thi_doi

ÔN TẬP KỸ NĂNG CÔNG TÁC THIẾU NHI

VĐ1. TRÒ CHƠI THIẾU NHI.

1. Khái niệm, mục đích.

- Khái niệm: Trò chơi thiếu nhi là một hình thức vui chơi giải trí, dùng các kỹ thuật, các phương tiện (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ...) để biểu đạt một sự vật, hiện tượng, việc làm, hoạt động...trong đời sống tự nhiên, xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của thiếu nhi, đồng thời thông qua đó để giáo dục các em; là hoạt động tự nguyện.

- Mục đích:

+ Là phương tiện để tập hợp, thu hút thiếu nhi.

+ Là phương pháp công tác đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Bảo đảm quyền trẻ em theo công ước quốc tế và luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em VN.

2. Tác dụng.

- Là phương tiện giáo dục toàn diện cho các em thiếu nhi (đức, trí, thể, mĩ, lao).

- Hiểu biết cuộc sống xã hội, tự nhiên, môi trường.

- Là phương tiện giao tiếp gây tình cảm thân thiện.

- Đáp ứng nhu cầu hoạt động của thiếu nhi.

- Là phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.

- Là phương pháp rèn luyện sức khỏe cho thiếu nhi.

- Tiết kiệm, sáng tạo.

- Ngăn ngừa các nguy cơ đến với thiếu nhi.

- Giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.

- Cải thiện các mối quan hệ.

3. Đặc trưng.

- Là hoạt động tự nguyện tự giác.

- Là hoạt động bất định nhưng có nguyên tắc ổn định (luật chơi).

- Là hoạt động giả định nhưng phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội, tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần.

4. Quy trình tổ chức trò chơi.

- Chọn vị trí, địa điểm phù hợp với số lượng người chơi.

- Ổn định tổ chức, sắp xếp đội hình phù hợp với nội dung trò chơi.

- Tạo không khí trước khi tổ chức trò chơi.

- Lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng chơi và mục đích của nhà tổ chức.

- Giới thiệu: tên trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng...

- Phổ biến nội dung, cách chơi.

- Phổ biến luật chơi.

- Cử trọng tài (nếu có).

- Chơi thử (chơi nháp)

- Chơi thật.

- Thưởng, phạt.

- Nhận xét.

- Vận dụng trò chơi vào thực tiễn.

5. Tổ chức 1 trò chơi thiếu nhi: một số trò chơi thông dụng như: con thỏ-ăn cỏ-uống nước-chui vào hang; phép lịch sự; thể dục; trời-đất-nước; băng reo vỗ tay, súng thần công, sóng biển, làm tượng...

6. Nêu 10/12 dấu đường thông dụng.

bắt đầu đi

hai đoàn nhập một

đi theo hướng này

chia thành 2 đoàn, mỗi đoàn n người

đi nhanh hơn

đường cấm

chạy theo hướng này

chú ý, nguy hiểm

đi chậm lại

quay lại

chướng ngại vật, vượt qua

an toàn

rẽ trái

rẽ phải

chờ ở đây n phút

nước không uống được

có mật thư hướng này, cách n mét

nước uống được

trại nhà ở hướng này

đích

7. Thực hiện 3 cách viết mật thư.

- Từ khóa chỉ hướng đọc.

= anh ăn cơm chưa

- "Soi gương": nă cơc aưhc = ăn cơm chưa

- Dấu và số thay cho chữ.

1 2 3 4 5

+ a b c d e

- f g h i j

x k l m n o

: p q r s t

= u v x y z

Lập bảng tra:

ví dụ: +4-4 +3+1x3 :5:3+1-4 = di cam trai = đi cắm trại

VĐ2. TRẠI THIẾU NHI.

1. Khái niệm, mục đích.

- Khái niệm: Trại thiếu nhi là hình thức vui chơi, giải trí, một hoạt động tổng hợp nhằm tập hợp thu hút thiếu nhi để giáo dục nhân cách toàn diện cho các em, ở đó thực hiện được các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Mục đích:

+ Tập hợp, thu hút các em để giáo dục các em một cách toàn diện theo tiêu chí của nhà tổ chức.

+ Là hoạt động thực hiện nguyên tắc giáo dục của tổ chức Đội (tự nguyện, tự quản)

+ Giáo dục nhân cách cho các em.

2. Ý nghĩa, tác dụng.

- Là hình thức tập hợp thiếu nhi hiệu quả.

- Là hình thức giáo dục tổng hợp theo các nhiệm vụ, nội dung giáo dục đối với thiếu nhi.

- Là nơi để các em thiếu nhi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hoạt động.

- Là nơi để các em thể hiện tài năng của mình đồng thời cũng biết được khả năng của cá nhân, tập thể.

- Là điều kiện cho các em gần gũi, tiếp xúc với thiên nhiên.

- Là điều kiện để các em tổ chức cuộc sống của mình và tập thể.

- Là điều kiện để các tổ chức trong xã hội thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với trẻ em.

- Là điều kiện để tổ chức Đội thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện tự quản.

3. Quy trình dựng trại chữ A.

- Để 2 gậy song song và bằng nhau.

- Kéo dây dài song song với 2 gậy.

- Đặt mái lều nằm trên gậy và dây thật thẳng trên mặt đất.

- Đánh dấu điểm chân gậy, điểm các cọc ghim (điểm cọc ghim khoảng cách 1/5gậy trên đường chéo của mái trại; điểm cọc ghim của gậy có khoảng cách từ mái trại ra bằng một gậy, điểm chân gậy nằm giữa mái trại).

- Đóng các cọc ghim.

- Buộc dây vào mái trại (gậy vào mái trại, dây vào góc mái trại, nếu mái trại có sẵn lỗ buộc thì buộc luôn vào lỗ).

- Dựng trại.

- Cố định các dây vào cọc ghim.

5. Quy trình tổ chức trại thiếu nhi.

- Lập kế hoạch tổ chức trại: các căn cứ; mục đích, yêu cầu; nội dung; biện pháp

- Triển khai kế hoạch.

- Tổ chức hội trại.

+ Chuẩn bị: địa điểm; phương tiện; BTC; chương trình cụ thể; csvc; kinh phí; văn bản.

+ Nội dung, chương trình hội trại: tập kết, dựng lều trại, khai mạc, tổ chức các hoạt động

- Tổng kết đánh giá hội trại.

6. Thắt 5 nút trại.

- Nút thuyền chài: cố định giữa gậy và mái trại, góc trại.

- Nút gỗ: buộc vào góc mái trại, cọc ghim.

- Nút sơn ca: để treo

- Nút số 8: nối dây khi dây bị giãn

- Nút dẹt: nối 2 dây có thiết diện bằng nhau.

VĐ3. HÁT MÚA THIẾU NHI.

Mái trường nơi học bao điều hay

Bùi Anh Tôn

C Vui tung tăng chân bước em đến trường sáng G nay.

F Con chim vui chim hót véo G von trên vòm C cây.

Lòng em vui G sướng cùng bạn em tới F trường.

Cô giáo dịu G hiền dạy em biết bao C điều.

lá la là, lá la G là, là la la la C la...

Nét chữ này tô đẹp thêm bao núi G sông.

Nét vẽ F này tô đẹp thêm bao cánh C đồng

Phép tính này cho em bao ngạc nhiên thích G thú.

Ôi mái G trường, em học được bao điều C hay

Khúc hát này ca ngợi thêm bao chiến công.

Khúc hát này ca ngợi tên bao anh hùng.

Những trang sử cho em yêu mọi miền đất nước.

Ôi mái trường em học được bao điều hay.

Mùa hạ và những chùm hoa nắng

Em (C)yêu một sớm quê hương hoa nắng sân (F)trường đôi mắt biếc(C)xanh.

Lá (F)bay lá rơi rơi (G)đầy. Nắng (F)ơi ước mơ thật (G)nhiều, Màu trắng thoáng qua (C)mau.

Mây (C)bay nào hồng đôi má mỗi khi hè (G)về chia tay mái (F)trường

Thầy (G)cô và bao bạn (C)bè. Những (F)trang sách hồng (G)nhỏ. Sắc hoa nắng (C)vàng

Hạt (C)nắng tình bạn thiết tha là những cánh hoa mỗi khi hè về(F)

Hoa (G)nắng trên vai học trò cả tuổi mộng mơ rơi xuống sân (C)trường

Là lá là là lá la là là lá la la la la là

Trong sáng cuộc đời học trò cả tuổi mộng mơ hoa nắng rơi đầy.

VĐ4. KỂ CHUYỆN THIẾU NHI.

1. Các bước hướng dẫn thiếu nhi kể chuyện.

- Chuẩn bị: Chọn truyện, thuộc truyện, phân tích truyện, xây dựng đề cương.

- Kể trước một lần rồi cho các em tập kể.

- Tập truyền đạt tình cảm, tư tưởng của câu chuyện.

- Phụ trách nghe, nhận xét, điều chỉnh các thủ pháp biểu đạt của các em khi kể chuyện.

* Nếu bản thân kể chuyện cho thiếu nhi nghe:

+ Ổn định tổ chức, tạo không khí.

+ Giới thiệu: tên truyện, loại truyện.

+ Kể chuyện.

+Kết luận (rút ra bài học)

2. Kể 1 câu chuyện với thiếu nhi.

- Giới thiệu bản thân, dẫn dắt vào câu chuyện; - Kể chuyện; - Rút ra bài học.

VĐ5. THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU:

- Bật gót: 1 lần 8 nhịp.

- Cổ - Tay - Lườn - Tay vai - Tay lườn - Nhảy - Tay lườn phối hợp (co tay + ký chân) - Di chuyển (động tác...khó)-di chuyển phối hợp(nâng ngực + vỗ tay)-Toàn thân(nhún, xòe)-chạy: mỗi động tác 4 lần 8 nhịp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrbig244