Thien duong lao dong tai ma lay da mat-con cặc

Kỳ 5: Thiên đường "xuất khẩu lao động" đã mất?

Cập nhật cách đây 12 giờ

Tags: Vĩnh Phúc, Trịnh Giang Nam, xuất khẩu lao động, vấn đề xã hội, sân bay quốc tế, người lao động, đại sứ quán, ở sân bay, thu nhập thấp, công ty, thiên đường, an ninh, ra ngoài, công việc, bỏ ra, VN

Thu nhập thấp, an ninh không đảm bảo và nhiều vấn đề xã hội phát sinh đã khiến ngày càng nhiều lao động VN muốn trở về nước trước khi hết hạn hợp đồng.

"Chỗ em 11 người đi, chín người về!"

Ở bang Subang 2, tôi đã được mời dự một bữa cơm chia tay của lao động VN với anh Trịnh Giang Nam. Anh quê ở Vĩnh Phúc, sang Malaysia từ năm 2006. Dù còn một năm nữa mới hết hạn hợp đồng nhưng Nam quyết định về nước bởi "công việc quá cực nhọc, lương bổng chẳng ra gì".

Lao động VN về nước ở sân bay quốc tế Malay.

Nam làm việc trong siêu thị Pasar Kecil của ông chủ người Hoa, mỗi ngày phải đi làm từ 7 giờ sáng cho tới 9 giờ tối. Cách đây hai năm, thấy phong trào đi xuất khẩu lao động rầm rộ, cha mẹ Nam vay nợ ngân hàng cộng thêm tiền của nhà cho đủ 20 triệu đồng để anh đi, mong có chút vốn cưới vợ, làm ăn sau này. Thế nhưng thu nhập cả tháng chỉ có 650 ring chưa trừ thuế và tiền ăn uống. Lãnh lương xong, trả nợ bạn bè coi như hết .

Nam kể: "Bố em thấy công việc như vậy nên suốt ngày gọi điện thoại bắt về. chỗ em có 11 người thì chín người đã bỏ về rồi".

Cùng về với Nam đợt này còn có Nguyễn Tiến Thành ở Yên Sơn, Tuyên Quang. Lúc ra đi, cha mẹ thành đã phải bán ba con bò, một con bê mới đủ tiền trả cho công ty môi giới. Làm việc trong công ty một thời gian, không chịu khổ được vì bị đối xử thậm tệ, Thành bỏ ra ngoài. Từng đi đánh bạc thuê cho người Hoa ở casino bang Yohor, thu nhập cao nhưng bị trấn cướp nhiều nên bỏ về làm thuê trong một cửa hàng bán pizza.

Chỉ cho tôi xem bàn chân bị nước ăn lở loét do suốt ngày lội trong nước, Thành nói: "Thu nhập làm ngoài của em khoảng 1.000 ring, cao gấp đôi trong công ty nhưng chán lắm, được bao nhiều thì hết bấy nhiêu, suốt ngày sợ polis bắt". Đi từ năm 2005 nhưng đến nay Thành mới gửi về nhà được khoảng 4,5 triệu đồng. Để về nước, hơn năm tháng qua Thành đã phải bóp mồm bóp miệng dành dụm được gần 2.000 ring để chuộc lại hộ chiếu từ công ty đầu tiên, lo các thủ tục giấy tờ và vé máy bay. Về đến nhà là tay trắng nhưng Thành còn may mắn hơn nhiều người khác, không có tiền để mà về.

Chạy trốn khỏi giấc mơ thoát nghèo

Trong những ngày cận Tết âm lịch, tại trụ sở Cục Nhập cư Malaysia, tôi đã gặp khoảng 30 lao động VN ngồi chờ phỏng vấn cấp giấy xuất cảnh đặc biệt để về nước. Họ đều là lao động VN bỏ ra ngoài. anh Trần Văn Hướng, quê ở Thái Bình cho biết anh làm trong nhà máy sản xuất bao bì ở bang Kajang, lương mỗi tháng được 700 ring. lúc đi vay ngân hàng 20 triệu đồng nhưng làm suốt ba năm mà không trả được nợ, Hướng bỏ ra ngoài từ đầu năm 2007. đến nay tích cóp đủ trả nợ, anh quyết định về nước: "Vì ở lại không đảm bảo an toàn, thu nhập, mà cứ thế này thì đằng nào cũng bị cảnh sát bắt".

Đi cùng với người lao động đến Cục Nhập cư hôm đó còn có ông Nguyễn Thạc Lực - Tham tán phụ trách lãnh sự Đại sứ quán VN tại Malaysia giúp người lao động làm thủ tục.

Ông Lực cho biết lao động VN bỏ ra ngoài do nhiều hoàn cảnh như lương thấp, không đủ việc làm. Họ trở thành lao động phạm pháp, nếu bị cảnh sát bắt sẽ bị xử 4-5 tháng tù giam, sau đó chuyển sang trại tỵ nạn. Muốn được ra khỏi đây và về nước, người lao động phải chịu các chi phí hộ chiếu, bồi thường cho công ty họ đã bỏ ra ngoài và vé máy bay. Đại sứ quán chỉ lo được cho họ giấy thông hành, giấy xuất cảnh đặc biệt trong trường hợp bị mất hộ chiếu hoặc chủ giữ lại.

Nhiều trường hợp lao động ở đây đang phải đối mặt với nguy cơ vào tù, đã có rất nhiều người liên hệ với đại sứ quán để nhờ giúp đỡ. Theo ông Lực, trong năm 2007, đại sứ quán đã giải quyết cho hàng trăm người thuộc diện này, trong đó có cả nhiều người đang trong hạn hợp đồng lao động.

Về tình hình an ninh trật tự trong cộng đồng lao động người VN tại Malaysia, ông Lực cho biết phía đại sứ quán cũng rất lo ngại. "Đại sứ quán đã làm hết sức ở cấp đại sứ đối với tất cả các vấn đề về người lao động ở đây như đã có công hàm thông báo tới cảnh sát hoàng gia Malaysia đề nghị phía bạn tăng cường an ninh, bảo vệ lao động người VN nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp".

Thiên đường đã mất?

Lao động VN sang Malaysia bắt đầu từ tháng 4/2004. những năm tiếp theo được coi là những thành tựu lớn của ngành XKLĐ. có nhiều năm lao động VN sang Malaysia chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động VN đi xuất khẩu nước ngoài.

Nhiều người đã vỡ mộng đổi đời khi đến đây.

Không phủ nhận rằng Malaysia từng là thị trường để người lao động VN xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2006, thị trường này đã có dấu hiệu suy giảm dù nhu cầu của bạn vẫn còn rất lớn. Năm 2007, chỉ có trên 26 ngàn người sang Malaysia, chiếm 1/4 trong tổng số lao động xuất khẩu. Tỷ lệ này năm 2005-2006 là 1/2.

Theo ông Vũ Đình Toàn, Trưởng Ban QLLĐVN, có nhiều nguyên nhân khiến lao động VN xuất khẩu sang Malaysia bị suy giảm như cạnh tranh với lao động các nước khác, quyền lợi về kinh tế, an ninh trật tự của người lao động không được bảo đảm. "Dù đi nhiều hay đi ít thì cái quan trọng chúng ta phải làm là bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chủ trương của Bộ là không chạy theo số lượng và ổn định. Đó là vấn đề lâu dài" - ông Toàn nói.

Những ngày ở Malaysia, tôi đã chứng kiến những vất vả của Ban QLLĐVN. Họ chỉ có bốn người nhưng phụ trách các vấn đề liên quan của trên 100 ngàn người lao động. có người phải giải quyết công việc quên cả ăn trưa, đang nửa đêm lại xách túi đến nơi có người lao động bị xâm hại nhưng chừng đó cũng chưa đủ.

Trên chuyến bay của VN Airlines về sân bay Tân Sơn Nhất, tôi ngồi cùng với nhiều lao động VN về nước. Minh, một lao động ở Phú Thọ nói với tôi: "Cha mẹ muốn em ở lại thêm một thời gian để đưa em trai sang nhưng em nhất quyết là không, một người chịu khổ đã là quá đủ".

Hàng chục lao động VN được phỏng vấn đã nói với tôi phải làm sao viết những sự thật để người lao động VN biết sự thật đời sống của những người đã sang đây.

Vẫn biết hàng chục cảnh ngộ, thân phận khác nhau của lao động VN tại Malaysia không đại diện cho tất cả nhưng phải thừa nhận rằng vị trí của họ tại đây đang gặp nhiều vấn đề bất ổn. Để làm những điều như ông Toàn nói chắc sẽ còn nhiều việc để làm.

Ông Nguyễn Thạc Lực:"Việc đi về bằng đường bộ theo đường dây bên ngoài vừa gặp rắc rối pháp lý, vừa gặp hiểm nguy".

Dịch vụ đưa người VN ra khỏi trại tị nạn, về nước

Malaysia đã xuất hiện những công ty chuyên đứng ra lo thủ tục trọn gói cho những lao động VN bỏ trốn ra ngoài và bị gom vào trại tị nạn về nước. Tuy nhiên, mức phí khá cao, mỗi trường hợp phải mất từ 1.700 đến 2.500 ring. Nhiều lao động không hiểu biết, ngại làm các giấy tờ thủ tục với cơ quan chức năng đã phải bỏ tiền ra cho các công ty môi giới này. Và như vậy họ đã bị mất hơn 1.000 ring so với liên hệ qua đại sứ quán.

Tại Malaysia còn có những đường dây tổ chức đưa người về nước với giá 1.000 ring nhưng về bằng đường bộ qua Thái Lan, Campuchia rồi về cửa khẩu ở thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nhưng đi bằng con đường này rất nguy hiểm, ông Lực cho biết: Việc đi như vậy bị coi là phạm pháp, xuất nhập cảnh trái phép kể cả khi về đến Việt Nam. Ngoài ra họ còn phải đối mặt với nạn trấn lột, tai nạn giao thông hoặc bị bán vào các động mại dâm ở Thái Lan nếu đó là lao động nữ.

Theo Nguyễn Thái Sơn (báo Pháp luật TP.HCM)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: