, chỉ còn như con tốt, lỡ sang sông không cách nào hơn là dấn mãi tới bước đường cùng. 

Có những người sinh ra để thuộc về nhau. Họ tin chắc họ có nhau và không biết sợ, trong khi nỗi sợ khắp xung quanh kết tủa thành hệ thống pháo đài thần kinh và giác quan với chức năng duy nhất là tự vệ, thành muôn triệu khối u chằng chịt, bưng bít con người thuở nguyên sơ. 

Có những người sinh ra để thuộc về nhau. Tôi và anh, cô bé đứng trong cửa sổ, chàng trai đứng ngoài cửa sổ. 

ĐÁM TANG 

Lễ tang nhà văn được coi là lớn nhất, trái núi sừng sững trong điïa hình tương đối bằng phẳng của văn học Việt Nam hiện đại, diễn ra đúng vào ngày hạ chí, tại trụ sở Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, phố Trần Hưng Đạo. Ông sống gần 80, nửa cuối vang bóng nửa đầu, 1 thời oanh liệt. Collection của bố không buông tha ông, tuyển tập của ông, tôi đọc 3 lần, cách nhau dăm năm , càng đọc càng xa lạï. Thanh viên lứa tôi không ai đọc ông, nhưng ai cũng nhắc tới tên ông với niềm kính trọng, số phận những tên tuổi định vị trong các loại từ điển. Chị Hằng chỉ lướt vài ba trang ông viết là ngáp, nhưng chị hăng hái rủ tôi đến viếng người đã khúat. Một trong số tình nhân mới đây của chị từng có dịp gặp ông tại bữa rượu văn nghệ sĩ nào đó, và không thể tiếp tục sống yên, nếu không đến chia ta người bạn vong niên quá cố. 

Tôi đã trốn dưới gầm giường khi ngướii ta đưa bé Hon đi. Không 1 lần chạm mắt vào chiếc quan tài bưng kín bé, không 1 giọt lệ giã từ. 

Tâm điểm của 1 vòng tròn khép kín, mũi nhọn com-pa tàn nhẫn, cái chết ấn định cho mỗi người. Tôi không tiếp xúc với cái chết như cảm giác có thật, đề tài màu mỡ cho bao thiên tài bị vùi dập và thiên tài không bị vùi dập. Chưa bao giờ tôi điền mình vào danh sách các candidat của tử thần. Đầu thai, rồi đào thoát, cả 1 ngoài tầm kiểm soát, duy nhất khoảng giá trị tuyệt đối giữa 2 cột mốc ấy hiện diện. Những con người nhân danh khoảng tuyệt đối hữu hạn đó để múa may quay cuồng, vội vàng chụp giật mong lấp đầy dấu chân thời gian nối về cõi chết. Lại cũng những con người, nhân danh y hệt, đủng đỉnh rong chơi, ngắm nghía hành trình tịnh tiến của mình về điểm chót. Tôi vạch 2 cột mốc, khai sinh, khai tử, và đổ đầy khoảng giữa nỗi khát khao âu yếm dịu dàng. Lấy gì khác đảm bảo rằng tôi đã từng có mặt giữa 2 cột mốc ấy? Uy tín, tiền bạc, sự bất tử, quyền thế, những chiến công hiển hách, những sáng chế vĩ đại, hay những cuốc sách ngủ giấc ngũ vĩnh hằng trong các loại quan tài giấy? Thấy để làm gì, nếu chiều chiều trở về nhà, mở cửa, và không cánh tay nào giang đón, không đôi môi nào trút ẩm ướt hôn mê? 

Ông ta đã tận hưởng khoảng giá trị tuyệt đối hơn 2 phần 3 thế kỉ của mình thế nào, tôi không biết. Giờ đây, khó lòng tìm thấy ông giữa 1 biển hoa cài xuất xứ, nào hội văn nghệ... kính viếng, nào Tạp chí... kính viếng, Nhà máy... kính viếng, Ban tổ chức... kính viếng... giữa những bộ đồ tang trịnh trọng, di chuyển giật cục như những quân cờ bất động trong không gian hạ chí mênh mông, giữa hương khói thiêu đốt đua tranh với nhiệt độ ngoài trời 41 ¨C, giữa rầm rập ôtô xe đạp nối đuôi xếp hàng kí sổ lòng thương tiếc, giữa chớp sáng hỗn loạn từ các loại máy ảnh, máy quay phim, tín hiệu quang học hiện đại, hệ thống tín hiệu thứ 2, giữa những gương mặt đúng phép, manequins sáp nặn tội nghiệp. Etc. Etc. 

Chàng tình nhân chị Hằng dắt tay chị, chị dắt tay tôi, rồng rắn lên mây qua đám dông chen chúc choáng cả lòng đường. Vài kẻ ngoại đạo lơ đãng đạp xe qua, thấy cảnh lạ tò mò dừng lại, mong kích thích cỗ máy tâm lí đời thường rệu rạo. Rồi những kẻ rong chơi, đám phe vé sống nhờ rạp Tháng Tám rỗi việc giữa 2 buổi chiếu, đội quân xích-lô cứ nhằm chỗ đông người lao tới tìm việc, trẻ con, người lớn, cả hắn, thằng người không mặt, dẫn đầu đoàn anh em đồng loại, etc, etc. Chao ôi, từ tính vĩ đại của tâm điểm vòng tròn khép kín. Khối nam châm hừng hực, phi lý, ẩn vào bầu trời hạ chí trong xanh khủng khiếp kia. 

Bé Hon chết vào 1 ngày mùa đông rét buốt, cặp môi đòi vô tận những cái hôn, tới phút chót, vẫn chói rực như 2 mảnh than hồng rời lạc giữa trần gian u xám lạnh lùng. 

Cuối cùng, toàn thân ướt đẫm, chúng tôi cũng lọt vào sân trụ sở Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, và đối mặt với chiếc bàn dài phủ khăn trắng, bản đăng kí danh sách các đoàn tới dự tang lễ. Người phụ nữ bận đồ đen ngồi sau bàn đưa mắt nhìn đoàn rồng rắn lên mây, tay người này vẫn nguyên tư thế túm áo người kia, rồi mỉm cười nhã nhặn: “Các anh các chị thuộc cơ quan nào?” Chị Hằng thuộc Thư viện quốc gia, chàng tình nhân thuộc Technoimport, tôi thuộc tôi, thật ô hợp. Không rõ chúng tôi trốn chạy khỏi chiếc bàn quái quỷ ấy bằng cách nào. Chưa kịp định thần, tôi đã thấy trước mình 1 vòng hoa khổng lồ, sau mình 1 vòng hoa còn vĩ đại hơn, từ phía vòng hoa, những lá chắn mĩ miều. Chị Hằng và anh technoimport như đã bốc hơi giữa cái nắng hạ chí đậm đặc, không để lại dấu vết; đầu rồng mình rắn lạc về đâu, để tôi khúc đuôi hẩm hiu xương xẩu kẹp chặt giữa những vòng hoa dành cho kẻ khác. Sinh thời, nhà văn bàn nhiều về hoa, trà, hương, phở, hoặc đại loại thế. Nghe đồn bàn giỏi, chơi thượng thặng. Tang lễ xứng tài đức lắm ru! Sinh thời cô bé Hoài chỉ khao khát cảm thông, gượng nhẹ, 1 lời êm dịu mỗi sáng mai, 1 ánh nhìn chia xẻ, 1 nụ cưới khích lệ, 1 bàn tay mơn man da thịt cho trôi vào giấc ngủ bình yên. Có tang lễ nào xứng niềm khát khao nguyên thủy ấy? 

An toàn và lạc lõng giữa pháo đài hoa, tôi nhích dần về phía những gì còn sót lại của nhà văn nổi tiếng. Từng đoàn, từng đoàn lần lượt xếp hàng trước nhà quàn, tổ chức 1 lần nữa độ ngũ, mũ mão, tóc tai, tâm thần. Lại từng đoàn, từng đoàn lần lượt rời khỏi nhà quàn, cái hộp đen bí hiểm nuốt ở đầu vào những con người, nhả ở đầu ra đám mannequins bất động. Vòng hoa trước mặt tôi đã vào khuất. Hoa phía trước đi trước hoa phía sau đi sau, còn tôi kẹp giữa, không hoa, không đội ngũ, không giấy giới thiệu, không phiếu đăng kí. Ban tổ chức bắt đầu giơ tay mới đoàn tiếp theo. Tôi bước vào nhà quàn. Hàng trăm cặp mắt nhất loạt rời chiếc quan tài sơn thiếp, dồn về tôi. Những chiếc máy ảnh vừa giơ lên theo quán tính bỗng sững lại giữa chừng, những vật cộm đen khó chịu trong bầu không khí trang nghiêm. Lại 1 đám đông tạp loạn trên nền nhạc điếu chậm rãi. Tức khắc, tôi sàng lọc, homo-A, homo-Z, những gương mặt thiếu, những gương mặt đủ, những kẻ không mặt. Xong việc, tôi cúi chào nhà văn nổi tiếng, tuy ông xa lạ với tôi, và bỏ ra, để lại vũng mồ hôi ướt đẫm trên nền đá hoa, ban tổ chức ngỡ ngàng và thân quyến sững sờ bối rối của người quá cố sau lưng. 

Chị Hằng và anh technoimport đón tôi ở cổng vào trụ sở. Họ bỏ ý định vào viếng, lí do tư cách ô hợp, thiếu chính thức, nhưng đã kịp ghi dăm ba dòng vào sổ cảm tưởng, kí dưới “những độc giả trung thành”. Tôi sẵn lòng tin anh technoimport sẽ suốt đời trung thành với bữa tiệc rượu văn nghệ sĩ nọ, và truyền lòng trung thành ấy đến đời con cháu mai sau; còn chị Hằng hoàn toàn có khả năng trung thành với tất cả những gì chị không có. 

Đám tang duy nhất tôi từng chứng kiến trong 29 năm qua. Đó là 1 ngày hạ chí, nhiệt độ lên tới 41 ¨C, bầu trời trong xanh vô tận và nắng đậm đặc. 

Vài ngày sau, chị Hằng mang chuyện thiên hạ về nhà. Người ta kháo nhau, ở đám tang hôm ấy có 1 đứa trẻ chừng 14, 15 tuổi, không khóc, không cười, không hoa, không chứng chỉ, 1 mình đến viếng, rồi lặng lẽ bỏ đi; biết đâu chẳng là 1 đứa con ngoài giá thú bất hạnh...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: