CUỘC CHIẾN NGHỆ THUẬT
CUỘC CHIẾN NGHỆ THUẬT
CHIẾN THẮNG TRẬN CHIẾN SÁNG TẠO TINH THẦN
STEVEN PRESSFIELD
LỜI NÓI ĐẦU BỞI ROBERT McKEE
SÁCH CÙNG TÁC GIẢ
STEVEN PRESSFILED
Những Người Trong Nghề (2011)
Tiêu Diệt Rommel
Chiến Dịch Afghand
Hiệu Quả Của Chiến Tranh
Thời Khắc Cuối Cùng Của Người Amazon
Dòng Chảy Chiến Tranh
Cổng Lửa
Huyền Thoại Bagger Vance
LỜI NÓI ĐẦU
bởi Robert McKee
cuốn sách cũng dành cho bạn, nhưng tôi biết chắc chắn ông ấy viết tác phẩm này teven Pressfield viết Cuộc chiến nghệ thuật cho tôi. Không có gì hoài nghi rằng
dành cho mình bởi những kỉ lục Olympic mà tôi đang giữ về sự trì hoãn. Tôi có thể chần chừ suy nghĩ về các vấn đề trì hoãn. Tôi có thể chần chừ đối phó với mớ suy nghĩ đang đình trệ về các vấn đề trì hoãn này. Vậy nên, lão Pressfield quái quỉ, yêu cầu tôi viết một lời giới thiệu chống phá deadline, để nói rằng dù tôi có đình trệ bao lâu, thì suy cho cùng tôi vẫn phải chịu khuất phục mà bắt tay vào các công việc của mình. Giống như những lần nước đến chân mới nhảy, khi tôi đọc lướt qua Quyển Một: “Định nghĩa kẻ thù”, một cảm giác tội lỗi với bản thân liền phản chiếu trên từng trang giấy. Nhưng rồi Quyển Hai đưa đến một phác thảo chiến thuật, và Quyển Ba với một tầm nhìn chiến thắng; thì tôi cảm nhận được sự điềm tĩnh đầy lạc quan sau khi đóng cuốn sách lại. Giờ đây, tôi biết mình có thể giành phần thắng trong cuộc chiến này. Và nếu tôi có thể, bạn cũng sẽ như thế.
Mở đầu Quyển Một, Pressfield gọi tên kẻ thù của sáng tạo bằng một thuật ngữ với mọi ý hàm chứa: Sự Kháng Cự, mà theo cách gọi của Frued: Điều Ước Chết Chóc – là tác động phá hủy từ nội tại của con người được hình thành mỗi khi chúng ta cân nhắc đến những hành động cứng rắn, lâu dài và thật sự có ích cho bản thân hay những người khác. Sau đó, ông phơi bày một loạt những biểu hiện của Sự Kháng Cự. Bởi tác động này hiện hữu trong tất cả chúng ta, bạn sẽ nhận diện được những đặc trưng của nó – tự hủy hoại, tự lừa dối, tiêu cực dần đều. Người viết chúng tôi nhận định nó là “vật chướng ngại” – ví như một căn bệnh liệt tập hợp các triệu chứng có thể dẫn đến những hành vi tồi tệ.
Vài năm trước, tôi bị vướng phải chướng ngại vật chẳng khác gì so với một người thợ may Calcutta, vậy tôi đã làm gì? Tôi quyết định thử hết mọi bộ quần áo của mình. Để phơi bày cái sự ngớ ngẩn đó, tôi mặc mọi chiếc sơ mi, mọi đôi quần, áo len, áo khoác da, và tất, phân loại chúng thành từng chồng: theo mùa xuân, hạ, thu, đông, theo hội Salvation Army . Rồi sau đó tôi cứ thử đi thử lại, lần này phân loại chúng theo chủ đề: mùa xuân theo phong cách phóng khoáng, mùa xuân theo phong cách trang trọng, mùa hè theo phong cách thoải mái… Hai ngày diễn ra như thế và tôi đinh ninh chắc mình điên mất rồi. Muốn biết làm sao để đẩy lùi cái chướng ngại vật của người viết? Đây không phải là chuyến đi thám hiểm vùng tâm lý của bạn. Pressfield đã sáng suốt chỉ ra rằng: bởi Sự Kháng Cự có sức cám dỗ khổng lồ, chúng ta tìm kiếm nó như một “sự hỗ trợ”. Không, liều thuốc ở đây được tìm thấy trong Quyển Hai: “Trở nên chuyên nghiệp.”
Steven Pressfield là một dẫn chứng điển hình cho cụm từ chuyên nghiệp. Tôi biết như thế vì không biết đã bao nhiêu lần tôi mời tác giả của Huyền Thoại Bagger Vance đến chơi một trận gôn, mặc cho lời mời hấp dẫn như thế, ông ấy vẫn từ chối. Tại sao? Bởi vì ông ấy đang làm việc, và như những người viết đã từng thực hiện động tác backswing cho biết thì bộ môn gôn như một loại vi rút tuyệt đẹp của sự trì hoãn. Nói cách khác, đó là Sự Kháng Cự. Và Steve đóng cho mình một tính kỉ luật được rèn từ thép của Bethlehem.
Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn Cổng Lửa và Dòng Chảy Chiến Tranh của Steve khi đang du ngoạn đến Châu Âu. Giờ đây, tôi không còn là một gã hay rầu rĩ; tôi đã không khóc trước một cuốn sách nào kể từ sau Ngựa Non Màu Huyết Rồng, song những cuốn tiểu thuyết của ông thực sự lay động. Hồi tưởng lại khoảnh khắc trong một quán cà phê, tôi kìm nén nước mắt trước sự can đảm quên mình của những con người Hi Lạp đã hiện diện và cứu giúp cư dân phương Tây. Khi nhìn xuống những tản văn trau chuốt và cảm thấu sự sâu sắc của Steve về những nghiên cứu, kiến thức con người và xã hội, những chi tiết kể chuyện sinh động đầy hình ảnh, tôi lấy làm kính nể công việc, công việc, những công việc khai phá sức sáng tạo đầy mê hoặc của ông. Và không chỉ riêng tôi với niềm cảm phục này. Có dịp mua sách ở London, tôi được kể lại rằng tiểu thuyết của Steve đã được các giáo sư khoa Sử học của Đại học Oxford chỉ định cho sinh viên của mình, nếu họ muốn dành trọn cuộc đời cho Hi Lạp cổ điển, hãy đọc Pressfield.
Làm thế nào để người nghệ sĩ giành được năng lượng này? Trong Quyển Hai, Pressfield dựng lên một chiến dịch từng bước một, từng ngày một về sự chuyên nghiệp: chuẩn bị, sắp đặt, kiên nhẫn, sự kéo dài, biểu hiện trên gương mặt về nỗi sợ và thất bại – không ngụy biện, không những vớ vẩn nhảm nhí. Và hơn hết, sự thật ngầm hiểu đầy sáng suốt đầu tiên, cuối cùng, và luôn luôn của Steve: chuyên nghiệp tập trung ở sự tinh thông nghề nghiệp.
Quyển Ba, “Tầm Cao Mới”, hướng về niềm cảm hứng, thứ kết quả tuyệt diệu đâm chồi nảy lộc trên những luống cày mà một tay nhà nghề đã vận dụng công cụ vốn có để cày xới trên cánh đồng nghệ thuật của mình. Theo cách nói của Pressfield: “Ngồi vào bàn mỗi ngày thực hiện công việc của mình, năng lượng sẽ tập trung xung quanh chúng ta… Lúc này ta không khác gì thanh nhiễm từ có thể hấp dẫn nhiều hạt bụi sắt. Ý tưởng nảy sinh. Sự thông suốt phát triển dần. Trong trường hợp này, Steve và tôi hoàn toàn đồng ý cái gọi là ảnh hưởng của niềm cảm hứng. Thật vậy, những ý tưởng và hình ảnh đặc sắc chẳng biết từ đâu mà đến. Trên thực tế, khó mà tin được những lóe sáng tự bùng phát quá kinh ngạc đó lại do chính cái tôi bị bỏ quên của chúng ta tạo nên. Đến đây, liệu có thể kết luận rằng, tài nguyên tốt nhất của chúng ta đã đến?
Điểm mấu chốt là đây, tuy nhiên, động cơ của cảm hứng lại chính là việc chúng ta nhìn nhận các sự việc khác nhau. Trong Quyển Một, Steve nhận diện Sự Kháng Cự theo sự phát triển của nó từ gốc. Tôi đồng ý. Động cơ có tính di truyền. Thứ năng lượng tiêu cực, khả năng đối kháng kinh khủng này được đóng mác một cách sâu sắc vào trong ý niệm chúng ta. Nhưng trong Quyển Ba, ông đột ngột chuyển hướng và tìm kiếm động cơ của cảm hứng không phải từ con người, mà ở một “tầm cao mới.” Và rồi, ông củng cố niềm tin vào nàng thơ cảm hứng và các thiên thần với một ngọn lửa cảm xúc mạnh mẽ đầy thi vị. Ông chỉ ra: nguồn gốc nền tảng của sáng tạo thì siêu phàm. Có chăng, hầu hết người đọc sẽ cảm nhận Quyển Ba có sức lay động sâu sắc.
Còn tôi thì nghĩ khác. Tôi tin rằng nguồn gốc của sáng tạo có thể tìm thấy một cách thực tiễn như Sự Kháng Cự. Nó cũng có tính di truyền. Nó được gọi là tài năng: sức mạnh bẩm sinh để khám phá những kết nối bị che khuất - hình ảnh, ý tưởng, từ ngữ - mà chưa ai thấy trước đây, gắn kết và tạo ra cho thế giới một thành quả thứ ba độc đáo trọn vẹn. Cũng tương tự như IQ, tài năng là món quà từ những thế hệ đi trước. Nếu may mắn, chúng ta có thể được thừa hưởng. Trong số ít những tài năng tốt, chiều tiêu cực sẽ ngay lập tức kháng cự những nỗ lực mà sáng tạo đòi hỏi, nhưng một khi những tiêu cực này kết thúc, phía tài năng sẽ bùng phát hành động và xoay chuyển tình hình bằng sự điêu luyện đáng kinh ngạc. Những điểm sáng này dường như xuất hiện một cách bất ngờ với lý do hiển nhiên sau: chúng ta vô thức mà nảy sinh ra chúng. Nói ngắn gọn, nếu niềm cảm hứng xuất hiện, nàng ta chẳng thì thầm to nhỏ đến những kẻ bất tài.
Vậy nên mặc dù Steve và tôi có thể bất đồng quan điểm về nguồn gốc, chúng tôi vẫn đồng ý với nhau về tầm ảnh hưởng: khi niềm cảm hứng bộc phát, cô nàng sản sinh ra nét đẹp và sự thật. Và khi Steven Pressfield viết nên cuốn Cuộc chiến nghệ thuật, nàng ta đã quấn trọn lấy ông vào lòng mình.
CUỘC CHIẾN NGHỆ THUẬT
TÔI LÀM
điện thoại nào cần gọi, tôi liền thực hiện chúng. Đến đây tôi làm cho mình một ôi thức dậy, tắm một cái và ăn bữa sáng. Tôi đọc báo, đánh răng. Nếu có cú
tách cà phê. Tôi mang đôi boot may mắn của mình rồi thắt dải dây may mắn mà cháu gái Meredith tặng. Tôi đến văn phòng, khởi động chiếc máy tính. Cái áo len chui đầu vận đỏ được quàng qua ghế, với tấm bùa may mắn tôi có được ở Saintes-Maries-dela-Mer thuộc Pháp chỉ với 8 đô la, và cái tag name may mắn LARGO từ một giấc mơ xưa cũ. Tôi gắn nó vào. Ở trên cuốn từ điển là chiếc Cannon may mắn mà người bạn Bob Versandi gửi tặng từ Morro Castle, Cuba. Tôi để nó hướng về chiếc ghế, để từ đó lan tỏa thêm niềm cảm hứng vào mình. Tôi cầu nguyện, theo phân đoạn lời cầu nguyện của àng thơ trong Chuyến phiêu lưu của Homer được dịch bởi T.E. Tôi đặt cuốn Lawrence, Lawrence xứ Ả Rập mà người bạn trí cốt Paul Rink gửi tặng gần kệ cùng khuy măng séc của cha và quả đấu may mắn trên cuốn trận chiến Thermopylae. Đã khoảng 10 giờ 30. Tôi ngồi xuống và bắt tay vào công việc. Khi những lỗi đánh máy sai bắt đầu xuất hiện, tôi biết mình đang lả mệt. Công việc kéo dài khoảng chừng 4 tiếng. Tôi chạm đến ngưỡng hiệu suất giảm dần. Tôi gói gọn công việc cho một ngày bằng cách sao chép bất cứ cái gì vừa xong vào đĩa rồi cất gọn vào ngăn chứa trên xe phòng trường hợp cháy nổ và phải tháo chạy. Tôi tắt năng lượng. Đồng hồ đã điểm 3 giờ, 3 giờ 30 phút. Văn phòng tan tầm. Tôi đã làm được mấy trang? Tôi chẳng quan tâm. Có cái nào tốt không? Tôi còn chẳng nghĩ đến chuyện đó. Hơn hết, tôi đã sắp xếp thời gian và tận dụng nó với tất cả mọi thứ của mình. Điểm quan trọng là, trong ngày hôm nay, trong buổi làm việc này, tôi đã vượt qua Sự Kháng Cự.
TÔI BIẾT
C
đang mu ốn hành nghề này thì không, bí mật đó là: Không phải khó ở khâu viết ó một bí mật mà chỉ những người viết thực sự mới biết trong khi những người
lách. Cái khó nằm ở chuyện ngồi vào bàn mà làm.
Điều ngăn chúng ta thực hiện việc đó chính là Sự Kháng Cự.
CUỘC SỐNG TINH THẦN
cu ộc sống tinh thần hiện hữu xung quanh ta. Đứng ngăn cách giữa hai phương ầu hết chúng ta đều có hai cuộc sống. Cuộc sống chúng ta đang tận hưởng, và
diện này là Sự Kháng Cự.
Bạn đã bao giờ mang về nhà một chiếc máy chạy bộ và để nó bám bụi trên gác mái? Bạn đã từng đổ gục trước một chế độ ăn kiêng, một khóa yoga, một buổi tập thiền? Bạn đã từng bỏ qua một cuộc gọi để tập trung vào bài tập tinh thần, dốc sức mình cho một buổi kêu gọi nhân đạo, hay cống hiến cuộc đời cho cộng đồng? Bạn đã từng muốn trở thành một bà mẹ, một bác sĩ, một luật sư bào chữa cho kẻ yếu; điều hành một quán cà phê, chiến dịch cho hành tinh, cho hòa bình thế giới, hay bảo vệ thiên nhiên? Khi đêm đến, bạn có hình dung một hình tượng mà bạn có thể trở thành, công việc mà bạn có thể đạt đến, nhận ra ý nghĩa khi là chính bạn? Bạn có phải là một nhà văn mà không viết, một họa sĩ mà không vẽ, một doanh nhân mà chưa từng mạo hiểm? Nếu đúng thì bạn biết Sự Kháng Cự là gì rồi đấy.
Một đêm khi tôi đang ngả giấc,
Tôi nghe cha hàn huyên cùng mẹ.
Tôi nghe cha nói, hãy để thằng bé bugi-ugi
Vì nó ở bên trong thằng bé và nó sẽ phải lộ diện.
-John Lee Hooker, “Boogie Chillen”
Sự Kháng Cự là tác động độc hại nhất trên hành tinh. Nó là cội nguồn của nhiều sự bất hạnh hơn cả nghèo đói, bệnh dịch, hay cả chứng liệt dương. Để càng lớn mạnh, Sự Kháng Cự làm bóp méo tinh thần. Nó khiến ta hao mòn, hạ thấp những giá trị đã định sẵn. Nếu bạn tin vào Chúa (và tôi cũng thế) bạn phải thừa nhận Sự Kháng Cự là điều tai hại, vì nó ngăn cản chúng ta đạt đến cuộc sống mà Chúa đã định sẵn cho mỗi người với tài năng thiên phú riêng mình. Genius (tài năng) là một từ Latin; người La Mã sử dụng nó để biểu thị tinh thần bên trong, tinh thần này bảo vệ và dẫn lối đến những sứ mệnh của họ, linh thiêng và không thể xâm phạm. Nó là cốt lõi tâm hồn và là bình chứa những tiềm năng sắp được khai phá.
Mọi mặt trời đều phản chiếu cái bóng của nó, cái bóng của tài năng là Sự Kháng Cự. Dẫu tiếng gọi tiềm thức bên trong chúng ta có mạnh mẽ, thì Sức Kháng Cự cũng không thua kém gì. Sự Kháng Cự có tốc độ nhanh hơn một viên đạn bắn, đầy năng lượng hơn một đầu toa xe, và khó mà cự tuyệt hơn cả thuốc phiện. Không chỉ riêng chúng ta dễ bị khuất phục bởi Sự Kháng Cự; triệu người đàn ông, phụ nữ lành mạnh trên thế giới đã từng lụy ngã. Và đây là điều tai quái nhất: Chúng ta thậm chí còn chẳng biết cái gì đánh bại mình. Tôi không bao giờ biết được điều này. Ở độ tuổi từ 24 cho đến 32, Sự Kháng Cự đã hành hạ tôi ngược phía Tây xuôi đến miền Đông và lặp lại như thế những mười ba lần, thế mà tôi còn chẳng biết cái gọi là Sự Kháng Cự hiện hữu. Tôi tìm kiếm kẻ thù khắp mọi nơi và chẳng thể nhìn ra nó đang lừng lừng ngay trước mắt mình.
Bạn đã nghe câu chuyện này chưa: một người phụ nữ phát hiện mình bị ung thư, chỉ còn 6 tháng để sống. Trong những ngày này, cô ta bỏ việc, quay trở lại thực hiện ước mơ viết những bài hát Tex-Mex mà mình đã bỏ lỡ để chăm sóc gia đình (hay bắt đầu học chuyên ngành Hy Lạp cổ điển, hay chuyển đến một thành phố khác và cống hiến cuộc đời mình cho những đứa trẻ bị nhiễm AIDS). Bạn bè nghĩ người phụ nữ này bị điên; còn cô ta thì lại hạnh phúc hơn bao giờ hết. Tái bút lại thế này. Căn bệnh ung thư của người phụ nữ thuyên giảm dần.
Lý nào lại thế? Chẳng lẽ chúng ta phải cận kề cái kết thì mới đứng lên đấu tranh với Sự Kháng Cự? Chẳng lẽ Sự Kháng Cự phải hủy hoại, làm biến dạng cuộc sống con người thì chúng ta mới ngộ ra sự tồn tại của nó? Đã ai trong số chúng ta mắc phải chứng nghiện rượu, nghiện ma túy, mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, đàm tiếu sau lưng, hay đơn thuần là nghiện công nghệ, chỉ vì chúng ta quá buông lỏng lý trí? Sự Kháng Cự quật ngã chúng ta. Nếu sáng hôm sau, bỗng có phép lạ nào khiến cho mọi tâm trí yếu đuối, lạc lối hồi sinh trở lại với sức lực căng tràn để thực hiện ngay ước mơ đang theo đuổi, thì sẽ chẳng có những sự lùi bước trước khó khăn. Nhà tù sẽ không có lấy bóng người. Công nghiệp sản xuất rượu và thuốc lá, cũng như ngành thức ăn nhanh, phẫu thuật thẩm mỹ, hay kinh doanh giải trí sẽ sụp đổ; đó là chưa đề cập đến các công ty dược phẩm, bệnh viện, các chuyên ngành y khoa từ cao đến thấp. Bạo hành trong nước sẽ biến mất, cũng như tình trạng nghiện hút, béo phì, đua xe, chứng đau nửa đầu hay gàu bám da đầu.
Lắng nghe chính con tim bạn. Trừ phi tôi đang bị điên, ngay lúc này đây, trong thâm tâm đang báo hiệu, nói rằng đã mười nghìn lần trước, đó là con đường của bạn và chỉ riêng bạn. Bạn biết chắc là nó. Bạn không cần ai phải chỉ ra điều này. Và trừ phi tôi đang điên, giờ bạn cũng chẳng hành động theo mách bảo đó hơn bạn ngày hôm qua hay bạn của ngày mai. Bạn nghĩ Sự Kháng Cự không có thật ư? Nó sẽ vùi lấp bạn thôi.
Bạn có biết, Hitler đã muốn trở thành một họa sĩ. Năm 18 tuổi, ông thừa hưởng gia sản 7 triệu đồng vàng Kronen của mình rồi chuyển tới Vienna để sinh sống và học tập.
Ông nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật và sau đó là Trường Kiến trúc. Thế đã có ai từng nhìn thấy những bức tranh của ông ta chưa? Tôi cũng chưa. Sự Kháng Cự đã lật đổ Hitler. Cứ cho là phóng đại nhưng tôi vẫn phải nói: Đối với Hitler, gây bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ II còn dễ dàng hơn so với chuyện đối mặt với một tờ giấy trắng xóa trên bảng vẽ.
QUYỂN MỘT
SỰ KHÁNG CỰ
Định nghĩa kẻ thù
Kẻ thù là một người thầy rất giỏi.
- Dalai Lama
NHỮNG TUYỆT ĐỈNH CỦA SỰ KHÁNG CỰ
D
sinh Sự Kháng Cự nhất: ưới đây là một danh sách không theo thứ tự cụ thể về những hoạt động dễ nảy
1)Theo đuổi con đường viết lách, hội họa, âm nhạc, phim ảnh, nhảy múa, hay bất kỳ hoạt động sáng tạo nào, tuy nhiên khó mà thực hiện hoặc bất quy tắc.
2)Khởi đầu của bất kì doanh nghiệp hay sự đầu tư mạo hiểm, có thể vì lợi nhuận hoặc không.
3)Bất kỳ chế độ ăn kiêng hoặc chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
4)Bất kỳ những chương trình thúc đẩy tinh thần.
5)Bất kỳ những hoạt động với mục đích làm săn chắc bụng.
6)Bất kỳ những khóa học hay chương trình được thiết kế để vượt qua những thói quen, chứng nghiện không lành mạnh.
7)Mọi loại hình giáo dục.
8)Bất kỳ những hành vi liên quan đến sự dũng cảm về chính trị, đạo đức, dân tộc, bao gồm những quyết định mang tính thay đổi hình mẫu, nhận thức không phù hợp hay phẩm chất đạo đức của con người.
9)Công cuộc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp hay những nỗ lực tương trợ cho các doanh nghiệp.
10)Bất kỳ hành vi dẫn đến những cam kết với bản thân. Quyết định kết hôn, có con, củng cố những thời điểm bất ổn trong một mối quan hệ.
11)Đưa ra những quan điểm có tính nguyên tắc khi đối mặt với nghịch cảnh.
Nói cách khác, đó là những hành vi bác bỏ thành quả trực tiếp có lợi ích cho sự phát triển lâu dài nói riêng và các mục tiêu dài hạn nói chung. Diễn đạt theo cách khác, đó là những hành vi xuất phát từ bản năng bậc cao của con người. Những hành vi đó khơi gợi Sự Kháng Cự.
Vậy: đặc điểm của Sự Kháng Cự là gì?
SỰ KHÁNG CỰ VÔ HÌNH
C
Nhưng có th ể cảm nhận ra nó. Đây là một tác động rất gây khó chịu. Nó tiêu húng ta không thể nhìn, chạm đến, nghe ngóng hay ngửi thấy Sự Kháng Cự. cực. Mục đích của loại tác động này là làm xao lãng, ngăn cản chúng ta khỏi
công việc đang dở dang của mình.
SỰ KHÁNG CỰ XUẤT PHÁT TỪ BÊN TRONG TINH THẦN
D
nó t ừ phía bạn đời, công việc, cấp trên, con cái. Mà như Pat Riley đã từng ví ường như Sự Kháng Cự đến từ những yếu tố bên ngoài. Chúng ta hay định vị
von khi giảng dạy tại Los Angeles Lakes: “Kẻ thù ngoại vi”.
Sự Kháng Cự không phải là một kẻ thù ngoại vi. Sự Kháng Cự phát sinh từ bên trong. Nó tự phát triển và tự duy trì. Đây là kẻ thù xuất phát từ bên trong chúng ta.
SỰ KHÁNG CỰ XẢO QUYỆT
S
đặt, bóp méo; cám dỗ, tán tỉnh, vùi lấp. Sự Kháng Cự không kiên định. Nó sẽ ự Kháng Cự sẽ thủ thỉ mọi điều để ngăn bạn đến bàn làm việc. Nó thề thốt, bịa
khoác lên bất kì mọi hình thức để lừa dối. Nó sẽ lấy lý do cho mọi điều như một vị luật sư hay dí chặt một khẩu 9mm vào mặt bạn như một tên trộm. Sự Kháng Cự không sở hữu lương tâm. Nó thế chấp mọi thứ để đối phó, sau đó thẳng thừng phản bội ngay khi bạn đầu hàng. Sự Kháng Cự luôn dối trá và chỉ toàn những thứ rác rưởi.
SỰ KHÁNG CỰ KHÔNG DỄ MỦI LÒNG
S
hung tợn trong bộ phim Jaws. Nó không thể bị thuyết phục. Không có gì ngoài ự Kháng Cự giống như một gã ngoài hành tinh, Kẻ hủy diệt hay con cá mập sức mạnh, nó giống như một cỗ máy phá hủy đã được lập trình sẵn chỉ với một mục tiêu duy nhất: ngăn cản chúng ta tiến hành công việc của mình. Sự Kháng Cự không biết mỏi mệt, nó cứng đầu và không dễ mủi lòng. Khiến nó trở thành một tế bài đơn thì tế bào đó vẫn sẽ tiếp tục phản kháng.
Đây là bản chất của Sự Kháng Cự. Là những gì mà nó thông thạo.
SỰ KHÁNG CỰ KHÔNG HƯỚNG ĐẾN RIÊNG MỘT AI
S
chẳng quan tâm bạn là ai. Sự Kháng Cự là một tác động tự nhiên. Nó hành động ự Kháng Cự không nhắm vào bạn một cách chủ đích. Nó không biết và cũng
không hướng đến riêng một ai cả.
SỰ KHÁNG CỰ KHÔNG THỂ SAI LẦM
N
s ẽ chỉ thẳng hướng Bắc một cách chính xác – tức dù ở trạng thái mời gọi nào, hư một cây kim la bàn bóng loáng trôi nổi trên bề mặt lớp dầu, Sự Kháng Cự nó đều muốn làm ta đứt đoạn hẳn công việc của mình.
Chúng ta có thể áp dụng nó. Sử dụng nó như một cái la bàn. Sự Kháng Cự gọi mời, khiến chúng ta nghe theo và bỏ qua những thứ khác, ta có thể trở nên tiêu cực hẳn.
Kinh nghiệm: Lời mời gọi càng quan trọng, càng cấp bách đến diễn biến tâm trí, thì chúng ta càng có cảm giác muốn theo đuổi Sự Kháng Cự.
SỰ KHÁNG CỰ RẤT PHỔ BIẾN
N
ếu bạn nghĩ chỉ có bản thân mình phải vật lộn với Sự Kháng Cự thì bạn sai rồi.
Nh ững ai có thể xác đều trải nghiệm qua Sự Kháng Cự này.
SỰ KHÁNG CỰ KHÔNG BAO GIỜ NGHỈ NGƠI
H
di ễn, ngay cả khi ông đã 75 tuổi. Nói cách khác, nỗi sợ không bao giờ biến enry Fonda vẫn luôn cảm thấy hồi hộp lo sợ trước mỗi phút đầu của màn biểu mất. Người chiến binh cũng như người nghệ sĩ đều có một quy luật bắt buộc,
mỗi ngày họ phải luôn làm mới các mặt trận chiến đấu của minhg.
SỰ KHÁNG CỰ HÀNH ĐỘNG ĐẾN CÙNG
M
l ực của một ai. Sự Kháng Cự được định hướng để giết. Đối tượng của nó là ục đích của Sự Kháng Cự không phải là gây thương tích hay tước bỏ năng
cốt lõi trung tâm của chúng ta: tài năng, lý trí, những thiên phú độc nhất vô
nhị mà tạo hóa ban tặng cho mỗi người. Đó là nhiệm vụ phải được thực hiện của Sự
Kháng Cự. Khi chúng ta đấu tranh, chúng ta đã nhảy vào trận chiến sinh tử với nó.
NỖI SỢ LÀ NGUỒN DINH DƯỠNG CỦA SỰ KHÁNG CỰ
S
nguồn từ bản thân ta. Chúng ta dung nạp sức mạnh cho nó bằng nỗi sợ của chính ự Kháng Cự không có một thế mạnh riêng nào. Mỗi aoxo năng lượng của nó bắt
mình. Chống lại nỗi sợ này, chúng ta có thể quật ngã được Sự Kháng Cự.
SỰ KHÁNG CỰ CHỈ CHỐNG ĐỐI TỪ MỘT HƯỚNG
S
khả năng khi chúng ta theo đuổi con đường nghệ thuật, mở đầu một doanh ự Kháng Cự làm chệch hướng lối đi của ta từ phạm vi nhỏ đến lớn. Nó phát huy
nghiệp có tính đột phá, hay khi chúng ta ngộ ra một góc nhìn cao hơn về mặt đạo đức, triết lý, tinh thần.
Vậy nên, nếu bạn làm việc với Quỹ Mẹ Teresa ở Calcutta mà đang đắn đo phát triển sự nghiệp của mình với vị trí tiếp thị qua điện thoại… hãy cứ thư giãn. Sự Kháng
Cự sẽ không ngó ngàng gì đến bạn.
SỰ KHÁNG CỰ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỐ ĐA Ở
CHẶNG ĐƯỜNG CUỐI
O
gần đến độ từ bờ biển các thủy thủ có thể trông thấy làn khói bốc lên từ đám dysseus trở về với gia đình sớm hơn ngày dự định. Ithaca đã ở trong tầm ngắm,
cháy phía nhà họ. Odysseus đã đinh ninh rằng mình an toàn rồi, thực tế ông ấy
còn đánh một giấc ngủ ngắn. Và rồi khi lính của ông tin rằng có vàng trong bao tải da bò sở hữu bởi chỉ huy của họ, liền vồ lấy và kéo xoạc nó ra. Chiếc bao chứa những cơn gió ngược mà vua Aeolus đã nén chặt cho Odysseus, sau khi kẻ lang thang xâm phạm đến món quà được ban phước của ngài. Cơn gió vụt mạnh ra phía trước với chỉ một cái thổi liều lĩnh, chuyển hướng con tàu của Odusseus ngược trở lại những chặng hải lý mà họ đã vất vả vượt qua, khiến ông tiếp tục đương đầu với những gian nan và cùng cực, cuối cùng, ông đơn độc trở về quê hương và trở về mãi mãi.
Mối nguy hiểm đạt giới hạn lớn nhất khi chặng cuối cùng đã ở trong tầm ngắm. Tại đây, Sự Kháng Cự biết chúng ta sắp sửa đánh bại nó. Nó kích hoạt ngay phím bấm sợ hãi. Đưa đến trận đột kích cuối cùng và nã đạn ngay tắp lự với mọi thứ mình sở hữu.
Những người chuyên nghiệp phải thật cảnh giác ở đòn trả miếng này. Thận trọng
cho đến cuối cùng. Đừng mở chiếc bao chứa gió ấy ra.
SỰ KHÁNG CỰ KÊU GỌI LIÊN MINH
S
ự Kháng Cự theo định nghĩa là tự hủy hoại. Tuy nhiên vẫn có những mối nguy
hiểm song song cần phải bị triệt tiêu: hủy hoại bởi các tác động khác.
Khi một người viết bắt đầu tìm cách vượt qua Sự Kháng Cự - nói cách khác, khi cô ấy bắt đầu viết – cô có thể cảm thấy rằng hành vi của mình đang dần lạ đi. Những hành vi đó có thể là buồn rầu, ủ rũ hay có cảm giác bệnh tật; chúng họa chăng đang đổ lỗi cho sự nhận thức “đang thay đổi” của cô, “không phải con người cô trước đây nữa”. Những người viết càng đến gần hơn với khái niệm giác ngộ hành vi nhận thức, họ sẽ
càng hành xử kì quái và đặt nhiều cảm xúc hơn vào những hành động của mình.
Những yếu tố đó đang cố gắng hủy hoại cô gái này.
Lý do đưa ra là chúng đang đấu tranh, có hoặc không có chủ ý, chống lại Sự Kháng Cự của riêng mình. Khi nhận thức của cô gái đang dần giác ngộ thành công, những yếu tố trên sẽ cảm thấy sự chỉ trích. Nếu cô gái có thể đánh bại những tên yêu ma Kháng Cự kia, vậy tại sao chúng lại không?
Những cặp đôi hay bạn thân, thậm chí các thành viên trong một gia đình, sẽ thường hay có những thỏa thuận ngầm hiểu, từ đó mỗi cá nhân cam kết (một cách vô tình) giữ lại những khoảng không gian riêng, nơi bản thân họ và những người trí cốt của mình vẫn có được sự thoải mái.
Hành vi nhận thức của người viết cần phải vô tình, không chỉ với bản thân họ mà còn với những người khác. Một khi bạn tạo sự bức phá của mình, bạn không thể cứ loanh quanh mãi bên những đứa bạn thân không có tác động tích cực đến mình. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho người bạn này (và anh ta sẽ nói điều này, nếu anh ta thực sự là một người bạn) là thoát ly khỏi ngục tù và bước nhanh hơn.
Điều tốt nhất và duy nhất một người nghệ sĩ có thể làm cho những người khác là trở thành một hình mẫu và đem đến niềm cảm hứng.
Đến đây, chúng ta hãy để ý đến khía cạnh tiếp theo của Sự Kháng Cự: triệu chứng của nó.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TRÌ HOÃN
T
xảy ra nhất. Chúng ta chẳng bao giờ tự ngẫm: “Tôi sẽ không bao giờ định viết rì hoãn là biểu hiện thông thường nhất của Sự Kháng Cự bởi yếu tố này dễ dàng bản nhạc của mình.” Thay vào đó, chúng ta nói, “Tôi sẽ viết bản nhạc của
mình; tôi dự định bắt đầu vào ngày mai.”
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TRÌ HOÃN, PHẦN HAI
quen. Chúng ta không ch ỉ buông lỏng cuộc sống của mình hôm nay; chúng ặt nguy hại nhất của sự trì hoãn nằm ở chỗ nó có thể trở thành một thói ta buông lỏng nó cho đến ngày mình chết trên giường.
Đừng bao giờ quên rằng: Tại khoảnh khắc này đây, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình. Chưa bao giờ có một khoảnh khắc, và sẽ không bao giờ có, khi chúng ta thiếu đi nghị lực thay đổi vận mệnh của mình. Khoảnh khắc thứ hai, chúng ta có thể lật ngược tình thế với Sự Kháng Cự.
Tại thời điểm này, chúng ta có thể ngồi xuống và bắt tay vào công việc của mình.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TÌNH DỤC
Đ
b ận tâm đầy ám ảnh với tình dục. Tại sao lại tình dục? Bởi tình dục đưa đến ôi khi, Sự Kháng Cư mang hình hài của phương diện tình dục, hay một mối
sự hài lòng tức thì và mạnh mẽ. Khi ngủ cùng một người, chúng ta cảm thấy
được trân trọng, bằng lòng, và cả yêu thương. Sự Kháng Cự cực kì hứng thú với tác động đó của mình. Sự Kháng Cự biết nó đã làm xao lãng chúng ta chỉ với một phương thức đơn giản, vô cùng hời hợt và ngăn được ta khỏi công việc của mình.
Đương nhiên không phải mọi hình thái của tình dục đều là biểu hiện của Sự Kháng Cự. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn có thể biết được bởi mức độ trống rỗng mà bạn cảm nhận sau đấy. Bạn càng cảm thấy trống rỗng, bạn càng chắc chắc rằng mình đang không trân trọng, thậm chí không ham muốn động lực thật sự của mình ngoài Sự Kháng Cự đang đầy rẫy bên trong.
Điều này cũng rõ ràng khi nói đến các vấn đề nghiện hút, mua sắm, thủ dâm, TV, ngồi lê đôi mách, rượu cồn, và sự tiêu thụ của tất cả các sản phẩm chứa chất béo, đường, muối, hay sô cô la.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ RẮC RỐI
C
r ối là một hình thái giả tạo của sự nổi tiếng. Bán khỏa thân trên giường với húng ta tự mình rơi vào rắc rối vì đó là cách rẻ tiền nhất để gây sự chú ý. Rắc
chức danh phu nhân chủ tịch bao giờ cũng dễ dàng hơn việc hoàn thành một bài luận về những lý thuyết suông của chú hề trong tập tiểu thuyết ngắn của Joseph Conrad.
Sức khỏe kém là một dạng của rắc rối, ở đây biểu thị cho chứng nghiện rượu, nghiện ma túy, tình trạng dễ gặp tai nạn, các chứng rối loạn thần kinh, và những khuyết điểm tưởng chừng bình thường như thói ghen tị, thói quen chậm trễ, hay phong cách nhạc rap 100dB xập xình phát ra từ chiếc ’95 Supra cửa kính mờ của bạn. Bất cứ cái gì khiến chúng ta gây được chú ý một cách giả tạo là một biểu hiện của Sự Kháng Cự.
Ác độc với người khác là một hình thái của Sự Kháng Cự, cũng giống như sự tự nguyện bị người khác đối xử tàn nhẫn.
Một người nghệ sĩ đang làm việc sẽ không dung túng cho rắc rối bao quanh cuộc sống của cô ta vì cô biết rắc rối làm tắc nghẽn công việc của mình. Người nghệ sĩ triệt tiêu mọi nguồn rắc rối khỏi thế giới của mình. Cô tận dụng sự thúc giục tìm đến những rắc rối để chuyển đổi nó vào công việc.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ VỞ KỊCH CỦA CHÍNH MÌNH
Tại sao phải tốn nhiều năm thiết kế một phần mềm ứng dụng mới trong khi bạn ạo ra một loạt các vở opera trong cuộc sống là triệu chứng của Sự Kháng Cự.
có thể tạo ra từng ấy sự chú ý chỉ bằng việc mang về nhà một cậu bạn trai với
tiền án hình sự?
Đôi lúc, nhiều gia đình vô tình tham gia vào một vở kịch do chính họ tự dựng. Bọn trẻ nạp nhiên liệu, người lớn nắm giữ bộ điều khiển, cả con tàu chao đảo với phần giữa thấp thỏm đầy giật gân. Phi hành đoàn biết cách duy trì tình hình. Nếu mức kịch tính bị thụt giảm so với một ngưỡng nhất định, ai đó sẽ nhảy vảo để kéo nó lên. Cha nghiện rượu, bà mẹ bị ốm, Janie xuất hiện tại nhà thờ với hình xăm cướp biển Oakland. Chuyện này còn châm biếm hơn cả phim truyền hình. Và nó thành công: không ai đạt được một cái gì cả.
Thỉnh thoảng tôi ví Sự Kháng Cự như một phiên bản song sinh quái đản của Ông già Noel, người đi khắp bốn phương, từ nhà này sang nhà khác để đảm bảo rằng ai cũng được chăm sóc. Khi đi đến một ngôi nhà đang bị vướng vào vở kịch tự diễn, đôi má ửng hồng của ông già Noel sáng rực và ông đi thẳng ra ngoài ngay sau 8 chú tuần lộc tí hon của mình. Ông biết rằng sẽ chẳng có ai trong cái nhà này đạt được cái gì cả.
SỰ KHÁNG CỰ TỰ CHỮA TRỊ
B
ạn có thường hay ăn, có hoặc không kiểm soát, với mục đích làm giảm bớt sự
tuyệt vọng hay lo lắng? Tôi đã trải qua một vài kinh nghiệm như sau:
Tôi từng làm việc ở vị trí người viết bài cho một công ty quảng cáo lớn ở New York. Sếp chúng tôi chỉ đạo thế này: Hãy chế ra một căn bệnh. Ông ấy nói: Xuất hiện một căn bệnh, và chúng ta có thể bán cách chữa.
Chứng Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý, Trầm Cảm Theo Mùa, bệnh Sợ Xã Hội.
Đó không phải là bệnh tật, đó là những mánh khóe marketing. Không phải bác sĩ phát hiện ra chúng mà là những copywriter. Là những bộ phận Marketing. Là những công ty dược phẩm.
Có lẽ tuyệt vọng và lo lắng là có thật. Nhưng chúng cũng có thể là Sự Kháng Cự.
Khi chúng ta tự chuốc thuốc bản thân mình để làm mờ đi tiếng gọi của lý trí, chúng ta là những công dân Mỹ tuyệt vời và là những người tiêu dùng mẫu mực. Chúng ta hành động chính xác như những gì quảng cáo thương mại trên TV và văn hóa vật chất hiện đại đã in sâu trong trí óc ngay từ thuở nhỏ. Ngoại trừ việc tự thu nạp kiến thức, tự kỉ luật, gặt hái những thành quả đến muộn và làm việc chăm chỉ, chúng ta chỉ đơn thuần là đang tiêu thụ một món hàng.
Nhiều khách bộ hành trên con đường thực hiện bổn phận công việc của mình đã bị thương tật hay ám sát bởi sự giao thoa giữa Kháng Cự và Thương Mại này.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ NẠN NHÂN
C
v ấn đề sức khỏe cả. Họ không bệnh, họ chỉ đang diễn lại là như thế. Đôi khi ác bác sĩ ước tính có khoảng 70 đến 80% các ca bệnh không liên quan gì đến phần khó nhất của y khoa là giữ cho mình nét mặt thẳng thắn. Cũng như Jerry
Seinfeld quan sát được từ kinh nghiệm 20 năm hẹn hò của mình: “Phần nhiều khi tán tỉnh là phải diễn.”
Tiếp nhận một tình trạng mang đến nhiều quan trọng cho sự tồn tại của một người. Bệnh tật, những gánh nặng của riêng mình. Một vài người đi từ tình trạng này sang tình trạng kia; họ vừa chữa lành cái này, thì cái kia đã nhảy vào thế chỗ. Bản thân tình trạng lại trở thành công việc nghệ thuật, một phiên bản bóng tối chập chờn của hoạt động sáng tạo thực sự, mà những người đóng vai nạn nhân đang cố tránh xa bằng việc miệt mài và tâm huyết chăm sóc cho tình trạng của mình.
Hành động như nạn nhân là một hình thái của công kích bị động. Nó tìm kiếm sự hài lòng không phải từ những công việc chân thực hay sự cống hiến đi lên từ kinh nghiệm hay thấu hiểu và yêu thương, mà từ việc lôi kéo các thành phần khác bằng sự đe dọa âm thầm (và không quá âm thầm). Nạn nhân ép buộc những người khác chấp nhận sự cứu rỗi của mình và họ phải cư xử theo ý hắn ta muốn, hoặc bắt giữ họ làm con tin trước tính bệnh hoạn, rò rỉ, thối rữa quá xa về mặt tinh thần của mình, hay đơn giản hắn sẽ đe dọa khiến cho cuộc sống của những con người này trở nên khốn khổ nếu không tuân theo.
Tự mình đóng vai nạn nhân là đối chọi lại với công việc của bạn. Đừng hành động vậy. Nếu bạn đang trong tình trạng như thế, hãy dừng lại.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN ĐỜI
Đ
thân, chúng ta sẽ chọn người bạn đời của mình - đã hoặc đang chống lại Sự ôi khi, nếu chúng ta không tự nhận thức được Sự Kháng Cự của riêng bản
Kháng Cự hiệu quả. Tôi không rõ là tại sao. Có lẽ tạo ý niệm về việc người
bạn đời của mình có một năng lực mà trên thực tế, ta bị ám ảnh bởi nó nhưng quá sợ hãi để giành lấy thì dễ dàng hơn. Có lẽ, niềm tin về người bạn đời đầy yêu thương của mình đáng được tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tinh thần của cô ấy/ anh ấy trong khi chúng ta không, thì ít gây đáng sợ. Hoặc có chăng, chúng ta hi vọng người bạn đời của mình như một hình mẫu để phấn đấu. Và rồi, chúng ta tin (hay ước rằng), một vài năng lực của họ sẽ chuyển đổi sang mình, nếu chúng ta tiếp xúc đủ lâu với chúng.
Đó là cách mà Sự Kháng Cự làm biến dạng tình yêu. Nó tạo ra một bể màu mỡ, đặc sắc đến nỗi Tennessee Williams có thể dùng để biến hóa thành bộ ba tác phẩm bất hủ của mình. Nhưng liệu tình yêu là như vậy? Nếu chúng ta là người vợ, người chồng luôn hỗ trợ, chẳng phải chúng ta nên tự đối mặt với thất bại của mình để giành lấy cuộc sống tinh thần kia, còn hơn là quá giang theo đuôi người bạn đời? Và nếu chúng ta là người vợ, người chồng đúng nghĩa, chẳng phải chúng ta nên là hậu phương vững chắc trước sự ưu tú đó và khuyến khích họ tiến bước, phát triển thêm tiềm năng của mình?
SỰ KHÁNG CỰ VÀ CUỐN SÁCH NÀY
K
Nó nói (giọng nói ở trong đầu tôi) tôi là một nhà văn chuyên viết các tác hi mới bắt đầu cuốn sách, Sự Kháng Cự đã gần như đánh bại tôi. Như thế này.
phẩm thần thoại, do đó tôi không nên đưa ra những ý tưởng về Sự Kháng Cự
theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng; hơn hết, tôi nên hòa hợp và ẩn dụ nó vào trong cuốn tiểu thuyết của mình. Quả là một cuộc tranh luận đầy thuyết phục và vô cùng tinh vi. Tính hợp lý mà Sự Kháng Cự chỉ ra, đó là tôi nên viết, nói ra, một mẩu chiến tranh mà vai trò của Sự Kháng Cự được mô tả như nỗi sợ mà các chiến binh có thể cảm nhận được.
Sự Kháng Cự cũng nói rằng tôi không nên theo đuổi công việc hướng dẫn, hay tự đặt mình vào vị trí người ban phát trí tuệ, bởi điều đó quá kiêu ngạo và phù phiếm, thậm chí còn chẳng ra đâu vào đâu; đến cuối cùng, điều này cũng chỉ sẽ có hại cho bản thân tôi.
Thật đáng sợ. Nó quá logic.
Sau cùng, điều thôi thúc tôi tiến thẳng tới đơn giản chỉ bởi tôi sẽ cảm thấy thực sự không vui khi không làm vậy. Tôi đang hình thành nên những biểu hiện tốt. Miễn là tôi ngồi xuống và bắt đầu, tôi sẽ không sao.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ NỖI BẤT HẠNH
C
Đ ầu tiên, đó là không vui. Chúng ta cảm giác cứ như địa ngục. Nỗi khốn khổ húng ta cảm nhận Sự Kháng Cự như thế nào?
mới chỉ ở cấp thấp tràn ngập mọi thứ. Chúng ta thấy chán nản, bồn chồn.
Chẳng thể khai phá được một sự hài lòng nào cả. Đúng là tiêu cực song chúng ta chẳng muốn đụng chạm vào thứ gì cả. Chúng ta chỉ muốn đi ngủ, thức dậy và tiệc tùng. Chúng ta cảm thấy mình không được yêu thương và cảm thấy bản thân cũng chẳng thú vị. Chúng ta thật đáng kinh tởm. Chúng ta căm ghét cuộc sống này, và ghét cả chính bản thân mình trong đó.
Sự Kháng Cự trở thành một căn bệnh âm ỉ. Trầm cảm, công kích, hoạt động bất bình thường. Sau đó là những tội ác thật sự và tự hủy hoại về mặt thể chất.
Nghe giống cuộc sống nhỉ, tôi biết. Nhưng không phải. Đây là Sự Kháng Cự.
Có tính châm biếm ở đây là bởi chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tiêu thụ với nhận thức sâu sắc về nỗi bất hạnh này. Nền văn hóa đó tập hợp mọi pháo binh lùng sục lợi nhuận để bóc lột, bằng việc bán cho chúng ta một sản phẩm, một liều thuốc hay một sự xao lãng. John Lennon đã từng viết:
Ừ, anh nghĩ mình thật thông minh,
tự do và không phân biệt tầng lớp.
Nhưng anh vẫn chỉ là tên nông dân quèn trong con mắt của ta.
Với cương vị là những người nghệ sĩ và chuyên gia, khởi xướng cuộc cách mạnh tinh thần, sự nổi dậy riêng tư tiềm ẩn bên trong trí óc là bổn phận của chúng ta. Trong cuộc cách mạng này, chúng ta phát giác được tính chuyên chế đầy áp đặt của lối văn hóa tiêu dùng. Lật đổ những kịch bản phác thảo đã tẩy não chúng ta ngay từ thuở ban đầu trong các phương diện từ quảng cáo, điện ảnh, trò chơi điện tử cho đến tạp chí, TV, và MTV. Chúng ta giải thoát bản thân khỏi xiềng sắt bằng việc nhận thức được mình sẽ cứ mãi thao thức, bồn chốn nếu cứ tiếp tục cống hiến vốn tài nguyên sẵn có cho những thứ rác rưởi; ngoại trừ việc bay vào làm công việc của mình.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ CHỦ NGHĨA CỰC ĐOAN
N
đ ề, đó là giải đáp bí ẩn về sự tồn tại như những cá nhân. Các bên đều có ghệ sĩ và những người theo chủ nghĩa cực đoan đều phải đối mặt với một vấn
những nghi vấn giống nhau: Tôi là ai? Tại sao tôi lại ở đây? Cuộc sống của tôi
có ý nghĩa gì?
Ở những giai đoạn sơ khai của sự tiến hóa, con người không phải giải quyết những dạng câu hỏi như thế này. Quay trở lại nguyên của sự bạo tàn, ngu dốt, lối văn hóa nay đây mai đó, xã hội cổ xưa hay đời sống bộ lạc và thị tộc, vị trí của một người bị điều khiển bởi lời răn dạy của cả cộng đồng. Chỉ khi có sự xuất hiện của tính hiện đại (khởi đầu là Hi Lạp cổ xưa), với sự bùng nổ tự do và tự tôn cá nhân, những vấn đề trên mới được bùng lên giải phóng.
Đó chẳng phải là những câu hỏi dễ dàng. Tôi là ai? Tại sao tôi lại ở đây? Chúng chẳng dễ bởi con người không được khơi dậy chức năng tồn tại như những cá nhân. Chúng ta được khơi dậy tính cộng đồng, hành động như một phần của một nhóm. Tâm lý của chúng ta được lập trình bởi hàng triệu năm tiến hóa săn bắt hái lượm. Chúng ta biết định nghĩa phe phái cũng như cách thích nghi để tồn tại trong một nhóm và cộng đồng người. Cái mà chúng ta bỏ qua chính là cách để sống cho riêng mình. Chúng ta không biết cách giải phóng bản thân.
Nghệ sĩ và phe bảo thủ cực đoan xuất hiện trong xã hội tại những giai đoạn phát triển khác biệt. Nghệ sĩ là một hình mẫu cao cấp. Lối sống của họ có ảnh hưởng đến số đông, sự kiên định, cũng như là nguồn tài nguyên có uy tín để dẫn đến cái gọi là tự ngẫm về bản thân khá là xa xỉ. Tự do bao trùm lấy người nghệ sĩ. Họ không sợ điều này. Quả thật may mắn. Họ được sinh ra đúng nơi với cốt lõi là sự tự tin, với hoài bão thẳng tiến về tương lai. Họ tin tưởng vào quá trình và sự phát triển. Tin tưởng vào sự tiến hóa cao cấp của loài người, tuy khập khiễng và kém hoàn hảo, nhưng là hướng về một thế giới tốt đẹp hơn.
Phe bảo thủ cực đoan thì ấp ủ những hi vọng không theo một ý niệm nào. Trên quan điểm của họ, loài người đã ngã xuống từ một vị thế cao hơn. Sự thật không phải chờ được soi sáng vì nó đã hiện hữu sẵn rồi. Lời nói của Chúa đã được cất lên và ghi nhận bởi những giáo đồ của Ngài, là Jesus, Muhammad, hay Karl Marx.
Chủ nghĩa cực đoan là triết lý về sự bất lực, bị chế ngự, bị phơi bày và bị trục xuất. Mầm mống sinh sôi của nó là sự đổ nát của chính trị và thất bại của quân đội, như chủ nghĩa cực đoan của Hebrew đã trỗi dậy trong thời đế chế Babylon, của những người Cơ đốc da trắng xuất hiện trong suốt giai đoạn tái thiết Nam Mỹ, như ý niệm của Chủng tộc thượng đẳng mở ra ở Đức theo dòng lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại vô số thời kì bi thương đó, phe chiến thắng sẽ san bằng mọi tín hiệu của sự sống mà không đoái hoài đến những chủ nghĩa, thuyết giáo nhằm khôi phục hi vọng và vinh quang. Chủ nghĩa cực đoan của người Hồi Giáo cũng phát triển từ bối cảnh của tuyệt vọng và bị chi phối bởi cùng một lời kêu gọi đầy uy lực và ghê gớm này.
Chính xác thì đó là sự tuyệt vọng nào? Đó là truyệt vọng trong khẩn cầu được tự do. Sự dịch chuyển và tách rời được trải nghiệm bởi những cá nhân thoát mình khỏi cơ cấu quen thuộc và đầy thoải mái của mô hình bộ lạc, thị tộc, làng xóm và gia đình.
Đó là vị thế của cuộc sống hiện đại.
Phe bảo thủ cực đoan (hay chính xác hơn, những cá nhân bị chỉ trích đi theo chủ nghĩa chính thống) không thể chịu đựng sự tự do. Họ không thể định hướng tương lai của mình và luôn sống ẩn dật trong quá khứ. Họ hoài niệm về những ngày tháng vinh quang và mong muốn xây dựng lại đế chế ấy với cả bản thân bằng sự thuần khuyết và đáng lương tâm hơn. Họ quay trở lại những điều căn bản. Những điều chính thống.
Chủ nghĩa cực đoan và nghệ thuật triệt tiêu lẫn nhau. Không có cái gọi là nghệ thuật theo chủ nghĩa cực đoan. Song không có nghĩa người theo chủ nghĩa cực đoan thì không sáng tạo. Chính xác hơn, đó là sức sáng tạo ở đây bị đảo lộn. Họ phá hủy. Ngay cả những công trình thuộc chủ nghĩa này, từ trường học cho đến những mạnh lưới tổ chức, đều phục vụ cho sự hủy diệt, cả kẻ thù lẫn bản thân những con người đó.
Những người bảo thủ cực đoan dành riêng các thành tựu sáng tạo để hình tượng hình ảnh kẻ thù Satan, trái ngược với những định nghĩa và ý niệm trong cuộc sống của họ.
Giống như nghệ sĩ, người cực đoan cũng trải nghiệm Sự Kháng Cự. Kháng Cự ở đây là sức cám dỗ của tội ác. Người cực đoan tìm kiếm động lực từ Satan, kẻ mà họ tôn thờ như tôn thờ sự chết chóc. Người cực đoan căm ghét và sợ hãi phụ nữ vì họ xem phụ nữ như huyết mạch của Satan, những người đàn bà khêu gợi thì được ví như Delilah, người quyến rũ Samson khỏi sức mạnh của hắn.
Để đả kích tên gọi tội ác, Sự Kháng Cự, chủ nghĩa cực đoan hoặc là lao vào hành động, hoặc là lao vào chiêm nghiệm những bài kiểm tra thánh thần. Họ đánh mất bản thân từ đây, giống như người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Sự khác biệt là ở chỗ, một bên hướng về phía trước, hi vọng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn thì bên còn lại ngoảnh mặt lại phía sau, mong mỏi trở lại một thế giới thuần khiết mà mình đã sa ngã.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Hi Lạp tin rằng loài người, như những cá thể, có sứ mện cùng nhau tái tạo lại thế giới với Chúa. Đó là lý do vì sao họ trân trọng giá trị nhân loại đến vậy. Theo quan điểm của họ, mọi thứ đều có sự tiến hóa, kéo theo cả cuộc sống; mỗi cá nhân đều có giá trị, chí ít là những giá trị tiềm năng để phát triển hệ quả này.
Những người bảo thủ cực đoan không thể chấp nhận điều đó. Trong xã hội của họ, bất đồng quan điểm không chỉ là tội ác mà còn là bội giáo; đó là dị giáo.
Khi chủ nghĩa cực đoan thắng thế, thế giới sẽ chìm vào kỉ nguyên u ám. Tôi vẫn chưa thể lên án ai đã tạo nên triết lý sống này. Tôi đề cập đến hành trình tinh thần của bản thân mình, đến những lợi thế tôi đã giành được về giáo dục, sự sung túc, ủng hộ từ phía gia đình, sức khỏe, và một điều may mắn vô hình khi được sinh ra là một công dân Mỹ, và hơn hết tôi đã chiêm nghiệm để sống như một cá nhân tự trị.
Có lẽ loài người chưa sẵn sàng để trở nên tự do. Phải chăng không khí trên cao trở nên quá loãng để tất cả chúng ta cùng thụ hưởng. Chắc chắn, tôi sẽ không thể viết nên cuốc sách này nếu như sống cùng với tự do quá dễ dàng. Như Socrates đã minh họa trước đây, có vẻ như nghịch lí xảy ra thế này, cá nhân chỉ thực sự được tự do khi chúng ta mở rộng được quyền tự làm chủ của mình. Trong khi những người không làm chủ bản thân thì lại bị kết án là bị chi phối bởi những thế lực khác.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ CHỈ TRÍCH
đ ộng với sự khống chế quá thâm của Sự Kháng Cự. Khi nhìn thấy những ếu bạn phát hiện thấy bản thân đang chỉ trích người khác, có lẽ bạn đang hành người khác bắt đầu sống thật với bản thân, chúng ta có cảm giác buồn bực vì
mình đang không sống đúng với bản chất.
Những cá nhân sống đúng với bản thân hầu như không bao giờ chỉ trích người khác. Nếu có, đó là những lời đưa đến sự khích lệ. Hãy coi chừng. Phần lớn những biểu hiện của Sự Kháng Cự chỉ có hại đến bản thân chúng ta. Chỉ trích và ác ý cũng có hại như vậy đến những người khác.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ HOÀI NGHI
H
th ở bình thường của loài người. Nó phản chiếu tình yêu, yêu một người trong oài nghi có thể là một liên minh. Bởi nó hoạt động chẳng khác nào cơ chế hít
mộng, và khao khát, khao khát có được tình yêu này. Nếu bạn đang tự hỏi bản
thân (và những người bạn xung quanh), “Tôi có phải thực sự là một người viết? Tôi có thực sự là một nghệ sĩ?” Nhiều khả năng là có.
Những đổi mới giả tạo thì khiến chúng ta cực kì ung dung tự tại. Những cái đổi mới thực sự mới thật sự đáng khiếp sợ.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ NỖI SỢ
B
Sợ hãi là tốt. Nỗi sợ cũng là một chỉ dẫn, giống như tự hoài nghi vậy. Nỗi sợ ạn có bị nỗi sợ làm cho tê liệt không? Đó là dấu hiệu tốt đấy.
phản chiếu những gì chúng ta cần phải làm.
Bạn hãy nhớ bài học số một: chúng ta càng sợ công việc hay mục tiêu trước mắt bao nhiêu thì chúng ta càng chắc chắn đó là những điều chúng ta cần phải làm bấy nhiêu.
Sự Kháng Cự được trải nghiệm tương tự như nỗi sợ hãi; mức độ sợ hãi làm cân bằng thế mạnh của Sự Kháng Cự. Vậy nên, chúng ta cảm nhận càng nhiều nỗi sợ về một công việc kinh doanh cụ thể, chúng ta càng đảm bảo hơn tầm quan trọng của công việc này đến bản thân cũng như sự phát triển từ lý trí. Đó là lý do ta cảm nhận quá nhiều Sự Kháng Cự. Nếu một điều không có nghĩa lý gì, thì sẽ chẳng có cái tồn tại gọi là Sự Kháng Cự.
Bạn đã từng xem chương trình Đằng sau phòng thu của diễn viên chưa? Người dẫn chương trình James Lipton luôn luôn hỏi khách mời của mình rằng, “Yếu tố nào
khiến bạn quyết định nhận vai diễn đó?” Các diễn viên đều trả lời: “Bời vì tôi e sợ nó.”
Những người chuyên nghiệp thường giải quyết những dự án khiến họ căng cả người. Họ đảm nhận phần việc khiến bản thân phải nhảy vảo những khối nước chưa được thăm dò, bắt buộc họ phải thám hiểm những khía cạnh vô thức của bản thân mình.
Họ có sợ không? Cực kì. Họ sợ chết điếng là đằng khác.
(Ngược lại, người chuyên nghiệp từ chối những phần việc mà họ đã từng kinh qua trước đây. Họ không còn e sợ những thứ đó nữa. Vậy tại sao phải tốn thêm thời gian vào chúng làm gì?)
Cho nên, nếu bạn cứng đơ cả người với nỗi sợ hãi, đó là một dấu hiệu tốt. Nó biểu thị ra những gì bạn cần phải làm.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TRỞ THÀNH MỘT NGÔI SAO
K
nh ững dấu hiệu của người không chuyên. Những người chuyên nghiệp thì hả năng tưởng tượng đồ sộ là một triệu chứng của Sự Kháng Cự. Chúng là
nhận thấy rằng, thành công cũng như niềm hạnh phúc, là một thành quả được
tạo ra từ công việc.
Những người chuyên nghiệp tập trung vào công việc và họ để cho những phần thưởng tìm đến hoặc không, theo cách mà mình muốn.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ CÔ LẬP
Đ
doanh b ởi nỗi sợ đơn độc. Chúng ta cảm thấy thoải mái khi có đội nhóm, tập ôi khi, chúng ta có những chống đối khi đang bắt tay vào một công việc kinh thể xung quanh mình; điều này nảy sinh lo lắng khiến ta thu mình lại.
Đây là một mánh: Ta không bao giờ cô đơn. Bước ra khỏi lửa trại sáng rực và cảm hứng sẽ như một chú bướm đậu trên vai ta. Hành động can đảm dứt khoát tiến về cái tôi sâu hơn sẽ hỗ trợ và giúp chúng ta chống đỡ.
Bạn đã xem bài phỏng vấn John Lennon hay Bob Dylan thời trẻ, lúc mà phóng viên cố gắng hỏi về cái tôi cá nhân của họ chưa? Các chàng trai đánh lạc hướng những nghi vấn đó với sự châm biếm khinh miệt. Vì sao? Vì Lennon và Dylan biết rằng cái phần bên trong mình sáng tác nên những ca khúc không phải “họ”, không phải cái tôi đầy mê hoặc vượt trội mà tên phỏng vấn ngu xuẩn đang ám chỉ đến. Lennon và Dylan cũng biết rằng cái phần sáng tác bên trong đó quá sợ hãi, quá quý giá và mong manh để bị đem ra làm trò cười cho những bài mua vui của các-vị sẽ-trở nên-điên-cuồng-vì thần tượng (là những người bị Sự Kháng Cự làm sập bẫy). Vậy nên, các chàng trai nhử họ đến rồi thổi bay họ đi ngay.
Nghệ sĩ và trẻ em có một đặc điểm chung, đó là họ không nhận thức được về thời gian cũng như trạng thái cô độc trong khi đang quan sát. Thời gian trôi qua. Cả thợ điêu khắc lẫn cậu bé trèo cây trốn chó đều nhìn lên chớp mắt khi mẹ gọi, “Giờ cơm tới rồi!” SỰ KHÁNG CỰ VÀ CÔ LẬP PHẦN HAI
ngày ư?” Lúc đ ầu, có vẻ hơi kì khi nghe chính bản thân mình trả lời là Không. ài người bạn đôi khi có hỏi, “Ông không thấy cô đơn khi cứ ngồi ở nhà cả
Song sau đó, tôi nhận ra rằng mình đâu có cô đơn; tôi ở trong cuốn sách; với
các nhân vật của mình. Tôi đang ở với Chính Tôi cơ mà.
Không chỉ không cảm thấy đơn độc với các nhân vật, tôi còn hứng thú và cảm nhận sống động hơn với hộ, thâm chí hơn với những con người trong đời thực của mình. Nếu bạn suy nghĩ sẽ thấy trường hợp này chẳng có gì khác biệt. Để một cuốn sách (hay bất kỳ dự án và công việc kinh doanh nào) được đầu tư trong một khoảng thời gian đúng đắn rồi gặt hái thành quả, nó cần phải được kích hoạt vào tâm trí hay đam mê hết sức quan trọng của chúng ta. Vấn đề đó trở thành đề tài công việc, ngay cả khi chúng ta chưa thể hiểu hết hay định hình rõ ràng ban đầu. Khi những nhân vật xuất hiện, mỗi cá thể phơi bày chính xác mỗi khía cạnh trong tâm trí người viết. Những nhân vật này có thể không thú vị gì với mọi người xung quanh nhưng lại hoàn toàn khiến chúng tôi phấn khích. Họ là chúng tôi. Là phiên bản xấu tính, thông minh và quyến rũ hơn. Ở bên những nhân vật này có rất nhiều lý thú bởi họ bùng phát từ những hình thái tương tự nảy sinh trong chúng tôi ban đầu. Họ là tri kỉ, là người tình, là những người bạn trí cốt. Ngay cả những kẻ phản diện. Đặc biệt là những kẻ phản diện.
Ngay cả trong một cuốn sách không chứa nhân vật như thế này, tôi vẫn chẳng cảm thấy đơn độc bởi tôi đang tưởng tượng nên người đọc, người mà tôi ví von như một tay nghệ sĩ truyền cực kì nhiều cảm hứng chẳng khác gì cái tôi trẻ trung mà lại ít phàn nàn hơn của mình. Tôi hi vọng gửi gắm đến cái tôi đó một ít nghị lực, một ít cảm hứng và nền tảng, một ít thôi, với sự tinh thông khó-mà-đấm-vỡ và vài cái mánh nghề.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ PHỤC HỒI
B
“phục hồi”. Ý tưởng ở đây là xây dựng nên những phương thức trị liệu trong ạn có từng du ngoạn đến Santa Fe chưa? Ở đó có một nền văn hóa riêng về một bầu không gian. Đó là một nơi an toàn để đến và thả lỏng cơ thể. Cũng có
một vài nơi khác (theo như tôi nhớ thì là Santa Barbara và Ojai, California), thường tụ tập bởi những con người thượng lưu sỡ hữu quá nhiều thời gian và tiền bạc đến độ không biết nên sử dụng vào việc gì, và trong giới này, văn hóa phục hồi cũng phổ biến. Ý tưởng bao trùm những môi trường này dường như hướng đến việc hoàn thiện quá trình phục hồi của một người trước khi anh ta ở tư thế sẵn sàng cho công việc của mình.
Cách nghĩ này (anh qua mặt tôi à?) là một dạng của Sự Kháng Cự.
Rốt cuộc thì chúng ta đang muốn chữa lành cái gì? Người vận động viên biết ngày nào sẽ không bao giờ tới nếu anh ta thức dậy mà không thấy đau nhức gì. Anh phải chơi quyết liệt hơn.
Hãy nhớ rằng, khía cạnh tưởng tượng cần chữa lành trong chúng ta không phải là phần ta tạo ra, phần đó sâu sắc và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Cái phần được tạo ra đó không thể bị chạm tới bởi bất cứ một tác động nào từ cha mẹ hay xã hội. Nó không xấu xa, không thể bị phá hủy, nó cách âm, không thấm nước và cũng không đầu đạn nào có thể bắn thủng. Trên thực tế, chúng ta càng rơi vào nhiều rắc rối bao nhiêu, khía cạnh đó sẽ càng tốt đẹp và dồi dào bấy nhiêu.
Khía cạnh cần phục hồi là đời sống riêng tư của chúng ta. Đời sống này không liên quan gì đến công việc. Bên cạnh đó, có cách phục hồi nào tốt hơn ngoài việc tìm ra cốt lõi của sự tự chủ? Chẳng phải đó là toàn bộ vấn đề của việc phục hồi này hay sao?
Vài thập kỉ trước, tôi từng hành nghề rửa chén thuê tại New York và kiếm được 20 đô mỗi đêm từ việc lái taxi để tìm cách chạy trốn khỏi công việc của mình. Một đêm nọ đơn độc trong căn hộ thuê với giá 110 đô/ tháng, tôi tụt dốc thảm hại khi ngẫm nghĩ về những hướng rẽ mà tôi đã trải qua quá nhiều lần đến độ kiên quyết không thể tiếp tục nó thêm một đêm nào nữa. Tôi liền lôi chiếc máy Smith-Corona xưa cũ của mình ra, nghĩ đến mà sợ mớ kinh nghiệm vô dụng, không ích lợi mà cũng chẳng có nghĩa lý gì, đó là chưa kể đến những bài tập đau thương mà tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi ngồi đó, tra tấn những tờ giấy và ném thẳng chúng vào thùng rác trong 2 tiếng đồng hồ. Đủ rồi. Tôi xê dịch chiếc máy ra xa rồi quay vào căn bếp. Trong bể rửa là đống chén bát dơ bẩn mười ngày. Chẳng biết thế nào mà tôi quyết định đi rửa chúng. Cảm nhận làn nước ấm khá dễ chịu cùng với xà phòng và miếng bọt biển trên tay. Thế là chồng đĩa sạch cứ tăng dần tăng dần trên giá đỡ khô ráo. Tôi ngạc nhiên nhận ra, ồ mình đang huýt sáo.
Dường như tôi đã có một ngã rẽ tích cực.
Tôi vẫn ổn.
Tôi sẽ ổn thôi bắt đầu từ bây giờ.
Bạn có hiểu không? Tôi chẳng viết được một thứ gì hay ho cả. Có lẽ sẽ tốn thêm nhiều năm trước khi tôi sẽ, hoặc có cái hành động như vậy. Điều đó cũng chẳng sao. Cái mấu chốt ở đây, sau nhiều năm tránh xa, giờ đây tôi đã thực sự ngồi vào bàn và làm công việc của mình.
Đừng hiểu lầm. Tôi không hàm ý gì về sự phục hồi đích thực. Tất cả chúng ta đều cần nó. Nhưng điều đó không liên quan đến công việc và có thể, nó còn là một bài luyện tập đồ sộ của Sự Kháng Cự. Sự Kháng Cự yêu thích việc “chữa lành”. Nó biết rằng, nếu chúng ta càng bỏ ra nhiều năng lượng tâm lý để nạo vét và tiếp tục nạo vét sự mệt mỏi, bất công, buồn chán từ đời sống riêng tư, chúng ta sẽ càng ít động lực để thực hiện công việc của mình.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ
B
trường của Sự Kháng Cự. Chúng hẳn phải là tấm bằng Tiến sĩ của Sự Kháng ạn có từng đến một buổi hội thảo? Những việc làm vô ích đó chính là môi
Cự. Có cách nào xua đuổi sự hoàn tất công việc tốt hơn ngoài việc đi đến hội
thảo. Nhưng cái cụm từ tôi còn căm ghét hơn ở đây, đó là hỗ trợ.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình giống như thể người thân đâng tụ tập vòng quanh chiếc quan tài của bạn vậy. Có sự hỗ trợ là tốt, nhưng khi con thuyền hạ thủy, điều họ có thể làm cho bạn chỉ là đứng đằng xa từ bến và nói lời tạm biệt.
Mọi sự hỗ trợ nhận được từ những người máu mủ giống như tờ tiền Monopoly; nó không phát huy tác dụng trong phạm vi công việc của mình. Trên thực tế, chúng ta càng đốt năng lượng vào những sự hỗ trợ từ phía đồng nghiệp và những người thân yêu, chúng ta sẽ càng trở nên yếu đuối và thụt giảm khả năng tự chèo lái công việc của mình.
Vào thời điểm Carol bạn của tôi cảm nhận cuộc sống của mình đang chao đảo và khó kiểm soát, cô đã có một giấc mơ như sau:
Carol là một hành khách trên xe buýt. Tài xế là Bruce Springsteen. Bất thình lình, Springsteen rời bỏ vị trí rồi thả chiếc chìa khóa vào tay cô, rồi sấm chớp. Trong giấc mơ, Carol rất hoảng loạn. Làm sao cô ấy có thể lái chiếc Greyhound to đồ sộ như vậy? Lúc này, các hành khách đều liếc mắt về phía cô. Rõ ràng, họ không có ý định bước đến và hỗ trợ cô điều gì. Carol giữ tay lái. Cô vô cùng ngạc nhiên khi biết mình có thể xử lý được.
Lúc sau, khi phân tích giấc mơ, cô phát hiện ra Bruce Springsteen là “Người sếp”. Cấp trên trong tâm trí mình. Chiếc xe buýt chính là phương tiện trong cuộc sống của cô. Người sếp nói với Carol rằng đã đến lúc cô hành động. Hơn hết, bằng việc thực sự đưa cô ấy vào vị trí tài xế, để cô cảm nhận rằng mình có thể điều khiển chiếc xe trên đường, giấc mơ đã mang đến một đường chạy giả lập, để xây dựng nền tảng tự tin làm tiền đề cho cô làm chủ cuộc sống của mình.
Giấc mơ như thế là một hỗ trợ thực sự. Đó là một tờ ngân phiếu bạn có thể lãnh khi ngồi vào bàn, yên vị và làm việc.
Tái bút: Khi cái tôi sâu thẳm của bạn nhận được một giấc mơ như thế này, đừng nói nhiều về nó. Đừng làm nhạt năng lượng đi. Giấc mơ là dành cho bạn. Nó nằm giữa bạn và niềm cảm hứng. Hãy im lặng và sử dụng.
Ngoại trừ duy nhất ở đây, nếu chia sẻ với người bạn đồng cam cộng khổ của mình là sự khích lệ trong sự cố gắng của họ, hãy cứ chia sẻ.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TÍNH DUY LÝ
chúng ta thoát khỏi những mặc cảm hổ thẹn, xấu hổ đáng ra phải có khi ta thực ính duy lý là cánh tay phải của Sự Kháng Cự. Công việc của nó là giữ cho
sự đối mặt với thực tại hèn nhát rằng, mình đang không làm việc.
MICHAEL
Đừng chỉ trích tính duy lý, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng nào nếu thiếu nó? Tôi không biết ai có thể trải qua môt ngày mà không có hai hay ba sự hợp lý hóa ngọt ngào kia. Chúng còn quan trọng hơn cả tình dục.
SAM
A, thôi nào! Chẳng có gì quan trọng hơn tình dục cả.
MICHAEL
Ồ thế à? Thế cậu có từng trải qua một tuần liền mà không có tính duy lý chưa?
- Jeff Goldblum and Tom Berenger, trong Rùng Mình của Lawrence Kasdan
Nhưng tính duy lý có thế mạnh riêng của nó. Tâm lý chúng ta thực sự tin những gì tính duy lý mách bảo.
Nói dối bản thân là một chuyện. Tin tưởng vào những lời nói dối lại là một chuyện khác.
SỰ KHÁNG CỰ VÀ TÍNH DUY LÝ PHẦN HAI
mình. Tại sao? Bởi nếu Sự Kháng Cự để chúng ta thấy rõ nỗi sợ đang khống chế ự Kháng Cự là nỗi sợ hãi. Nhưng nó lại rất láu cá khi lộ diện bản chất của chính
bản thân, ta sẽ cảm thấy hổ thẹn vì nó. Và sự hổ thẹn có thể khiến chúng ta hành động chống lại nỗi sợ.
Sự Kháng Cự không muốn điều này xảy ra. Do đó nó mang tới tính duy lý. Tính duy lý là vị bác sĩ xoay ngược thế trận của Sự Kháng Cự. Giấu diếm cây cọc lớn sau lưng là mánh khóe của nó. Thay vì biểu lộ ra nỗi sợ hãi của chúng ta (điều này có thể gây hổ thẹn và thúc đẩy chúng ta làm việc), Sự Kháng Cự trình chiếu một chuỗi những lời biện minh vì sao không nên làm công việc này một cách quá tinh vi và hợp lý.
Cụ thể, sự quỷ quyệt ở đây nằm ở chỗ, phần nhiều những cái tính duy lý mà Kháng Cự trình bày đều là đúng. Chúng đều rất logic. Vợ chúng ta có lẽ đang ở thời kỳ bầu 8 tháng rồi; cô ấy thật sự cần chúng ta ở nhà mà. Bộ phận đang thay đổi hệ thống nên sẽ ngốn nhiều thời gian làm việc lắm đây. Quả thực, tạm ngưng bản đồ án lúc này có khi lại hợp lý, ít nhất cho đến khi đứa bé ra đời.
Đương nhiên, thứ Sự Kháng Cự để lại là tất cả những thứ mang tên lừa đảo. Tolstoy có 13 đứa con và ông vẫn sáng tác nên Chiến Tranh và Hòa Bình. Lance Armstrong mắc bệnh ung thư nhưng vẫn giành được giải the Tour de France tận 3 năm và vẫn đang tính tiếp cho đến bây giờ.
SỰ KHÁNG CỰ CÓ THỂ BỊ ĐÁNH BẠI
B ản giao hưởng thứ năm, Romeo và Juliet, Chiếc cầu cổng vàng. Đánh bại Sự ếu Sự Kháng Cự không thể bị đánh bại, sẽ không có những tuyệt phẩm như
Kháng Cự cũng giống như trở dạ sinh con vậy. Trông nó có vẻ như không
tưởng cho đến khi bạn sực nhớ ra rằng, dù cho có sự hỗ trợ hay không thì mọi phụ nữ vẫn luôn vượt cạn thành công trong 50 triệu năm liền.
QUYỂN HAI
CHIẾN ĐẤU SỰ KHÁNG CỰ
Trở nên chuyên nghiệp
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP VÀ NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN
đi ểm. Họ đều suy nghĩ như những người không chuyên. Họ vẫn chưa trở nên hững người nghệ sĩ tạo cảm hứng bị Sự Kháng Cự đánh bại chia sẻ một đặc
chuyên nghiệp.
Khoảnh khắc nghệ sĩ trở thành một người chuyên nghiệp thì vô cùng quan trọng ví như thời điểm đứa con đầu lòng của anh ta ra đời. Với một bước ngoặt, mọi thứ liền thay đổi. Tôi có thể chỉ rõ chính xác rằng mốc cuộc đời của mình được chia làm hai giai đoạn: trước khi trở thành chuyên nghiệp, và sau đó.
Đễ rõ ràng hơn: khi tôi nói chuyên nghiệp, tôi không ám chỉ các bác sĩ và luật sư, không phải kiểu “chuyên gia” đó. Ở đây tôi muốn nói rằng Chuyên nghiệp là một hình mẫu lý tưởng. Chuyên nghiệp trái ngược với không chuyên. Cân nhắc đến sự khác biệt như thế này.
Người không chuyên chỉ chơi cho vui. Kẻ chuyên nghiệp chơi để tích lũy thành quả lâu bền.
Đối với người không chuyên, trò chơi là giải trí. Với kẻ chuyên nghiệp, đó được gọi là nghề nghiệp.
Người không chuyên chơi nửa mùa, kẻ chuyên nghiệp dành trọn thời gian.
Người không chuyên đóng vai chiến binh vào mỗi cuối tuần. Kẻ chuyên nghiệp xuất hiện cả 7 ngày.
Cụm từ amateur (không chuyên) xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “để yêu”. Theo cách giải thích thông thường, người không chuyên theo đuổi tiếng gọi tình yêu, trong khi người chuyên nghiệp hành động vì tiền. Tôi không nhìn theo cách đó. Theo quan điểm của tôi, người không chuyên không dành đủ tình yêu cho cuộc chơi. Nếu có, anh ta đã chẳng xem nó như một con đường dự bị để theo đuổi, có sự khác biệt với nghề nghiệp “thực sự” của anh này.
Người chuyên nghiệp yêu cuộc chơi rất nhiều. Anh ta cống hiến cuộc đời cho nó và cam kết dành trọn thời gian.
Đó là ý tôi ám chỉ khi tôi nói trở nên chuyên nghiệp.
Sự Kháng Cự bày tỏ sự căm phẫn khi chúng ta trở nên chuyên nghiệp.
MỘT NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP
theo c ảm hứng. “Tôi sáng tác chỉ khi cảm hứng ùa đến,” Ông đáp. “Không ột người từng hỏi Someret Maugham liệu ông sáng tác theo lịch trình hay may thay, cảm hứng toàn đến vào mỗi buổi sáng khi kim đồng hồ chỉ đúng
9 giờ.”
Đó là một người chuyên nghiệp.
Khi bàn về Sự Kháng Cự, Maugham có nói, “Tôi khinh thường Sự Kháng Cự; tôi sẽ không để nó làm mình bối rối; tôi sẽ ngồi vào bàn và làm việc.”
Maugham bàn đến điều khác, một sự thật sâu sắc hơn; bằng những hành động rất đỗi bình thường như ngồi vào bàn, bắt đầu làm việc, ông sắp xếp theo sự vận động những sự kiện liên tiếp khó giải thích nhưng không thể sai lầm về việc sản sinh niềm cảm hứng, ông chắc chắn như thể nữ thần đã đồng hộ hóa đồng hồ của nàng với lịch trình của ông vậy.
Ông biết nếu ông thiết lập nó, nàng ta sẽ đến.
MỘT NGÀY CỦA NHÀ VĂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO
đến. Chưa gì những cảm giác yêu thương xung quanh đã bắt đầu mờ dần. Tôi ôi thức dậy với một cảm giác bất mãn đang gậm nhắm. Chưa gì nỗi sợ đã ùa tương tác với cảm giác này. Tôi đang ở trong hiện tại. Nhưng lại không ở hiện
tại.
Tôi đang không nghĩ đến công việc. Thực chất tôi đã phó mặc nó cho niềm cảm hứng. Cái tôi quan tâm hiện giờ là Sự Kháng Cự. Tôi cảm thấy nó sôi sục trong ruột gan mình. Tôi cho nó một sự tôn trọng tối đa, bởi tôi biết nó có thể dễ dàng đánh bại mình bất kể ngày nào chẳng khác gì sự thèm khát hơi men có thể quật ngã một tay nát rượu.
Tôi đi làm vài việc vặt, thư từ hay những trọng trách cho một ngày. Một lần nữa, tôi đang ở đó nhưng thực ra lại không. Tiếng đồng hồ tích tắc trong đầu; tôi có thể buông lỏng bản thân vào những công việc lặt vặt ngán ngẩm thường ngày trong một lúc, nhưng rồi tôi sẽ phải chấm dứt khi tiếng chuông reo.
Tôi nhận thức rất nghiêm túc về các nguyên tắc ưu tiên, đó là (a) bạn cần phải biết sự khác biệt giữa cái khẩn cấp và cái quan trọng, và (b) bạn cần phải làm những tác vụ quan trọng trước.
Tác vụ quan trọng ở đây là công việc. Đó là cuộc chơi mà tôi phải diện bộ vét vì nó. Đó là lĩnh vực mà tôi phải dồn hết mọi nguồn lực mà mình có.
Tôi có thực sự tin rằng công việc của mình là cần thiết cho tự tồn vong của hành tinh? Tất nhiên là không. Nhưng công việc quan trọng đối với tôi như thể bắt chuột là bản năng của loài diều hâu đang lấp ló bay lượn bên ngoài cửa sổ. Nó đang rên đói. Nó cần
phải giết. Cũng tương tự như tôi.
Làm việc vặt đến đây là đủ rồi. Đã đến lúc. Tôi cầu nguyện và sẵn sàng đi săn.
Mặt trời vẫn chưa lên cao; vẫn còn cảm giác lành lạnh; những cánh đồng bên ngoài vẫn còn ướt sũng. Bụi gai mâm xôi cào vào gót chân tôi, những tán lá cây vùn vụt hiu hắt ngay trước mặt. Ngọn đồi thật chết tiệt nhưng biết làm sao? Tôi tiến mỗi bước chân lên và tiếp tục đi.
Đã trôi qua một tiếng đồng hồ. Nhịp chân khiến máu điều hòa hơn, làm tôi cũng có cảm giác âm ấm dần. Những năm tháng qua đã rèn cho tôi một kỷ xảo: cách trở nên tồi tàn. Tôi biết cách im miệng và tiếp tục chán chường. Đó là một tài sản quý bởi con người mà, đó là vai trò hợp lý cho sự tồn tại. Điều này không trái với ý Chúa, mà gợi lên cho chúng ta sự nhắc nhở của họ. Sự lơ là của tôi phai mờ dần. Những bản năng bắt đầu làm chủ từ đây. Vài giờ đồng hồ nữa lại trôi qua. Tôi thoát ra từ bụi cây và nó đây rồi: tôi biết con thỏ béo núc kia sẽ xuất hiện nếu tôi cứ kiên trì mà.
Tôi thầm cảm tạ những vị thần vì đã ban cho mình ngôi nhà nhìn ra đồi này, tôi dâng hiến thành quả đi săn cho họ. Họ đã mang nó đến, họ xứng đáng với đóng góp của mình. Tôi cảm thấy đầy biết ơn.
Tôi đùa nghịch với các con trước lò sưởi. Người đàn ông mang về thịt xông khói, bọn trẻ hạnh phúc. Người phụ nữ tiếp tục công việc nấu nướng, bà cũng hạnh phúc theo. Tôi cảm thấy thỏa lòng; tôi vẫn luôn chăm sóc cho gia đình như thế, chí ít là trong ngày hôm nay.
Hiện giờ, Sự Kháng Cự không phải là một tác động. Tôi không nghĩ đến cuộc đi săn hay công việc ở văn phòng. Không có chút căng thẳng nào cả. Những gì tôi cảm nhận, lên tiếng và thực hiện đêm nay sẽ không xuất phát từ những phần chối bỏ, thiếu quyết đoán của mình, những phần bị lung lay bởi Sự Kháng Cự.
Tôi bước lên giường đầy mãn nguyện, nhưng ý nghĩa cuối cùng lại dành cho Sự
Kháng Cự. Tôi sẽ thức dậy cùng nó vào ngày mai. Chưa gì tôi đã cảm thấy cứng rắn rồi.
TRỞ THÀNH KẺ KHỐN KHỔ
những trải nghiệm tại Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Có một truyền thuyết rằng huở niên thiếu luôn né tránh những bản thảo, không rõ cách nào mà tôi có những đợt huấn luyện tại thủy quân sẽ biến những lính mới mặt búng ra sữa trở
thành những tay giết người máu lạnh. Tin tôi đi, Thủy Quân Lục Chiến không có hiệu
quả như thế. Những gì Đoàn huấn luyện, mặt khác, còn hữu dụng hơn rất nhiều.
Thủy Quân Lục Chiến dạy bạn cách trở nên khốn khổ.
Điều này đối với một nghệ sĩ được coi là vô giá.
Thủy quân ưa thích sự cực khổ. Cái thỏa mãn đầy éo le của họ đến từ việc sỡ hữu những thiết bị nghèo nàn, cùng tỷ lệ thương vong cao hơn hẳn so với các đơn vị bộ binh hay phi công lái máy bay, và họ khinh thường các đơn vị này. Vì sao? Bởi những tên ẻo lả kia chẳng biết thế nào là cực khổ cả.
Những người nghệ sĩ tận tâm với nghề nghiệp tình nguyện nhảy vào lửa mà chính mình cũng không nhận biết. Họ sẽ được tuyên dương trước những cô lập, bác bỏ, hoài nghi, tuyệt vọng, chế nhạo, khinh miệt, và sự bẽ mặt.
Người nghệ sĩ phải giống như một người lính thủy quân. Họ phải biết thế nào là cùng cực. Họ phải ưa thích cái sự cùng cực ấy. Họ phải lấy làm tự hào vì những tình thế cùng cực mà mình đã trải qua nhiều hơn so với những chiến binh hay đơn vị bộ binh nào.
Bởi vì đây là chiến tranh, các bạn ạ. Và chiến tranh thì là địa ngục.
CHÚNG TA ĐỀU ĐÃ LÀ NHỮNG TAY CHUYÊN NGHIỆP
Chúng ta có chi phiếu. Chúng ta làm việc để kiếm tiền. Chúng ta là những ất cả chúng ta đều chuyên nghiệp ở một lĩnh vực: công việc của mình.
người chuyên nghiệp.
Bây giờ: Liệu những quy tắc trong công việc hằng ngày mà chúng ta thực hiện thành công có thể áp dụng trong những khát vọng nghệ thuật của mình không? Chính xác thì những yếu tố nào quyết định sự chuyên nghiệp của chúng ta?
1)Chúng tôi xuất hiện hằng ngày. Có chăng chúng tôi làm thế vì đó là bổn phận, cũng là cách duy trì năng lượng hằng ngày. Nhưng đúng vậy. Chúng ta xuất hiện hằng ngày.
2)Dù cho có chuyện gì xảy ra, chúng tôi vẫn xuất hiện. Dẫu bệnh tật hay có vấn đề về sức khỏe, dẫu có đi xuống địa ngục hay vượt qua những bậc nước cao, chúng tôi vẫn đặt chân đến nơi làm việc. Có thể, chúng tôi làm vậy chỉ để không làm đồng nghiệp thất vọng, hay cũng bởi ít những lý do khoa trương. Nhưng đúng vậy. Chúng tôi xuất hiện mặc cho chuyện gì có thể xảy ra.
3)Chúng tôi duy trì công việc cả ngày. Tâm trí có thể quẩn quanh, song cơ thể vẫn theo nhịp quay của công việc. Chúng tôi nhấc điện thoại khi có chuông reo, giúp đỡ khách hàng khi họ tìm kiếm nhu cầu. Chúng tôi không về nhà cho đến khi tiếng còi được huýt.
4)Chúng tôi cam kết một chặng đường dài. Năm tới, chúng tôi có thể sẽ chuyển sang một công việc khác, một công ty khác, hay quốc gia khác. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc. Chỉ khi mức năng lượng đã ở mức thấp nhất, còn không, chúng tôi vẫn là một phần của lực lượng lao động.
5)Thù lao của chúng tôi cao và xứng đáng. Chung quy làm việc là để tồn tại, nuôi sống gia đình, tạo điều kiện giáo dục tốt cho con cái. Lo lắng về vấn đề cơm ăn áo mặc.
6)Chúng tôi trả công cho lao động của mình. Chúng tôi không ở đây chỉ để cho vui. Chúng tôi làm việc để kiếm tiền.
7)Chúng tôi không đại diện chuẩn mực cho công việc của mình. Chúng tôi có thể tự hào về công việc, ở lại làm trễ hay đến văn phòng vào cuối tuần, song chúng tôi không giống như mô tả của công việc đang làm. Mặt khác, người không chuyên lại nhận dạng rất rõ xu hướng làm việc cũng như khát vọng nghệ thuật của anh ta.
Đó là cách anh ta định nghĩa bản thân mình. Anh là một nhạc sĩ, một họa sĩ, hay một nhà soạn kịch. Sự Kháng Cự ưa thích điều này. Nó biết rằng một nhà soạn nhạc không chuyên sẽ không bao giờ sáng tác nên bản hòa tấu của mình bởi anh ta quá đầu tư vào sự thành công của nó và khiếp sự những nỗi thất bại có thể xảy đến.
Người không chuyên suy nghĩ rất cẩn thận song cách suy nghĩ đó làm anh ta tê liệt.
8)Chúng tôi thông thạo tay nghề mà công việc yêu cầu.
9)Chúng tôi có khiếu hài hước về công việc đó.
10)Trên thực tế, chúng tôi nhận được cả lời khen và chê.
Bây giờ, khi nói về người không chuyên: một người khao khát làm họa sĩ, một nhà soạn kịch tương lai. Làm thế nào họ theo đuổi mục tiêu của mình?
Một, anh ta không xuất hiện mỗi ngày. Hai, anh không xuất hiện dẫu có bất cứ chuyện gì xảy ra. Ba, anh không duy trì cường độ làm việc trong một ngày. Anh không cam kết đi đến cùng cuộc hành trình lớn; thù lao của anh không xứng đáng và vô cùng viễn vông. Anh không kiếm được tiền. Anh lại quá coi trọng chuẩn mực với công việc.
Anh còn không sở hữu khiếu hài hước về những thất bại. Bạn sẽ chẳng nghe anh ta chừi thề rằng: “Cái tác phẩm chết tiệt này đang giết chết tôi!” Thay vào đó, anh ta không sáng tác một cái gì cả.
Người không chuyên chưa thông thạo rõ những kĩ năng cần có trong công việc. Và anh ta cũng chẳng bộc lộ bản thân khi có sự đánh giá trong thực tiễn. Nếu chúng ta khoe khoang một bài thơ với lũ bạn và họ nói, “Tuyệt quá, tôi thích bài thơ này,” thì đó không phải lời phản hồi thực tế, đó chỉ là lời lịch sự tế nhị từ bạn bè chúng ta. Không thứ gì quyền năng hơn sự công nhận trong thực tế, ngay cả khi đó là sự công nhận về thất bại.
Công việc viết lách chuyên nghiệp đầu tiên mà tôi từng làm, sau 17 năm miệt mài cố gắng, là trong bộ phim King Kong. Tôi cùng người cộng-sự-lúc-bấy-giờ, Ron Shusett (một biên kịch thiên tài, đồng thời cũng là nhà sản xuất của các bộ phim Người ngoài hành tinh và Truy tìm kí ức) đã ra sức hoàn thiện kịch bản phim cho Dino DeLaurentiis. Chúng tôi yêu thích nó cực kỳ; và chắc chắn rằng đó là một bước ngoặt ngoạn mục. Sau khi xem bản hoàn thành, chúng tôi còn đảm bảo đây sẽ là một bộ phim bom tấn. Chúng tôi mời tất cả những người mình quen đến buổi công chiếu, thậm chí còn tạm thuê một thanh nối cửa phòng trường hợp người xem đến quá đông. Sau khi tới từ rất sớm, chúng tôi cảnh báo bạn bè rằng, rạp chiếu sẽ chật ních người cho mà xem.
Không một ai đến. Chỉ có một gã đứng ở làn bên cạnh những vị khách đang càu nhàu gì đó về mấy đồng xu lẻ. Trong rạp chiếu, bạn bè chúng tôi thẫn thờ trước bộ phim không nói một lời. Khi ánh sáng xuất hiện, họ liền bỏ chạy y như những con gián khẽ chuồn vào bóng đêm.
Ngày tiếp theo ra mắt bài cảm tưởng trên Variety: ”… Ronald Shusett và Steven Pressfield; chúng tôi hi vọng đây không phải tên thật của họ, nếu đúng thì thật cảm thông cho cha mẹ của họ.” Sau khi tổng kết một tuần đầu công chiếu, dường như không ai tới xem nữa. Tôi vẫn níu giữ một chút hi vọng. Biết đâu, bộ phim sẽ thu hút ở các đô thị, hay nó thành công hơn ở vùng ngoại ô. Tôi chạy mô tô ra một cụm rạp Edge City. Có một cậu trai trẻ đang đứng ở quầy popcorn. “King Kong có hay không?” Tôi hỏi. Cậu ta hướng ngón cái chỉ xuống. “Bỏ qua đi chú. Nó dở kinh.”
Tôi suy sụp. Tôi lúc đó, 42 tuổi, đã li dị, không con, và từ bỏ mọi thứ mà đáng lý ra một con người bình thường nên theo đuổi để đi thực hiện ước mơ trở thành một nhà văn của mình; cuối cùng tôi cũng đã được góp tên vào một ê kíp sản xuất Hollywood to bự đứng đầu bởi Linda Hamilton, nhưng rồi chuyện gì xảy ra? Tôi là một kẻ thua cuộc, một tên bắt chước; cuộc sống chẳng còn giá trị gì hết, tôi cũng vậy.
Người bạn Tony Keppelman kéo tôi ra khỏi tình trạng này bằng câu hỏi: liệu tôi có định nghỉ việc không? Trời, không! “Vậy thì cứ vui lên. Cậu đang ở nơi mà cậu muốn rồi còn gì? Ừ cậu đang có một vài cú ngã. Đó là cái giá khi được đứng trên sân khấu chứ không phải chỉ đứng bên lề. Ngưng phàn nàn và hãy tự thấy biết ơn đi.”
Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra mình đã trở thành một người chuyên nghiệp. Tôi vẫn chưa thành công. Nhưng tôi đã có một thất bại thực sự.
CHO TÌNH YÊU VỚI CUỘC CHƠI
Đ
m ặc dù chấp nhận vấn đề tiền bạc, vẫn thiếu đi sự thích thú. Anh ta buộc phải ể chỉ ra một điểm về trình độ chuyên môn, đó là: một người chuyên nghiệp, yêu thích nó. Nếu không anh sẽ không thể dành trọn cuộc đời mình cho nó
như đã dự định.
Người chuyên nghiệp đã học được rằng dành quá nhiều niềm yêu thích có thể là một điểm không tốt. Quá nhiều yêu thích có thể khiến anh ta tắc nghẽn. Sự thờ ơ bên ngoài của người chuyên nghiệp, tính cách máu lạnh thể hiện trên từng cử chỉ, là một phương cách bù trừ giúp kiềm chế sự yêu thích quá mức của anh ta với cuộc chơi, tránh để anh chần chừ hành động. Bước vào cuộc chơi vì tiền, hay sao chép thái độ của người tham gia vì tiền, sẽ làm giảm bớt cơn sốt này.
Hãy nhớ những gì chúng ta đã bàn về nỗi sợ hãi, tình yêu, và Sự Kháng Cự. Bạn càng yêu nghệ thuật/nghề nghiệp/công việc kinh doanh của mình, thì việc hoàn thành nó trong tiến trình phát triển tâm trí của bạn sẽ càng trở nên quan trọng hơn, bạn sẽ càng sợ và trải nghiệm nhiều hơn những Sự Kháng Cự đối diện với nó. Đỉnh cao khi nhảy-vàomột-cuộc-chơi-vì-tiền không phải là tiền bạc (thứ mà bạn có thể sẽ không bao giờ có, ngay cả sau khi bạn đã trở nên chuyên nghiệp). Đỉnh cao nằm ở chỗ nhảy vào cuộc chơi vì tiền sản sinh ra thái độ chuyên nghiệp đúng đắn. Nó khắc sâu vào tâm tính, tâm trạng nòng cốt, cứng cỏi, khó lay động – thứ tâm trạng xuất hiện mỗi khi bạn làm việc, ngày
qua ngày đấu tranh đến cùng bất kể bối cảnh khắc nghiệt ra sao.
Nhà văn là một người lính bộ binh. Anh ta biết sự tiến bộ lấy thước đo từ những thước bùn lầy bòn rút ở kẻ thù một ngày, một giờ, một phút cùng một lúc và phải đánh đổi bằng máu. Người nghệ sĩ đi đôi boot chiến đấu. Anh nhìn vào gương và trông thấy GI Joe. Hãy nhớ, niềm cảm hứng yêu thích những con người làm việc để kiếm sống, mặc dù đó là những công việc buồn tẻ. Cô nàng dị ứng với những nữ ca sĩ hát chính đầy kiêu sa. Đối với các vị thần, tội ác tối thượng không phải cưỡng đoạt hay giết người mà là niềm kiêu hãnh. Kiêu hãnh khi tự xem mình như một kẻ tay sai, một tên sát thủ đã in sâu ý niệm về địa vị thấp kém của mình. Nó gột sạch những kiêu hãnh và quý giá đi.
Sự Kháng Cự yêu thích niềm kiêu hãnh và tính quý giá. Nó nói rằng, “Chỉ cho ta một nhà văn quá giỏi đến độ họ không thèm đảm nhận công việc X hay nhiệm vụ Y đi, ta sẽ cho ngươi thấy một gã ta có thể bẻ gãy như nghiền nát một hạt óc chó.”
Về căn bản, người chuyên nghiệp làm hao tốn tiền bạc. Nói một cách nghiêm túc, người chuyên nghiệp tham gia cuộc chơi để được trả tiền. Nhưng sau cùng, anh ta làm việc vì niềm yêu thích.
Hãy cùng cân nhắc thử xem: Người chuyên nghiệp có những khía cạnh gì?
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP KIÊN NHẪN
ở trong sách: sử dụng sự hăng hái của chính người này để chống lại họ. Để hoàn ự Kháng Cự đánh lừa một người không chuyên bằng cái mánh khóe xưa cũ nhất
thành nhiệm vụ của mình, Sự Kháng Cự khiến chúng ta dồn hết tâm trí vào một dự án với kế hoạch làm việc quá tham vọng và phi thực tế. Nó biết chắc ta không thể trụ vững trước một mức cường độ như vậy. Ta sẽ đâm thẳng vào tường và đổ vỡ.
Người chuyên nghiệp, mặt khác, lại hiểu rõ những thành quả đến trễ. Anh ta là một loài kiến lửa, không phải châu chấu; là rùa chứ không phải thỏ. Bạn đã nghe về huyền thoại Sylvester Stallone, người đã thức trắng ba đêm để hoàn thành kịch bản cho bộ phim Rocky chưa? Tôi thì chưa, mà có thể điều đó lại đúng. Nhưng theo lời đồn, nó là loài độc hại nhất trước cả những nhà văn đã giác ngộ, bởi nó dụ dỗ anh ta tin rằng anh có thể dành lấy bàn thắng lớn mà không phải hứng chịu thương đau hay thiếu đi sự kiên trì.
Người chuyên nghiệp trang bị cho mình tính kiên nhẫn, không phải chỉ để nuôi dưỡng những tinh túy để tương trợ cho sự nghiệp, mà còn để trấn áp anh ta khỏi việc bùng phát quá mức trong những công việc cá nhân. Anh biết rằng bất kì công việc nào cũng vậy, sáng tác một cuốn tiểu thuyết hay tu sửa căn bếp, có thể tốn thời gian gấp hai và cũng tốn chi phí gấp hai lần như thế. Anh chấp nhận điều này. Anh công nhận điều này đúng với thực tế.
Người chuyên nghiệp khổ luyện ngay từ thời điểm bắt đầu của một dự án, điều này nhắc nhở anh rằng dự án này là Iditarod chứ không phải một cuộc đua dài 60 thước. Anh bảo toàn năng lượng của mình, chuẩn bị tâm trí cho một chặng đường dài. Anh trụ vững với ý nghĩ, nếu anh có thể giữ cho đoàn Husky tiếp tục chạy, dù sớm hay muộn thì chiếc xe kéo cũng sẽ đậu đến Nome.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP TÌM KIẾM THỨ BẬC
đánh ch ữ của mình ra khỏi mớ công cụ tháo lắp phía dưới, đống quần áo bẩn hi còn sinh sống đằng sau chiếc van Chevy, tôi đã phải dịch chuyển chiếc máy
thỉu, và những cuốn sách đóng bìa thường ở trong. Chiếc xe tải của tôi lúc đó
chẳng khác gì một cái ổ chuột, tổ ong, nơi dơ dáy có bốn bánh xe với giường ngủ luôn phải được lau chùi mỗi đêm để có chỗ mà nghỉ ngơi.
Người chuyên nghiệp không thể sống như thế. Anh ta đang phải thi hành một nhiệm vụ. Anh sẽ không cho phép sự bừa bãi. Anh loại bỏ sự hỗn độn khỏi thế giới của mình để trục xuất nó ra khỏi tâm trí bên trong. Anh muốn một tấm thảm đã được hút sạch bụi và ngưỡng cửa nhà đã được lau dọn kĩ càng, để như thế, có cơ may nàng thơ cảm hứng sẽ gõ cửa và bụi bẩn sẽ không vương vãi tà áo của nàng.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP LÀM SÁNG TỎ MỌI THỨ
ngh ệ thuật. Không phải vì cô ấy tin nghệ thuật thiếu đi một khía cạnh ột người chuyên nghiệp nhìn nhận công việc như cái nghề chứ không phải
huyền bí. Ngược lại. Cô hiểu rằng mọi nỗ lực nghệ thuật thì đều thiêng
liêng, nhưng cô không nghĩ về nó. Cô biết khi mình nghĩa quá nhiều về nó, cô sẽ bị tê liệt. Vậy nên, cô chú tâm vào những kĩ năng. Người chuyên nghiệp tinh thông những cái như thế nào, và để lại cái gì và tại sao cho Chúa. Giống như Somerset Maugham, cô không đợi cảm hứng kéo đến, cô hy vọng cho sự xuất hiện. Người chuyên nghiệp nhận thức rất sâu sắc những điều mơ hồ kéo theo cảm hứng. Với mọi sự trân trọng, cô để chúng phát huy tiềm năng của mình. Để chúng nhận diện tầm vóc của mình trong khi cô chú tâm vào tầm vóc cô.
Dấu hiệu của người không chuyên là sự tán dương thái quá và bận tâm vào những điều bí ẩn.
Người chuyên nghiệp khép miệng họ lại. Cô không bàn đến những chuyện đó. Cô ngồi vào bàn làm công việc của mình.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP HÀNH ĐỘNG ĐỐI DIỆN NỖI SỢ HÃI
m ới bắt tay vào công việc. Người chuyên nghiệp thì biết nỗi sợ chẳng bao giờ gười không chuyên tin rằng anh ta phải đánh bại nỗi sợ hãi trước tiên; sau đó
có thể bị khuất phục. Anh biết trên đời này không có thứ gì gọi là chiến binh
không sợ hãi hay người nghệ sĩ không khiếp sợ cả.
Henry Fonda, sau khi ói mửa trong toa lét tại phòng thay đồ, liền lau chùi và tiến bước ra sân khấu. Ông vẫn chưa hết kinh hãi nhưng vẫn giữ mình kiềm chế trước nỗi lo sợ này. Ông biết một khi mình tiến thẳng ra ngoài, nỗi sợ sẽ thụt lùi và để ông yên.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP KHÔNG CHẤP NHẬN NGỤY BIỆN
cơn c ảm cúm để ngăn mình khỏi những chương sách; anh ta tin rằng giọng gười không chuyên đánh giá thấp tính xảo quyệt của Sự Kháng Cự, chấp nhận nói trong đầu đang mách bảo, gửi mẫu bản thảo quan trong hơn nhiều so với
việc hoàn tất công việc hằng ngày.
Người chuyên nghiệp hiểu thấu thâm hơn. Anh tôn trọng Sự Kháng Cự. Anh biết nếu mình nhượng bộ hôm nay, dù cái cớ có hợp lý đến mức nào, khả năng gấp đôi là anh sẽ tiếp tục nhượng bộ vào ngày mai.
Sự Kháng Cự giống như một nhà marketing qua điện thoại; nếu bạn a lô, bạn xong đời rồi. Người chuyên nghiệp còn chẳng thèm nhấc điện thoại lên. Anh ta kiên định với công việc của mình.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP CÓ SỰ CHUẨN BỊ
chu ẩn bị ở một cấp độ sâu hơn. Anh ta được chuẩn bị mỗi ngày, để chống lại iển nhiên là tôi không nói đến những mánh khóe. Người chuyên nghiệp được
sự tự hủy hoại của bản thân mình.
Người chuyên nghiệp hiểu rằng Sự Kháng Cự nảy sinh không ngừng và rất tài tình.
Nó sẽ tống vào anh những thứ anh chưa từng thấy trước đây.
Người chuyên nghiệp chuẩn bị về mặt tinh thần để hấp thụ những ngọn gió và truyền tải chúng. Mục đích của anh là để nhận lấy những gì một ngày đem lại. Anh được chuẩn bị để trở nên thận trọng, trở nên liều lĩnh, chủ động ném trả cú đánh nếu buộc phải, và phản công trở lại khi anh có khả năng. Trận chiến thay đổi mỗi ngày. Mục tiêu của anh không phải chiến thắng (thành công sẽ tự đến khi nó muốn) mà là để chế ngự bản thân và tinh thần bên trong của anh, với mọi sự kiên định và vững vàng hết mức có thể.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP KHÔNG KHOE KHOANG
toàn v ới phong cách của anh ta. Phong cách của anh phục vụ cho nguồn tư liệu. ông việc của một người chuyên nghiệp có phong cách, và nó minh bạch hoàn
Anh không đặt nặng vai trò của nó như một cách gây sự chú ý của mình.
Điều này không có nghĩa người chuyên nghiệp không chấp nhận một thử thách 360 tomahawk jam , chỉ là anh muốn các cậu bé biết mình vẫn đang ở trong cuộc chơi.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP CỐNG HIẾN HẾT MÌNH ĐỂ TINH THÔNG TAY NGHỀ
c ấp hơn nó. Anh công nhận những thành quả đóng góp của những người đi gười chuyên nghiệp tôn trọng nghề nghiệp và không tự đề cao bản thân đẳng
trước. Với họ, anh cũng chỉ như một thợ học việc.
Người chuyên nghiệp cống hiến hết mình để tinh thông tay nghề không phải do anh tin tưởng vào kĩ năng như một vật thay thế cho cảm hứng, mà bởi anh muốn toàn quyền sỡ hữu kho màu mỡ kĩ năng này khi niềm cảm hứng kéo đến. Kẻ chuyên nghiệp thì láu cá lắm. Anh ta biết bằng sự chăm chỉ cần cù bên thềm kĩ năng, tài năng sẽ gõ cửa ngay sau lưng anh.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP KHÔNG DO DỰ YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ
thầy; đó là Butch Harmon. Tiger không trải nghiệm lời chỉ dẫn hay bị tác động iger Woods là tay gôn tuyệt vời nhất thế giới. Ông vẫn đang luôn có một người
– ông say sưa cùng với nó. Ra ngoài kia và tham gia một trận phát bóng cùng Butch là niềm vui chuyên nghiệp mãnh liệt nhất của ông, để tìm hiểu sâu hơn về môn thể thao yêu thích này.
Tiger Woods là một kẻ chuyên nghiệp tột bậc. Không bao giờ có chuyện ông biết hết mọi thứ, hay tự tìm hiểu mọi thứ được, và điều này cũng tương tự với những người không chuyên. Ngược lại, ông tìm kiếm người thầy am tường nhất và lắng nghe bằng cả hai tai. Người học trò của cuộc chơi biết rằng các mức độ khám phá có thể bộc lộ trong bộ môn gôn nói riêng, cũng như các lĩnh vực nghệ thuật nói chung, đều không thể lần đâu cho hết được.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP GIỮ KHOẢNG CÁCH BẢN THÂN VỚI CÁC CÔNG CỤ
N
xác, ti ếng nói, tài năng của cô; tinh thần thể chất, sự tồn tại về mặt cảm xúc và gười chuyên nghiệp đứng tách rời với công cụ của mình – đó là con người, thể tâm lý mà cô sử dụng cho công việc của mình. Cô không đồng nhất với công
cụ này. Đó đơn thuần là những gì Chúa ban tặng, là những gì cô phải cộng hưởng. Cô đánh giá nó một cách hờ hững, bâng quơ và khách quan.
Người chuyên nghiệp đồng nhất với nhận thức và mong muốn của mình, không phải với sự thật rằng nhận thức và mong muốn ảnh hưởng đến nghệ thuật. Madonna có quanh quẩn xung quanh căn nhà với chiếc áo lót hình nón lả lơi khêu gợi không? Cô ấy quá bận bịu lập nên kế hoạch D-Day. Madonna không đồng nhất với “Madonna”. Chính
“Madonna” này làm việc cho Madonna.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP KHÔNG NHẬN LẤY THẤT BẠI (HAY THÀNH CÔNG) VỀ PHÍA MÌNH
hay l ạnh lùng, mà người này đã đặt nhận thức chuyên nghiệp của mình lên hi người ta nói nghệ sĩ mặt dày, họ không ám chỉ rằng người này ngu ngốc ngoại trừ bản ngã cá nhân của họ. Để trở nên như thế cần một cá tính rất
mạnh mẽ, bởi bản năng sâu xa nhất của chúng ta đi ngược lại với điều này. Tiến hóa đã lập trình để chúng ta cảm nhận sự cự tuyệt. Đó là cách mà các bộ tộc thời xưa khống chế phục tùng, bằng việc đe dọa trục xuất. Nỗi sợ bị cự tuyệt không phải về mặt tâm lý mà về mặt sinh học. Nó hiện hữu trong tế bào của chúng ta.
Sự Kháng Cự biết điều này và lợi dụng nó chống lại chúng ta. Nó sử dụng nỗi sợ cự tuyệt để làm tê liệt và ngăn cản ta, nếu không phải từ vấn đề công việc thì cũng là phơi bày sự đánh giá công khai. Tôi có một người bạn đáng mến, người đã ấp ủ hàng năm trời để cho ra cuốn tiểu thuyết cá nhân đầy ưu tú sâu sắc. Bản thảo hoàn thành. Ông để nó trong hộp thư nhưng không thể tự mình gửi nó. Nỗi sợ bị cự tuyệt làm ông nản chí.
Người chuyên nghiệp không thể lấy vấn đề cự tuyệt làm chuyện cá nhân bởi làm vậy chỉ khiến Sự Kháng Cự thêm mạnh hơn. Người biên tập không phải kẻ thủ, các nhà phê bình cũng không. Sự Kháng Cự mới là kẻ thù. Cuộc chiến đang diễn ra bên trong đầu chúng ta. Chúng ta không thể để những lời chỉ trích từ bên ngoài, dẫu cho nó có đúng, làm cho kẻ thù bên trong mạnh thêm. Tên địch thủ đó đã đủ mạnh lắm rồi.
Người chuyên nghiệp yêu thích công việc của mình. Cô toàn tâm toàn ý dành trọn tâm trí vào nó. Nhưng cô quên mất một điều, công việc không phải là cô. Khía cạnh nghệ thuật hàm chứa nhiều công việc và nhiều sự thực hiện. Chưa gì những công việc, những bổn phận tiếp theo đã thấm sâu vào bên trong cô. Những lần tiếp theo sẽ tốt đẹp hơn, và những cái sau nữa vẫn sẽ như thế.
Người chuyên nghiệp tự thừa nhận bản thân. Cô có cách nhìn rất cứng rắn và trung lập. Khi phải đối mặt với sự lãnh đạm hay nịnh bợ bên trong thâm tâm, cô đánh giá mọi công việc của mình một cách khách quan và độc lập. Khi có thiếu sót, cô sẽ tìm cách cải thiện. Khi nó vượt trội, cô sẽ khiến nó trở nên vượt trội hơn. Cô sẽ làm việc ngày một chăm chỉ. Cô sẽ luôn quay trở lại vào ngày mai.
Người chuyên nghiệp lắng nghe những lời chỉ trích, tiếp thu để học hỏi và phát triển. Nhưng không bao giờ quên rằng Sự Kháng Cự lợi dụng chỉ trích ở một mức độ ranh ma, quỷ quyệt hơn nhiều để chống lại cô. Sự Kháng Cự tăng cường những lời chỉ trích để gia tăng thêm cột thứ năm là nỗi sợ hãi vốn đã định hình rõ ràng trong đầu, từ đó thèm khát được đốn ngã và phá hủy mọi sự cống hiến của cô. Người chuyên nghiệp thì không dễ bị đổ vỡ bởi thế lực này. Hơn hết, sự kiên quyết của người chuyên nghiệp vẫn luôn được bảo toàn: Dẫu có vấn nạn thế nào, tôi sẽ không bao giờ để Sự Kháng Cự đánh bại được mình.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP CHỊU ĐỰNG VẬN ĐEN
cá nhân nhưng chẳng bộ nào bán được. Cuối cùng tôi dành được cuộc hẹn với ôi đã ở Tinseltown 5 năm, hoàn thành chín bộ kịch bản như một sự đầu cơ cho một nhà sản xuất lớn. Ông ta cứ mãi nói chuyện qua điện thoại, ngay cả khi tôi
đang hăng say kể về những tác phẩm của mình. Ông ta có thứ gọi là ống nghe điện đài của riêng mình, vậy nên không cần phải nhấc điện thoại lên nhiều lần, ông ta bấm và nhận những cuộc gọi đó. Cuối cùng có một cuộc khá là riêng tư. “Phiền anh một chút nhé?” ông ta nói, ra dấu về phía cửa. “Tôi cần chút không gian riêng cho cuộc gọi này.”
Tôi đi ra ngoài. Chiếc cửa đóng sầm lại đằng sau. 10 phút trôi qua. Lúc đó tôi vẫn đang đứng ngoài sảnh tiếp tân. Lại 20 phút khác. Cuối cùng, chiếc cửa bật mở, nhà sản xuất bước ra mặc vội chiếc khoác da. “Ồ, tôi rất xin lỗi!” Ông ta đã quên hẳn tôi.
Tôi là con người. Đau lắm chứ. Tôi còn không phải là một đứa con nít, là một thằng cha 40 tuổi với một chuỗi dài thất bại trừ phi có thể trở thành cánh tay đắc lực của ông ta.
Người chuyên nghiệp không thể để bản thân mình gánh lấy sự nhục nhã. Tình trạng bẽ mặt, giống như sự cự tuyệt và chỉ trích, là những phản chiếu bên ngoài của Sự Kháng Cự bên trong.
Người chuyên nghiệp chịu đựng những vận rủi, vận đen. Anh ta để phân chim tung tóe trên chiếc áo của mình với sức phun cực mạnh. Bản thân anh ta, với cốt lõi sáng tạo, không thể bị vùi dập, ngay cả khi bị vùi dập dưới đống phân phim. Cốt lõi của anh không thể xuyên thủng bởi đạn bạc nào. Không gì có thể chạm đến nó trừ phi anh có ý định như vậy.
Tôi từng thấy một gã béo già hạnh phúc trong chiếc Cadillac trên đoạn đường cao tốc. Gã có một chiếc điều hòa đang chạy, thở phì thò điếu xì gà rẻ tiền bên máy CD với từng giai điệu của Pointer Sisters. Biển số xe của gã đề:
NỢ ĐÃ TRẢ
Người chuyên nghiệp dán mắt lên chiếc bánh rán chứckhông phải lỗ hổng. Anh tự nhủ bản thân rằng đứng trên sân khấu thì luôn tốt hơn, dẫu cho có bị húc bởi một con bò đực, còn hơn là lẫn đâu đó trong đám đông hay một bãi giữ xe chật kín người.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP NHẬN BIẾT GIỚI HẠN CỦA MÌNH
C
mình ch ỉ có thể trở nên chuyên nghiệp trong một lĩnh vực. Cô tập hợp lại hết ô ấy trở thành một đặc vụ, một luật sư, hoặc có thể là một kế toán. Cô biết
thảy những ưu điểm khác và hết mực tôn trọng chúng.
NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP ĐỔI MỚI BẢN THÂN
t ỏa sáng ở Hollywood: “Bé cưng, Hoa Khôi của Hạt, Quý cô độc dược điên iễn viên Gildie Hawn từng nói câu thoại: một nữ diễn viên chỉ có 3 giai đoạn đảo.” Bà ấy nói theo một khía cạnh khác, nhưng tương đồng thế này: Như
nghệ sĩ chúng ta tôn thờ niềm cảm hứng, thì niềm cảm hứng lại có thể có nhiều vai trò với chúng ta hơn trong suốt cả cuộc đời.
Người chuyên nghiệp không đóng khung bản thân trở thành một hình tượng cụ thể dẫu cho đó là một hình tượng đầy thành công. Ví như sự luân hồi, anh ta tháo bỏ lớp áo cũ và khoác lên mình bộ cánh mới. Anh tiếp tục đi trên cuộc hành trình của mình.
LÀM CHỦ BẢN THÂN
k ịch bản, tôi nhận thấy rất nhiều biên kịch có công ty riêng của mình. Họ hi tôi mới lần đầu chuyển đến Los Angeles và làm quen với công việc viết
cung cấp dịch vụ viết không phải với tư cách nghề mà theo “hình thức đầu tư
lẫn nhau” với phía đối tác kinh doanh. Các bản hợp đồng viết bài của họ đều là “cho dịch vụ của” – chính họ. Tôi chưa từng thấy chuyện này trước đây. Tôi nghĩ nó khá là ngầu.
Đối với những nhà văn có thể làm chủ bản thân, nguồn thuế và tài chính tự chủ là những lợi thế. Nhưng điều tôi hứng thú ở đây là phép ẩn dụ. Tôi thích cái ý tưởng bản thân được cộp mác một tổ chức. Như thể tôi có thể đội đến hai cái mũ. Tôi có thể thuê mướn bản thân và cũng có thể sa thải chính bản thân. Thậm chí, như Robin Williams từng nhận xét về những nhà sản xuất kiêm biên kịch, tôi còn có thể tự tung hô nịnh bợ cái mác của chính mình.
Làm chủ bản thân (hay chỉ mới nghĩ mình theo cách đó) củng cố ý tưởng về phẩm chất chuyên môn bởi nó tách rời hai khái niệm nghệ-sĩ-làm-việc với mong-muốn-vànhận-thức-điều-hành-công-việc. Cho dù ý niệm lạm dụng này có thể bị nhồi nhét quá nhiêu trong đầu, song sau cùng ta cũng sẽ chấp nhận và tiếp tục giữ vững. Ngược lại với thành công: Bạn-là-một-nhà-văn có thể là một đỉnh cao, nhưng bạn-là-sếp dạy cho bạn cách tiết chế niềm kiêu hãnh và nhún nhường.
Bạn có từng đi làm ở một văn phòng chưa? Nếu có hẳn bạn biết những nghi thức họp mặt buổi sáng thứ hai. Cả nhóm tập hợp trong phòng hội nghị và người sếp sẽ phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong tuần. Khi cuộc họp kết thúc, trợ lý chuẩn bị giấy tờ và phân bổ nó. Một tiếng sau, tờ giấy đó đã hiện hữu trên bàn làm việc của bạn, chỉ rõ những gì bạn phải làm trong tuần.
Tôi có những buổi họp như thế với bản thân vào sáng sớm thứ hai mỗi tuần. Tôi ngồi xuống bàn và thực hiện bảng phân công. Sau đó đánh máy lại và phân bổ cho bản thân.
Tôi có đồ dùng văn phòng phẩm, tấm danh thiếp làm ăn và một cuốn sổ kiểm tra trong tổ chức của riêng mình. Tôi tự khấu trừ những khoảng chi phí và chi trả cho các khoản thuế của tổ chức đó. Tôi có nhiều tấm thẻ tín dụng khác nhau cho bản thân và cho cả tổ chức nói trên.
Nếu chúng ta cân nhắc đến bản thân như một đoàn thể, nó sẽ giữ cho ta những khoảng cách lành mạnh về bản thân. Chúng ta ít tính chủ quan hơn, không câu nệ những lặt vặt cá nhân. Máu lạnh hơn, và đánh giá món hàng của mình đầy tính xác thực. Đôi khi, như Joe Blow phiên bản chính mình, tôi cư xử quá dễ dãi để tiếp cận bên ngoài. Nhưng với cương vị đoàn thể Joe Blow, tôi còn có thể đi dắt khách cho bản thân. Tôi không còn là tôi nữa. Tôi là Tổ chức liên hợp Tôi.
Tôi là một kẻ chuyên nghiệp.
CON NGỰA VẪN CỨ TIẾN LÊN
Kháng Cự chỉ là một kẻ bắt nạt. Nó không có điểm mạnh, với nguồn năng ại sao Sự Kháng Cự lại chịu nhún nhường khi ta trở nên chuyên nghiệp? Bởi Sự lượng chính vớt vát từ nỗi sợ của chúng ta. Kẻ bắt nạt sẽ lùi bước khi những
đứa còi cọc ngu đần nhất khẳng định chỗ đứng của mình.
Cốt lõi của phẩm chất chuyên nghiệp đứng đằng sau công việc và những yêu cầu công việc. Những chiến binh Sparta cổ xưa kiểm soát chính mình khi đối mặt với kẻ thù, bất cứ kẻ thù vô danh hay vô diện nào. Nói cách khác, họ tin tưởng rằng nếu họ dốc sức vì nhiệm vụ của mình thì không một thế lực nào trên Trái Đất có thể chống lại họ. Trong bộ phim Cuộc Truy Lùng, John Wayne và Jeffrey Hunter cạnh tranh vị trí đứng đầu, xuất hiện nhân vật Scar bắt cóc một người họ hàng của họ thủ vai bởi Natalie Wood. Winter đưa tay ngăn cản, nhưng nhân vật của Wayne là Ethan Edwards, lại trở nên chùng bước. Anh ta quay lại con đường mòn, anh dám chắc, không sớm thì muộn, kẻ trốn chạy cũng sẽ mất cảnh giác mà thôi.
ETHAN
Dường như anh ta không bao giờ nhận ra rằng ngựa rồi sẽ cứ tiến lên phía trước. Chúng ta sẽ tìm thấy họ, tôi hứa với anh điều đó. Chắc như vòng quay của Trái
Đất.
Người chuyên nghiệp cứ thế mà tiến lên. Anh đánh bại Sự Kháng Cự trong cuộc chơi của riêng mình bằng cách kiên quyết và cứng rắn hơn nó.
CHẲNG CÓ GÌ BÍ ẤN
C
đ ịnh được mang đến từ những hành động của khao khát. Chúng ta thay đổi để hẳng có điều gì thần bí xung quanh chuyện trở nên chuyên nghiệp. Đó là quyết nhìn nhận con người mình như một tay chuyên nghiệp. Chỉ đơn giản vậy thôi.
QUYỂN BA
VƯỢT XA SỰ KHÁNG CỰ
Tầm cao mới
“Bổn phận hàng đầu là thành tâm hướng đến thánh thần, cầu mong sự thông thái, lời hay ý đẹp và kỳ tích để tạo ra những chiến công khiến người hài lòng, những chiến công đem đến cho bản thân, bằng hữu và quê hương sự yêu thương, thuận lợi may mắn ngập tràn và những chiến thắng vinh quang.”
- Xenophon,
Tư lệnh kỵ binh
LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG THIÊN THẦN
C
và nâng đ ỡ chúng ta trong cuộc hành trình tìm đến chính mình. Tôi dự định sẽ ác chương tiếp theo bàn về những tác động huyền bí vô hình góp phần hỗ trợ
sử dụng những cụm từ như: nàng thơ và thiên thần .
Điều này có gây bất tiện cho bạn không?
Nếu có, bạn có thể nghĩ đến hàm ý các thiên thần theo khía cạnh lý thuyết. Hãy xem những tác động này huyền ảo, không thể chạm đến được như trọng lực. Có khi họ lại đúng như vậy. Không khó để tin vào điều này phải không, rằng thế lực trên hiện hữu trong mỗi hạt giống được gieo mầm và phát triển dần? Hay bên trong mỗi con mèo, mỗi con lừa là những bản năng thôi thúc chúng chạy tới, chơi đùa và nhận biết.
Cũng như Sự Kháng Cự có thể được gợi nhắc đến như một con người (tôi có đề cập rằng Sự Kháng Cự “ưa thích” rất rất nhiều hay “căm ghét” cũng rất rất nhiều lần), nó còn được nhìn nhận như một tác động tự nhiên trừu tượng chẳng khác gì nhiệt lực học hay sự phân rã phân tử.
Tương tự, tiếng gọi của sự phát triển cũng được định nghĩa như những yếu tố chủ quan (một vị thần hay một thiên tài, một thiên thần hay một nàng thơ), tựa tiến trình biến đổi của sao Kim hay những cơn thủy triều gợn sóng. Dù sao đi nữa, cách hiểu nào cũng đều hướng đến những hàm ý chung miễn là chúng ta cảm thấy thoải mái khi tiếp nhận.
Nhưng nếu hàm ý của nó quá sâu xa và vẫn gây cản trở, hãy nghĩ đến nó như một “tài năng” đã được lập trình vào bộ gen của bạn thông qua sự tiến hóa.
Điểm mấu chốt ở đây mà tôi vẫn đang hướng đến, đó là tồn tại những tác động mà ta có thể coi là đồng minh.
Nếu Sự Kháng Cự là tác động ngăn cản chúng ta trở thành những người mà ta được sinh ra để hướng đến thì cân bằng và đối nghịch là những năng lượng chống lại nó.
Những năng lượng đó là đồng mình và các thiên sứ của ta.
TIẾP CẬN SỰ HUYỀN BÍ
chương trước? Bởi vì điều quan trọng nhất về nghệ thuật là sự hành động. ại sao tôi lại nhấn mạnh rất nhiều về phẩm chất chuyên nghiệp trong các
Không có điều gì gây ảnh hưởng bằng việc ngồi xuống mỗi ngày và cố gắng.
Tại sao điều này lại quan trọng?
Bởi vì khi chúng ta ngồi xuống mỗi ngày và tiếp tục mài dũa, những điều thần bí sẽ xảy ra. Đưa một quá trình vào quỹ đạo chắc chắn và hiệu quả thì thiên đường sẽ rộng mở. Những yếu tố vô hình hiện hữu trong hành động lại củng cố một cách thần kì cho mục đích của chúng ta.
Đây lại là một bí mật khác chỉ những nghệ sĩ thực thụ mới biết mà những người muốn trở thành nhà văn thì không. Khi chúng ta ngồi xuống mỗi ngày và làm việc, năng lượng liền phong tỏa xung quanh. Nàng thơ cảm hứng để ý đến nỗ lực ta gây dựng. Nàng chấp nhận nó. Chúng ta nhận được sự ủng hộ từ nàng. Khi ngồi xuống và làm việc, chúng ta dần trở thành một thanh nhiễm từ thu hút nhiều mảnh sắt. Ý tưởng nảy sinh. Sự nhìn thấu thông suốt dần.
Cũng như Sự Kháng Cự có tầm ảnh hưởng từ địa ngục, sức sáng tạo cũng định hình được chỗ đứng của nó trên thiên đàng. Nó không chỉ là một nhân chứng mà còn là một đồng minh hăng hái và nhiệt thành.
Cái phẩm chất chuyên nghiệp mà tôi gọi tên có thể được nhiều người khác hiểu như Chuẩn Mực của Nghệ Sĩ hay Hướng Đi của Chiến Binh. Nó là thái độ của bản ngã và phụng sự. Những Hiệp Sĩ Bàn Tròn thì thuần khiết và khiêm nhường song họ vẫn chưa thể đối chọi với những con rồng.
Chúng ta cũng đang phải đối mặt với những con rồng, những con quái vật đang khè lửa bên trong tâm hồn ta. Đó là đối tượng mà ta phải chiến đấu quật cường và đầy mưu mẹo để có thể với tay đến kho tàng của cái tôi tiềm ẩn, giải phóng những tinh túy mà Chúa định sẵn cho mỗi con người cũng như tìm ra câu trả lời về sứ mệnh khi sinh ra của mỗi cá nhân.
KÊU GỌI NIỀM CẢM HỨNG
sách nhỏ có tên Tư lệnh kỵ binh, được các chiến binh nổi tiếng và các sử gia sử ời trích dẫn từ nhà sử học Xenophon mở đầu cho phần này đến từ một cuốn dụng để chỉ dẫn cho những thanh niên trẻ, những người có khao khát trở thành
một phần của binh đoàn Athena. Ông chỉ ra rằng, nhiệm vụ trước nhất của người tư lệnh là toàn tâm toàn ý phụng sự chúa trời và khẩn cầu sự trợ giúp.
Tôi cũng làm điều tương tự. Trước khi ngồi xuống làm việc, tôi luôn cầu nguyện và nói lớn những lời cầu nguyện đó với một sự nghiêm túc tuyệt đối. Sau đó, tôi mới bắt tay vào các công việc.
Trong những năm tháng cuối của mốc tuổi 20, tôi có thuê một căn nhà nhỏ ở Bắc California; đến đó để hoàn thành cuốn tiểu thuyết hay cố gắng đến chết để hoàn thành nó. Cũng cùng thời điểm này, tôi đã phá hỏng cuộc hôn nhân với người phụ nữ mình yêu bằng cả trái tim, bị thổi bay mất hai sự nghiệp, bla bla,…, tất cả những chuyện đó xảy ra cũng bởi (lúc đó tôi không hề có một ý niệm gì về nó cả) tôi không thể khống chế được Sự Kháng Cự. Tôi đã viết được chín phần mười một cuốn tiểu thuyết và đến 99% một cuốn khác trước khi quăng thẳng chúng vào sọt rác. Tôi đã không thể hoàn thành. Chẳng có một nghị lực nào cả. Trước sự vây hãm của Sự Kháng Cự, tôi trở thành nạn nhân của mọi tội lỗi, xấu xa, điên cuồng, bạn có thể kể tên những thứ tôi đã đề cập trước đây, chúng đều chẳng đi đến đâu, và cuối cùng bị gột sạch trong cái xứ California đầy hiu quạnh này, với chiếc Chevy, con mèo Mo, và món đồ cổ Smith-Corona.
Một gã tên là Paul Rink sống ở cuối con đường. Nhìn ông ta như thể bước ra từ quyển hồi kí của Henry Miller. Paul là một nhà văn và ông sống trong chiếc lều “Con Cá Voi” của mình. Tôi thường hay có những buổi cà phê với Paul và được ông khai sáng về những kiểu nhà văn mà trước giờ tôi chưa từng biết đến. Ông thuyết giảng về tính tự kỉ luật, sự cống hiến và những mặt xấu của thị trường bây giờ. Nhưng trên hết, ông chia sẻ lời cầu nguyện của mình, Lời Cầu Khẩn Nàng Thơ từ Odyssey của Homer theo bản dịch của T.E.Lawrence. Paul đánh chữ lời cầu nguyện đó trên chiếc máy Remington thậm-chícòn-cổ-xưa-hơn-nhiều so với cái của tôi. Tôi vẫn còn giữ tờ giấy này. Giờ đây nó đã ngả vàng và nứt nẻ đến độ chỉ cần thổi nhẹ một cái là tan biến thành tro bụi.
Trong căn nhà nhỏ đó, tôi không có TV. Tôi chưa bao giờ đọc một tờ báo hay đến một rạp chiếu phim nào. Tôi chỉ đơn thuần là làm việc. Một chiều nọ, khi đang sáng tác trong phòng ngủ thì tôi nghe đài radio bên nhà hàng xóm phát sang. Ai đó với giọng nói lớn đang diễn thuyết “… để giữ gìn, bảo vệ và bào chữa cho Quốc Hội Hoa Kỳ.” Tôi liền chạy ra. Cái gì đang diễn ra vậy? “Anh không nghe thấy à? Nixon từ chức rồi; Họ đã chọn ra một gã mới.”
Tôi đã hoàn toàn bỏ lỡ vụ Watergate .
Tôi đã xác định là tiếp tục công việc. Tôi đã thất bại quá nhiều, và gây ra quá nhiều tổn thương đến bản thân cũng như những người mình yêu quý, đến nỗi mà tôi có cảm giác nếu lần này lại đổ vỡ, tôi sẽ treo cổ luôn cho xong. Khi đó tôi chẳng biết đến cái khái niệm gọi là Sự Kháng Cự. Không có ai chỉ ra cho tôi điều này. Dù sao tôi cũng đã kinh qua rồi, một cảm giác khó mà rơi vào quên lãng. Tôi trải nghiệm nó như một sự bắt buộc phải tự hủy hoại mình. Tôi không thể hoàn thành những cái đã bắt đầu. Càng tiến đến gần nó, tôi càng có nhiều cách khác nhau để làm hỏng. Tôi đã làm việc tròn 26 tháng, chỉ nhận hai chỉ định về di cư lao động tại bang Washington, và cuối cùng thì trong một ngày nọ, tôi lật đến trang cuối cùng và đánh dòng chữ:
KẾT THÚC.
Tôi đã chưa bao giờ tìm một ai đó để bán cuốn sách này. Và cũng không cho cuốn sách tiếp theo. Đã 10 năm kể từ ngày tôi nhận được tấm séc đầu tiên cho thứ mà mình viết và 10 năm tiếp theo trước khi cuốn tiểu thuyết, Huyền thoại Bagger Vance được xuất bản thật sự. Nhưng cái khoảnh khắc của bước đột phá đầu tiên để tôi có thể tự hào nói lên cụm từ KẾT THÚC đó quả nhiên rất tuyệt vời. Không một ai biết tôi đã hoàn thành. Chẳng ai quan tâm cả. Nhưng tôi biết. Cảm giác này cứ như thể con rồng mà tôi đã chiến đấu trong suốt cuộc đời mình nay đã ngã xuống dưới chân mình và thoi thóp gượng lại những hơi thở cuối cùng.
Yên nghỉ nhé, con mẹ chết tiệt.
Sáng hôm sau, tôi đi uống cà phê cùng Paul và kể rằng tôi đã hoàn thành rồi. “Chúc mừng cậu,” ông ấy nói mà không ngước mắt nhìn. “Hãy bắt đầu một cuốn khác hôm nay nhé.”
KÊU GỌI NIỀM CẢM HỨNG,
PHẦN HAI
T
ấy đã khai sáng cho tôi về họ. Các Nàng Thơ là chín chị em ruột, những người rước khi quen biết Paul, tôi chưa hề nghe qua đến Các Nàng Thơ lần nào. Ông con gái của thần Dớt và Mnemosyne, mang ý nghĩa “kí ức.” Họ tên lần lượt là Clio, Erato, Thalia, Terpsichore, Calliope, Polyhymnia, Euterpe, Melpomene, và Urania.
Nhiệm vụ của họ là truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ. Mỗi Nàng Thơ chịu trách nhiệm về một phân vùng nghệ thuật khác nhau. Ở New Orleans có một khu phố với các con đường đều được lấy tên từ Các Nàng Thơ. Tôi có sống ở đó một lần và cũng chẳng hiểu nổi; tôi cứ nghĩ đó là mấy cái tên kì dị.
Người Hi Lạp hiểu rõ sự thần bí bằng việc nhân cách hóa nó lên. La Mã cổ đại nắm bắt những năng lực sơ khai đầy quyền năng của thế giới. Để có thể đến gần với những năng lực này, họ gán lên chúng những hình hài gương mặt con người. Họ gọi tên những thế lực đó là thần Dớt, thần Apollo, thần Aphrodite. Bộ tộc da đỏ cảm thấu những điều thần bí tương tự song diễn tả chúng theo những hình thái linh vật – Linh Thú Gấu, Sứ Giả Diều Hâu, Sói Ranh Mãnh.
Tổ tiên của chúng ta nhận thức rất sắc sảo về các thế lực và năng lượng này, chúng không hiện hữu ở thế giới vật chất này mà tồn tại ở một chân trời khác cao quý và đầy thần bí hơn. Họ đã tin tưởng những gì về cái hiện thực cao hơn kia?
Thứ nhất, họ cho rằng cái chết không hề tồn tại ở đó. Các vị thần đều bất tử.
Các vị thần, mặc dù không giống như loài người, nhưng có vô vàn quyền năng. Thách thức ý chí của họ là một điều vô cùng phù phiếm. Hành xử cao ngạo chống lại thiên đàng đồng nghĩa với việc nhận những cú giáng tai ương.
Thời gian và không gian thì biểu thị cho những hình thái luôn biến đổi của chiều cao hơn này. Các vị thần du ngoại “nhanh như suy nghĩ.” Một vài trong số họ còn có thể thấy được tương lai, và mặc dù nhà soạn kịch Agathon đã kể,
Con người đơn độc khước từ Chúa:
khả năng làm lại quá khứ
Những người bất tử có thể chơi đùa với thời gian, cũng như chính chúng ta có lẽ, thỉnh thoảng trong những viễn cảnh hay giấc mơ.
Vũ trụ, theo như lòng tin của người Hi Lạp, thì không có gì khác biệt. Các vị thần hứng thú với những mối quan hệ giữa người với người, và can thiệp vào khi tốt đẹp cũng như ôm đau như ý muốn của chúng ta.
Theo cách nhìn đương thời, những ý niệm ở trên gây mê mẩn nhưng lại hết sức phi lý. Có phải không? Vậy bạn hãy trả lời câu hỏi này. Hamlet đến từ đâu? Đền Parthenon bắt nguồn từ đâu? Bức tranh Nude Descending a Staircase xuất phát từ nơi nào?
KINH THÁNH CỦA KẺ MƠ MỘNG
Sự vĩnh hằng len lỏi trong tình yêu với sức sáng tạo của thời gian. - William Blake
của tạo hóa – những con người uyên bác có khả năng ngược dòng thời gian đến ôi biết nhà thơ mơ mộng William Blake là một trong những hiện thân điên rồ những tầng thời đại sững sờ đẹp đẽ, và quay trở lại thực tại để sẻ chia những trải nghiệm kỳ thú qua những ý thơ.
Chúng ta có nên cố gắng phân tích câu thơ ở trên không nhỉ?
Điều Blacke ám chỉ khi nói đến “Sự vĩnh hằng”, tôi nghĩ, phạm vi hàm ý rộng hơn hẳn so với bản chất thật của nó, đó là hành tinh của hiện thực thiên về những khía cạnh vật chất mà chúng ta ngụ tại. Trong “sự vĩnh hằng”, không có cái khái niệm gọi là thời gian (hay cú pháp sử dụng từ ngữ của Black không phân biệt nó từ “sự vĩnh hằng”) và có lẽ cũng chẳng có cái gọi là không gian. Hành tinh này có lẽ được ngự trị bởi những loài sinh vật cao cấp hơn. Hay đơn thuần, đó là hành tinh của những linh hồn và nhận thức thuần khiết. Dù là dạng nào, thì theo cách nói của Black, nó đều có khả năng “rơi vào trạng thái yêu.”
Nếu có sinh vật tồn tại trên hành tinh này, tôi chắc chắc Blake ám chỉ rằng họ vô hình. Họ không có thể xác, nhưng có sự kết nối với giới hạn của thời gian mà chúng ta đang sống. Những vị thần hay linh hồn đó bị lôi cuốn vào chiều sâu này. Họ trở nên hứng thú với nó.
“Sự vĩnh hằng len lỏi bên trong tình yêu với sự sáng tạo của thời gian” có nghĩa là, theo tôi, bằng cách nào đó, những sinh vật trên quả cầu rộng lớn này (hay bản thân Trái Đất một cách trừu tượng) tận hưởng niềm vui thích từ những gì chúng ta – loài người có sự sống hạn định sản sinh vào sự tồn tại tự nhiên trong thế giới vật chất của mình.
Nó có thể vượt quá giới hạn của mình, nhưng những sinh vật này tận hưởng trong “sự sáng tạo của thời gian”, phải chăng họ không thể thúc đẩy chúng ta sản sinh thêm cho mình? Nếu đúng như vậy thì hình tượng niềm cảm hứng thì thầm bên tai người nghệ sĩ khá là đúng.
Sự vô tận có kết nối với sự định hạn trong thời gian.
Bằng hình mẫu của Blake, tôi hiểu nó thế này, như thể bản giao hưởng số 5 đã được đình hình trước đó trong quả địa cầu ở bậc cao kia, trước cả khi Beethoven ngồi xuống và chơi điệu dah-dah-dah-DUM. Mấu chốt ở đây: công việc chỉ hiện hữu ở dạng tiềm tàng, chính xác là như vậy. Đó chưa hẳn là âm nhạc. Bạn không thể chơi điệu đó, và cũng chẳng thể nghe nó.
Nó cần một ai đó, cần một vật chất cụ thể, một con người, một nghệ sĩ (chính xác hơn là một tài năng, theo hàm nghĩa Latin là “tâm trí” hay “linh hồn sống động”) để biến nó trở nên hữu hình trong thế giới này. Do vậy, một Nàng Thơ thủ thỉ niềm cảm hứng bên tai Beethoven. Có lẽ, cô nàng còn thủ thủ bên tai hàng triệu người khác. Nhưng không ai nghe cả, chỉ duy có Beethoven.
Ông sáng tác nên Bản giao hưởng số 5, một “sự sáng tạo của thời gian,” để “sự vĩnh hằng” có thể “len lỏi tình yêu vào.”
Sự vĩnh hằng, chúng ta có hiểu về ý niệm này với nhận thức thuần khiết và tinh thông sâu rộng như của Chúa, hoặc chúng ta nghĩ đến nó như những sinh vật, những vị thần, linh hồn, hay một hiện thân nào đó – “nó” hay “họ”, không biết bằng cách nào mà khi lắng nghe thứ âm nhạc trần tục của Trái Đất, lại cảm thấy hứng thú và đầy niềm vui.
Nói cách khác, Black đồng quan điểm với người Hi Lạp cổ đại. Chúa trời là có thật. Họ thâm nhập vào hành tinh trần tục của chúng ta.
Tôi hiểu Xenophon theo ý của ông; trước khi ngồi xuống làm việc, tôi sẽ dành ra vài phút để trân trọng Năng lượng vô hình này, thứ năng lượng có thể định hình và cũng có thể vật ngã tôi.
ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA BƯỚC KHỞI ĐẦU
thiên thần xung quanh chúng ta chưa? (Thành phố của những thiên thần do ạn đã xem Đôi cánh khát vọng, một bộ phim của Wim Wenders nói về những
Meg Ryan và Nicolas Cage là phiên bản của Mỹ). Tôi tin điều đó, Tôi tin rằng
ngoài kia có các thiên thần. Họ ở đây, chỉ là chúng ta không thể thấy.
Các thiên thần phụng sự cho Chúa trời. Nhiệm vụ của họ là giúp đỡ chúng ta. Thức tỉnh và để chúng ta tự vấp ngã, tự đứng lên. Thuyết Kabbalah mô tả các thiên thần như những bó đuốc sáng, đại diện cho sự tinh túy và xuất sắc. Những người theo thuyết tin tưởng rằng trên mỗi chiếc lá là một thiên thần đang gào thét “Lớn lên! Lớn lên!” Tôi sẽ đi xa hơn như thế này. Tôi tin trên chặng đường của mỗi con người sẽ có một siêu thiên thần đang la lớn: “Cố lên! Cố lên!”
Các thiên thần cũng giống như niềm cảm hứng. Họ biết đến những thứ mà chúng ta không. Họ muốn giúp đỡ. Họ đứng ở phía bên kia tấm gương, la hét để khiến ta chú ý. Nhưng chúng ta chẳng thể nghe. Chúng ta bị xao lãng quá mức bởi những thứ vụ vặt nhảm nhí của bản thân mình.
À, nhưng khi chúng ta bắt đầu.
Khi chúng ta có một sự khởi đầu.
Khi chúng ta theo đuổi một công việc kinh doanh và theo đuổi tới cùng với nó trước nỗi sợ hãi đang hiện hữu, một điều tuyệt vời liền xảy đến. Vết nứt xuất hiện trên màn chắn. Như vết nứt đầu tiên trên chiếc vỏ lúc chú gà con cố gắng chui ra. Thiên thần đóng vai trò như những nữ hộ sinh xung quanh ta, họ giúp sức khi ta lột xác ra chính mình, cái tôi hiện hữu từ ngày ta chào đời, với cái định mệnh đã gắn chặt trong tâm trí, những thói vô thường, và tài năng thiên bẩm của chúng ta.
Khi có một sự khởi đầu, chúng ta rẽ bước để nhường đường cho những thiên thần dảm trách nhiệm vụ của mình. Giờ đây, họ có thể trò chuyện với chúng ta và điều này khiến họ phấn khích. Điều này khiến Chúa mãn nguyện. Sự vĩnh hằng, Như Black đã có thể bày tỏ, đã mở ra một chiếc cổng đón chào thời gian.
Và chúng ta chính là nó.
SỰ KÌ DIỆU CỦA VIỆC TIẾP TỤC TIẾN BƯỚC
m ột chuyến đi bộ. Tôi mang theo một cuộn băng ghi hình để khi cái tôi bên hi tôi hoàn thành công việc của một ngày, tôi liền thẳng tiến đến ngọn đồi cho
ngoài đang trống rỗng với cuộc đi bộ, một phần khác bên trong sẽ trỗi dậy và
bắt đầu chuyện trò.
Cụm từ “cái liếc nhìn đểu cáng” ở trang 342… lẽ ra nên là “cái liếc mắt đưa tình.”
Ông lặp lại bản thân ở Chương 21. Câu văn cuối cùng chẳng khác gì câu văn đoạn giữa của Chương 7.
Đó là kiểu chuyện trò sẽ xảy ra. Nó xảy đến với tất cả chúng ta, mỗi ngày, mỗi phút. Những đoạn văn tôi đang viết bây giờ là những đoạn khiến tôi ức chế hôm qua; chúng thay thế cho đoạn mở đầu cụt ngủn, thiếu thuyết phục ở chương này. Tôi đang định hình một phiên bản khấm khá hơn, và giờ thì ghi âm lại trong máy.
Cái quá trình tự tổng duyệt và tự sửa sai này rất thông thường nhưng chúng ta chẳng bao giờ để ý tới. Song quá trình này chính là một phép màu. Những gợi ý từ nó thật sự đáng kinh ngạc.
Nhưng ai lại đang làm những cái khâu duyệt bài như thế này? Tác động nào khiến ta ngập ngừng trước những khâu đó?
Điều gì tạo ra tác động này cũng đang ám chỉ đến cấu trúc tâm lý của ta, đó là, nếu thiếu đi những nỗ lực cố gắng hay thậm chí chỉ là suy nghĩ, một vài giọng nói trong đầu sẽ vụt đến khuyên bảo chúng ta (khuyên bảo một cách thông minh) về những cách chúng ta cần làm để tiếp tục công việc và cuộc đời của mình? Đó là những giọng nói của ai? Phần mềm nào đang rít lên ken két để ghi lại dung lượng gigabyte, trong khi cái cốt lõi trọng tâm của chúng ta đang hoạt động kiểu khác?
Đó có phải những thiên thần không?
Hay họ là những niềm cảm hứng?
Liệu đó chỉ là sự vô tình?
Cái tôi?
Dù có là gì đi chăng nữa thì nó thông minh hơn chúng ta. Hơn hẳn là đằng khác. Nó không cần chúng ta mách bảo phải làm những gì. Nó tự mình nỗ lực. Dường như nó muốn được làm việc. Nó hưởng thụ điều đó.
Vậy chính xác nó đang làm gì?
Nó đang tổ chức.
Nguyên tắc tổ chức được xây dựng trong tự nhiên. Bản thân sự hỗn độn cũng chính là tự tổ chức. Những ngôi sao tìm kiếm quỹ đạo của chúng, những dòng sông tự
tìm đường nối ra biển lớn, tất cả xảy ra một cách hỗn độn.
