thien nhien ki thu2

THIÊN NHIÊN KỲ THÚ - 2

Bí ẩn của những đụn cát cao nhất thế giới

Những tiếng hát từ sa mạc

Những điều thú vị về trái đất

Những vòng tròn bí ẩn trên cánh đồng

Những hoa văn kỳ lạ trên cánh đồng nước Anh

Những hình vẽ huyền bí trên cao nguyên Nazca

Bí mật của bãi đá cổ Stonehenge ở nước Anh

Giải mã bí ẩn tam giác quỷ Bermuda

Những đất nước kỳ lạ

Những chiếc hồ kỳ lạ

Chiếc hố kỳ lạ trên băng ở Minnesota

Những điều bí ẩn của mặt trăng

Bí mật của những "Điểm chết

Bí ẩn của những đụn cát cao nhất thế giới

Nước đã gắn kết các hạt và xây nên hình dáng của những đụn cát cao nhất thế giới trên sa mạc Badain Jaran ở miền tây Nội Mông, Trung Quốc, khiến chúng vươn lên trời đến 500 mét.

Trong phát hiện mới đây công bố trên Nature, các nhà khoa học đã tìm thấy một hồ nước ngầm khổng lồ bên dưới sa mạc gió này, và chưa hề bị khai thác. Nước trong hồ được bổ sung liên tục nhờ băng tan chảy trên những vùng núi cách đó rất xa.

Sa mạc Badain Jaran là một cảnh quan độc nhất vô nhị trên thế giới với những đụn cát cao chọc trời và những cái hồ nông. Các nhà khoa học Trung Quốc đã đào vào một trong những đụn cát như vậy và ngạc nhiên khám phá ra nước ở cách bề mặt chỉ có 20 centimét, bất chấp vị trí đó nằm cao hơn

Những tiếng hát từ sa mạc

Cách đây hơn một nghìn năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã mô tả về những âm thanh quái lạ phát ra từ sa mạc Gobi hoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ. Sa mạc Đơn Hoàng của Trung Quốc cũng có những âm thanh lạ lùng, khi thì giống tiếng nhạc, tiếng hát, có lúc lại giống tiếng trống, tiếng sấm...

Đến nay, theo các nhà nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 30 sa mạc biết "hát" ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á. Từ một thế kỷ nay, các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều lời giải thích về hiện tượng "sa mạc phát âm". Qua nhiều so sánh nghiên cứu tính chất loại cát tại những sa mạc phát âm và không phát âm, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng hạt cát là nguyên nhân tạo nên âm thanh.

Đặc điểm của những hạt cát tại sa mạc phát âm:

- Kích thước chúng đều nhau, bình quân 0,3 mm đường kính.

- Bề mặt những hạt cát này không hoàn toàn trọn trịa trơn láng.

- Độ ẩm của cát rất thấp. Nếu độ ẩm lên cao đến một mức nào đó, cát sẽ không "hát" được nữa.

- Cung bậc âm thanh có tần số từ 50 đến 300 Hz. Vì vậy, người ta nghe được nhiều loại âm thanh khác nhau như tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng trống, sấm rền, có khi lại giống như tiếng binh khí va chạm...

- Các loại cát biết hát có tỷ lệ silic lên đến 95%. Các loại cát "câm" có tỷ lệ 50% silic lẫn vào các chất khoáng khác.

Nhiều tác động tạo nên âm thanh của sa mạc:

Độ ẩm: Ban đêm cát giữ độ ẩm, kết dính hạt cát này với hạt cát khác. Sự kết dính này chỉ tạm thời. Gió nóng thổi xuyên qua các lớp cát phủ làm khô đi và rung động đồng loạt. Sự kết hợp các dao động trong không khí và trong cát tạo thành những âm thanh kỳ lạ. Tuỳ loại cát, tuỳ sức gió mà có những loại âm thanh khác nhau.

Sức gió: Vai trò của gió cũng không kém phần quan trọng. Vận tốc gió phải từ 22km/giờ trở lên. Ở vận tốc chuẩn này, những hạt cát trong đụn cát bắt đầu bị rung động, nảy lên hàng loạt. Đến khi gió tăng vận tốc, các hạt cát va chạm nhau mạnh hơn làm thay đổi hình dạng đụn cát. Khi đụn cát có độ dốc 25 độ theo hướng nghịch với hướng gió thổi, mỗi khi rung động sẽ gây hiện tượng cát lở, tạo ra những âm thanh vang dội.

Trong khi cát lở, tuỳ theo sức gió và kích thước hạt cát, khối không khí xen kẽ có thể tăng giảm tạo nên những âm thanh cao thấp trầm bổng khác nhau.

Mặt đất rung động: Nếu khối cát sạt lở rất lớn, mặt đất sẽ bị rung động, làm cho âm thanh từ sa mạc thêm vang động, nghe được rất xa và lâu. Có trường hợp âm thanh vang trong bán kính 10 km và lâu đến 5 phút.

(Theo Natural Science)

Xuống cuối trang

Những điều thú vị về trái đất

· Nơi nóng nhất trên trái đất là El Azizia ở Libya, đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,8 độ C vào 13/9/1922. Tiếp đến là Thung lũng chết (ảnh), đạt 56,6 độ C vào 10/7/1913.

· Nơi lạnh nhất trên thế giới là Vostok, Nam Cực, nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên trái đất là -89 độ C ở, vào ngày 21/7/1983.

· Thác nước cao nhất thế giới là Thác thiên thần (Angel Falls) ở Venezuela, Mỹ, chảy từ độ cao 979 m.

Thác Thiên thần.

· Núi lửa lớn nhất là núi Mauna Loa ở Hawaii, cao 15,2 km tính từ chân núi nằm ở dưới đáy biển. Nhưng ngọn núi Olympus Mons trên sao Hoả còn vĩ đại hơn - cao 26 km. Nền móng của ngọn núi này có thể bao phủ hầu như toàn bộ bang Arizona, Mỹ.

· Trận động đất gây thiệt mạng nhiều nhất từ trước tới nay là trận động đất thần chết xảy ra vào năm 1557 ở Trung Quốc, giết chết khoảng 830.000 người. Một trận địa chấn kinh hoàng khác cũng đổ xuống Đường Sơn, Trung Quốc vào năm 1976 làm 250.000 người thiệt mạng.

· Khoảng cách từ bề mặt trái đất tới trung tâm là gần 5.955 km. Hầu hết thành phần trái đất là chất lỏng. Chỗ vỏ rắn nhất của hành tinh chỉ dày khoảng 66 km - mỏng hơn vỏ của một quả táo, tính theo tỷ lệ tương đương.

Núi Everest

· Ngọn núi cao nhất thế giới là núi Everest ở Nepal, cao gần 9 km trên mực nước biển

Dòng sông Nile.

· Điểm cạn thấp nhất trên trái đất là Bờ biển Chết ở Trung Đông thấp 400 m dưới mặt biển. Vị trí thứ 2 là Bad Water ở Thung lũng Chết, California, ở vị trí 86 m dưới mặt biển.

· Con sông dài nhất thế giới là Sông Nile ở châu Phi, dài 6.695 km.

· 25. Nơi khô hạn nhất trên thế giới là vùng Arica ở Chile, chỉ có 0,76 mm lượng mưa mỗi năm. Để hứng đủ một tách cà phê, phải cần một thế kỷ !

· 29. Nơi ẩm ướt nhất trên trái đất là vùng Lloro, Colombia, nơi có lượng mưa trung bình hàng năm là hơn 13 m, gấp 10 lần những thành phố ẩm nhất ở châu Âu hoặc Mỹ.

Sa mạc Sahara.

· Sa mạc lớn nhất thế giới là Sa mạc Sahara ở bắc Phi, rộng gấp 23 lần sa mạc Mojave ở phía nam California, Mỹ.

· Hồ sâu nhất thế giới là Hồ Baikal ở miền trung nam Siberia có độ sâu 1,7 km. Hồ có niên đại 20 triệu năm và chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất.

· Nơi có thủy triều cao nhất là vùng Burntcoat Head thuộc vịnh Fundy ở Nova Scotia (Canada), các đợt thủy triều có thể dâng cao tới 11,7 m. Vịnh Fundy có hình cái phễu do vậy mà thường xuyên tạo nên những đợt nước triều lớn.

· Mỗi giây trên toàn cầu có bao nhiêu lần sét đánh? Trung bình khoảng 100. Tuy vậy đó chỉ là những lần sét đánh xuống mặt đất. Mỗi phút, có hơn một nghìn trận sấm chớp nổ ra khắp trái đất, tạo ra khoảng 6.000 tia chớp. Rất nhiều trong số đó đi từ đám mây này sang đám mây khác.

· Mực nước biển sẽ tăng bao nhiêu nếu băng Nam cực tan? Băng Nam cực chiếm gần 90% băng toàn thế giới và 70% nước ngọt toàn cầu. Nếu toàn bộ băng Nam cực tan, mực nước biển sẽ tăng khoảng 67 m, tương đương với toà nhà 20 tầng. Các nhà khoa học cho biết, đang có một dòng nước băng tan chảy bên dưới, ước tính đến năm 2100, mực nước biển có thể sẽ tăng lên 1 m.

· Nơi sâu nhất trong đại dương là Rãnh Mariana, thuộc Thái Bình Dương, gần Nhật Bản, chỗ sâu nhất tới 11 km.

· Tốc độ gió cao nhất quan sát được từ trước đến nay là 513 km/giờ, vào tháng 5/1999 ở Oklahoma. Trước đó người ta đã quan trắc được tốc độ gió 372 km/giờ ở Mounth Washington, New Hampshire vào ngày 12/4/1934. Còn trên sao Hải vương, gió còn lớn mạnh hơn nhiều, đạt tới 1.448 km/giờ.

Biển Chết.

· Vùng đất liền thấp nhất trên trái đất? Bờ biển Chết, nằm giữa Israel và Jordan, nằm ở độ sâu 394 m dưới mực nước biển.

· Nhiệt độ của trái đất tăng 20 độ C cứ sau mỗi km tiến sâu vào trong. Gần trung tâm, nhiệt độ lên tới ít nhất 3.870 độ C.

· Nguồn nào chứa lượng nước ngọt lớn nhất toàn cầu: hồ, suối hoặc nước ngầm? Nước ngầm chứa lượng nước nhiều gấp 30 lần so với tất cả các hồ nước ngọt, và gấp 3.000 lần lượng nước ở sông, suối trên toàn cầu. Nước ngầm được chứa trong các tầng ngậm nước tự nhiên ở dưới mặt đất.

Về đầu trang

Những vòng tròn bí ẩn trên cánh đồng

Các vòng tròn và hoa văn cầu kỳ trên cánh đồng.

Có rất nhiều kiểu hình tròn khác nhau. Đơn giản nhất là một hình tròn với các bông lúa nằm rạp xuống ở bên trong, nhưng chúng không hề bị gãy mà chỉ quấn quanh rễ. Cũng có khi vòng tròn xuất hiện ở dạng kép, các bông lúa ở vòng ngoài cũng quấn quanh rễ, nhưng lại ngược chiều với lúa ở vòng trong. Đôi khi, bao quanh vòng tròn trung tâm là một loạt các vòng nhỏ (vệ tinh), thường được nối với vòng chính bằng những "con kênh". Trong trường hợp khác có thể thấy những vòng tròn nhỏ với những bông lúa không quấn quanh rễ, mà nằm ngả giữa vòng trung tâm với vòng lớn ngoài cùng.

Lúc đầu, người ta tưởng rằng vòng tròn kỳ lạ chỉ xuất hiện ở miền nam nước Anh. Nhưng khi báo chí bắt đầu viết về nó thì rất nhiều tin tức tương tự từ khắp nước Anh và các nước khác cũng được đăng tải. Các giả thuyết liên tục được đề cử, từ nguyên nhân do đàn nhím hay chồn phá hoại, đến dấu vết để lại của đĩa bay; từ hậu quả của cuộc chiến giữa các đàn chim cho đến việc lúa bị lây bệnh do nấm; từ việc bón quá nhiều phân cho đến việc thử nghiệm những loại vũ khí mới.

Pat Delgaldo và Colin Endrius đưa ra giả thuyết vòng tròn chính là một dạng ghi chép bí mật của vũ trụ tối cao. Trong khi đó, những bộ tộc da đỏ vùng Arizona thì cho rằng đó là những ký hiệu báo trước về một hiểm họa chết người đang đe dọa thế giới.

Một giả thuyết khác thuyết phục hơn là của giáo sư tiến sĩ Miden, người Anh. Theo ông, trên đường đi của những cơn gió giật, nếu có những ngọn núi nằm chắn ngang, sẽ tạo nên các xoáy khí. Kết quả là không khí thẳng đứng ở phía khuất gió của ngọn núi bị xoáy thành hình trôn ốc, xiết chặt không khí bên trong và tạo nên một luồng điện khí quyển. Khi hiện tượng này xảy ra trên cánh đồng, thì luồng khí xoắn trôn ốc sẽ làm cho các bông lúa rạp xuống đất và tạo nên các vòng tròn. Cùng với việc tạo thành các luồng điện, còn xuất hiện một âm thanh gió rít chói tai ngay trước khi các vòng tròn được tạo thành.

Lý thuyết của Miden không chỉ làm sáng tỏ các quá trình vật lý của sự tạo thành các vòng tròn mà còn giải thích được những trường hợp các hình ảnh kỳ lạ này xuất hiện ngay trước mắt của người chứng kiến.

Điều này đã xảy ra vào tháng 8/1991 khi Harri và Vivien Tomlison sống ở Hambldon đang dạo chơi ngoài cánh đồng. Bất chợt họ được chứng kiến một cảnh tượng rất lạ ở cánh đồng lúa mỳ phía bên phải. Một đám sương mù che phủ và họ nghe thấy một âm thanh kỳ lạ rít lên. Tiếp đó, sau lưng họ một cơn lốc nổi lên với sức gió mạnh đến nỗi khó khăn lắm họ mới đứng vững được. Mái tóc Harri tập trung nhiều điện tích nên dựng ngược hết trên đầu. Và cũng đột nhiên gió xoáy giảm hẳn rồi biến mất. Sương mù tan đi, để lại hai người nằm ở trung tâm một vòng tròn giữa những bông lúa ngả rạp xuống.

(KH&ĐS (theo Những bí ẩn tự nhiên của Nga)

Về đầu trang

Những Hoa văn kỳ lạ trên cánh đồng nước Anh

Hoa văn kỳ lạ nhìn từ trên máy bay.

Mới đây, một phi công đã phát hiện ra một họa tiết lớn, cầu kỳ trên mặt đất, giáp với kỳ quan Stonehenge (Hàng rào đá) cổ đại của nước Anh. Người phi công khẳng định một ngày trước đó trên cánh đồng này không hề có dấu hiệu lạ, chứng tỏ nó chỉ được tạo ra trong 1 đêm.

Tuy chưa rõ công trình là do nhân tạo hay thiên tạo, nhưng hình hoa lá với bề rộng 228 mét này cũng đáng để người ta kính nể. Ba mặt của nó gần như chạm vào ba gò đất cổ (có thể là những ngôi mộ cổ). Dường như, "tác giả" nào đó đã có chủ ý trong quá trình "thiết kế".

Những đường nét trên họa tiết được tạo ra từ các khoảng ruộng bị đổ rạp, giống với hầu hết những hình tròn kỳ lạ phát hiện trên các cánh đồng Anh trước nay. Điểm đặc biệt hơn là ở chỗ đường nét của nó khá phức tạp, uyển chuyển. Họa tiết này được phát hiện hôm 4/7.

(Theo Cosmi)

Bí mật của bãi đá cổ Stonehenge ở nước Anh

Trong số hàng trăm công trình bằng đá mà người Anh kế thừa từ thời cổ xưa, bãi đá cổ Stonehenge chiếm một vị trí đặc biệt với những khối đá có kích thước khổng lồ (một số khối nặng tới 45 tấn) và hình dạng bí hiểm (từ xa trông như những chiếc nanh lớn).. Từ khoảng cách vài trăm m đến Stonehenge, người ta nhận thấy có những hình thù đặc biệt, trông như in hằn trên cánh đồng. Khi lại gần thì thấy hình trên cỏ được tạo ra với độ chính xác lý tưởng. Các hình vẽ trong vùng Stonehenge thuộc loại đặc biệt: đất ở đây không hề bị động tới, nhưng cấu trúc của cọng cỏ bên trong các vòng đã thay đổi, như thể cỏ tự "nằm" theo một trật tự cần thiết. Những hình vẽ xuất hiện ở khu vực này đã làm cho các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới rối trí. Ý nghĩa nào ẩn chứa trong các hình vẽ đó, ai đã để lại cho chúng ta, để làm gì và tại sao các hình vẽ lại xuất hiện đúng ở gần Stonehenge cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được.

Stonehenge là một trong những nơi bí ẩn nhất trên hành tinh. Cho tới nay vẫn chưa có thể nói được ai đã tạo ra những tảng đá lớn đó, và để làm gì. Ban đầu công trình là một vòng gồm 30 khối đá đứng thẳng (mỗi khối nặng 25 tấn), nối với nhau bằng những thanh ngang, bên trong vòng tròn còn có 5 cặp khối đá có thanh ngang ở trên.

Theo ý kiến các nhà khoa học, Stonehenge bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ 19 trước Công nguyên và được hoàn tất vào vài trăm năm sau đó. Ở các mỏ đá, người ta đã đục ra những khối đá lớn, sau đó lăn chúng hoặc chở theo đường sông để đưa đến nơi xây dựng. Tại đó các tảng đá được chôn xuống đất 1 mét. Đá ở đây có 2 loại: những khối cứng chắc để tạo ra vòng ngoài của công trình và những khối đá mềm hơn lấy từ các vỉa than và quặng (do đó chúng được gọi là đá xanh), tạo ra vòng trong của Stonehenge. Các nhà khoa học cho biết những tảng đá xanh được lấy từ núi Prezeli, nằm cách Stonehenge khoảng 200 km, đủ để thấy người cổ xưa, khi chỉ có dây thừng và gậy, đã phải tốn bao nhiêu nỗ lực và sinh mạng để di chuyển chúng.

Có rất nhiều giả thuyết về những người đã xây dựng nên công trình bí ẩn này. Giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh tham gia xây dựng lên Stonehenge gây được sự chú ý hơn cả. Trong thời kỳ từ 3.000 đến 1.500 năm trước công nguyên, ở châu Âu, đặc biệt là trên các đảo của nước Anh xuất hiện nhiều công trình bí ẩn, không giống gì hết. Không phải là nhà hay nhà thờ, mà là những tảng đá tạo thành các hình vẽ rất chuẩn (thường là hình tròn). Không có bằng chứng bằng chữ viết nào chứng tỏ chính người cổ xưa xây dựng lên chúng, còn đối với người hiện đại, hình dạng các công trình này làm chúng ta liên tưởng đến những vật thể bay không xác định (đĩa bay).

(Theo Khoa học và Đời sống)

Về đầu trang

Giải mã bí ẩn tam giác quỷ Bermuda

anhlinhbk

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #linhbk