thi cong 1-14
NGÂN HÀNG CÂU HỎI KỸ THUẬT THI CÔNG I
Chương I:
Câu 1: Công tác đất trong xây dựng
Vị trí:
Là công tác thường gặp khi thi công các công trình, nhiều khi chiếm tỉ trọng lớn. Quyết định chất lượng và tiến độ thi công công trình.
Phân loại:
Theo mục đích:
Công trình bằng đất: đê, đập, mương, nền đường
Công tác đất phục vụ các công tác khác: hố móng, rãnh đặt đường ống, …
Theo thời gian: lâu dài (đê, đường) ngắn hạn (hố móng, rãnh thóat nước)
Theo khối lượng: tập trung (san lấp, hố móng) chạy dài (đê, đường)
Các dạng:
Đào: hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống độ cao thiết kế (V+)
Đắp: nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế (V-)
San: làm phẳng một diện tích đất, bao gồm cả đào và đắp
Bóc: bóc bỏ một lớp đất có độ dày được thiết kế
Lấp: làm đầy một hố sâu đến độ cao bằng độ cao mặt đất xung quanh
Đầm: là truyền xuống đất những tải trọng có chu kỳ nhằm ép đẩy không khí,
nước trong đất ra ngoài, làm tăng độ chặt, tăng mật độ hạt trong 1 đơn vị thể tích, tạo
ra một kết cấu mới cho đất.
Câu 2: Độ ẩm của đất
Là tỉ lệ tính theo % củanước chứa trong đất
W=(G-G0)/G0
G: khối lượng tự nhiên
G0: khối lượng đất khô
Ảnh hưởng lớn đến công làm đất. Đất ướt quá hay khô quá đều khó thi công.
W>30%: ướt
W<5%: khô
5<W<30: dẻo <~ dễ làm nhất
Dung trọng của đất:
Là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất
Gamma=G/V
G: trọng luợng tự nhiên
V: thể tích
Dung trọng thể hiện độ chắc của đất, dung trọng càng lớn đất càng chắc, công làm đất càng lớn
Câu 3: Độ tơi của đất
Là tính chất thay đổi thể tích của đất trước và sau khi đào
Rô=(V-V0)/V0
V0: thể tích đất ban đầy
V: thể tích đất sau khi đào lên
Rô có thể âm, đất càng rắn độ tơi xốp càng lớn, càng tốn nhiều công vận chuyển đất sau khi đào lên hay càng cần nhiều đất để thực hiện công tác lấp.
Câu 4: Độ ổn định mái dốc:
Độ dốc tự nhiên của đất là góc lớn nhất của mái dốc khi ta đào hay khi đổ đống mà không gây sụt lở cho đất.
I=tg(anpha)=H/B
I phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất , độ dính của hạt đất và tải trọng tác dụng lên mặt đất.
Độ dốc tự nhiên của đất ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào, đắp đất.
Biết được độ dốc tự nhiên của đất ta mới đề ra biện pháp thi công phù hợp và có hiệu
quả và an toàn
Phụ trợ: Lưu tốc cho phép
* Định nghĩa: Lưu tốc cho phép là tốc độ tối đa của dòng chảy mà không gây xói lở
đất.
* Tính chất
+ Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao.
+ Đối với các công trình bằng đất tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy như đập, kênh,
mương... ta cần phải quan tâm đến tính chất này khi chọn đất để thi công. Đối với nền
công trình cần quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp phòng chống sự cuốn
trôi của đất khi có dòng chảy chảy qua.
+ Muốn chống xói lở thì lưu tốc dòng chảy không được lớn hơn một giá trị mà tại
đó các hạt đất bắt đầu bị cuốn theo dòng chảy.
Phân loại đất:
Cấp đất
+ Cấp đất là mức phân loại dựa trên mức độ khó hay dễ khi thi công hay là mức
độ hao phí công lao động (thủ công hay cơ giới) nhiều hay ít. Cấp đất càng cao càng
khó thi công hay hao phí công lao động càng nhiều.
+ Trong thi công việc xác định cấp đất là rất quan trọng. Mỗi một loại cấp đất
ứng với một loại dụng cụ hay máy thi công, do đó việc xác định cấp ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất thi công và hiệu quả kinh tế của công
Chương II : Tính toán khối lượng
Câu 5. Nguyên tắc tính khối lượng các công trình đất:
Với công trình như đường, mương, nền thì lấy kích thước bằng đúng kích thước thực tế
Với công trình phục vụ công trình khác như hố móng, hầm thì kích thước lấy theodụng cụ thi công. Thi công thủ công thì lấy rộng ra 20-30cm, thi công cơ giới thì lấy rộng ra 2-5m tùy vào loại máy thi công
Tính toán khối lượng dựa trên các công thức hình học có sẵn. Nếu công trình có dạng phức tạp thì chia ra làm nhiều miếng nhỏ để tính.
Câu 6 Nguyên tắc tính khối lượng đất tập trung:
Chia thành các khối chữ nhật, nón.
Khối chữ nhật: V=a*b*h
Khối còn lại: V2=… V3=…
Tổng thể tích: V=H/6*(a*b+(c+a)*(d+b)+d*c)
Câu 7 Nguyên tắc tính khối lượng đất chạy dài:
Công trình chạy dài có kích thước theo phương dài lớn hơn hẳn kích thước của 2 phương còn lại. Vì vậy, khi tính tóan có thể chia nhỏthành nhiều đoạn để tính sẽ đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo độ chính xác
Với l<50m -> V=Ftb*l (Ftb: diện tích mặt cắt ngang trung bình)
Với l>50m -> V=(Ftb+m*(h-h’)/12)*l (h: chiều cao đáy lớn, h’: chiều cao đáy bé, m:độ thoải mái dốc
Chương III Công tác chuẩn bị và phục vụ thi công.
Câu 8 Giải phóng mặt bằng:
Bao gồm: di dời mồ mả, phá dỡ công trình cũ, hạ cây cối, đảo bỏ rễ, xủ lý thực vật, dọn chướng ngại vật.
Công tác giải phóng mặt bằng phải được thực hiện theo quy trình
Thông báo trên truyền thông
Di dời mồ mả
Làm việc với các bên liên quan để di dời đường điện, nước, thông tin
Phá dỡ nhà cửa theo thiết kế phá dỡ
Hạ cây phải đào bỏ hết rễ
Lớp đất màu mỡ cần tận dụng để sử dụng trồng cây về sau
Vét sạch bùn để đảm bảo ổn định nền
Tiêu nước bề mặt
Mục đích: ngăn không cho nước ngầm chảy vào hố móng công trình, đảm bảo tiêu thoát nước sau mưa.
Thực hiện:
Đào rãnh cho nước tự thóat
Sử dụng bơm tháo nước nếu cần
Câu 9,10,11,12 Hạ mực nước ngầm
Mục đích:
Hạ thấm mực nước ngầm cục bộ ở một khu vực nào đó bằng cách hút nước ở giếng đào sâu dưới đất
Thiết bị: ống giếng lọc với bơm hút sâu; kim lọc hạ mức nước nông; kim lọc hạ mức nước sâu
Kim lọc hạ mức nước nông
Ứng dụng:
Dùng khi chiều sau hạ nước ngầm không lớn.
Ưu: thi công gọn nhẹ, hiệu quả cao.
Cấu tạo:
Thiết bị là một hệ thống giếng lọc đường kính nhỏ bố trí sít nhau theo đường thẳng ở quanh hố móng hoặc theo khu vực cần tiêu nước. Nhưng giếng này được nối liền với máy bơm chung bằng ống tập trung nước
Máy bơm sử dụng là máy bơm ly tâm, chiều sâu hút nước 8-9m
Kim lọc là nhiều ống thép có đường kính nhỏ nối lại dài ~ 10m gồm ba phần: ống trên, ống lock, ống cuối. Đoạn trên có chiều dài tùy chiều sâu lọc, đoạn lọc gồm 2 ống lồng vào nhau có khoảng hở, có bọc 1 cuộn dây thép kiểu lò xo. Đoạn ống cuối có van cầu, van vành khuyên và bộ phần xói đất.
Nguyên tắc:
Hạ kim: Đóng nhẹ kim vào đất theo phương thẳng đứng, bơm nước vào kim, nước sẽ phun ra ở đầu làm xói và dẻo đất, trọng lượng kéo kim đi vào lòng đất
Hút nước: Khi hút nước, van cầu ngăn không cho đất đi vào trong kim, ống lọc lọc giúp lọc bớt bùn đất.
Câu 13,14 Chống vách đất:
Khi đào đất với chiều sâu nhỏ, đất có độ kết dính tốt, ta có thể đào thẳng đứng
H=1/gamma(2*c/(K*tg(45-fi/2))-q)
H: chiều sâu cho phép
Gamma: trọng lượng riêng
C: lực dính đơn vị
Fi: góc ma sát trong
K: hệ số an toàn 1.5-2.5
Q: tải trọng trên mặt đất
Đất cát lẫn sạn, h~1m; đất pha cát, h~1,25m; đất thịt,sét h~1,5m; đất sét chắc, h~ 2m
Khi chiều sâu đào đất lớn hơn. Cần đào theo độ dốc tự nhiên hoặc có biện pháp chống đỡ để tránh sụt lở
Chống vách hố bằng ván ngang:
Áp dụng:
Hố có chiều rộng nhỏ, thành đứng.
Cấu tạo:
Khi đào sau đến 1m bắt đầu lát ván chống, sau đó cứ đào được 1 thân ván lại đặt tiếp ván chống.
Với đất dính, ván ngang không đòi hỏi phải xít nhau
Tính tóan:
Tính toán xác định kích thước và khoảng cách cột chống dựa trên chiều sâu hố, trọng lượng đất, tải trọng công trình và chiều dày ván
Ván thường dùng là ván cốp pha, thanh chống thường là gỗ 60x80. Lực tác dụng lên ván là áp lực chủ động của đất ở độ sâu lớn nhất. Ván tính như dầm đơn giản, khoảng cách 2 gối là khoảng cách giữa 2 thành chống đứng
Chống vách đất bằng thanh chống xiên
Áp dụng:
Hố đào rộng, có chiều sâu >2m
Cấu tạo
Khi đào sau đến 1m bắt đầu lát ván chống, sau đó cứ đào được 1 thân ván lại đặt tiếp ván chống.
Với đất dính, ván ngang không đòi hỏi phải xít nhau
Tính tóan:
Tính toán xác định kích thước và khoảng cách cột chống dựa trên chiều sâu hố, trọng lượng đất, tải trọng công trình và chiều dày ván
Ván thường dùng là ván cốp pha, thanh chống thường là gỗ 60x80. Lực tác dụng lên ván là áp lực chủ động của đất ở độ sâu lớn nhất. Ván tính như dầm đơn giản, khoảng cách 2 gối là khoảng cách giữa 2 thành chống đứng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top