Kiểu tóc mới
Ngày thứ 10 lênh đênh trên biển, ở một nơi nào đó rất xa trong vương quốc ngày xửa ngày xưa, Minh Châu không ưa cổ tích giờ chỉ mong được là nàng lọ lem rồi có ai đấy đến làm thay đổi cuộc đời của em. Đấy, phải thức khuya dậy sớm cọ thuyền 5 lần một ngày trong nhà tù tồi tệ nhất quả đất này khiến cho một lao động chân chính như cô cũng cảm thấy nản lòng thoái chí.
Mỗi ngày mới bắt đầu, cái Hĩm sẽ cố gắng giữ tay cô, không muốn Minh Châu rời khỏi "giường". Có lẽ vì là người đã luôn nằm cạnh cô, cô bé ấy có chút quan tâm đến cô. Chính vì vậy, em nó không muốn phải nghe thấy những lời đắng cay từ các liền anh liền chị xung quanh đả kích cô mỗi khi cô ra thế giới bên ngoài khoang tàu toàn đàn ông, mỗi khi cô tỏ vẻ muốn giúp đỡ mấy gã thanh thiếu niên đang bị trói.
Tuy nhiên, cãi Hĩm cũng là một đứa trẻ, nó không dám nói rõ ràng điều gì với cô. Em nó chỉ có thể chúm môi, quay sang một bên và dỗi, mỗi khi bị cô tránh ra. Em nó vốn đã thật sợ hãi với tình cảnh hiện tại, lại thiếu vắng những lời nói của cô. Nêú em ấy còn không được mọi người nói chuyện, loại ra khỏi xã hội, em ấy sẽ khủng hoảng đến như thế nào nữa.
Nên, Minh Châu luôn bỏ tay của Hĩm, rồi nhẹ nhàng đặt tay của em ấy xuống. Em ấy không đáng để bị tổn thương hơn nữa, kể cả là vì một hành động mang tính phũ phàng của cô.
Thật nực cười, nhưng không phải Minh Châu cũng nên tự thương xót lấy bản thân sao? Không phải cô cũng chẳng có người nào để có thể nói được sự thật cô đến từ tương lai? Không phải Minh Châu cũng là người chẳng bao giờ có thể liên lạc được với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bất kì ai à? Không phải là mọi thứ cô từng có, mọi thứ cô đã từng nghĩ là quan trọng đều đã bị tước đoạt khỏi cô hay sao? Và tất nhiên, không phải mọi người đều cảm thấy cô rất là lập dị, cần phải bị xa lánh đấy chăng?
Con người là loài sinh vật xã hội. Là một loài động vật, chúng ta vô dụng đến đáng ngạc nhiên: không có vuốt sắc nanh nhọn để xé mồi, không có tốc độ để chạy thoát kẻ thù, không có sức mạnh hình thể, không có độc dược, thậm chí đến mùi hôi làm mọi kẻ tránh xa như chồn hôi còn không có nổi. Ưu thế của giống loài sau này đã trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân chỉ có bộ não hoang tưởng bởi những chất hoá học cơ thể tạo ra để ép buộc cơ thể phải nỗ lực thực hiện ưu thế thứ 2: xã hội.
Chúng ta sẽ cảm thấy đau đớn bởi sự cô độc bởi vì trong xã hội nguyên thuỷ, chúng ta không thể tự săn mồi kiếm ăn, tự chăm con cái, tự bảo vệ bản thân. Chúng ta trở nên nghiện những mối liên kết xã hội, nghiện chú tâm đến những cử chỉ, nét mặt nhỏ nhặt nhất. Bởi vì, hoà nhập với cộng đồng là một phần của giống loài chúng ta.
Nhưng với Minh Châu, cô là con người hiện đại thấm nhuần chủ nghĩa tự do cá nhân do xem phim Mỹ quá nhiều, lại còn học đại học trong môi trường giáo dục khai phóng. Cô đã quá quen vùi lấp bản thân trong công việc, khoả lấp sự trống vắng trong lòng bằng nhiều công việc hơn nữa. Thế nhưng, công việc của Minh Châu cũng luôn bao gồm trao đổi với cấp trên, đồng cấp, cấp dưới, khách hàng. Giống như, cô cũng chưa bao giờ bị khinh ghét và coi thường và xa lánh như bây giờ.
Bởi vì như cô Oanh hiệu trưởng trường Hà Nội Amsterdam hồi xưa luôn nói: "các em là những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời." Những ngôi sao trông như luôn ở cạnh nhau, để cho những con người từ nơi xa xôi cùng chiêm ngưỡng sự gần gụi của chúng mà tạo ra thuật chiêm tinh rồi thuật tử vi, cũng là để dự đoán về cá tính, và số phận. Và thế là ở thế kỉ 21, bao người đã đam mê tin tưởng vào những niềm tin xa xưa đó.Tất cả chỉ vì ở một thời điểm nào đó, một người đã truyền bá niềm tin của mình, kéo những người khác cũng tin tưởng chung với họ. Và như thế, niềm tin về sự tồn tại của một sự việc, hiện tượng đã được tạo ra.
Và như thế, sự tồn tại của cô - bản ngã cá nhân mà cô nhớ được, chỉ nằm trong niềm tin của cô.
Cô là Ngô Minh Châu, nhưng ngoại trừ cô ra, không còn ai có chung niềm tin đó nữa. Nhưng cô cũng không thể nào thản nhiên để lộ thân phận thật của bản thân nếu không muốn trèo lên giàn thiêu do mọi người nghe nói rằng cô là một mụ phù thủy. Bố mẹ cô có dạy cô biết quan sát mọi người có được không? Cô chỉ có thể làm những gì mà mọi người đoán rằng một người thời đại như thế này sẽ làm và nỗ lực làm.
Nhưng rốt cuộc hai nhóm người này, họ muốn cái gì cơ chứ? Nếu cô không tạo được mối quan hệ với nhóm thủy thủ hay là nhóm nộ lệ, nếu cô luôn luôn ở rìa xã hội, cô không phải là một thành viên có giá trị cho xã hội thì nguy cơ bị đào thải của cô sẽ lớn hơn bao giờ hết.
Có 2 nhóm người, với 2 cách sống, 2 nhu cầu hoàn toàn khác nhau cùng sống trên chiếc thuyền. Với nhóm nô lệ người Việt, cô tin chắc, họ chỉ mong muốn được trở về mẫu quốc, điều không thể xảy ra. Nhóm thủy thủ, không rõ họ đã từng nghe về những thuyền buôn nô lệ da màu từng nổi loạn chiếm lấy thuyền buôn bao giờ không, nhưng đó có thể là nỗi sợ của họ. Chủ thuyền thì ắt hẳn sẽ muốn có thể bán nô lệ được giá. Chắc chắn nô lệ biết tiếng sẽ có giá trị hơn so với những nô lệ không hiểu gì.
Minh Châu vẫn băn khoăn cách để có thể trở thành cầu nối cho bọn họ, để tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau trên cái tàu này. Nhưng thực sự mọi người có thể nghĩ khác cô, đơn thuần chỉ là do vài trăm năm khác biệt. Mọi người có thể không có cùng kết luận về những suy nghĩ bản thân giống như cô. Bọn họ có thể không có mục tiêu, không có nhu cầu, cũng không quan tâm đến sự tồn tại của nhóm người còn lại, cũng như việc có thể thay đổi nhóm người còn lại theo hướng có lợi cho họ.
Xong, để có thể có được bất kì một kết luận nào chứ không phải chỉ là phỏng đoán, cô cần phải trở thành một phần của xã hội cái đã. Giống như con rắn thế giới trong thần thoại vùng Địa Trung Hải Oroboros, mọi sự việc liên kết với nhau trong một vòng tròn vĩnh cửu. Cô muốn gia nhập xã hội phải hiểu phong tục, nhưng muốn hiểu phong tục cô cần phải nằm trong xã hội. Chẳng khác nào con rắn đang tự cắn lấy cái đuôi mình. Cô chỉ có thể tự hỏi con gà có trước hay là quả trứng có trước, kể cả khi những thay đổi như thế này luôn chỉ có nước từ từ dần dần thay đổi từng chút một trong suốt một thời gian dài.
Thế nên, cô vẫn cẩn thận giúp đỡ những thanh niên người Việt bị bắt cóc này. Cô hỏi thăm và mang nước uống cho những người bị trói. Hỏi thăm và dội nước hi vọng giúp họ sạch sẽ hơn. Cô vẫn gánh nước thêm vào thùng mỗi khi thùng nước dội chỗ vệ sinh cạn. Quả thực việc đi vệ sinh thật khó khăn cho những cô gái ở đây rồi. Dù sao, họ cũng có cảm giác xấu hổ giống như trần truồng trước mặt mọi người, dù không ai cố ý muốn nhìn. Nó kinh hoàng và đáng xấu hổ, đến chính cô cũng muốn nhịn không dám đi vệ sinh ấy chứ.
Và đấy có thể là vấn đề với sỏi thận và sỏi bàng quang, MInh Châu thầm nghĩ. Đến ngày thứ 3 với cái thùng nước biển cố định, Minh Châu mới cảm thấy tự vả về sự thiếu suy nghĩ của bản thân. Cô chỉ việc dịch chuyển mấy cái thùng gỗ đựng nước ra xa một chút là khi mọi người hành sự - ngồi xổm sau mấy cái thùng cao hơn mét, sẽ chẳng có mấy người có thể nhìn thấy gì.
Tất nhiên, mấy người ở đây đầu óc vẫn rất dùng được, thấy cô làm vậy, họ cũng ngay lập tức mô phỏng y hệt. Quả nhiên là người bị ghét, hiệu quả có thể nói là tức thời luôn. Trong ngày mà mọi người đã làm theo luôn rồi. Cùng lúc như vậy, Minh Châu lại nhận ra sự thiếu sót trong cách làm của bản thân, cái rãnh cũng hướng thẳng ra cửa nên cách để mấy cái thùng song song với cửa vào cũng không thực sự phù hợp. Cô lại phải chỉnh cho nó chéo lại để ch ánh nhìn từ hướng cửa.
Mọi người vẫn chẳng ai cảm ơn cô cả, nhưng có lẽ cô bị ngược cũng đã quá quen, lại chẳng cảm thấy nản nữa. Cô chỉ càng chịu khó rửa tay rõ lâu mỗi khi đi vệ sinh hay là cọ rửa sàn nhà. Phải rửa đúng 30 giây - 30 lần đếm Mississippi theo đúng tiêu chuẩn của WHO, kì cọ từng kẽ móng tay dù không có xà phòng hay là nước chảy thành dòng. Vấn nạn không rửa tay vì không thuận tiện thực sự vẫn tồn tại cho đến tận thời hiện đại. Hiếm hoi lắm cô mới thấy mọi người rửa tay trước khi ăn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh thì cô cũng không kiểm chứng được, nhưng cái gì không nhìn thấy được thì hi vọng được.
Khác với tình trạng ở đây, mọi người đều thấy, nhưng vì không có những hiểu biết về vệ sinh thân thể đúng đắn. Ai lại nghĩ trên người toàn là loài vật gây hại chỉ mong tìm được kẽ hở trên da để chui vào tung tẩy trong cơ thể chứ?
Thời đại này mọi người chết rõ nhiều vì nhiễm khuẩn, đặc biệt là sau khi đẻ con. Mấy bác sĩ còn đỡ đẻ sau khi giải phẫu xác người mà không rửa tay thì rõ là bó tay rồi. Minh Châu rùng mình nghĩ đến câu chuyện của bác sĩ Ignaz Semmelweis. Không biết đến khi nào mọi người mới luyện tập theo cô chăm chỉ rửa tay đây, sẽ giảm thiểu mấy bệnh lây lan qua đường tiêu hóa nhiều lắm luôn. Dù cô không có hi vọng gì lắm...
Minh Châu cũng muốn tiến triển kế hoạch làm thân của cô với những người thủy thủ. Thực tế thì ở thời điểm hiện tại, cô chỉ dám thò đầu lên boong tàu khi mà trời có nắng. Sớm quá, muộn quá, cô đều không dám ngoi lên vì sợ. Mấy tay thủy thủ vội vã làm việc cũng lờ đi sự tồn tại của cô, một phần chắc là do Francis. Nhưng giờ cô chỉ có thể rình mò cuộc sống của họ qua những cái liếc từ trong boong tàu thôi.
Họ chỉ vội vàng bê đồ đạc chạy ngang dọc, cọ rửa tàu, sửa chữa đan lát, nấu nướng các kiểu... cùng nhau, và họ luôn hát những bài hát lao động với nhau. Nhưng thời điểm quan trọng nhất mà cô gái xuyên không của chúng ta chú ý đến là những cuộc hát hò kể chuyện sau bữa ăn tối, cái giờ mà cô chưa bao giờ dám ló mặt ra, cũng là thời điểm duy nhất họ thả lỏng với rượu trong ngày. Dù Minh Châu thầm nghĩ là với cái kiểu uống thùng uống cả vại khoảng 3 lít bia như vậy, họ không chuếnh choáng suốt ngày hôm sau mới là chuyện lạ.
Minh Châu lại không dám dần dần ngồi lại gần đám đông. Từ chỗ cô ở đến chỗ bọn họ hay tụ tập cũng đến 20 mét tối om trong đêm. Cô ngồi chú ý lắng nghe những câu chuyện họ kể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top