thị trường chúng khoán-thuyết trình

- Thành công và hạn chế của thị trường phát hành TPCP

1.    Thành công

-         Thị trường phát hành TPCP ngày càng phát triển đã thu hút được một lượng vốn tương đối lớn phục vụ cho đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội: +Thông qua phát hành TPCP hàng năm chính phủ đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng để bù đắp thiếu hụt ngân sách, tăng khả năng của chính phủ trong việc chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Chính phủ đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội để đưa vào đầu tư, từ đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm so với GDP, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.

+ Khối lượng TPCP ngày càng tăng trong tổng bù đắp thiếu hụt ngân sách.

-         Phát hành TPCP đã góp phần điều tiết lượng tiền trong lưu thông, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát: Cùng với các hình thức huy động vốn khác, phát hành TPCP đã hút được 1 lượng lớn nguồn vốn trong xã hội và chuyển từ chức năng cất trữ sang chức năng tham gia đầu tư.

-         Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú tạo hàng hóa để hình thành và phát triển thị trường vốn:

+ Hình thức phát hành TPCP đã có những thay đổi lớn từ chỗ chỉ phát hành

+ Hình thức phát hàng ngày càng được cải tiến và phong phú: đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành. Điển hình là việc phát hành TPCP bằng ngoại tệ tại thị trường vốn trong nước và ra thị trường quốc tế.

-         Khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện

Hoàn thiện một bước các cơ chế chính sách đối với hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ, khẩn trương xây dựng các thông tư hướng dẫn, bao gồm: thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch và phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước; Thông tư liên tịch với NHNN hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua NHNN; Nghị định 01/2011/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành vào thực hiện để thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế.

2.    Hạn chế

-         Quy mô thị trường nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, mức độ ảnh hưởng của TPCP đến các hoạt động kinh tế vĩ mô.

-         TPCP phát hành chưa có tính chuẩn mực: Hiện nay TPCP được phát hành có quá nhiều mệnh giá, kỳ hạn dẫn đến cung cầu TP cũng khác nhau, tính thanh khoản và rủi ro khác nhau, giá TP khác nhau, từ đó gây khó khan trong việc giao dịch TP.

-         Cơ chế phát hành và thanh toán chưa hình thành

-         Đối tượng tham gia còn ít, thiếu các nhà đầu tư chuyên nghiệp: chủ yếu là các NH thương mại quốc doanh, sự tham gia của NĐT nước ngoài còn hạn chế, các tổ chức bảo lãnh phát hành còn khiêm tốn, năng lực hạn chế.

-         Lãi suất TP chưa thực sự trở thành chuẩn mực để các tổ chức tài chính, tín dụng tham chiếu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ

III- Đề xuất một số giải pháp

1. Sửa đổi bổ sung và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn.

2. Xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với hệ thống PDs, CRA, lựa chọn các thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ có những đóng góp, ảnh hưởng và tích cực.

3. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép sẽ kết hợp hai hình thức đấu thầu và bảo lãnh thành một hình thức đấu thầu.

4. Cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu.

5. Cần tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để tiến tới giảm thiểu số loại trái phiếu Chính phủ đang lưu hành trên thị trường.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu Chính phủ.

7. Việc xây dựng phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ theo hướng chuyên biệt là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

8. Duy trì đều đặn các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ; dành ưu tiên phát hành các loại trung hạn và dài hạn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: