Cuộc Gặp Bất Ngờ



Buổi sáng hôm thứ hai đầu tuần, ông Sơn lên sở dọn dẹp đồ đạc cá nhân và bàn giao công tác cho người kế nhiệm, gần hai chục năm làm việc trong Sở văn hóa, biết bao thế hệ đến rồi đi ông nhìn thấy không ít. thời gian thấm thoát trôi qua thật mau, hôm nay đã đến lượt ông phải rời xa nơi này.

Nhìn lại những bức ảnh cũ mờ nhạt treo trên tường làm ông nhớ lại thời còn trẻ, chạy ngược chạy xuôi theo những "tiền bối" khảo sát thực địa, tìm hiểu các khu di chỉ, chụp ảnh tư liệu làm báo cáo. Chẳng biết từ lúc nào bản thân ông lại có những xúc cảm đặc biệt khi được chạm tay vào cổ vật. Dường như không có nhiều người mang tâm tư sâu nặng như ông , dành cả đời để đi hết nơi này đến địa phương khác chỉ để tiếp xúc với một đống đất đá tìm kiếm mảnh đồng mảnh sứ. Chẳng khác nào kẻ nhặt ve chai nơi công sở. Đại đa số mọi người chỉ nhận công tác một vài năm rồi chuyển sang phòng ban khác, ít người trụ lại nơi này lâu dài như ông Sơn.

Đến buổi trưa, nghe chiếc điện thoại rung lên, Minh chạy xe máy đến trước sở văn hóa chở đồ đạc ông Sơn về nhà. Hôm nay cơ quan có tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ chia tay với vị tiền bối lâu năm trong ngành. Là nhân vật chính, ông Sơn không thể vắng mặt, dù không thân thiết với nhiều người, nhưng trong cơ quan ai cũng tôn trọng với cuốn từ điển sống về kho tàng văn hóa việt như Ông Sơn, lúc rời đi cũng nên có đôi lời nhắn nhủ. Sau này về hưu rồi, cũng chẳng có mấy người nhớ mà đến thăm ông nữa. Hai mươi năm qua đi, đến lúc này ông mới kịp dừng lại một chút để ngắm nhìn mọi người trong cơ quan thật kỹ.

Những khuôn mặt trẻ trung, quần là áo lượt dành vài phút tri ân, nói đôi lời mùi mẫn. Thậm chí còn đoán trước họ sẽ phát biểu nội dung như thế nào. Được 15 phút đầu nghiêm túc, càng lâu về sau câu chuyện từ sự kính trọng, hứng thú, nhanh chóng chuyển sang sáo rỗng, tám chuyện bâng quơ về những dự định sẽ du lịch ở đâu, địa điểm nào.. . rồi chuyện vợ con, chợ búa cũng văng vẳng bên tai.

Ông Sơn làm điếu thuốc rồi thở dài thầm nghĩ :đã đến lúc ông phải lui về phía sau, bản thân ông đã không còn phù hợp với nơi này nữa.

Sự trống trải của ông rất nhanh lọt vào mắt người khác. Một thanh niên trẻ tuổi trán cao, đầu tóc để kiểu bảy ba không sành điệu mà cũng không lạc hậu. Anh ta mặc chiếc áo sơ mi màu lam nở nụ cười tiến sát lại ngồi cạnh ông Sơn mở lời lễ phép.

"Chào Bác! Cháu là Trung, Văn Trung mới vào làm ở đây chưa lâu, sau này nhờ bác chỉ dạy nhiều hơn."

Ông Sơn gật đầu đáp lại.

" Bác lúc nào cũng sẵn sàng, có điều, bác đã thôi công tác ở Sở, sau này ít có cơ hội gặp mặt cháu cùng mọi người."

Trung cũng biết việc này, nhưng Ông Sơn rất có tiếng tăm trong ngành, lần này ra chào hỏi giới thiệu một chút, đồng thời Trung cũng có một vấn đề cần giải đáp. Anh nói:

"Dù bác có nghỉ công tác thì những kiến thức của bác vấn còn. Mọi người rất cần đến đấy ạ, sau này chúng cháu vẫn phải làm phiền bác nhiều nhiều."

"Mọi người vẫn cảm thấy bác có giá trị, bác cũng mừng lắm."

Hai người cười xã giao qua lại vài lượt, sau khi đã làm quen với ông Sơn, Trung làm vẻ mặt nghiêm túc hỏi: "Bác sơn này, cháu hỏi việc này có chút khó xử muốn nhờ bác tư vấn..."

"Cháu cứ tự nhiên, trong giới hạn kiến thức mà bác biết, bác sẽ giải đáp tất cả." ông Sơn gật đầu.

Trung ngập ngừng một lúc rồi bắt đầu vào vấn đề: "Bác đã tiếp xúc nhiều nhiều nền văn hóa không biết, bác có tin vào Bùa Ngải không?"

Thấy thanh niên vẻ mặt nghiêm túc, kết hợp với việc ra cố ý ra đây chào hỏi, ắt hẳn có sự tình đằng sau. Ông Sơn suy nghĩ hồi lâu, hít hơi thuốc rồi thở dài: "Nói không tin thì cũng chưa hẳn, những sự việc liên quan đến tâm linh thường rất khó lý giải theo khoa học, chưa có ai nghiên cứu một cách nghiêm túc về nó, nhiều lúc không muốn tin cũng phải tin...mà sao tự nhiên cháu lại hỏi việc này?"

" Vâng . Chẳng giấu gì bác:" Trung đáp gọn: " Mới đầu cháu không tin mấy chuyện mê tín làm gì, nhưng gần đây một người quen của cháu đang rất đau khổ vì dính phải Bùa Ngải."

Trung đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, thấy mọi người đang mải mê nói chuyện, lúc này mới móc từ túi ra chiếc điện thoại, đưa tay vuốt mấy lượt rồi đưa cho Ông Sơn.

"Người đó sau một chuyến đi phượt lên vùng Tây Bắc, lúc trở về nhà tắm rửa thì cả người tự nhiên ngứa ngáy khó chịu, sau đó trên lưng hiện ra vết hằn đỏ lòm như thế này. Bác xem làm sao lại có hình vẽ quái quỷ lớn như vậy ở trên lưng chứ? Nghe bác gái bảo cậu ấy bị dính Bùa Ngải. Người đó đến bệnh viện thì bác sĩ không chẩn đoán được nguyên nhân nên chỉ kết luận là dị ứng ngoài da, rồi kê đơn thuốc. Sau đó người nhà đã mời nhiều Thầy đến trừ tà, nhưng dường như cả Thuốc và Thầy đều không có hiệu quả."

Ông Sơn nhìn qua mấy tấm ảnh, những hình thù ký quái so với vết dùng tay để cào rất khác biệt, nó đậm nét hơn một chút. Hiển nhiên không phải do ngứa này đưa tay gãi mà tại thành. Đường nét có vẻ lộn xộn nhưng dường như ông Sơn đã nhìn thấy ở đâu đó. Dừng hình một lúc, ông chợt nhớ đến những hình vẽ ở trong phòng của mình. Hình dáng có thể không giống hoàn toàn nhưng về họa tiết lại có một số điểm tương đồng.

"Chuyện này khó mà nói vài câu là xong được..." Ông Sơn chép miệng nói: "Nếu không bận gì thì tối nay cháu qua nhà bác chúng ta bàn chuyện này kỹ hơn."

Cảm giác như ông Sơn biết chút gì đó khi nhìn hình ảnh vừa rồi, Trung có chút vui mừng, vị tiền bối không chê cười câu chuyện bùa ngải có chút hoang đường. Trái lại ông Sơn còn nhìn nhận một cách nghiêm túc, lại hẹn đến nhà để giải thích thêm. Trong lòng của Trung chợt cảm thấy may mắn, anh nở nụ cười, gật đầu cảm ơn và hẹn tối sẽ ghé qua.

" Anh Sơn và cháu Trung nói chuyện gì có vẻ thần bí vậy? Không phải nói xấu em đó chứ?"