Giống như Chúa khởi tạo vũ trụ, khi chúng ta khởi tạo một cuốn sách, một vở diễn opera, một khoảng đầu tư kinh doanh mạo hiểm – những nguyên tắc tương tự sẽ xảy đến. Kịch bản phim tự bản chất nó đã có cấu trúc 3 phần, bản giao hưởng chuyển đổi những hình thái bình thường trở nên sống động, Khoản đầu tư mạo hiểm tìm ra chuỗi các điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng thời cuộc. Làm sao chúng ta có những trải nghiệm này? Bằng việc nảy sinh ra những ý tưởng. Những sự thật ngầm hiểu bộc phát trong đầu khi chúng ta cạo râu, tắm rửa hay thậm chí, đầy thú vị là khi chúng ta đang làm việc. Những người tí hon đằng sau chuyện đó thật thông minh. Nếu chúng ta quên điều gì, họ liền nhắc nhở. Nếu chúng ta đang đi chệch hướng, họ tính toán phân tích lại rồi kéo chúng ta quay về.
Chúng ta có thể rút ra điều gì từ đây?
Rõ ràng trí óc thì đang làm việc, đang độc lập với nhận thức của chúng ta và đang xử lý dữ liệu, như thể nó đang ngồi ngay bên cạnh tách biệt hẳn với ta vậy.
Đó là lý do vì sao người nghệ sĩ thì thường khiêm tốn. Họ biết rằng không phải chính họ đang thực hiện công việc, họ chỉ đi theo những chỉ dẫn. Đó cũng là lý do vì sao những người “không sáng tạo” thì không ưa người “sáng tạo.” Bởi những con người này đang ghen tị. Họ cảm tưởng rằng nghệ sĩ và nhà văn có thể sờ đến được những nguồn năng lượng và cảm hứng mà bản thân họ họ không thể kết nối tới.
Tất nhiên, điều này thật vớ vẩn. Chúng ta đều sáng tạo như nhau. Chúng ta đều có tâm lý như nhau. Những phép màu xuất hiện trong đầu chúng ta ngày này qua ngày nọ, qua từng giờ từng phút.
LARGO
Ở
độ tuổi hai mươi, tôi có làm lái xe cho một công ty có tên là Burton Lines ở Durham, phía B ắc Carolina. Tôi không giỏi mấy về công việc này; thế là con quỷ tự hủy hoại liền thăm dò đến. Chỉ có may mắn hi hữu lắm mới giúp tôi thoát khỏi cái việc tự giết bản thân hay bất cứ một kẻ nghèo khổ nào lang lang thang trên đường cao tốc. Đó là một thời kì khủng hoảng. Tôi khánh kiệt, vợ và gia đình ghẻ lạnh thờ ơ. Đêm nọ, tôi mơ thấy:
Tôi là một trong những nhân viên tại bến tàu. Chỉ có một con tàu còn đậu tại vùng nước nông. Nó vẫn đang cố định tại vị trí đó, nhưng bỗng chốc trôi dạt nửa dặm ra biển. Mọi thủy thủ đều hiểu rõ cái tình trạng toáng loạn lúc đó, ai nấy cũng đều lo lắng triền miên không dứt. Chỉ duy có một người là trung sĩ hải quân với biệt danh
“Largo”. Trong giấc mơ, dường như đây là cái tên ngầu nhất mà một người có thể có. Largo. Tôi thích cái tên này. Largo là một trong những hạ sĩ quan nòng cốt tựa như nhân vật Warden trong bộ phim Từ đây cho đến Vô Tận. Kẻ duy nhất trên tàu biết được chính xác chuyện gì đang diễn ra, đó là kẻ rắn rỏi lão làng nhất có thể đưa ra mọi quyết định và thực sự làm chủ tình hình.
Nhưng Largo đang ở đâu? Tôi đang đứng khắc khổ bên cạnh tay vịn thì thuyền trưởng tiến lại nói chuyện. Ngay cả khi ông đang hoang mang. Đó là tàu của ông, nhưng ông cũng không biết làm cách nào để đưa nó quay lại chỗ bến. Được nói chuyện với một con người kì cựu khiến tôi lo lắng cực kì, và chẳng thể nghĩ được câu nào để nói cho ra hồn. Thuyền trưởng dường như không chú ý, ông chỉ bất ngờ quay sang phía tôi và hỏi, “Giờ chúng ta phải
làm cái quái gì đây, Largo?”
Tôi tỉnh dậy trong bất thình lình. Tôi là Largo. Tôi chính là gã rắn rỏi lão làng đó. Dòng xung điện như chạy ngang qua đôi tay, tất cả những gì tôi có thể nghĩ là tin tưởng vào điều đó.
Giấc mơ này đến từ đâu? Hiển nhiên mục đích của nó là giúp người. Nhưng nó từ đâu ra nhỉ?
Lại một lần nữa, chúng ta đều những giấc mơ dạng như vậy. Chúng y chang nhau.
Vậy nên cũng như ánh nắng mặt trời, điều đó chẳng làm phai nhạt đi cái gọi là nhiệm màu chút nào cả.
Trước khi chuyển đến Bắc Carolina, tôi làm việc cho một mỏ dầu gần vùng Buras thuộc Louisiana. Tôi sống trong một căn nhà tồi tàn với vài con người nhạt nhẽo. Một gã nhặt được tờ giấy nói về thiền tại một cửa tiệm sách ở New Orleans; và anh ta dạy tôi cách để thiền như thế nào. Tôi đã từng hay tạt qua khu vũng này sau giờ làm và luyện tập xem liệu có nghiệm được gì không. Một đêm xảy ra câu chuyện:
Tôi đang ngồi bắt chéo chân thì một con diều hâu bay đến đậu ngang vai mình. Con diều hâu hòa vào tôi và cất cánh bay tiếp, tâm trí tôi trở thành tâm trí nó, đôi tay tôi cũng như thể trở thành đôi cánh của nó. Cảm giác như thật. Tôi có thể cảm nhận không khí áp sát vào đôi cánh, vững vàng như khi quạt mái chèo vào làn nước. Sống động như thật. Vậy hóa ra chim thường bay như thế. Tôi nhận ra rằng việc một chú chim rơi ra khỏi bầu trời là không tưởng; nó chỉ cần vương rộng đôi cánh, không khí sẽ nâng đỡ như cái cảm giác khi ta dán tay vào cửa kính của một chiếc ô tô đang đi chuyển. Tôi khá là ấn tượng với cảnh tượng đang hình dung trong đầu nhưng chẳng thể lý giải ý nghĩa của nó. Tôi hỏi con diều hâu, Này, tôi phải làm sao để giác ngộ từ điều này? Một giọng nói cất lên (âm thầm):
Anh phải học những thứ mà mình nghĩ chẳng có gì, những thứ nhẹ bỗng như không khí, đó mới chính là những nguồn lực sống động đầy năng lượng, có thật và rắn chắn như Trái Đất.
Tôi đã hiểu. Con diều hâu mách bảo rằng những giấc mơ, viễn cảnh, những buổi thiền mà tôi có mà ngày trước bị xem thường như ảo tưởng viễn vông, giờ đây sống động, vững chãi như mọi thứ trong cuộc sống thực tế của mình.
Tôi tin con diều hâu. Tôi đã nhận được một thông điệp. Sao lại không cơ chứ? Tôi đã cảm nhận sự vững vàng của không khí. Tôi biết nó đang nói sự thật.
Điều này dẫn chúng ta tới câu hỏi: Con diều hâu đến từ đâu? Tại sao nó lại xuất hiện thật đúng lúc để nói những cái tôi đang cần nghe?
Rõ ràng, sự tinh thông vô hình đã tạo ra, đưa nó đến dưới hình hài một con diều hâu để tôi có để hiểu rõ những gì nó muốn truyền đạt. Trí tinh thông này đã dìu dắt tôi từ lâu. Giữ cho mọi thứ đơn giản. Đưa ra những vấn đề rõ ràng và căn bản đến nỗi những ai cù lần và hay ngái ngủ như tôi cũng có thể hiểu.
CUỘC SỐNG VÀ CÁI CHẾT
và nh ững phần tiếp theo có khoảng cách khá xa, song Tom Laughlin vẫn luôn ác bạn còn nhớ bộ phim Billy Jack do Tom Laughlin thủ vai không? Bộ phim góp mặt. Bên cạnh công việc đóng phim, ông còn là một giảng viên, nhà văn và
nhà tâm lý học thuộc trường phái tâm lý của Karl Jung và ông chuyên làm việc với những bệnh nhân bị chủng đoán ung thư. Tom Laughlin dạy học và dẫn dắt trong các buổi hội thảo; đây là một đoạn tôi có nghe được của ông:
Khi một người biết được mình đang bị ung thư giai đoạn cuối, một sự thay đổi to lớn liền lấn chiếm lấy tâm lý ông. Chỉ một lúc trong văn phòng bác sĩ, ông đã nhận thức được điều gì đang đến với mình. Những thứ mà mới 60 giây trước còn đang quan trọng bỗng chốc trở nên vô nghĩa, trong khi những người và những vấn đề ông đã bỏ quên từ lâu nay lại quan trọng tột bậc.
Có lẽ, ông đã nhận ra rằng, làm việc vào ngày cuối tuần cho thương vụ lớn này giờ chẳng còn mấy cần thiết. Bây giờ bay dọc đất nước đến buổi tốt nghiệp của cháu trai có khi lại quan trọng hơn. Có lẽ, tranh giành lời nói sau cùng trong những trận cãi vả với vợ không còn là vấn đề cốt yếu nữa. Thay vào đó, có lẽ ông nên tâm sự rằng bà ấy có ý nghĩa với ông đến nhường nào và ông yêu bà biết bao nhiêu.
Một vài suy nghĩ khác vụt đến người bệnh nhân này? Thế còn những suy nghĩ đó của ông với âm nhạc thì sao? Điều gì trở thành niềm đam mê khi ông có lần muốn làm việc với những người vô gia cư và đau ốm? Tại sao những ý nghĩ trong tâm trí đó giờ đây lại quay về đầy năng lượng và sự sâu sắc đến vậy?
Khi phải đối mặt với cái chết đang ập đến, Tom Laughlin tin tưởng rằng, mọi giả thiết đều sẽ trở thành câu hỏi. Cuộc sống chúng ta có ý nghĩa gì? Liệu chúng ta đã làm tròn bổn phận với sự sống? Liệu có những hành động nào cần làm nhưng chúng ta đã bỏ quên từ lâu? Liệu có quá trễ?
Tom Laughlin đã vẽ ra một biểu đồ tâm lý, hình mẫu được chuyển tải từ thuyết trường phái tâm lý của Karl Jung có dạng như thế này:
Jung chỉ ra rằng, Bản Ngã là một phần tâm lý mà chúng ta định hình thành “Tôi.” Trí óc nhận thức của chúng ta. Đó là bộ não suy nghĩ, lên kế hoạch, điều hành mọi hoạt động thường nhật trong cuộc sống.
Cái Tôi, theo như Jung định nghĩa, là một thực thể tuyệt vời hơn, nó bao gồm Bản Ngã nhưng không hòa hợp với Sự vô thức có tập hợp và riêng về cá nhân mình. Giấc mơ và những trực giác đến từ phần Cái Tôi này. Nguyên bản của sự vô thức ngự trị tại đây. Jung tin tưởng rằng, nó là hình khối của tâm hồn.
Tom Laughlin tranh luận: Điều gì xảy ra trong khoảnh khắc chúng ta biết mình sắp chết sớm, liệu đó có phải sự thay đổi về bản chất của nhận thức không.
Nó dịch chuyển từ vùng Bản Ngã sang vùng Cái Tôi.
Dưới góc nhìn của Cái Tôi, thế giới hoàn toàn mới mẻ. Trong chốc lát, chúng ta phân biệt được những cái thực sự quan trọng. Những mối quan tâm hỡ hững bị bỏ lại, thế
chỗ là những mối quan tâm sâu sắc, với góc nhìn đầy sâu rộng hơn.
Đó là cách mà khám phá của Tom Laughlin đánh bại ung thư. Ông khuyên bệnh nhân không nên để sự thay đổi đó ảnh hưởng đến tâm lý mà hãy để nó hiện hữu trong cuộc sống của mình. Ông ủng hộ những người nội trợ tìm lại sự nghiệp ngoài xã hội, thúc đẩy một doanh nhân quay trở về với violon, giúp đỡ một cựu chiến binh Việt Nam viết nên cuốn tiểu thuyết của mình.
Kì diệu thay, căn bệnh ung thư ngày càng thuyên giảm. Bệnh nhân hồi phục trở lại. Tom Laughlin tự hỏi: Có khả thi không khi bệnh tật tự thân nó là hậu quả gia tăng từ những hành vi trong đời sống? Liệu đời sống tinh thần có ném những cú trả đũa vào chúng ta dưới hình hài ung thư? Và nếu như vậy, liệu ta có thể chữa lành cho bản thân, ngay bây giờ, bằng việc sống chung với nó?
BẢN NGÃ VÀ CÁI TÔI
cư trú tại vùng Bản Ngã. ôi nghĩ thế này. Các thiên thần trú ngụ ở vùng Cái Tôi, trong khi Sự Kháng Cự
Đây là cuộc chiến giữa hai thế lực này.
Cái Tôi có mong muốn sáng tạo, mong muốn gia tăng. Còn Bản Ngã ưa chuộng những thứ trước sau như một.
Vậy Bản Ngã là gì? Bởi đây là cuốn sách của tôi nên tôi sẽ tự định nghĩa theo quan điểm của mình.
Bản Ngã là phần tâm lý tin tưởng vào những thực thể hữu hình.
Nhiệm vụ của Bản Ngã là quan tâm đến những gì thế giới thực tại đang diễn ra.
Đó là một nhiệm vụ quan trọng. Chúng ta không thể nào trải qua một ngày mà thiếu đi nó.
Nhưng có những thế giới khác bên ngoài thế giới thực này, và đó là nơi Bản Ngã sa vào những rắc rối.
Đây là những gì Bản Ngã tin tưởng:
1)Cái chết là có thật. Bản Ngã tin rằng sự tồn tại của chúng ta được định nghĩa bằng xương bằng thịt. Khi một cơ thể chết đi, chúng ta cũng không còn tồn tại. Không có một cuộc sống nào khác ngoài cuộc sống này.
2)Thời gian và không gian là hiện thực. Tương tự, Bản Ngã tin rằng để đi từ A đến Z, chúng ra phải đi qua B, C và D. Để có từ bữa ăn sáng cho đến bữa ăn tối, chúng ta phải sống qua nguyên một ngày.
3)Mỗi cá thể thì khác biệt và tách biệt lẫn nhau. Bản Ngã tin rằng tôi khác biệt so với bạn. Cặp đôi chúng ta không thể đồng nhất. Tôi có thể làm đau bạn nhưng nó sẽ không khiến tôi bị thương.
4)Sự bất đồng dễ nhận thấy với cuộc sống là bản năng tự vệ. Bởi vì sự tồn tại của chúng ta được tính về mặt sinh học và theo đó, dễ bị tổn thương trước vô vàn cái ác, chúng ta hành xử không sợ hãi trước những việc làm của mình. Bản Ngã tin rằng những hành động như có con để duy trì nòi giống, đạt lấy những thành quả sẽ trường tồn với thời gian, hay thắt dây an toàn là những hành động thông minh.
5)Chúa không tồn tại. Không có một khái niệm nào tồn tại ngoại trừ các khái niệm sinh học và không có những luật lệ nào được áp dụng ngoại trừ những nguyên tắc của thế giới vật chất.
Đó là những nguyên tắc sống của Bản Ngã. Chúng là những nguyên tắc bất di bất dịch.
Còn đây là những điều Cái Tôi tin tưởng:
1)Cái chết là ảo ảnh. Linh hồn vẫn duy trì và trỗi dậy trước vô số hình thái.
2)Thời gian và không gian là ảo ảnh. Thời gian và không gian chỉ hoạt động
trong phạm vi vật lý, và thậm chí ở đây, cũng đừng ứng dụng vào giấc mơ, viễn cảnh, hay những cảm xúc mãnh liệt. Ở những chiều sâu khác, chúng ta dịch chuyển cái gọi là “suy nghĩ nhanh chóng” và tồn tại trong nhiều mặt phức tạp cùng một lúc.
3)Một cá thể đều là một. Nếu tôi làm đau bạn, tôi cũng sẽ bị tổn thương.
4)Thứ cảm xúc tối thượng nhất là tình yêu. Liên minh và giúp đỡ qua lại lẫn nhau là nhu cầu của cuộc sống. Chúng ta hòa hợp trong vấn đề này.
5)Chúa hiện hữu ở mọi nơi. Mọi thứ đều là Chúa trong nhiều hình hài. Chúa trời
– Vùng siêu phàm mà chúng ta sinh sống, di chuyển và hòa hợp. Vô vàn những mặt của thực tiễn tồn tại, tất cả đều được tạo ra, duy trì và căng đầy sức sống bởi linh hồn của Chúa.
TRẢI NGHIỆM CÁI TÔI
thiên hướng xấu xa không? Say thuốc, sau rượu, vỡ nợ. Bởi vì họ đang bàn ạn có bao giờ tự hỏi tại sao thuật ngữ lóng cho tình trạng nhiễm độc lại có
đến Bản Ngã. Chính Bản Ngã đã dẫn đến những tình trạng tiêu cực, đáng
nguyền rủa trên. Chúng ta đập đổ Bản Ngã để tiến về vùng Cái Tôi.
Phần rìa vùng Cái Tôi chạm đến Sự Siêu Phàm. Đó là khoảng rỗng bí ẩn, nguồn nhiên liệu cho trí tuệ tinh và nhận thức tinh thông.
Những ước mơ trở thành hiện thực, những ý tưởng nảy sinh đều xuất phát từ vùng Cái Tôi. Khi thiền, chúng ta xâm nhập được đến vùng này. Khi chúng ta ăn chay, cầu nguyện, tìm kiếm những viễn cảnh; thì chúng ta cũng đang tìm kiếm Cái Tôi. Khi thầy tu xoay vòng, nhà thiền sinh tụng kinh, người sùng đạo cắt đi một phần máu thịt; khi kẻ sám hối lê lết trăm dặm, công dân Mỹ đâm xuyên người trong nghi thức Sun Dance, hay khi lũ trẻ ngoại ô ngây ngất nhảy điên cuồng trong một lễ hội, tất thảy họ đều tìm kiếm Cái
Tôi. Khi chúng ta thận trọng thay đổi nhận thức, chúng ta cũng đang cố gắng tìm kiếm Cái Tôi của mình. Khi kẻ say rượu ngã quỵ quên mất bản thân, một giọng nói vọng lên thế này, “Tôi sẽ giúp anh,” đó là giọng nói bắt nguồn từ Cái Tôi của hắn.
Cái Tôi là hiện thân sâu sắc nhất của chúng ta.
Cái Tôi hòa hợp với Chúa.
Cái Tôi không có khả năng nói dối.
Cái Tôi, cũng giống như Sự Siêu Phàm thấm đẫm trong nó, luôn luôn phát triển và luôn luôn tiến hóa.
Cái Tôi lên tiếng cho tương lai.
Đó là lý do tại sao Bản Ngã căm ghét nó.
Bản Ngã căm ghét Cái Tôi bởi khi đặt nhận thức vào vùng Cái Tôi, chúng ta đã bỏ quên Bản Ngã.
Bản Ngã không muốn chúng ta tiến hóa. Bản Ngã đang làm chủ vỡ diễn. Nó chỉ ưa thích những thứ như vốn dĩ bản chất của chúng.
Bản năng hướng chúng ta đến với nghệ thuật là sự thúc đẩy tiến hóa, thúc đẩy học hỏi, tăng cường và nâng cao nhận thức của mình. Bản Ngã ghét điều này. Vì chúng ta càng tỉnh táo bao nhiêu, chúng ta sẽ chẳng cần đến Bản Ngã bấy nhiêu.
Bản Ngã căm phẫn khi những nhà văn giác ngộ bắt tay vào công việc bên chiếc máy đánh chữ.
Bản Ngã căm phẫn khi một người khao khát trở thành họa sĩ bước tới khung vẽ tranh.
Bản Ngã căm phẫn như vậy vì nó biết những tâm trí này đang dần thức tỉnh theo tiếng gọi, từ một vùng cao quý hơn những thứ vật chất và bắt nguồn những những kho tàng sâu sắc, mạnh mẽ hơn vật chất bình thường.
Bản Ngã không ưa nhà tiên tri và những người nhìn xa trông rộng vì họ tiên đoán những chặng đường phía trước. Bản Ngã căm ghét Socrates và Dớt, Luther và Galieo, Lincoln, JFK và Martin Luther King.
Bản Ngã căm ghét những người nghệ sĩ vì họ là những người mở đường, mở lối hướng về tương lai, vì mỗi cá nhân đều thách thức, theo cách nói của James Joyce, để
“rèn cho tâm hồn những lương tri chưa từng được tạo ra trên chặng đường của mình.”
Những sự tiến hóa như vậy đe dọa đến cuộc sống của Bản Ngã. Do đó mà nó phản ứng lại. Nó triệu tập những sự xảo quyệt, hợp thành bè lũ kéo đến.
Bản Ngã sản sinh ra Sự Kháng Cự và tấn công những người nghệ sĩ giác ngộ.
NỖI SỢ HÃI
nghiệm nỗi sợ. Nhưng đó là nỗi sợ về cái gì? ự Kháng Cự tiếp thêm nhiên liệu từ nỗi sợ hãi. Chúng ta trải nghiệm nó như trải
Nỗi sợ hậu quả khi theo đuổi tiếng gọi trái tim. Nỗi sợ phá sản, nghèo túng, vỡ nợ. Nỗi sợ khi tự mình làm chủ, khi chúng ta bỏ cuộc và bò lết về điểm bắt đầu. Nỗi sợ trở nên ích kỷ, trở thành những người vợ lăng loàn hay những người chồng không thủy chung; nỗi sợ khi không đủ khả năng nuôi sống gia đình, khi bỏ qua những ước mơ của họ để theo đuổi hoài bão của mình. Nỗi sợ phản bội đồng đội, bạn bè, những người yêu quý. Nỗi sợ thất bại. Nỗi sợ trở thành trò cười. Nỗi sợ bỏ ngang trường học, huấn luyện, sự chuẩn bị mà những người thân yêu đã hi sinh quá nhiều để dành lấy cho chúng ta, hay khi chúng ta làm việc cực nhọc để dành lấy chúng. Nỗi sợ sa ngã; bỏ lỡ quá nhiều thứ mà ta không thể rút lui, không thể đảo ngược hay hủy bỏ, và phải sống với những sự lựa chọn đã rồi đó trong suốt phần đời còn lại. Nỗi sợ điên loạn. Nỗi sợ mất trí. Nỗi sợ cái chết.
Đó là những nỗi sợ nghiêm trọng. Nhưng chúng không phải nỗi sợ thật sự. Không phải Trùm của những Nỗi Sợ hay Bà Mẹ của những Nỗi Sợ cận kề chúng ta đến nỗi nói thành lời cũng khó mà tin được.
Nỗi Sợ rằng Chúng Ta Sẽ Thành Công.
Rằng chúng ta có thể thâm nhập vào những năng lực mà mình khát khao thầm kín.
Rằng chúng ta có thể trở thành những người mà cảm nhận sâu sắc trong trái tim phải là chính chúng ta.
Đây là viễn cảnh đầy đáng sợ mà một người bình thường có thể phải đối mặt, bởi nó sẽ tống khứ anh ngay lập tức (anh tưởng tượng) khỏi cộng đồng đã hằn sâu trong tâm trí anh từ bao đời nay.
Chúng ta sợ phải khám phá ra rằng chúng ta còn hơn cả những gì mình nghĩ. Hơn cả những gì cha mẹ/con cái/thầy cô nghĩa. Chúng ta sợ rằng mình thực sự khao khát cái tài năng mà giọng nói nhỏ trong đầu vẫn luôn mách bảo. Rằng chúng ta thật sự có nghị lực, lòng kiên nhẫn, sức chịu đựng. Chúng ta sợ rằng mình đúng thật có thể lái thuyền. giương cờ, tiến đến Miền Đất Hứa. Có nỗi sợ đó bởi vì nếu đúng như vậy. ta đã trở nên xa lạ với chính con người mình. Ta vượt rào chắn. Trở thành những con quái thú gớm guốc.
Chúng ta biết nếu đi theo những lý tưởng này, mình cần phải chứng minh sự giá trị của nó. Và điều đó đáng sợ đến thất kinh. Cái gì sẽ trở thành chúng ta? Ta sẽ đánh mất bạn bè và gia đình, họ sẽ không còn nhận ra ta nữa. Ta chiến thắng trong đơn độc, trong không gian rỗng tuếch, không một ai, một bóng người để dựa dẫm nữa.
Đương nhiên đó chính xác là những chuyện sẽ xảy ra. Nhưng đây là một cái mẹo.
Ta đạt được mục tiêu, nhưng không đơn độc. Thay vào đó, ta trôi dạt vào kho tàng rực sáng, vô tận và không bao giờ cạn kiệt của trí tuệ, nhận thức và tình bằng hữu. Đúng, chúng ta mất bạn. Nhưng ta cũng tìm thấy những người bạn, ở nơi mà mình chưa từng nghĩ đến. Và họ là những người bạn tốt hơn, chân thành hơn. Và ta cũng nên tốt và chân thành như thế với họ.
Bạn có tin tôi không?
CÁI TÔI ĐÍCH THỰC
Nếu có thì bạn biết rồi đấy, chúng chẳng tự nhiên mới sinh ra mà đã có kinh ạn có con cái không?
nghiệm hay nhận thức. Mỗi cá nhân đến thế giới này với những tính cách độc
đáo và khác biệt. Mỗi đứa trẻ là chính bản thân chúng. Ngay cả ở những cặp song sinh, dẫu có được sinh ra từ chính xác một cặp gen tương đồng thì chúng vẫn có sự khác biệt hoàn toàn từ ngày đầu tiên xuất hiện và mãi mãi vẫn như thế.
Nói cách khác, không ai trong số chúng ta được sinh ra như những giọt nước giống nhau và chờ đợi thế giới ghi dấu. Thay vào đó, chúng ta xuất hiện với niềm khao khát về sự tinh tế và cá nhân hóa bản thân.
Một cách nghĩ khác nữa là: Chúng ta không được sinh ra với vô vàn những sự lựa chọn.
Chúng ta không thể trở thành những gì chúng ta muốn.
Chúng ta đến thế giới này với mỗi số phận cụ thể. Ta có công việc phải làm, tiếng gọi để bước đến, và một cái tôi để hướng tới. Chúng ta là chính mình từ trong cái nôi, và bị mắc kẹt trong cái nôi này.
Nhiệm vụ của chúng ta trên đời không phải định hình bản thân theo một hình mẫu tưởng tượng trong đầu, mà phải khám phá mình đã là ai và hướng đến nó.
Nếu sinh ra để vẽ thì bổn phận của ta là trở thành họa sĩ.
Nếu sinh ra để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em thì bổn phận của chúng ta là trở thành những bà mẹ.
Nếu sinh ra để đấu tranh cho sự ngu dốt và bất công trên hành tinh thì bổn phận của chúng ta là nhìn nhận ra nó và bắt tay vào công việc.
PHÂN VÙNG LÃNH THỔ VỚI HỆ THỐNG CẤP BẬC
Ở
vương quốc các loài vật, mỗi cá thể định nghĩa bản thân chúng bằng một trong hai cách – bởi thứ hạng tính theo sự tôn ti trật tự hoặc sự kết nối của chúng với lãnh thổ.
Đó là cách mà mỗi cá thể - con người cũng như động vật – đạt lấy sự an toàn về mặt tâm lý của mình. Các cá thể biết chỗ đứng của nó. Đó là cách thế giới hoạt động.
Ở hai khía cạnh này, tôn ti trật tự dường như được tự ngầm hiểu với nhau. Đây là yếu tố tự động kích hoạt khi chúng ta còn nhỏ. Chúng ta hành động tự nhiên theo số đông, theo bè phái mà không nhận thức nhiều về điều này, chúng ta biết ai là con đầu đàn và ai là con đứng chót. Và ta biết được cả chỗ đứng của mình. Dường như chúng ta định hình
bản thân một cách bản năng, trong phạm vi sân trường, bè lũ hay câu lạc bộ.
Mãi đến sau này, thường là sau những quá trình giáo dục nghiêm ngặt, ta mới bắt đầu tìm hiểu về vế phân vùng lãnh thổ.
Đối với một vài người, điều đó cứu sống họ.
ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG THỨ BẬC
Đ
Khó mà không như v ậy. Trường học, quảng cáo, và cả cái nền văn hóa vật a số chúng ta định hình bản thân theo thứ bậc mà không hề nhận thức điều đó. chất này tập cho ta ngay từ thuở lọt lòng cái thói quen định nghĩa bản thân từ
những ý kiến của người khác. Uống cốc bia này và có ngay một công việc, nhìn nhận theo cách đó và mọi người đều sẽ yêu mến bạn.
Rốt cuộc thì hệ thống cấp bậc là gì?
Hollywood là một hệ thống cấp bậc. Tương tự như Washinton, Phố Wall, và cả tổ chức Daughters of the American Revolution.
Trường trung học chính là hệ thống cấp bậc tiền đề. Và nó thành công; trong cái ao nhỏ đó, định hướng tôn tri trật tự đã thành công. Đội trưởng đội cổ vũ biết nơi nào phù hợp với cô ta, cũng như những kẻ ngố trong Câu Lạc Bộ Cờ Vua vậy. Mỗi cá nhân có chỗ đứng thích hợp của họ. Hệ thống làm việc hiệu quả.
Tuy nhiên, cái định hướng này lại phát sinh vấn đề. Khi số lượng trở nên quá lớn, sẽ có thứ bùng nổ. Một thứ tự bầy đàn chỉ có thể giữ một số lượng gà nhất định. Tại Massapequa High, bạn sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình. Di chuyển đến Manhattan thì cái mánh đó chẳng còn tác dụng. Thành phố New York thì lại quá lớn để thực hiện chức năng như một hệ thống cấp bậc. Tương tự như IBM, và bang Michigan. Mỗi cá nhân trong đám đông cảm thấy mình bị lấn át và trở nên vô hình. Anh ta bị nhấm chìm trong đám đông quá lớn. Anh lạc lối.
Con người chúng ta dường như chịu ảnh hưởng từ sự tiến hóa trong quá khứ, tức cảm thấy thoải mái trong một cộng đồng chỉ khoảng 20 cho đến 800 người. Chúng ta có thể nâng con số này lên vài nghìn, thậm chí 5 nghìn. Nhưng trong một vài khía cạnh, nó trở nên quá lớn. Bộ não chúng ta không thể lưu trữ nổi quá nhiều khuôn mặt như vậy. Ta dịch chuyển không ngừng nghỉ, phơi bày chớp nhoáng những tấm huy hiệu cho địa vị của mình (Này, cậu có thích huy hiệu thủy thủ Lincoln của tôi không?) và tự hỏi sao chẳng ai thèm quan tâm.
Chúng ta đã thâm nhập vào Xã Hội Quần Chúng. Hệ thống thứ bậc quá lớn. Nó không còn hiệu quả như trước nữa.
NGƯỜI NGHỆ SĨ VÀ HỆ THỐNG THỨ BẬC
Đ
Hãy cùng tìm hi ểu vì sao. Đầu tiên, các bạn hãy nhìn xem điều gì xảy ra với ể một người nghệ sĩ định nghĩa bản thân theo sự phân bậc là một điều tai hại.
định hướng tôn ti trật tự.
Một cá nhân định nghĩa bản thân bởi chỗ đứng của mình trong hệ thống cấp bậc sẽ:
1)Cạnh tranh đến cùng với những người khác trong hệ thống, mong muốn nâng hạng bậc của mình bằng cách nâng tầm hơn những kẻ ở trên, trong khi trấn giữ vị trí của mình trước những kẻ thấp hơn.
2)Đánh giá hạnh phúc/ thành công/ thành tựu bằng thứ hạng của mình trên bậc thang cấp, cảm thấy thỏa mãn nhất khi thứ hạng của mình cao và khốn khổ khi thứ hạng thấp.
3)Hành xử với người khác dựa trên thứ bậc của họ, loại trừ các yếu tố khác.
4)Đánh giá mỗi bước tiến của mình bằng hiệu quả nó mang lại vào những người khác. Anh ta sẽ hành động, ăn mặc, nói chuyên hay suy nghĩ sao cho phù hợp với người khác.
Nhưng nghệ sĩ không thể cứ nhìn nét mặt kẻ khác mà đánh giá nỗ lực hay mục tiêu của mình. Nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi Van Gogh, người cho ra đời đầy những tác phẩm bất hủ và không bao giờ phải tìm một người mua trong suốt cuộc đời của mình.
Người nghệ sĩ phải hành động theo sự phân vùng lãnh thổ. Anh ta phải làm việc vì lợi ích của chính mình.
Trong hệ thống cấp bậc, người nghệ sĩ đối mặt với bên ngoài. Khi gặp gỡ một người mới, anh ta tự hỏi bản thân, Người này có thể làm gì cho mình? Làm thế nào để người này nâng cấp chỗ đứng của mình?
Trong hệ thống này, người nghệ sĩ thường ngắm núi này trông núi nọ. Nơi duy nhất anh ta không thể nhìn ra chính là nơi mà anh ta phải: tiến vào trong.
ĐỊNH NGHĨA CỦA NGƯỜI VIẾT THUÊ
nhà văn dự đoán khán giả. Khi một người viết thuê ngồi vào bàn làm việc, anh ôi học được điều này từ Robert McKee. Ông ấy nói, người viết thuê là những
ta không hỏi bản thân rằng trái tim mình đang cảm nhận điều gì. Anh ta hỏi thị
trường đang tìm kiếm điều gì.
Người viết thuê hạ mình trước người đọc. Anh ta nghĩ mình cao cấp hơn họ. Sự thật là, anh chàng sợ họ muốn chết, chính xác hơn, sợ là hàng thật khi đứng trước mặt họ, sợ viết nên những cái mình thực sự cảm nhận hay tin tưởng, những cái tự thân anh nghĩ là thú vị. Anh sợ nó sẽ chẳng bán được. Do đó, người viết thuê phải đoán trước cái mà thị
trường muốn, rồi đưa nó cho họ.
Nói cách khác, những người viết thuê sáng tác dựa trên thứ bậc. Anh ta viết những gì mình tưởng tượng là sẽ được mọi người đón nhận. Anh ta chẳng tự hỏi mình, Chính tôi muốn viết cái gì? Tôi nghĩ cái gì là quan trọng? Thay vào đó, anh hỏi, Bây giờ cái gì nóng hổi nhất, Có cái gì để mình kiếm hời không?
Người viết thuê giống như một chính trị gia luôn thăm các bảng khảo sát trước khi đảm nhận vi trí. Ông ta là một kẻ mị dân đầy lén lút.
ĐỊNH HƯỚNG PHÂN VÙNG LÃNH THỔ
thuộc về nó. Đó là cách nó đánh dấu lãnh thổ của mình. Thỉnh thoảng, những ần khu đồi chỗ tôi có một con sói ba chân. Mọi thùng rác trong khu phố đều con vật phá đám bốn chân khác cố gắng chiếm lấy lãnh thổ này nhưng chúng
không thể. Trong vùng đất sỡ hữu của con sói, mặc dù nó bị cụt chân song vẫn là bất khả chiến bại.
Con người chúng ta cũng có những vùng lãnh thổ của riêng mình. Vùng lãnh thổ đó thuộc về tâm lý. Lãnh thổ của Stevie Wonder là chiếc piano. Của Arnold
Schwarzenegger là phòng tập thể hình. Khi Bill Gates bước vào khu đậu xe của Microsoft, ông ấy đang tiến vào vùng lãnh thổ. Khi tôi ngồi xuống sáng tác, tôi đang ở trong lãnh thổ của chính tôi.
Những yêu cầu của một vùng lãnh thổ là gì?
1)Vùng lãnh thổ sản sinh phương tiện sinh sống. Những đấu thủ chạy đua biết thế nào là một vùng lãnh thổ. Tương tự như những người leo núi, người đua thuyền và các nhà thiền sinh. Nghệ sĩ và các doanh nhân cũng biết vùng lãnh thổ là gì.
2)Vùng lãnh thổ nâng đỡ chúng ta mà không cần đến một lực truyền từ bên ngoài. Một lãnh thổ hàm chứa luồng ý kiến phản hồi khép kín. Nhiệm vụ của chúng ta là ra sức nỗ lực và yêu thương; vùng lãnh thổ bị cuốn hút bởi những tác động này và gửi lại chúng ta những hình thái tốt đẹp tương tự.
3)Vùng lãnh thổ có yêu sách làm việc một mình. Bạn có thể chung nhóm với một đối tác, tập thể hình với một người bạn, nhưng bạn chỉ cần chính bản thân để khai thác sự màu mỡ, tiềm năng trong lãnh thổ của mình.
4)Vùng lãnh thổ có yêu sách về công việc. Khi Arnold Schwarzenegger vượt qua một thử thách thể hình, anh đang ở trong mảnh đất của bản thân. Nhưng những thứ khẳng định tính chủ quyền của anh lại chính là hàng giờ, hàng năm vật vã mồ hôi để thu phục nó. Lãnh thổ không cho tặng mà nó trao trả lại.
5)Vùng lãnh thổ trao trả lại chính xác những gì bạn đã bỏ ra. Các vùng lãnh thổ, phạm vi thì rất công bằng. Mỗi éc năng lượng bạn bỏ ra liền chảy hết vào trong tài khoản của mình. Lãnh thổ không bao giờ hạ thấp giá trị của một ai và cũng không bao giờ sụp đổ. Khi bạn đặt cọc, bạn sẽ nhận lại, chính xác đến từng đô la.
Lãnh thổ của bạn là gi?
NGƯỜI NGHỆ SĨ VÀ LÃNH THỔ
bà m ẹ chuẩn bị chờ đón đứa con chào đời, người nghệ sĩ hay nhà cải cách đều ành động của sáng tạo thì bắt nguồn từ sự xác định lãnh thổ. Giống như một
mang trong mình sự sống mới của họ. Không ai có thể giúp họ đón nhận nó.
Và họ cũng không cần những sự hỗ trợ.
Cả người mẹ và nghệ sĩ đều được thượng đế quan sát từ phía trên. Sự thông thái của tự nhiên biết đâu là thời điểm sự sống bên trong hé mở một cách toàn diện. Nó biết chính xác đến từng nano giây khi nào những xuất hiện những chiếc móng tay nhỏ bé đầu tiên.
Khi người nghệ sĩ hành động theo sự phân cấp bậc, cô lòng vòng xung quanh Nàng Thơ Cảm Hứng. Cô đả kích và khiến nàng ta bực mình.
Nghệ sĩ và người mẹ là những phương tiện, không phải là người khởi đầu. Họ không tạo ra sự sống mới mà chỉ là người bảo bọc. Đó là lý do tại sao sinh đẻ lại là một trải nghiệm khiêm nhường. Người mẹ vỡ òa vì sung sướng trước điều kì diệu bé nhỏ trên tay. Cô biết đứa con đi ra khỏi người cô chứ không phải từ cô, thông qua cô nhưng không phải của cô.
Khi những người nghệ sĩ làm việc trong phạm vi của mình, cô tôn sùng chúa trời.
Cô hướng mình đến với thế lực bí ẩn hội tụ năng lượng cho vũ trụ ấy và khao khát giải phóng sự sống mới thông qua bản thân. Bằng việc hoàn thành công việc của mình vì lợi ích của nó, cô toàn tâm toàn ý với những thế lực này.
Hãy nhớ, với vị trí là những người nghệ sĩ, chúng ta không biết đến những thứ vô giá trị. Chúng ta trau dồi nó mỗi ngày. Cố gắng dự đoán những bước tiếp theo của Nàng Thơ Cảm Hứng giống như cách những người viết thuê dự đoán khán giả của họ là một cách hạ thấp giá trị bản thân với chúa trời. Đây chẳng khác nào một sự báng bổ và xúc phạm đến thần thánh.
Thay vào đó, chúng ta hãy tự hỏi bản thân như những bà mẹ chờ đón đứa con đầu lòng. Tôi cảm nhận ra thứ gì đang hình thành bên trong mình? Hãy để tôi dìu dắt nó, nếu có thể, vì lợi ích của chính nó chứ không phải vì những điều nó có thể làm hay nâng cao địa vị của tôi.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHÂN VÙNG LÃNH THỔ VÀ PHÂN CẤP BẬC
àm sao để biết nếu định hướng của chúng ta là vạch ra những phạm vi của mình
hay hành động dựa trên sự phân cấp bậc?
Có một cách, đó là tự hỏi bản thân. Nếu tôi đang cảm thấy lo lắng, tôi định sẽ
làm gì? Nếu chúng ta nhấc điện thoại và gọi cho sáu người bạn, từng người từng người một để được nghe giọng nói của họ và vững tâm rằng họ vẫn quan tâm đến chúng ta, tức chúng ta đang hình thành sự phân cấp bậc.
Chúng ta tìm kiếm những ý kiến tốt từ người khác.
Arnold Schwarzenegger sẽ làm gì trong một ngày quái đản? Anh ta không gọi cho những người bạn trí cốt của mình mà tiến thẳng đến phòng tập thể hình. Anh chẳng quan tâm nếu nơi này đang trống rỗng, nếu mình đang không cất tiếng nói đến tâm trí. Anh biết rằng chỉ cần tập thể hình cũng đủ để kéo bản thân tập trung trở lại.
Đó là định hướng đánh dấu lãnh thổ.
Sau đây là một bài kiểm tra khác. Khi tham gia bất kỳ hoạt động nào, bạn hãy tự hỏi bản thân: Nếu tôi là người cuối cùng còn lại trên Trái Đất, liệu tôi có còn làm nó không?
Nếu chỉ có mình bạn đơn độc trên hành tinh, định hướng về phân cấp bậc sẽ không còn nghĩa lý gì. Không có ai để gây ấn tượng. Vậy nên, nếu bạn vẫn theo đuổi hình thái này, xin chúc mừng. Bạn đang thực hiện nó với định hướng phân vùng lãnh thổ
Nếu Anrnold Scharzenegger là người đàn ông cuối cùng trên Trái Đất, anh ta sẽ vẫn đến phòng tập. Stevie Wonder sẽ vẫn luyện các điệu nhạc với chiếc piano. Giá trị họ nhận được đến từ chính những hành vi, chứ không phải từ ấn tượng mà chúng đem đến. Tôi có một người bạn rất say mê thời trang. Nếu cô là người phụ nữ cuối cùng trên Trái Đất, hẳn cô ta sẽ phóng thẳng tới cửa hiệu Givenchy hay St. Laurent, lập tức tiến vào và bắt đầu công cuộc ăn trộm. Trong trường hợp của cô bạn này, hành vi không phải để gây
ấn tượng với kẻ khác. Cô chỉ đơn giản là yêu thời trang. Đó là lãnh thổ của cô.
Bây giờ: Chúng ta với cương vị là những người nghệ sĩ thì sao?
Chúng ta thực hiện công việc của mình như thế nào? Ảnh hưởng bởi sự phân cấp bậc hay phân vùng lãnh thổ của mình?
Nếu trở nên hoảng loạn, liệu chúng ta có đến đó trước?
Nếu chúng ta là những người cuối cùng trên Trái Đất, liệu chúng ta vẫn sẽ xuất hiện ở phòng thu, buổi diễn tập, phòng thí nghiệm?
ĐỨC TÍNH QUAN TRỌNG NHẤT
nh ất của một người chiến binh. Ông đáp: “Khinh thường cái chết.” ột người từng xin đức vua Leonidas của Sparta chỉ ra đức tính quan trọng
Đối với chúng ta, như những người nghệ sĩ, hãy thay thế bằng cụm
từ “thất bại”. Khinh thường sự thất bại là thói quen quan trọng nhất. Bằng việc kìm hãm sự chú ý của mình đến những hành động và ý nghĩa – nói cách khác, đến công việc và những yêu cầu công việc – chúng ta đã chém xoạc đến những kẻ thù đang xuyên mác vung giáo kia.
THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG
mình ch ứ không phải với thành quả của họ, tức anh ta đang khuyên nhủ các hi Krishna hướng dẫn cho Arjuna rằng chúng ta có quyền với lao động của
chiến binh hành động theo sự phân vùng phạm vi, chứ không phải theo sự
phân cấp bậc. Chúng ta nên làm việc vì sự tận hưởng, yêu thích chứ không phải vì của cải, sự chú ý hay những tràng pháo tay.
Đến đây, có một cách thứ ba được đề nghị từ cuốn sách Chúa tể Kỉ Luật, cách này nằm ngoài những khái niệm phân cấp bậc hay phân vùng lãnh thổ. Đó là, làm việc và cống hiến cho Người. Thực hiện nó như một sự dâng tặng đến Chúa.
Hãy đưa ta sự hành động
Thanh lọc những hi vọng và bản ngã
Trau dồi sự quan tâm đến tâm hồn
Hành động đi và hành động vì ta.
Dù sao đi nữa thì công việc cũng bắt nguồn từ Chúa trời. Tại sao không gửi trả nó lại?
Để lao động theo cách này, văn bản Bhagavad Gita có nói, chính là một dạng của thiền và là hình thái tối cao của sự thành tâm về tinh thần. Tôi tin nó cũng chuẩn mực và gần gũi nhất với Hiện Thực Cao Hơn. Trên thực tế, chúng ta là những nô lệ của Điều Thần Bí. Chúng ta hiện diện trên trái đất để trở thành những đặc vụ của Thượng Đế, để đem lại sự tồn tại cho những thứ vẫn chưa thể tồn tại, nhưng những thứ đó sẽ tồn tại thông qua chúng ta.
Từng hơi thở, từng nhịp đập của chúng ta, mỗi quá trình tiến hóa của từng tế bào đều bắt nguồn từ Chúa và được duy trì bởi Người từng giây một, cũng như mỗi sự sáng tạo, mỗi phát minh, mỗi vạch nhịp hay mỗi khổ thơ, mỗi suy nghĩ, viễn cảnh, tưởng tượng, mỗi thất bại vớ vẩn và đột phá của thiên tài đều bắt nguồn từ trí tinh thông vô tận đã hình thành chúng ta và cả vũ trụ trong cả mọi chiều sâu, vượt xa những khoảng trống rỗng, những vô tận tiềm tàng, những hỗn độn sơ nguyên, những cảm hứng. Để thừa nhận hiện thực này, để lu mờ những bản ngã, để công việc hòa vào chúng ta và tự do trở về với nguồn gốc, đó, theo ý kiến của tôi, chân thực như hiện thật đã định.
CHÂN DUNG NGƯỜI NGHỆ SĨ
C
Đó là hình m ẫu tồn tại ở một hiện thực xa vời khác, nơi ta chẳng thể chứng uối cùng, chúng ta đi đến tìm hiểu về hình mẫu trong thế giới của người nghệ sĩ. mình điều gì, nhưng lại có thể nảy sinh sức sống, công việc và nghệ thuật của
mình. Những hành tinh này đang cố gắng giao tiếp với thế giới của chúng ta. Khi Black ca ngợi rằng Sự Vĩnh Hằng len lỏi tình yêu với sức sáng tạo của thời gian, ông đang liên tưởng đến những hành tinh này với tiềm ẩn thuần khiết. Những tiềm ẩn đó vô hạn, không bị giam hãm bởi nơi chốn hay một không gian nào, song có thể truyền tải những tầm nhìn đến đây, đến thế giới đã được định hình về không gian và thời gian của chúng ta.
Người nghệ sĩ là nô lệ của khái niệm đó, của những thiên thần, của Nàng Thơ Cảm
Hứng kia. Kẻ thù của nghệ sĩ lại chính là cái Bản Ngã tầm thường có thể sản sinh Sự Kháng Cự, sản sinh ra con rồng luôn cảnh giác trông giữ kho vàng quý giá. Đây là lý do tại sao nghệ sĩ phải trở thành chiến binh, và giống như các chiến binh, những người nghệ sĩ trong suốt bấy lâu nay đã giành được sự khiêm tốn, khiêm nhường. Một vài trong số họ có thể hành xử quá phô trương trong xã hội. Song, khi được ở một mình với công việc, họ lại trở nên mộc mạc, đầy khiêm tốn. Họ biết bản thân mình không phải là nguồn sáng tạo truyền tải đến đời thực. Họ chỉ đang tạo điều kiện và nâng niu chúng. Họ chính là những công cụ điêu luyện và tự nguyện đến các vị thánh thần mà mình thành tâm phụng sự.
CUỘC SỐNG NGƯỜI NGHỆ SĨ
khoa học, hay một sứ giả của hòa bình? Đến cuối cùng, câu hỏi chỉ có thể ạn có phải một nhà văn bẩm sinh? Bạn được sinh ra để trở thành họa sĩ, nhà được trả lời bằng hành động.
Làm hoặc không làm.
Nghĩ theo hướng thế này có thể dễ hiểu. Nếu bạn được sinh ra để chữa trị ung thư hay sáng tác một bản hòa tấu hay mã hóa phần mềm mà bạn không làm, bạn không chỉ làm tổn thương, mà thậm chí còn hủy hoại bản thân. Bạn khiến con cái tổn thương. Bạn khiến tôi tổn thương. Bạn làm đau hành tinh này.
Bạn xấu hổ trước những thiên sứ đã kề vai sát cánh với mình, bạn căm phẫn Thượng Đế, Người đã tạo ra bạn với những món quà độc nhất vô nhị chỉ bạn mới có, với mục đích duy nhất: định hình mỗi con người với những con đường riêng quay trở lại với Chúa.
Công việc sáng tạo không phải hành động ích kỷ hay lôi kéo sự chú ý như một phần của các diễn viên. Đó là món quà đến thế giới và mỗi sinh vật sinh sống trên thế giới này. Đừng lừa dối chúng tôi bằng sự đóng góp của bạn. Hãy thể hiện những cái mà bạn có.
S T E V E N P R E S S F I E L D là tác giả của cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới Huyền Thoại Bagger Vance, Cổng Lửa, Dòng Chảy Chiến Tranh, và Thời Khắc
Cuối Cùng Của Người Amazon. Ông hiện đang sinh sống tại Los Angeles.
Để biết thêm chi tiết, truy cập www.StevenPressfield.com
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top