VƯƠNG CHIÊU QUÂN - HỒNG NHAN BẠC MỆNH XỨ NGƯỜI (end)

Tiếc thay, hồng nhan bao giờ cũng gian truân. Thời gian hạnh phúc chẳng được bao lâu thì trời già éo le, đẩy mỹ nhân vào 1 tình thế hết sức khó khăn: đó là khi Hô Hàn Gia đột ngột qua đời năm 31 TCN, lên nối ngôi là vị thái tử con của vương hậu, xưng hiệu là Thiền vu Hạ Chu Lụy Nhược Đát. Đây là thời điểm các đại thần chủ trương dùng sức mạnh xâm chiếm Trung Nguyên bắt đầu ra tay. Các đại thần này bí mật vào trong cung tâu với Nhược Đát: "Theo phong tục của chúng ta, con có thể cưới vợ lẽ của cha. Hiện nay Đại vương chưa lập hoàng hậu, trong khi ấy Ninh Hồ vương phi lại rất quen thuộc với việc cai quản cung cấm, lòng dân đều mến mộ thì nên nạp làm vương hậu là tốt nhất".

Nhược Đát tuy phận là con nhưng còn lớn tuổi hơn Chiêu Quân. Ngay từ khi nàng mới được Hô Hàn Gia nghênh hôn về Hung Nô, chàng trai trẻ này đã cảm thấy rung động vì nhan sắc hơn người của nàng. Sau khi có thời gian tiếp xúc, Nhược Đát lại càng mến mộ vì những đức tính vẹn toàn, ôn nhu khác hẳn với nữ nhân Hung Nô thô trực, vụng về. Thời gian đầu tiên, thấy Chiêu Quân buồn bã vì xa lạ với phong tục xứ người, Nhược Đát rất thường hay đến ván an, thăm hỏi. Vì vậy cảm tình giữa 2 người ngày càng thêm khăng khít. Tuy thân mật với Nhược Đát, nhưng thật sự Chiêu Quân không hề có chút tình ý trai gái nào, chỉ xem đó như 1 người bạn để thổ lộ nỗi buồn biệt xứ. Cái chết của Hô Hàn Gia làm cho Chiêu Quân vừa đau buồn vừa lóe lên 1 chút hy vọng, biết đâu nhờ đó mà nàng được trở về cố quốc. Nàng không hề ngờ tới những sóng gió tiếp theo khiến kiếp hồng nhan càng thêm bạc mệnh. Nghe lời tâu của các đại thần, trong lòng Nhược Đát cảm thấy ấm áp bởi vì còn gì bằng khi có được 1 người vợ tài sắc vẹn toàn như Chiêu Quân, nhưng vẫn phân vân nói: "Các ngươi bàn rất đúng. Tiếc rằng phong tục người Hán lại cho việc này là loạn luân, ta chỉ e rằng Chiêu Quân không bằng lòng mà thôi, ép buộc thì tất nàng phải chịu. Nhưng như vậy thì còn gì tình nghĩa mặn nồng chồng vợ".

Các đại thần đã tính trước Nhược Đát sẽ trả lời như vậy, đồng thnh tâu: "Nếu Đại vương không lây Ninh Hồ vương phi làm vợ, thì theo tục người Hồ chúng ta, quả phụ phải chết theo chồng, quả là đáng tiếc cho vương phi".

Nhược Đát nghe vậy giật mình vì bộ tộc Hồ có tục lệ là khi nhà vua chết, các vị phi tần nào muốn trung trinh với vua thì có thể xin được chết theo. Nếu như Chiêu Quân yêu cầu thì Nhược Đát không thể từ chối. Vị Thiền vu Hung Nô suy nghĩ 1 lát rồi bằng lòng nghe theo các vị đại thần. Ngày hôm sau, sai thái giám nội cung đến ngỏ lời với Chiêu Quân. Đối với người Hung Nô đây là chuyện thường tình, và Chiêu Quân cũng đã nghe nói sơ qua về hủ tục này, nhưng khi nghe lời cầu hôn vẫn không sao khỏi kinh hoàng bởi vì theo phong tục Hán tộc thì việc con lấy vợ cha là loạn luân, không ai có thể chấp nhận được. Nỗi đau thương xa quê hương vừa phôi pha, nỗi buồn buồn phiền mất chồng chưa nguôi hẳn, nay lại đến tình cảnh trái ngang khiến cho mỹ nhân tan nát cả tâm hồn, hầu như chẳng còn muốn sống nữa, bỏ cả cơm nước gần tháng trời, ước mong được trở về cố quốc càng cháy bỏng trong lòng. Sau khi mãn tang, Chiêu Quân tâu với Nhược Đát: "Thần thiếp đã qua thời xuân sắc, phận má hồng tiều tụy đã biết bao năm nay thì sao còn xứng đáng với lòng mến mộ của Đại vương nữa. Trong khi ấy trong hậu cung có biết bao phi tần cung nữ trẻ tuổi tài sắc, há chẳng đáng cho Đại vương chọn lựa hay sao? Thần thiếp xin Đại vương ban ân cho được trở về cố quốc an dưỡng, được như vậy thì suốt đời không dám quên ơn".

Chẳng ngờ Nhược Đát đã có tình sâu nghĩa nặng với Chiêu Quân từ lâu, nhiều lần nghe nàng năn nỉ nhưng Nhược Đát vẫn giữ nguyên ý định của mình. Các triều thần chủ trương chiến tranh sợ rằng để lâu ngày Nhược Đát sẽ mềm lòng, cho Chiêu Quân về nước thì chẳng còn lý do nào gây hấn với Hán triều nữa. Họ thi nhau vào cung thúc giục, Nhược Đát không làm sao được, đành phải ấn định ngày thành hôn. Chiêu Quân như chết cả cõi lòng, đã có lần toan tính việc tự vẫn, nhưng suy nghĩ: "Ta sang đất Hồ chẳng phải vì tình riêng, mà là hy sinh cho tổ quốc. Nếu nay tự tìm cái chết, biết đầu triều thần Hung Nô dựa vào lý do đó để trách cứ Hán triều, tiến hành xâm phạm biên giới thì bao công lao của ta từ trước đến nay mang đổ sông đổ biển hết sao?"

Nàng nén đau thương, tâu với Nhược Đát: "Theo tập quán của người Hán, thì khi chồng chết, con gái có thể trở về với cha mẹ. Vì vậy xin Đại vương cho thần thiếp viết thư hỏi ý kiến phụ mẫu. Tùy theo người định đoạt xem sao thì sẽ nghe theo, không dám trái lời".

Vốn kính trọng Chiêu Quân, Nhược Đát tuy không bằng lòng việc này nhưng cuối cùng cũng vẫn chấp thuận. Chiêu Quân cả mừng, trong lòng hết sức mong mỏi triều thần nhà Hán sẽ có phương cách vẹn toàn giúp mình về nước. Nàng lập tức viết thư, sai người cấp tốc mang về cho Nguyên Đế, tâu rõ mọi việc. Tiếc rằng phận hồng nhan không sao tránh khỏi kiếp gian truân. Một lần nữa, Chiêu Quân lại lãnh nhận sự thật đau khổ sau những chấn động mạnh mẽ khi quyết định tình nguyện sang đất Hồ và nỗi cô đơn lo lắng khi Hô Hàn Gia qua đời. Thật ra Nguyên Đế cũng muốn cứu giúp Chiêu Quân, nhưng khi cùng triều thần bàn nghị, tất cả đều cho rằng việc Chiêu Quân ở lại quốc gia Hung Nô có lợi nhiều hơn là nghĩ đến nhi ữn thường tình. Bao nhiêu lợi ích do cuộc hôn nhân Hô – Hán sẽ mất hết nếu cứu cho Chiêu Quân về nước. biết đâu Nhược Đát quá tiếc rẻ Chiêu Quân mà phát động chiến tranh, thì lợi cho 1 người mà hại đến đại sự quốc gia. Các đại thần nhà Hán cũng vịn vào phong tục Hung Nô, cho rằng con gái đến nhà chồng tất phải nhập gia tùy tục, không thể vì tình riêng mà làm trái đi được. Cuối cùng Nguyên Đế phải nghe theo, buồn bã sai các quan viết thư phúc đáp, khuyên Chiêu Quân hãy vì sự giao hảo của 2 nước mà chấp nhận sự việc. Nhận được chiếu thư, Chiêu Quân như chết cả cõi lòng, đành nghiến răng chấp nhận cuộc hôn nhân ngoài ý muốn. Nhược Đát rất mừng, cho tiến hành lễ cưới hết sức long trọng theo nghi thức hoàng gia, đồng thời cũng hết lòng an ủi, khuyên nhủ nên lâu dần, Chiêu Quân cũng nguôi ngoai phần nào. Sau mấy năm mặn nồng, Chiêu Quân hạ sinh được 2 công chúa, càng làm cho Nhược Đát thêm yêu thương. Nhận thấy sự việc đã không thể sửa đổi được, Chiêu Quân nhân cơ hội ấy khuyên nhủ Thiền vu Nhược Đát theo chính sách hòa thân của cha. Kết quả biên giới Hán – Hồ được bình yên 60 năm. Đây là một sự kiện có một trong hai của Trung Quốc và cũng là giai thoại khiến các Nho sĩ nhà Hán xúc động, thể hiện bằng nhiều bài thơ cảm thán cho kiếp hồng nhan, như 2 bài thơ sau đây:

Mãn diện Hồ sa mãn mấn phong, My tiêu tàn đại kiểm tiêu hồng. Sầu khổ tân cần tiều tuỵ tận, Như kim khước tự hoạ đồ trung.

Nguyễn Tôn Nhan dịch:

Đầy mặt bụi Hồ tóc rối bay

Má hồng phai nhạt nét đôi mày

Sầu khổ xem ra đà hết mức

Còn chăng trong bức vẽ hôm nay.


Hán gia, Tần địa nguyệt

Lưu ảnh chiếu Minh Phi.

Nhất thướng Ngọc Quan đạo

Thiên nhai khứ bất qui.

Hán nguyệt hoàn tòng Đông Hải xuất

Minh Phi tây giá vô lai nhật.

Yên Chi trường hàn, tuyết tác hoa,

Nga my tiều tụy một Hồ sa

Sinh phạn hoàng kim uổng đồ họa,

Tử lưu thanh chủng sử nhân ta.


Nguyễn Tôn Nhan dịch:

Trăng Tần bên nhà Hán

Theo Minh Phi chiếu ngời

Một tra Ngọc Quan ấy

Đâu nẻo về góc trời

Trăng Hán vẫn mọc theo biển Đông

Gả về tây Minh Phi mịt mùng

Son phấn bay tung hoa dưới tuyết

Mày ngài tiều tụy bụi Hồ tung

Thiếu vàng tranh đổi uổng nhan sắc

Mồ xanh còn để mãi đau lòng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top