Trung vừa rời đi, một người khác lại đi tới. Người này là một người đàn ông trung niên đầu hơi ít tóc, thân thể có chút no đủ. Dù mặc quần áo vest, cố gắng hóp bụng bao nhiêu nhưng không dấu nổi cái bụng phệ do những trận bia hàng ngày. Đây là Quốc, người thay thế chức vụ ông Sơn trong Sở, khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười làm đôi mắt đã vốn ty hí nay càng nhỏ hơn. Không thể phủ nhận, Quốc rất dễ gây thiện cảm với người khác.

"Đâu có... chỉ là thế hệ mới chào hỏi thế hệ cũ mà thôi...Quốc à! Sau này cậu phải vất vả nhiều rồi." Ông Sơn cười nhạt, đối với Quốc làm người kế nhiệm, ông không có phản đối, xét về quan hệ và tuổi nghề, trong ban di sản dân tộc không ai phù hợp hơn ông ta.

"Anh còn trẻ mà cấp trên lại cho quyết định cho anh nghỉ , công việc nhiều như vậy em cảm thấy rất áp lực."

Nói vậy chứ, bên Di Sản Dân Tộc cũng không phải bận rộn gì lắm.

"Mình cũng già rồi đâu làm mãi được, phải để những người trẻ như các cậu có cơ hội thể hiện bản lĩnh chứ... Hơn nữa việc lặt vặt trong cơ quan mình, cậu cứ giao cho cấp dưới. Còn bản thân cậu phải ra quyết định những chuyện lớn, càng ngồi cao càng có nhiều áp lực, cũng mong nhiều áp lực thì cái bụng của cậu mới tiêu mỡ." Ông Sơn nói bằng giọng khôi hài: "Dạo nay cậu lại lên cân đấy, mình đọc báo thấy nhiều chất béo không có lợi cho cơ thể. Có sức khỏe mới lo đến công việc."

Quốc cười híp mắt: "Hà Hà chỉ có cái danh thôi, có khó khăn em vẫn phải qua hỏi anh Sơn nhiều. Lúc đó đừng có chối bỏ trách nhiệm đấy nhé."

Ông Sơn cười dài.

"Chỉ sợ các cậu quên mình chứ, lúc nào có việc cần ghé qua cứ báo một tiếng. Nhà có nuôi mấy con gà, lâu lâu ghé qua nhà mình chơi."

Rót rượu mời ông Sơn, Quốc cười lớn, nghe giọng cười của ông ai cũng cảm nhận được sự thoái mái cũng như tính tình phóng khoáng ẩn chứa bên trong.

"Nhớ đấy nhé, em sẽ ghé qua ăn chực thường xuyên."

Đưa tay nhìn đồng hồ, cũng đã gần một giờ, sắp đến ca chiều nên ông Sơn đưa tay vỗ vai Quốc nói vài lời: "Quốc này... sắp đến ca chiều cậu cho anh em nghỉ ngơi chút rồi vào làm việc. Liên hoan như vậy mình rất vui rồi."

Quốc xua tay nhưng không phản đối, ông phân trần:" Ấy anh đừng nói vậy, bữa liên hoan này chuẩn bị vội quá, có hơi sơ sài một chút, mong anh thông cảm."

Ông Sơn gật đầu rồi cười cười. Đứng dậy nói thêm vài câu rồi đi ra. Trong nhà hàng vẫn tràn ngập cười nói nhưng ông đành dừng cuộc vui tại đây, Bữa chia tay các đồng nghiệp như vậy là đủ. Những người thật sự quan tâm sẽ không có khái niệm hụt hẫng, họ vẫn sẽ ghé qua nhà ông thường xuyên. Nhưng trong suy nghĩ của ông Sơn thì việc nghỉ hưu thực sự làm bản thân ông thấy trống trải vô cùng.

...

Buổi chiều hôm đấy, Ông Sơn dẫn Minh đến thăm một người bạn cũ đã từng công tác cùng ông ở sở văn hóa một thời gian, Đó là Thành một trong số những người tham gia đề tài " Chiếc Nỏ Thần". Người này đã chuyển công tác sang ban ngành khác sau khi đề tài bị hủy bỏ. Hiện tại, Thành đang giữ chức giám đốc bảo tàng thành phố, cô Dung thì đang giữ chức phó Giám đốc sở văn hóa ở dưới Bắc Ninh.

Lúc này đang là buổi chiều, vẫn đang trong giờ làm việc hành chính, được biết Thành đang ở Bảo Tàng thành phố, Ông Sơn và Minh đón xe buýt lên trung tâm thành phố, đi xe máy thì tiện hơn nhưng đi xe công cộng cũng có cái hay của nó cảm nhận được sự tấp nập nơi thanh phố. Hôm nay ông Sơn đột nhiên muốn thử đi xe buýt vì đã lâu rồi, ông không đi loại phương tiện này.

Bảng Tàng Dân Tộc nằm trong lòng thành phố, tọa lạc trên đường Hoàng Văn T mất gần 30 phút đi xe buýt từ nhà ông Sơn. Được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ 20. Bảo tàng trưng bày các sản phẩm rất bình dị phản ánh nhiều khía cạnh trong đời sống văn hóa của các dân tộc, từ trang phục đến đồ dùng sinh hoạt thường ngày...

"Cháu ở dưới này tham quan một lát, Bác lên phía trên tầng có chút chuyện!"

Minh gật đầu rồi tách vào một ngã rẽ hòa nhập vào đoàn khác du lịch. Ông Sơn rảo bước đi lên tầng hai hướng tới bàn tiếp tân hỏi thăm cô nhân viên thường trực.Cô tiếp tân còn trẻ măng, có lẽ mới vào làm chưa được bao lâu, ông Sơn nhớ lần trước là người phụ nữ ngoài 30 thấy ông Sơn liền biết ông đến tìm giám đốc Thành. Nhưng đối với người mới, ông phải giữ nguyên tắc.

"Chào cô! cho hỏi giám đốc Thành có ở Bảo Tàng không?"

Cô tiếp tân ngẩng đầu nhìn ông Sơn, sau đó liếc qua tấm bảng thông báo công tác trong ngày.

"Dạ thưa Bác, giám đốc đang ở trong phòng ạ, Bác có chuyện gì cần gặp, để cháu thông báo một tiếng."

"À, vậy làm phiền cháu báo trước một tiếng."

Văn phòng của Ths.Lưu Thành giám đốc viện bảo tàng.

Cánh cửa phòng mở ra, ngồi bên trong là một người đàn ông trung niên khoảng 45 hay 46 tuổi, dáng người cao cao mặc áo comple thắt chiết cà vạt màu xanh than. Nghe tiếng mở cửa. Lưu Thành vui mừng khi nhận ra ông Sơn, khuôn mặt tươi cười vội vàng mời ông Sơn vào phòng.

" Ngọn gió nào hôm nay lại đưa rồng đến nhà tôm vậy. Cô thư ký nói có người cần gặp em còn tưởng là ai."

Lưu Thành vẫn nhiệt tình như ngày nào, quan hệ với ông Sơn cũng tương đối tốt. Cùng ở trong một thành phố, thi thoảng anh em vẫn qua lại với nhau.

"Rồng hay tôm gì chứ, Mình vừa nghỉ hưu rồi, buồn chán ghé qua chỗ cậu chơi chút thôi."

Hai người bắt tay thật lâu, Lưu Thành dẫn ông Sơn ra ghế, Chiếc ghế dài bằng gỗ màu nâu trầm kèm theo những miếng gối đệm màu xám vừa sang trọng hiện đại vừa mang cho người khác cảm giác thoải mái. Lưu Thành nhanh tay pha lại ấm nước chè, đồng thời nhanh miệng đáp.

" Vâng. Em cũng vừa hay tin anh nghỉ ở bên sở. Đang dự tịnh tụ họp mấy người làm một bữa mà mấy bữa nay bận quá. Nhưng mà, anh ở đó cả chục năm như vậy, cũng nên nghỉ ngơi đối gió một chút đi, cứ vùi đầu vào đống cát sỏi, em thấy không hay lắm."

Ông Sơn cười nhạt: "Mình thì còn biết làm gì khác ngoài việc đấy đâu... mà kể ra cũng nhanh thật, mới đó mà hai chục năm rồi, giờ mình đã nghỉ hưu."

Đưa chén chè nóng cho ông Sơn, Lưu Thành nói: "Thì anh đã làm bao nhiều đề tài rồi còn gì... cũng đã đến lúc nghỉ ngơi dành thời gian cho bản thân. Mà hôm nay không phải chỉ đến chơi thăm thằng em này đấy chứ?"

Lưu Thành biết ông Sơn vốn là người quý trọng thời gian tranh thủ từng chút một, khi còn làm việc cùng nhau ngươi đàn anh này trong lúc đi vệ sinh trên tay vãn cầm theo mấy tờ tài liệu. Người như vậy dù là nghỉ hưu cũng không có đơn thuần đến đây tám chuyện trong giờ làm việc hành chính được.

"Thành này, cậu còn nhớ cái đề án chúng mình bỏ lỡ 12 năm trước không?"

Ông Sơn uống ngụm nước chè rồi thở dài trông rất nghiêm túc khiến Thành cũng từ từ mà suy nghĩ lục lại ký ức cũ.

"Anh đang nói đến đề tài Chiếc Nỏ Thần?" Sắc mặt Thanh chợt ngưng lại.

" Nhắc lại truyện này có thể cậu không vui... Mình cũng đã bỏ quên nó, nhưng duyên nợ chưa dứt, vài hôm trước, Hải có báo mộng cho mình làm mình suy nghĩ mấy ngày nay cứ nhắm mắt lại thì mấy hình vẽ đó cứ hiện ra trong tâm trí, không tài nào ngủ được."

Lưu Thành thoáng nhăn mặt khi nhắc lại kỹ niệm buồn, đề tài đầu tiên bị hủy bỏ một người bạn thỉ bỏ mạng khi đi thực tế, Nhìn ông Sơn đến lúc về hưu mà vẫn còn bị ám ảnh, bản thân Lưu Thành cũng từng tham gia làm đề tài không khỏi dạt dào xúc cảm. Ngày đó chính đôi mắt của Thành nhìn thấy di chỉ bị sập, cảm giác hụt hẫng chắc chắn không thua kém ông Sơn.

"Đề tài hồi đó chỉ có anh Hải là người biết nhiều nhất, chỉ tiếc là anh ấy... Đó cũng là đề tài đầu tiên nên em cũng rất có ấn tượng sâu đậm cả đời khó quên. Anh tìm em nói về chuyện cũ, không lẽ có phát hiện gì mới."

Ông Sơn thoáng lắc đầu.

" Cả đời mình chỉ còn đề tài đó là vướng bận duy nhất, không giải mã được mình không can tâm. Lần này đến là muốn cậu cho mình mượn hòn đá hình móng rùa... một thời gian thôi mình sẽ trả lại."

"Vậy là anh quyết định không từ bỏ? Giống hệt người đó! Nhưng anh cũng biết rồi đấy khu di tích bị sập, tài liệu nghiên cứu thiếu thốn, đề tài đã đi vào ngõ cụt. Có phải...anh đã có hướng tìm hiểu mới?"

Nhìn vẻ mặt hiếu kỳ của Lưu Thành, ông Sơn chia sẻ:

" Cũng chưa có gì cụ thể lắm. Mấy ngày tới mình lên Cao Bằng một chuyến, nghe nói có một khu vực Mạc Thái Tổ đã từng ghé qua, trên đấy nhiều hang động chưa biết chừng có thể tìm thấy chút tài liệu."

Lưu Thành ngẫm nghĩ một hồi lâu hỏi lại

" Tài liệu từ thời nhà Mạc? xác suất tìm ra rất thấp, thêm nữa nhiều hang động như vậy không dễ dàng tìm được. "

Ông Sơn đan tay vào nhau, ngả người lên thành ghế:

" Ừ! mình cũng nghĩ vậy, nhưng trước mắt chỉ có hướng đó mà thôi, với lại mình có người quen khoanh vùng được phạm vi tìm kiếm, nhanh thì nửa tháng chậm thì 2 tháng, Nếu không có manh mối nào, mình sẽ từ bỏ."

Ấm nước đã nguội, hai người im lặng hồi lâu chìm vào dòng suy tư của riêng mình. Hiện tại, Lưu Thành có công việc ổn định ngẫm lại chuyện xưa cũng muốn đề tài đó được làm sáng tỏ. Nút thắt chất chứa trong lòng mấy chục năm, nếu được cởi ra, đương nhiên sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Đắn đo một lúc, Thành nhìn ông Sơn, người anh đã có tuổi, tóc đã bạc, thời gian khiến da mặt anh trùng xuống nhưng sự nhiệt tình, đam mê với công việc vẫn không hề thay đổi.

Thành thở hát ra một hơi:

"Vâng, nếu anh đã quyết định thì em sẽ cố gắng giúp hết sức. Hiện giờ em vẫn còn vướng công chuyện không theo anh chuyến này được. Nhưng con gái của em Lưu Phương là sinh viên Học Viện Báo Chí ,hiện tại đang muốn đi thực tế để viết bài có thể đi cùng, giúp đỡ anh được ít nhiều...Khi nào anh đi để em bảo Phương qua đưa món đồ đó cho anh."

"Ngày kia mình đi, mình có thêm người đi cùng làm phụ tá nên không cần lo lắng. Còn việc cháu Phương đi hay không thì cậu đừng tạo áp lực, cháu nó mang hòn đá cho mình thì tốt lắm rồi."

"Vậy mai em bảo cháu nó qua nhà của anh."

Kéo tay áo nhìn chiếc đồng hồ, Ông Sơn đứng lên bắt tay chào tạm biệt Lưu Thành.

" Làm phiền cậu làm việc rồi... Hôm nào qua nhà mình, lâu lâu anh em ngồi ôn chuyện cũ."

Lưu Thanh siết chặt đôi tay như muốn nhấn mạnh.

"Vâng, nhất định rồi... nếu cần giúp đỡ chuyện gì thì cứ gọi em."

...

Kết thúc buổi gặp mặt, ông Sơn xuống tầng dưới gọi Minh. Lúc này, cậu đang lang thang ngắm nhìn những hiện vật được trưng bày. Nghe tiếng ông Sơn gọi, Minh vội đi tới chỗ cửa ra.

Bây giờ, hai người sẽ đi mua một số đồ dùng như quần áo dài, dây thừng, thuốc men...và đèn pin. Khu chợ thành phố mở cửa cả ngày, đủ loại mặt hàng nên không khó để tìm mua những đồ này. Chỉ là thời gian gom đủ đồ dùng thì hơi tốn thời gian một chút. Thực ra lên trên Cao Bằng đi sắm sửa cũng chưa muộn nhưng lạ nước lạ cái, khó kiếm được vật dụng chuyên dùng.

Hai người lang thang ngoài chợ một hồi cũng gần đến tối mới tạm ổn, Minh xách hai túi đồ lớn theo ông Sơn trở về. Hai người kịp thời bắt chuyến xe buýt cuối cùng, khi thành phố đã lên đèn. Chuyến xe buýt lúc tan tầm rất đông người, nhưng chuyến đi này rất kỳ lạ. Trong khi mọi người đang nhăn nhó, đùn đẩy nhau, ở hàng ghế cuối lại có một không gian khác đặc biệt. Một thầy bùa ăn mặc cổ quái, dáng người gầy đeo kính đen ngồi chễm chệ ở giữa hàng ghế cuối. Ở hai bên không có ai dám ngồi.

Thấy còn ghế trống ông Sơn thoáng đánh giá một lượt. Bản thân ông vốn không hoàn toàn tin tưởng vào yếu tố tâm linh nhưng cũng không phủ nhận, chỉ cần bản thân mình không làm điều gì xấu thì chẳng phải sợ bề trên quở trách. Minh xách hai túi đồ cũng thấy hơi mỏi, thấy ông Sơn ngồi xuống thì cậu chẳng còn e ngại, lập tức ngồi xuống chỗ bên kia.

Chiếc kính đen kiểu thầy bói che khuất đi đôi mắt, bộ mặt nhăn nheo khiến ông thầy thêm phần quái đản, bỗng nhiên người này quay sang, bắt chuyện với ông Sơn.

"Chào ông , tôi mới từ núi xuống, lúc nãy mua vé xe hết tiền mất rồi, trên người không còn đồng nào. Thấy ông có vẻ đứng đắn không biết ông có thể bố thí cho tôi một chút?"

Chưa biết ý người ta ra sao người đàn ông kỳ lạ đã ngửa bàn tay nhăn nhó, gầy gò của mình trước mặt ông Sơn. Trên đời có không ít người giả thần giả quỷ lừa đảo theo cách này. Nếu từ chối không cho cũng chẳng sao, nhưng sau đó có chuyện gì, không ai có thể nói trước. Tốt nhất cũng bỏ ra vài đồng, nhẹ được mối lo, coi như mình xui xẻo. Người đàn ông này cũng khéo làm ăn đó chứ? Ông Sơn bất đắc dĩ móc trong túi ra một trăm nghìn đưa cho người đàn ông kỳ lạ.

" Cảm ơn ông rất nhiều"

Người đàn ông cố nở nụ cười đáp lại, nhưng nụ cười của ông trông thật khó coi, không phải ông cố tình, do khuôn mặt gã thầy bùa sinh ra đã khó coi, dù cố gắng cười thân thiện cũng trở thành ma quái. Móc trong người ra một loại túi nhỏ bằng vải phía đầu có luồn một sợi dây cất tờ tiền vào đó và buộc lại cẩn thận. Cách cất tiền này đậm chất dân miền núi.

" Ông sắp đi đâu xa phải không?"

"Sao Ông biết, mấy ngày tới đúng là tôi đi Cao Bằng nghỉ ngơi vài hôm."

Người đàn ông bật cười

"Nghỉ ngơi à...Chuyến này không thoải mái chút nào đâu, Ông vẫn nên cẩn thận."

Đối với câu nói úp mở của ông thầy miền núi, Ông Sơn không quá bận tâm, ông biết rõ những người vào nghề này thường nói úp mở, không đúng mà cũng chẳng sai, tỏ ra thần bí làm người khác phải tò mò. Khách hàng không phân biệt được thật giả dần dần bị Thầy dẫn dắt tâm lý, như vậy công việc của các thầy mới thuận lợi. Một vài phút sau, xe cũng đã chạy đến trước cửa ngõ nhà ông Sơn.

Một cuộc gặp gỡ tình cờ. Tôi không nghĩ vậy.

Chiếc xe buýt thoáng dừng lại rồi tiếp tục lăn bánh, Minh xách hai túi lớn đi theo sau tò mò hỏi:

"Sao lúc nãy Bác cho người đó nhiều tiền thế? Có khi là lừa đảo chưa biết chừng, loại này thấy báo chí đăng nhiều rồi."

Ông Sơn cũng đã từng nghĩ vậy, nhưng người ta ngửa tay ra xin thì chắc là khó khăn thật, nhất lại là một người đàn ông. Không dễ gì bỏ cái tôi xuống mà làm chuyện đó, cùng với cách cất tiền vào túi, ông không muốn quan tâm những chuyện nhỏ nhặt như thế.

"Chỉ là một một chút tiền, thay vì nghĩ người đó lừa đảo thì sao cháu không nghĩ mình vừa giúp một người gặp khó khăn thật sự."

Minh gãi đầu gãi tai, cố gắng hấp thụ ngụ ý trong câu nói của ông Sơn. Nếu đổi lại trong trường hợp gặp ông thầy miền núi, Minh sẽ chọn cách đi vòng tránh gặp mặt.

Hai người đi thêm vài đước, nhìn từ xa đã trông thấy trước cửa đã có một chiếc xe wave đậu ở đó. Trong ánh sáng vàng của đèn cao áp một người thanh niên mặc áo sơ mi màu xanh đang ngồi trên yên xe chờ đợi, nhìn thấy bóng hai người tiến lại gần, người thanh niên vội cất tiếng chào:

" Bác Sơn , Bác vừa đi đâu về vậy?"

Dừng hình một lúc ông Sơn nhớ lại chuyện hồi trưa nay, ông có hẹn với người thanh niên buổi tối đến nhà mình.

"À , là Trung đấy hả, mau vào nhà đi "

Trung dắt xe vào bên trong, công tắc được bật căn nhà rất nhanh tràn ngập ánh sáng

"Chiều nay Bác lên thành phố có chút chuyện giờ mới về đến, thế cháu đợi có lâu không?"

Trung đáp bằng giọng lễ phép.

"Cũng được một lúc rồi, tan làm là cháu ghé qua đây luôn... cửa xóm thì mở nhưng ngó vào thì cửa nhà bác vẫn đóng nên cháu đợi ở ngoài."

Ông Sơn chép miệng một cái

" Vậy là chưa ăn gì rồi phải không? Sẵn tiện ở lại ăn tối cùng bác rồi ta bàn chuyện đó luôn."

Trung cười xã giao."Dạ Cháu cũng tính qua nhà Bác ăn chực rồi."

Ông Sơn cười xòa, rồi quay sang bảo Minh

"Minh này, cháu cắm hộ Bác nồi cơm rồi ra ngoài kia mua ít thịt vịt quay...Bác với anh Trung đây bàn chuyện công việc."

Minh "Dạ" một tiếng, rồi lăng xăng chạy vào bếp, từ ngày được ông Sơn nhận làm phụ tá không chính thức, mấy hôm nay, Minh toàn ăn chực ở ở nhà ông Sơn, đổi lại thì phải chuẩn bị cơm nước hoặc làm việc lặt vặt. Trong khi đó Ông Sơn và Trung đi ra phòng khách bàn về truyện hình vẽ trên lưng người bạn của Trung. Theo người nhà của bạn Trung nói, thì đó là một loại Bùa Ngải.

Buổi trưa chỉ nhìn qua, bây giờ mới có dịp nhìn kỹ lại. Vết hằn trên lưng kéo dài học theo đốt sống lưng, và có tính đối xứng, như vậy khó có thể nói là bị nấm da hay dị ứng gì đó. Ngoài Lưng ra thì không còn phần da nào khác bị tổn thương như vậy. Đưa tay lên giá sách, ông Sơn lấy ra tập tài liệu được viết bằng văn tự cổ đối chiếu lại với hình vẽ trên điện thoại.

Ngải là loại thực vật thân cỏ sinh trưởng ở khắp trên thế giới nằm trong các rừng núi. Bởi nó thuộc loại cây có các tính chất đặc biệt, là nơi mà dành cho các loài ma quỷ ẩn náu. Có rất nhiều loại ngải dùng để làm bùa và từ đó xuất hiện một loại bùa gọi là bùa ngải.

Mục đích tạo ra bùa ngải là để dùng kêu gọi các thế lực có siêu nhiên. Làm theo lời của những người đã tạo ra cách chơi bùa ngải nhằm để hại người. Bên cạnh đó khi sử dụng bùa cần làm phép và chọn những giờ xung khắc với tuổi của người bị hại để kêu gọi ma quỷ.

"Như cháu nói thì, bạn của cháu đi phượt, thời gian và lịch trình không xác định cụ thể, không biết có dừng lại ở một địa phương nào đó không. Dọc đường ăn thức ăn không rõ nguồn gốc chẳng hạn."

Trung ngồi xuống bắt đầu kể đầu đuôi ngọn ngành tình huống người bạn của mình cho ông Sơn được biết. Chuyến đi của người này không có điểm gì khác thường, nhóm người đi du lịch chỉ ngỉ ngoài trời không có ghé vào thôn bản. Sự quan tâm của ông Sơn lại tập trung lên hình vẽ trên lưng người kia nhiều hơn.

Ông cảm giác được nó có nhiều nét rất quen thuộc, trong thời gian ngắn ông không nhớ rõ đã nhìn thấy chúng ở đâu. Nhưng ông đã âm thầm xác định, sẽ đi gặp người bạn của Trung để hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top