them luc dia phap ly

*Công ước Gionevo năm 1958 về thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm bên ngoài lãnh hải của QGVB và có ranh giới ngoài được xác định bởi hai tiêu chuẩn:

- tiêu chuẩn độ sâu: 200m

- tiêu chuẩn về khả năng khai thác – một tiêu chuẩn động, mâu thuẫn với tiêu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật khai thác. Nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

* công ước 1982 quy định về thềm lục địa như sau: thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên ngoài lãnh hải của QGVB ,trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của QG này cho đến ranh giới phía ngoài của thềm lục địa với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong công ước Luật biển năm 1982 và phù hợp với các kiến nghị của ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập tren cơ sở phụ lục II của Công ước.

Như vậy, hai tiêu chuẩn mới của UNCLOS 1982 về thềm lục địa:

-         tiêu chuẩn khoảng cách.

-         Tiêu chuẩn kéo dài tự nhiên.

Xác định thềm lục địa pháp lý của UNCLOS 1982:

-         ranh giới phía trong: đường biên giới quốc gia trên biển (ranh giới phía ngoài của lãnh hải).

-         ranh giới phía ngoài: bờ ngoài của rìa lục địa

+ nếu rìa lục địa <= 200 HL: lấy 200 tính từ đường cơ sở

+ nếu rìa lục địa > 200 HL : lấy ranh giới phía ngoài của thèm lục địa bằng các phương pháp sau:

++ phương pháp “châm dốc lục địa”: từ chân dốc lục địa (FoS) lấy ra phía ngoài 60 hải lý.

++ phương pháp bề dày lớp đá trầm tích: từ chân dốc lục đia lấy ra phía ngoài tại điểm thỏa mãn: độ dày lớp đá trầm tích (d)/khoảng cách từ chân dốc đến điểm xác định (D) tối thiểu là 1%: d/D>= 1%

++ phương pháp đường đẳng sâu 2500m: từ đường đẳng sâu 2500m lấy ra phía ngoài 100 hải lý.

++ chiều rộng tối đa: 350 HL tính từ đường cơ sở.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #khoaruavn