Untitled Part 5

Theo đó, đến 30/6, ngân hàng đạt tổng tài sản 177.746 tỷ đồng, tăng 8.711 tỷ tương đương 5,15% so với đầu năm. So với cùng kỳ 2014, tổng tài sản tăng 26,5%.

Tổng huy động vốn đạt 164.046 tỷ đồng, tăng 8.550 tỷ đồng tức 5,5% so với đầu năm. Trong đó riêng huy động từ thị trường 1 tăng 15,3% đạt 146.827 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng đến hết quý 2 là 118.600 tỷ đồng, tăng 14.504 tỷ đồng so với đầu năm tương đương tốc độ tăng trưởng 13,9%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,48% trên tổng dư nợ - thấp hơn so với mức 2,66% cuối quý 1.

Trong kinh doanh, tổng thu nhập thuần từ lãi 6 tháng đạt 1.458 tỷ đồng, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước.

1. Tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác)
2. Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng (khâu này càng chuẩn, càng chi tiết, cụ thể thì thời gian xử lý càng nhanh -> khách hàng càng hài lòng).
3. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...
4. Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay
5. Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.
6. Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy định về giải ngân của ngân hàng.
7. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.
8. Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...
9. Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.


1) Chuyên viên Quan hệ khách hàng ngoài kiến thức nghiệp vụ vững vàng cần có 3 phẩm chất sau:

- Trung thực, có đạo đức: Bởi công việc của 1 Chuyên viên Quan hệ khách hàng là tiếp xúc với tiền mặt, là bộ phận Front Officer của ngân hàng, các Chuyên viên Quan hệ khách hàng là người đại diện cho NH tiếp xúc với khách hàng và tiếp nhận, thẩm định ban đầu hồ sơ của KH. Nếu không trung thực, vì tư lợi hoặc cố ý làm trái NH sẽ chịu tổn thất; làm ảnh hưởng đến uy tín của NH.

- Cương quyết, kiên nghị: Ngân hàng hoạt động tuân theo những quy định và luật được ban hành. Trước hết là Luật các TCTD ban hành từ phía NHNN, sau là quy định riêng về quy trình cho vay tại mỗi NH. Chuyên viên Quan hệ khách hàng phải cương quyết để đảm bảo công khai, đúng luật đối với các khoản vay.

- Nhiệt tình, chăm chỉ: Chuyên viên Quan hệ khách hàng là tiền tuyến của NH, vì cuộc cạnh tranh trên thương trường là không bao giờ tránh khỏi, chỉ có sự năng nổ và nhiệt tình, Chuyên viên Quan hệ khách hàng theo đuổi nghề nghiệp lâu dài. Các khách hàng không phải bao giờ cũng hẹn gặp được trong giờ hành chính, hoặc tại NH. Chuyên viên Quan hệ khách hàng có thể gặp họ tại giờ ăn trưa, buổi tối hoặc trong các ngày nghỉ. Nhưng đó là công việc, không có sự nhiệt tình thì sẽ không thể làm được điều này.

=> Trong 3 nhóm phẩm chất trên, quan trọng nhất là phẩm chất đầu tiên: Trung thực và có đạo đức nghiệp vụ là phẩm chất quan trọng nhất.

Bác Hồ từng căn dặn một câu nói bất hủ: "Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng; nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Trong thời buổi ngày nay, đức - tài luôn cần song hành để gặt hái được thành công một cách vinh quang. Nghề tín dụng cũng vậy, mỗi Chuyên viên Quan hệ khách hàng ngoài cái tài là kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu thì cũng cần có 1 cái tâm nghề nghiệp trong sáng.

Đó là lý do vì sao tôi nghĩ phẩm chất đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất đối với 1 Chuyên viên Quan hệ khách hàng.

Lưu ý: Dàn ý là như vậy, mỗi bạn hãy tự nghĩ cho mình 1 bài văn cho mình khi bị hỏi về câu này. Kẻo ai cũng bảo giống y như trên thì .... lộ hàng ngay

2) Chuyên viên Quan hệ khách hàng cần có các kỹ năng sau:

Kỹ năng nghiệp vụKỹ năng làm việcKỹ năng thuyết trình, đàm phánKỹ năng ngôn ngữ (biết nhiều ngoại ngữ là 1 lợi thế)Kỹ năng phân tích & xử lý tình huốngKỹ năng tư duy, tính toán

Chứng minh:

1. Kỹ năng nghiệp vụ: Là phải hiểu, thuộc các quy trình cho vay. Hiểu luật, hiểu các quy định của NH mình.

2. Kỹ năng làm việc: Chuyên viên Quan hệ khách hàng có thể sẽ phải làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Biết cách phối hợp biết mình phải làm gì là điều quan trọng để Chuyên viên Quan hệ khách hàng hoàn thành công việc 1 cách trôi chảy mà không làm ảnh hưởng đến các cộng sự khác.

3. Kỹ năng thuyết trình, đàm phán: Hay chính là kỹ năng thuyết phục khách hàng. "Don't be afraid, Be confident" (Đừng lo sợ, hãy tự tin) thì bạn mới có thể làm cho khách hàng tin tưởng và mở TK tại NH bạn. Nói, thuyết trình theo cách của bạn.

4. Kỹ năng ngôn ngữ: Việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng khiến cho việc biết nhiều ngôn ngữ là 1 lợi thế, điều này sẽ giúp các Chuyên viên Quan hệ khách hàng tiếp xúc được với nhiều khách hàng hơn, có nhiều cơ hội thành công hơn.

5. Kỹ năng phân tích & xử lý tình huống: Có nhiều tình huống trớ trêu mà bạn sẽ gặp phải, có 1 số người cần trải qua 1 lần mới rút ra kinh nghiệm. Có người có thể xử lý được ngay. Và cách tốt nhất là hãy để ý những người đi trước, học từ internet, từ bạn bè, người thân, everything ....

6. Kỹ năng tư duy và tính toán: Có nhiều câu hỏi mà khách hàng gửi hoặc vay tiền sẽ hỏi bạn. "Bác có khoản thu nhập thế này thì được vay khoảng bao nhiêu?"; "Bác vay khoản này thì sẽ chịu lãi bao nhiêu?"; "Dư L/C, dư bảo lãnh của DN tôi hiện là bao nhiêu, còn bao nhiêu là đến hạn mức?" ...v.v... Mọi Chuyên viên Quan hệ khách hàngsẽ phải luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi này, đưa ra đáp án cho KH 1 cách chính xác.

- Bạn nên tham khảo thêm cách tính tiền gốc và lãi vay tại ngân hàng để có thể nghiên cứu và trả lời cho các khách hàng.

=> Trong các kỹ năng trên, kỹ năng 3 - Kỹ năng thuyết trình, đàm phán là quan trọng nhất. Bởi, các khách hàng chưa thể biết NH có những ưu điểm gì, có điều gì nổi bật hơn so với các NH khác. Nhưng họ biết một điều trước tiên từ những điều họ đang nghe và tiếp xúc, các Chuyên viên Quan hệ khách hàng đang tiếp xúc với họ là "bộ mặt" của NH.

Ngân hàng tồn tại dựa trên SỰ TIN TƯỞNG CỦA KHÁCH HÀNG. Chuyên viên Quan hệ khách hàng khôn khéo, có cử chỉ cư xử chuyên nghiệp, ân cần sẽ tạo ấn tượng tốt đối với các khách hàng; tạo hình ảnh đẹp của mình trong mắt khách hàng là bước đầu tiên của bất kỳ tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ nào.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: