thiemthang
Câu 1: Cấu trúc tế bào ATM trên giao diện giữa người sử dụng với mạng (UNI và NNI). So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại tế bào này?
Trả lời:
Đặc điểm của ATM là sử dụng 1 giao thức hướng kết nối nên khác với chuyển mạch gói đó là địa chỉ nguồn, đích và số thứ tự các gói tin là không cần thiết. ATM cũng không cung cấp cơ chế điều khiển luồng giữa các nút mạng nhưng nó có khả năng nhóm một vài kênh ảo thành1 đường ảo nhằm giúp cho việc định tuyến được dễ dàng hơn. Vì vậy chức năng cơ bản của phần tiêu đề trong tế bào ATM là nhận dạng các cuộc nối ảo. Tế bào ATM là đơn vị truyền tín hiệu cơ bản trong công nghệ ATM, các chuẩn ATM xác định kích thước cố định của tế bào có độ dài là 53 bytes, bao gồm 5 bytes cho tiêu đề và 48 bytes cho thông tin tín hiệu, các bit trong tế bào được truyền liên tục trong đường truyền từ trái sang phải.
Cấu trúc một tế bào ATM.
Dựa vào cấu trúc phân cấp ATM theo sơ đồ:
Tương ứng với hai cấp giao diện trên, người ta đưa hai dạng cấu trúc phần tiêu đề tương ứng:
+ Cấu trúc phần tiêu đề giao diện giữa người sử dụng và mạng UNI.
+ Cấu trúc phần tiêu đề giao diện giữa các nút mạng NNI.
Ý nghĩa các trường trong phần tiêu đề.
_ GFC ( General Flow control) là trường điều khiển luồng chung. Trường này chỉ dùng cho giao diện UNI trong cấu hình Điểm - Điểm, có độ dài gồm 4 bit, trong đó 2 bit dùng cho điều khiển và 2 bit dùng làm tham số. Cơ cấu này đã được tiêu chuẩn hóa.
_ VPI (Virtual Path Identyfier: nhận dạng đường ảo) và VCI ( Virtual Channel Identyfier: nhận dạng kênh ảo) là hai trường định tuyến cho các tế bào trong quá trình chuyển mạch:
· Với UNI thì có 8 bit VPI và 16 bit VCI.
· Với NNI thì có 12 bit VPI và 16 bit VCI.
Hai trường này ghi nhận dạng luồng ảo và kênh ảo. Đặc tính cơ bản của ATM là chuyển mạch xảy ra trên cơ sở giá trị trường định tuyến:
· Nếu chuyển mạch xảy ra trên VPI thì gọi là kết nối đường ảo.
· Nếu chuyển mạch xảy ra trên VPI và VCI thì gọi là kết nối kênh ảo.
_ PT ( Payload Type) là trường loại tải trọng, để xác định xem tế bào này mang thông tin khách hàng hay thông tin điều khiển. Nó cũng xác định quá tải của tế bào thông tin khách hàng. Trường này có ở cả hai giao diện và có độ dài 3 bit.
_ CLP ( Cell Loss Prioryti) là trường độ ưu tiên tổn thất tế bào, dùng để chỉ ra khả năng cho phép hoặc không cho phép bỏ các tế bào khi có hiện tượng quá tải xảy ra.
· Nếu các tế bào có CLP = 0 thì có mức ưu tiên cao
· Nếu các tế bào có CLP = 1 thì có mức ưu tiên thấp
Trường này chỉ nhận hai giá trị “0” hoặc”1” nên có độ dài 1 bit và tồn tại ở cả hai giao diện.
_ HEC (Heacler Error Check) là trường kiểm tra lỗi phần tiêu đề. Trường này có độ dài 8 bit. Nó dùng để phát hiên lỗi ghép bit và sửa lại cho đúng các lỗi ghép bit đơn đó. Công việc này được thực hiện ở lớp vật lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top