thibaohiem
Sự cần thiết khách quan của BH: rủi ro từ môi trường tự nhiên, , từ sự phát triển của KHKT, từ môi trường xã hội
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
Bản chất:
· Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít
· Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê
Vai trò của bảo hiểm
Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm;
Đề phòng và hạn chế tổn thất;
Bảo hiểm là một công cụ tín dụng; tạo vốn đầu tư
Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
Tăng thu cho NSNN
Mối quan hệ giữa BH và phát triển KT-XH
Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong tất cả các nền kinh tế đặc biệt là các nền kinh tế có trình độ phát triển.
Trước hết, BH bảo đảm cho các thành phần trong nền kinh tế khả năng đối pho với những biến cố, những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra, BH là biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế môt cách ổn định và ít thiệt hại nhất khi có biến cố xảy ra. Trong sản xuất, tiêu dùng, giao thương, quan hệ xã hội, bảo hiểm đều giúp cho tất cả các quy trình và các mối quan hệ này trở nên bảo đảm, đáng tin cậy hơn, an toàn hơn. Đối với một nền kinh tế, BH như một đòn bẩy tâm lý , giúp ổn định quá trình hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tê, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít bị ảnh hưởng nhất từ các rủi ro tự nhiên và nhân tạo.
- Nền kinh tế phát triển và bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nền kinh tế phát triển sẽ phát sinh ra nhu cần bảo hiểm cho tất cả các thành phần xã hội, quan hệ kinh tế. Ngược lại, nghành bảo hiểm một quốc gia nếu lớn mạnh sẽ thúc đẩy các thành phần xã hội, thành phần kinh tế thay đổi được các cách thức quản lý, ý thức đối phó với nguy cơ, quản trị rủi ro nhờ vào hệ thống quy định và ràng buộc bảo hiểm chặt chẽ. Từ đó giúp cho họ đối phó tốt hơn với các biến cố có thể xảy ra.
- Bảo hiểm cũng giống như những cam kết của các thành phần trong xã hội về triển vọng tương lai, họ bỏ tiền ra để có được sự chắc chắn trong tương lai. Có nghĩa là, một nền bảo hiểm tăng trưởng cao đồng nghĩa với xã hội đó đang có triển vọng tôt, hứa hẹn một khả năng tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong tương lai.
Các yếu tố cấu thành BH
· Người bảo hiểm
· Người tham gia bảo hiểm
· Người được BH
· Người thụ hưởng BH
· Đối tượng bảo hiểm
· Rủi ro bảo hiểm
· Tai nạn bảo hiểm
· Gía trị bảo hiểm
· Số tiền bảo hiểm
· Bồi thường bảo hiểm
· Phí bảo hiểm
· Tỷ lệ phí bảo hiểm
· Phạm vi bảo hiểm
Sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đặc điểm
một loại sản phẩm, dịch vụ đặc biệt: sản phẩm vô hình, sản phẩm không mong muốn, chu kỳ KD đảo ngược
vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn;
Các loại sp dv BH
- Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm: BH xã hội, BH thương mại
- Căn cứ vào tính chất BH: BH nhân thọ, BH phi nhân thọ
- Căn cứ vào đối tượng BH: BH con người, BH tài sản
- Căn cứ vào quy định của pháp luật: BH bắt buộc, BH tự nguyện
Các loại rủi ro trong vận chuyển hàng hóa XNK:
- Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa XNK có thể hiểu là những thiên tai, tai nạn bất ngờ gây rah ư hại cho hàng hóa chuyên chở…
- Phân loại:
* Theo nguyên nhân gây rủi ro:
+ Rủi ro thiên tai
+ Rủi ro tai nạn bất ngờ.
* Theo nghiệp vụ bảo hiểm:
+ Rủi ro thông thường luôn được bảo hiểm
+ Rủi ro không được bảo hiểm(là những rủi ro cố ý gây nên)
+ Rủi ro chỉ được bảo hiểm trong trường hợp có thỏa thuận riêng.
Các loại tổn thất trong bảo hiểm Hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển:
- Tổn thất là những thiệt hại hư hỏng, mất mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra. Nếu rủi ro là mối đe dọa, là nguyên nhân gây ra.
- Phân loại tổn thất:
* Theo mức độ tổn thất:
(1) Tổn thất bộ phận:
Là 1 phần của đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bị mất mát, bị hư hỏng hoặc bị thiệt hại.
(2) Tổn thất toàn bộ:
Toàn bộ hàng hóa bị hư hỏng, bị phá hủy.
Gồm:
Ø Tổn thất toàn bộ thực tế: Toàn bộ giá trị hàng hóa trong hợp đồng bảo hiểm bị hỏng hoặc mất mát và không có giá trị
Ø Tổn thất toàn bộ ước tính: Thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm có thể chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý, vì tổn thất toàn bộ xét ra thì không thể tránh khỏi hoặc có thể tránh được nhưng chi phí vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm.
* Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm của bảo hiểm:
(1) Tổn thất chung:
+ Là những hi sinh,hoặc những chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố tình và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa trên tàu thoát khỏi một nguy hiểm chung thực sự đối với chúng.
(2) Tổn thất riêng:
+ Là những tổn thất chỉ gây thiệt hại chỉ gây ra cho quyền lợi của một chủ hàng trong toàn bộ chuyến hành trình, do những rủi ro được bảo hiểm gây ra và không phải là tổn thất chung.
+ Có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của các quyền lợi riêng biệt.
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển
1. Điều kiện bảo hiểm C (ICC C):
- Tổn thất hay tổn hại của hàng hóa có nguyên nhân do cháy nổ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật; dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
- Tổn thất chung.
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi.
2. Điều kiện bảo hiểm B (ICC B):
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện này ngoài bao gồm các rủi ro được bảo hiểm như điều kiện ICC C, bảo hiểm còn chịu trách nhiệm đối với tổn thất do những rủi ro sau:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
- Sóng cuốn xuống biển.
- Nước biển, nước sông hồ tràn vào container, hầm tàu…
- Tổn thất nguyên kiện hàng trong khi bốc dỡ hoặc chuyển tải.
3. Điều kiện bảo hiểm A (ICC A):
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng mất mát của hàng hóa chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định giống như điều kiện ICC C và ICC B.
Đối tượng và các điều kiện bảo hiểm vật chất thân tàu
* Đối tượng bảo hiểm:
Là toàn bộ con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên con tàu có liên quan đến hoạt động của con tàu.
* Phạm vi bảo hiểm:
Thường liên quan đến các rủi ro chính, như: chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va; tàu mất tích do mọi lý do, tàu hư hại do lỗi lầm của thủy thủ, cướp biển…
Rủi ro loại trừ bao gồm: rủi do về chiến tranh, đình công; rủi ro cố ý, lỗi lầm của người được bảo hiểm.
* Điều kiện bảo hiểm:
1. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO- Total loss only ) => Là điều kiện có phạm vi hẹp nhất.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là tổn thất toàn bộ con tàu khi tàu bị đắm, bị phá hủy hoặc bị tước quyền sở hữu, bị bắt hoặc chở hàng trái phép. => Bồi thường theo số bảo hiểm. Không quy định mức miễn trừ.
- Tổn thất toàn bộ ước tính:
+ Bị cháy, bị mắc cạn, bị đắm
+ Tàu bị mất tích, bị cướp, không xác định được giá trị thực tế => Bồi thường theo tổn thất toàn bộ .
+ Tàu bị hư hỏng nghiêm trọng.
- Chi phí cứu nạn: Toàn bộ chi phí bỏ ra để cứu con tàu khi gặp nạn trong trường hợp khẩn cấp.
2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận (FOD- Free of Damage)
- Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ.
- Bảo hiểm thêm các tổn thất và chi phí:
v Chi phí về tổ tụng, đề phòng và hạn chế tổn thất với điều kiện: chi phí này phát sinh do gặp rủi ro và tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
v Trách nhiệm dân sự đâm va ( bồi thường trách nhiệm cho chủ tàu).
v Chi phí đóng tổn thất chung.
3. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA- Free from Particular Average)
Bao gồm:
- Bảo hiểm mọi tổn thất mà bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận (FOD) gánh chịu.
- Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung và chỉ hạn chế trong 1 bộ phận nhất định của tàu, Ví dụ:
Hệ thống đèn điện.
Buồng neo
Nồi hơi.
Hệ thống ướp lạnh
- Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu do va chạm với tàu khác khi cứu nạn hoặc do cứu hỏa trên tàu.
4. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC – Instistute Time Clausse) => là điều kiện bảo hiểm rộng nhất.
Bao gồm:
- Điều kiện bảo hiểm mọi tổn thất FDA gánh chịu.
- Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung gây ra ngoài những bộ phận nhất định đã kể ở FDA.
- Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu và máy móc thiết bị do tai nạn bất ngờ gây ra (ngoài điều kiện đã nêu ở nhóm 3 – FDA)
Tại sao BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 được triển khai theo hình thức bắt buộc?
- Xe cơ giới là một nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào mà con người không thể lường trước được. Đất nước ngày càng phát triển, mạng lưới giao thông ngày càng dày đặc thì tai nạn do xe cơ giới gây ra ngày càng nhiều.
- Bảo hiểm TNDS của xe cơ giới là một biện pháp kinh tế mà các chủ xe có trách nhiệm đóng góp về mặt tài chính để hình thành nên quỹ bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Quỹ này nhằm đảm bảo bồi thường nhanh chóng, khắc phục hậu quả kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra. Đặc biệt là trong trường hợp người gây tai nạn không có khả năng về kinh tế để đền bù thiệt hại hoặc người đó cũng đã tử vong trong chính vụ tai nạn đó.
- Thông qua quỹ này, các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc bồi thường, bù đắp cho chủ xe khi gặp phải rủi ro sự cố tai nạn xảy ra, giúp chủ xe khắc phục được hậu quả tài chính, ổn định sản xuất, góp phần ổn định kinh tế xã hội.
- Ngoài ra quỹ này còn được sửa dụng một phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất thông qua việc đóng góp xây dựng những công trình phục vụ an toàn giao thông như các đường thoát nạn, các biển báo nguy hiểm… và tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi về luật giao thông, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông.
Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ doanh nghiệp
1. Đối tượng bảo hiểm:
Là phần trách nhiệm dân sự chủ sử dụng lao động đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động do quá trình lao động làm người đó bị chết hoặc thương tật dẫn đến mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
2. Phạm vi bảo hiểm:
- Rủi ro được bảo hiểm gồm: Tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp.
- Rủi ro không được bảo hiểm gồm:
Bị thương hoặc chết do chiến tranh
Nội chiến hay tự tử.
Bại liệt nhồi máu cơ tim…
Các đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ và bảo hiểm con người
1. Đặc điểm của bảo hiểm con ngườu phi nhân thọ:
- Mang đầy đủ đặc điểm của bảo hiểm con người có đối tượng bảo hiểm tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe con người hoặc các sự kiện liên quan đến cuộc sống con người.
- Bảo hiểm con người phi nhân thọ mang những đặc điểm riêng của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ, cụ thể là:
v Bảo hiểm cho những rủi ro mang tính chất thiệt hại như tai nạn, bệnh tật, ốm đau liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người…
v Thời hạn bảo hiểm là ngắn, thường dưới 1 năm.
2. Bảo hiểm con người:
- Bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro.
- Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của con người tham gia bảo hiểm, mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng…
- Các loại hợp đồng bảo hiển nhân thọ rất đa dạng, như:
v Bảo hiểm trong trường hợp tử vong,
v Bảo hiểm trong trường hợp sống (bảo hiểm sinh kỳ)
v Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
- Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong điều kiện kinh tế- xã hội nhất định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top