TRIỆU PHI YẾN - MỸ NHÂN LOẠN CUNG ĐÌNH (p4)
Thành Đế nói xong hậm hực lui vào hậu cung nghỉ ngơi, không để ý mình đã mệnh lệnh có quá đáng hay không. Thế nhưng 1 lời quân vương nói ra không thể sửa đổi, quan Đình úy cứ vậy truyền lại cho đình thần, do đó nhiều đại thần thấy sự việc vẫn còn có chỗ đáng nghi nhưng không dám phản bác lại. Kết quả, với tội danh sử dụng tà thuật định hãm hại hoàng đế, Hứa hoàng hậu bị truất phế, giam vào lãnh cung suốt đời; còn Hứa Yết thì xử trảm. Việc này làm chấn động cả hậu cung nhà Hán, còn 2 chị em họ Triệu hết sức đắc ý, tha hồ thao túng lộng quyền, chẳng kiêng chừa 1 ai. Riêng Thành Đế có vẻ buồn rầu, thỉnh thoảng cũng không đến với Phi Yến hay Hợp Đức mà lấy cớ bàn hỏi chính sự mà ngủ đêm ở cung tiệp dư họ Ban. Nguyên Ban tiệp dư là con gái của Hiệu úy Ban Huống, không những nhan sắc đoan trang mà từ thi văn thơ phú cho đến nghị luận về chính sự cũng đều có những quan điểm sâu sắc. Vì thế khi chưa kết nạp chị em họ Triệu, mỗi lần có việc nước khó khăn, Thành Đế rất hay đến bàn luận với nàng, Ban tiệp dư đưa ra những chính kiến giúp cho nhà vua giải quyết nhiều mâu thuẫn 1 cách thỏa đáng. Vì vậy Thành Đế không những rất yêu mến mà còn kính trọng Ban tiệp dư. Kể từ khi chị em họ Triệu vào cung, Thành Đế trễ nải triều chính nên cũng ít khi cần đến lời khuyên của Ban tiệp dư, dần dần lạnh nhạt không lui tới nữa. Chỉ đến khi Hứa hoàng hậu bị truất ngôi, trong lòng nặng trĩu nỗi lo lắng không người kế vị, Thành Đế mới nhớ tới Ban tiệp dư. Lúc nào truy quang chán chường thì liền tìm đến để tâm trí khoây khỏa. Đáng ra việc Thành Đế lui tới với Ban tiệp dư không có gì đáng kể, thế nhưng Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức lại nảy sinh đố kỵ bởi vì nghe bọn cung nữ xầm xì là Ban tiệp dư có ý tỏ ra khinh bỉ thân thế của cả 2 thuộc loại hạ tiện. ngay khi Phi Yến được thăng lên chiêu nghi, Ban tiệp dư cũng chỉ đến chào lấy lệ, không vồn vã nịnh bợ như những phi tần khác; sau này khi ngôi hoàng hậu bỏ trống, dù nhiều lần Phi Yến ỏn thót cầu xin nhưng Thành Đế nhất quyết không bằng lòng càng khiến chị em họ Triệu lo lắng. Một hôm, Phi Yến bàn với Hợp Đức: "Chị em ta như người cưỡi lên lưng cọp, nếu không đoạt được ngôi hoàng hậu thì vẫn còn nhiều nguy hiểm phải đối phó. Nay hoàng thượng lại có ý nghiêng về họ Ban thì càng đáng lo lắng hơn. theo em thì có phương cách nào để hoàng thượng sớm đưa ta lên ngôi hoàng hậu không?"
Hợp Đức cười nhạt đáp: "Hiện giờ trong cung chỉ có chị em chúng ta và Ban tiệp dư, nếu loại được Ban tiệp dư thì hậu cung hoàn toàn bỏ trống. Khi ấy không cần cầu xin tất hoàng thượng cũng phải tính đến chuyện ban phong cho đầy đủ danh phận"
Phi Yến gật đầu đồng ý băn khoăn hỏi: "Họ Ban thông minh khôn ngoan hơn Hứa hoàng hậu nhiều, từ trước đến nay không để sơ hở nào cho chúng ta lợi dụng. Phải chờ đến bao giờ mới loại bỏ được cái gai đó?"
Hợp Đức thản nhiên đáp: "Chị em chúng ta đã một lần hành động đã đưa Hứa hoàng hậu vào lãnh cung suốt đời, việc chấn động này ai cũng biết, tất nhiên Ban tiệp dư sẽ càng đề phòng kín đáo hơn, do vậy phải sử dụng đến đòn tâm lý làm cho Ban tiệp dư tự xử lý mình là hay nhất".
Phi Yến cả mừng, hỏi cặn kẽ kế sách, rồi sau đó lâu lâu lại cho cung nữ mang vật phẩm đến tặng cho Ban tiệp dư, đồng thời nói những lời bóng gió hăm dọa. Ban tiệp dư trí óc rất thâm tuệ, nghe những lời nói bâng quơ này hiểu ngay đó là sự cảnh cáo của chị em họ Triệu, thở dài nói với bọn cung nữ thân cận: "Đến Hứa hoàng hậu cũng không tránh khỏi độc thủ của bọn tiện nhân kia, thì ta thân thế cô độc làm sao thoát được, chi bằng nhìn cái gương của Hứa hoàng hậu mà tính trước hay hơn!"
Nàng nhân lúc Thành Đế đến thăm, tâu xin được ra Trường Tín cung hầu hạ Vương thái hậu, chấp nhận mai một tài hoa để bảo toàn mạng sống. Thành Đế thoạt đầu không ưng thuận nhưng Ban tiệp dư nài nỉ mãi cũng phải gật đầu. Từ đó hậu cung trở nên vắng vẻ, tha hồ cho chị em họ Triệu vẫy vùng. Được mấy năm sau, Phi Yến và Hợp Đức lấy cớ hậu cung thiếu người cai quản, hết năn nỉ ngọt ngào đến giả vờ giận dỗi lạnh nhạt, ra sức yêu cầu Thành Đế phải gia phong cho mình. Cuối cùng Thành Đế không làm sao được, đành phải thăng Phi Yến lên làm hoàng hậu, Hợp Đức lên làm chiêu nghi, 2 chị em nắm toàn bộ quyền thế trong cung. Tiếc thay trời già không bao giờ cho sự việc gì được vẹn toàn tròn trĩnh, dù Phi Yến và Hợp Đức không còn đối thủ nhưng cả chị lẫn em dùng biết bao loại thuốc quý giá mà vẫn không thể hoài thai, vì vậy địa vị vẫn không vững chắc như ý mong muốn. Trong khi ấy, Thành Đế đã đến tuổi tứ tuần, càng lo nghĩ nhiều hơn đến việc kế vị. Nhà vua rất ngán ngại Phi Yến và Hợp Đức, nhưng để đạt được kết quả, thỉnh thoảng vẫn tìm cách gần gũi với các phi tần khác, chấp nhận sự trách móc của 2 mỹ nhân mặt xinh đẹp mà lòng dạ ác độc. Cố gắng của Thành Đế rốt cuộc có kết quả, 1 cung nữ họ Tào may mắn chỉ 1 lần chung chăn gối đã hoài thai. Thành Đế nghe nội thị báo tin cả mừng, quên hết đề phòng, lập tức đặc phái mấy cung nữ có kinh nghiệm sinh sản đến chăm lo, trong lòng hồi hộp chờ ngày được thấy mặt hoàng nam. Hành động này khiến ai trong cung cũng biết và dĩ nhiên, khó thoát được tai mắt của Phi Yến và Hợp Đức. Hai người liền gặp nhau bàn luận, Phi Yến lo lắng nói: "Chúng ta đã đề phòng mọi mặt, mà không hiểu sao hoàng thượng vẫn đến cung họ Tào ban ân mưa móc được. Hay là lấy cớ hoàng thượng không rời chúng ta ngày nào, loan truyền tin tức bào thai đó không phải là tin rồng của hoàng thượng, sau đó nhân lúc mọi người bán tín bán nghi, chúng ta ghép tội cho họ Tào tư thông với người ngoài, xin với hoàng thượng giao cho Đình Qúy xét nghiệm. Khi ấy chúng ta có thể mua chuộc các quan phủ Đình Qúy, thì họ Tào khó mà thoát chết được!".
Hợp Đức sâu độc hơn, nghiến răng nói: "Qua việc phế truất Hứa hoàng hậu và Ban tiệp dư vĩnh viễn chôn thân nơi Trường Lạc cung, thì chúng ta cũng đã mang tiếng khá nhiều. Nếu nương tay thì sau này con của họ Tào lên ngôi thái tử thì chúng ta chẳng thể nào xoay chuyển tình thế được nữa. Chi bằng đã độc thì hạ thủ luôn cho xong!"
Phi Yến vốn không muốn làm chuyện tàn nhẫn thất đức đến như vậy, nhưng Hợp Đức thuyết phục mãi cũng phải tuân theo. Năm ấy quân Hung Nô đột ngột đánh phá biên cương rất dữ, Thành Đế nghe lời các đại thần phải tăng cường quân mã nên xuất cung tuần du mấy tỉnh phía đông, tra xét số tráng đinh sung vào quân đội. Nhân cơ hội ấy, Hợp Đức bàn với Phi Yến: "Hoàng thượng tuần du ít nhất cũng phải một tuần nửa tháng, bấy giờ chính là cơ hội tốt nhất để trừ diệt mầm mống họa hoạn".
Phi Yến ngần ngừ bàn lại: "Hiện giờ họ Tào hoài thai mới mấy tháng, nếu giết mẹ tất phải giết con, chi bằng chúng ta tạm thời nhẫn nhịn, chờ khi họ Tào sinh nở xong, tìm nguyên cớ khác giết chết mẹ, đứa con không nơi nương tự tất phải tuân phục chúng ta mà thôi. Như vậy không xúc phạm quá nặng đến hoàng thượng, mà bọn phi tần trong cung cũng có bài học đáng nhớ, nhất định không dám quyến rũ hoàng thượng nữa!"
Hợp Đức lắc đầu, cương quyết đáp: "Người ta thường nói đêm dài lắm mộng, để lại mầm mống thì có ích gì. Nhân từ chỉ thiệt vào thân mà thôi, chúng ta đã không có con nối dõi thì ngai vàng sau này có thể truyền cho một hoàng tử hoàng tôn nào đó cũng được, tùy quyền chúng ta lựa chọn. Nếu không ra tay ngay lúc này, hoàng thượng biết được tất có phương cách bảo vệ cho họ Tào, khi ấy hối hận thì đã muộn rồi!"
Phi Yến thở dài, chép miệng nói: "Thôi được, ta để tùy ý muội vậy!"
Hợp Đức liền tập hợp bọn cung nữ và nội thị dặn dò kế sách, bọn này nghe xong rùng mình sợ hãi nhưng không dám trái lệnh, bèn nhanh chóng sửa soạn thi hành. Khi ấy mỹ nhân họ Tào vì chưa có danh phận, nên ngoài 6 cung nữ do Thành Đế phái đến, hoàn toàn không có thị tỳ thân cận mà cũng chẳng có nội thị bảo vệ. Hợp Đức cầm đầu bọn nội thị xông thẳng vào phòng của mỹ nhân họ Tào, miệng quát lớn: "Mau tiếp thánh chỉ!"
Mỹ nhân họ Tào đang bụng mang dạ chửa, thấy Triệu chiêu nghi nổi tiếng hung dữ là Hợp Đức xuất hiện bất ngờ, thì thất kinh hồn vía. Tuy nhiên họ Tào biết Thành Đế đã tuần du nên không thể có thánh chỉ được, bạo gan cúi đầu làm lễ nhưng vẫn cương quyết cãi lại: "Được chiêu nghi đến cung là vạn phước cho kẻ hèn hạ này. Chẳng biết tại sao mà hoàng đế đã rời cung mà vẫn có thánh chỉ vậy?"
Hợp Đức cười gằn, giơ mảnh lụa vàng có thêu rồng ra trước mặt rồi nói: "Ngươi cả gan thật, dám chống lại thánh chỉ thì chỉ bấy nhiêu đã đủ tội chết rồi!"
Mỹ nhân họ Tào kinh hãi chống chế: "Tôi không làm gì nên tội, hoàng thượng lại đang tuần du nên việc chiêu nghi cầm thánh chỉ đến quả quái lạ, nên xin được hỏi rõ ràng vậy thôi"
Hợp Đức thấy giằng dai càng lâu càng có hại, vội đưa thánh chỉ giả lên đọc liên miệng, mặc cho mỹ nhân họ Tào có quỳ nhận mệnh hay không. Hợp Đức đã sai bọn nội thị viết 1 chiếu chỉ giả, trong đó ghép họ Tào vào tội tư thông với người ngoài cung mà có con, vì vậy được tự xử, tức là có thể thắt cổ hay uống thuốc độc cho toàn vẹn thân thể. Nàng dự định sau này Thành Đế có truy vấn, thì lấy cớ vì có xung đột, Tào thị tức uất nên tự tử chứ không do ai giết. Chẳng ngờ Tào thị đến lúc cận kề cái chết, cương dũng đứng thẳng người, nói lớn: "Ta tuy chưa có danh phận,nhưng dù sao cũng mang giọt máu rồng trong bụng, ngươi không thể vu cáo xâm phạm được. Vả lại từ trước đến nay, việc hạ thánh chỉ là do các quan hay nội thị thi hành, ta chưa từng nghe nữ nhân được phép truyền thánh chỉ bao giờ. Quả thật ngươi gian mà không ngoan, nếu thánh thượng biết được thì ngươi đừng hòng tránh khỏi trọng tội".
Hợp Đức nghiến răng, cười lạnh: "Hay lắm! Ngươi vừa có tội tư thông vừa kháng thánh chỉ, vừa nhục mạ bậc trên. Thánh thượng đã nhẹ tay ban cho ngươi tự xử, giao cho hoàng hậu định đoạt mọi việc. Ta thay mặt hoàng hậu cho ngươi được chết toàn thây tức là ân đức lắm rồi. Nếu không tuân mệnh thì đừng trách ta độc ác"
Mỹ nhân họ Tào nghe vậy, biết rằng Hợp Đức đã quyết ra tay, chẳng nghĩ gì đến vương pháp, vội lớn tiếng hô to cứu mạng. Tiếc thay lúc ấy chỉ có 6 cung nữ do Thành Đế sai đến, chân yếu tay mềm, toan dìu Tào thị chạy vào trong trốn tránh. Hợp Đức liền quát bọn nội thị: "Phạm nhân toan bỏ chạy, cứ theo vương pháp mà làm đi!"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top