Phong cách

1.Tố Hữu

a. Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn

–   thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, đời sống cách mạng.

–   nổi bật là các vấn đề lí tưởng, lẽ sống cách mạng.

–   khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân yêu nước, ân tình cách mạng.

b. Thơ Tố Hữu còn mang tính sử thi

      Thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.

–    Từ cái tôi – chiến sĩ đến cái tôi – công dân; tiến tới cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng (nhiều bài thơ trong tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa).

–    Nhân vật trữ tình trong thơ Tố hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại

–    Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử — dân tộc; số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng.

C. Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc

–    Sử dụng đa dạng các thể thơ đặc biệt các thể thơ truyền thống: Thơ lục bát (Việt Bắc)

–   Sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh, ví von truyền

thông.

=> Phong cách thơ Tố Hữu rất đa dạng, đã kế tục được truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức thu hút của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.

 

2. Nguyễn Tuân

Trước CMT8 (  Chữ người tử từ ) : có thể nói là cô đúc trong một chử "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình

– NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau

+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.

+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.

+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.

+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.

– NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.

Sau CMT8 ( Người  lái đò Sông Đà ) :  có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu .

+ Ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy

+  Hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình

+ Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông.

+ Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực

+ Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu

3. Nam Cao

-Viết về nông dân hay trí thức, Nam Cao quan tâm tới đời sống tinh thần của họ và đặc biệt hứng thú với việc khám phá "con người trong con người"

- Chú ý tới chiều sâu bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của hành động => Khuynh hướng tìm vào nội tâm => Sở trưởng biệt tài diễn tả , ptich tâm lí nhân vật

-  Ông đặc biệt sắc sảo khi thể hiện những quá trình tâm lý phức tạp ,  sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm chân thật, sinh động để đi vào chiều sâu nội tâm

-  thường đảo lộn trật tự thời gian, không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lý phóng khoáng, linh hoạt mà vẫn nhất quán, chặt chẽ.

- Về đề tài, ngòi bút Nam Cao cũng quan tâm đến "Những chuyện không muốn viết" – chuyện nhỏ nhặt, thường ngày. Từ đó, ông đặt ra những vấn đề xã hội, con người, cuộc sống và nghệ thuật chân chính.

- Giọng điệu:Triết lí, mỉa mai, chua chát . Dửng dưng, lạnh lùng mà tràn đầy thương cảm, đằm thắm, thiết tha...

4. Quang Dũng

 - Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến:  Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), Quang Dũng viết bài thơ "Nhớ Tây Tiến". Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là "Tây Tiến".

5. Hàn Mặc Tử:

 Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiên phong đã đổi mới tư tưởng, đặt nền móng tưởng tượng, mộng mơ và giao cảm trong thơ Việt Nam, với một quan niệm rõ ràng về thi ca

6. Nguyễn Bính:

Các tác phẩm của ông mang đậm chất chân quê. Thường sử dụng thể thơ lục bát dân tộc cùng sự kết hợp tinh ý với những câu ca dao dân ca

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: