BAO TỰ - NỤ CƯỜI LÀM MẤT GIANG SƠN (p4)

Bao Tự giả gắng gượng chùi nước mắt, nức nở nói úp mở: "Thần thiếp nào có bệnh gì đâu, chỉ không tiện nói ra cho bệ hạ biết mà thôi!".

U Vương nghe vậy, biết ngay có điều gì uẩn khúc, quay sang bọn thị tì hạch hỏi. Dĩ nhiên bọn này cứ sự thực mà tâu, nhân dịp ấy, Bao Tự lấy giọng oán hờn, sụt sùi than thở: "Tất cả đều do tiện thiếp không biết lễ nghi trong cung, dám tự tiện vào vườn Ngự Uyển. Nếu như tiện thiếp không kịp thời chạy trốn, thì có lẽ cả mẹ lẫn con không còn tính mệnh nữa. Tiện thiếp xin bệ hạ đừng trách thái tử vì không có gì sai. Nhưng xin bệ hạ tìm cách thu xếp cho tiện thiếp được sống yên lành, dù cơm xấu gạo hẩm cũng vui lòng".

U Vương nghe xong, nghiến răng gầm lên giận dữ, lớn tiếng quát mắng: "Thật là bất hiếu, dù nhỏ tuổi, nhưng ái khanh vẫn đứng vào hàng trưởng thượng của hắn. Tuy danh phận chưa định, nhưng vào Ngự Uyển thưởng ngoạn một chút có hại gì. Chắc chắn đứa con bất hiếu đã nhân cơ hội này trả thù riêng. Thật không xứng đáng làm thái tử của nước Chu!".

Mắng xong, U Vương lựa lời an ủi Bao Tự rồi truyền nội thị triệu các đại thần tới Quỳnh Đài thương nghị việc riêng. Tuy các đại thần hết lời can gián, nhưng đang lúc giận dữ, U Vương nhất định thẳng tay xuống chiếu, ghép Nghi Cửu vào tội ngang ngược, vô lễ với trưởng thượng, lấy phép công trả thù riêng, vô cớ toan hành hung người. Với những tội danh nặng nề như vậy, không những Nghi Cửu tạm thời bị đình chỉ danh phận thái tử, mà còn bị phát lạt đến nước Thân. Các quan Thái phó, Thiếu phó là thầy dạy của thái tử đều bị giáng chức về nhà làm thường dân. Sự trừng phạt của U Vương hết sức nghiêm khắc, vì vậy kể từ đó, không còn ai dám vô lễ với Bao Tự nữa. U Vương còn xuống 1 chiếu chỉ truyền cho Thân Hầu – là ngoại tổ của thái tử phải hết lòng dạy dỗ, bao giờ cảm thấy thái tử đã thành người xứng đáng thì mới được tâu báo về triều phục chức, bằng không sẽ làm người dân nước Thân vĩnh viễn. U Vương cũng ngại thái tử vào cung phân trần gây rắc rối, nên trong chiếu chỉ ấn định phải lên đường nội trong ngày, bao nhiêu tài sản trong phủ đệ đã có người tiếp quản sóc.

Biết phụ vương đã quá nghe lời yêu mị của Bao Tự, Nghi Cửu đành gạt nước mắt, uất hận ra đi, không có cả thời gian vào cung từ biệt mẹ là Thân hậu. Thân hậu vô cùng uất hận, nhưng thấy U Vương đang lúc giận dữ, phân trần cầu xin chỉ làm cho sự việc thêm nặng nề mà thôi, đành phải im lặng chờ cơ hội diệt trừ Bao Tự, và đưa con trai mình về nắm lại quyền hành. Cấm cung được bình yên cho đến ngày Bao Tự khai hoa nở nhụy, đặt tên là Bá Phục. U Vương càng thêm sủng ái Bao Tự, trong lòng ngầm đã có ý định truất ngôi Nghi Cửu, nhưng khi ấy Thân Hầu vẫn tâu báo là thái tử không phạm lỗi gì, ngày đêm ăn ăn hối lỗi. Vả chăng Bá Phục chưa trưởng thành, nếu vội vàng tất quần thần không phục. Vì vậy, dù Bao Tự hết lời cầu xin, U Vương vẫn chần chừ chưa thể quyết đoán. Hai tên nịnh thần là Oắt Công và Doãn Cầu thấy thời thế có thể đổi thay, lập tức ngả sang nịnh bợ Bao Tự, nhiều lần nói bóng nói gió sẽ giúp đỡ nếu Bao Tự muốn làm nên đại sự. Thoạt đầu Bao Tự không muốn nhờ tới 2 tên này, nhưng sau nhiều lần ỏn thót mà U Vương không đưa ra quyết định lập thái tử mới, nàng đành phải bí mật gọi Oắt Công và Doãn Cầu bàn đại sự.

Oắt Công cho rằng: "Nếu Nghi Cửu không phạm tội gì lớn, rất khó cho hoàng thượng phế trưởng lập thứ. Vì vậy, theo hạ thần thì nương nương nên nhẫn nhịn một thời gian, đừng nôn nóng quá mà hỏng việc".

Doãn Cầu gật đầu tán thành: "Oắt Công nói rất đúng, từ vài tháng nay, thần đã cho tay chân thân tín bí mật theo dõi mọi hành tung của hoàng hậu, chắc chắn bà ta không thể để cho con mất ngôi. Chỉ cần một chút sơ hở là chúng ta có thể ra tay. Khi đó nương nương đường đường chính chính là mẫu nghi thiên hạ, danh phận thái tử chẳng cần tranh giành cũng sẽ đến tay Bá Phục".

Bao Tự nghe vậy, thở dài nói: "Tất cả mọi chuyện ta trông cậy vào hai ngươi. Một khi đại sự thành công, hai ngươi sẽ được đền bù xứng đáng".

Trong khi ấy, Thân hậu không hề ngờ tới, ngày đêm thương nhớ xót xa, chỉ mong thấy lại mặt con. Các cung nữ hết sức an ủi nhưng Thân hậu không sao nguôi ngoai được. Thân thể tiều tụy, tinh thần sa sút càng làm cho U Vương chán ngán, suốt 6-7 năm trời không hề héo lánh tới Bắc cung. 1 cung nữ thân cận vốn thông minh nhất trong số người gần gũi Thân hậu, 1 hôm đành đánh bạo hiến kế: "Hiện tại hoàng thượng quá sủng ái tiện tì họ Bao, vì vậy nếu không có người cầu xin, thì tất hoàng thượng chẳng còn nhớ đến thái tử nữa. Nương nương ngày đêm than khóc chẳng ích gì, chi bằng bí mật gởi thư cho thái tử, kêu Người hạ mình dâng biểu tạ tội, may ra có thể chuyển đổi được tình thế. Để lâu Bao tiện tì đủ lông đủ cánh, thì muộn mất rồi".

Thân hậu suy nghĩ hồi lâu, nhận ra chỉ còn kế sách ấy là hay nhất trong tình thế hung hiểm này, gật đầu hỏi: "Ta và thái tử đều bị dòm ngó nghiêm ngặt, mỗi người lại ở 1 phương trời, thì làm sao sao mà liên lạc?"

Cung nữ kia liền tâu: "Tiện nữ có người mẹ họ Ôn tên Chu, cũng có chút danh tiếng về y thuật ở thôn làng. Nương nương chỉ cần giả như bệnh phụ nữ, không cho thái y xem mạch, mà mời mẹ tiện nữ vào cung. Nhân cơ hội ấy, nương nương bí mật nhờ bà gởi cho thái tử 1 lá thư. Như vậy chẳng có ai biết được!".

Thân hậu hết sức vui mừng, lập tức sai nội thị ra ngoại thành mời Ôn Chu. Cung nữ lại dặn dò: "Xin nương nương nhớ dặn thái tử dù thật tình là không có tội, nhưng cũng nên thống thiết cầu xin, đừng biện minh, thì mới mong hoàng thượng động tâm tha thứ".

Thân hậu gật đầu, rơi nước mắt, viết là mật thư, dặn dò Nghi Cửu làm theo kế sách. Vào hôm sau, Ôn Chu vào thăm mạch, Thân hậu lấy cớ đau đớn rên la, đuổi hết bọn cung nữ ra ngoài, rồi đưa lá thư cho bà ta cùng với 1 số vàng nhỏ làm lộ phí, thì thầm dặn nhỏ: "Đây là việc cực kì hệ trọng, số mạng của ta và thái tử đều nằm trong tay của ngươi. Ngươi qua nước Thân nhớ cẩn thận dọc đường, sau này ta không quên ơn ngươi đâu!"

Ôn thị sụp lạy, xin vâng theo lời, giả vờ viết mấy thang thuốc rồi theo nội thị ra khỏi cung. Chẳng ngờ tai mắt của bọn Doãn Cầu và Oắt Công có mặt ở khắp nơi, chúng thấy Thân hậu đuổi hết cung nữ ra ngoài, thì liền nảy sinh nghi ngờ, vội cấp báo cho 2 tên nịnh thần hay biết. Doãn Cầu cùng Oắt Công lập tức đến Quỳnh Đài cùng Bao Tự bàn soạn. bao Tự lo lắng nói: "Chưa có chứng cứ xác thực mà tự tiện bắt giữ người của hoàng hậu thì tội rất nặng. Nếu Thân hậu nhân chuyện này phản công lại thì thật nguy cho chúng ta. Các ngươi có thể chờ cơ hội khác được không?".

Oắt Công cười thâm hiểm nói: "Theo tôi thì có chứng cứ hay không cũng đều nên bắt giữ mụ họ Ôn. Có chứng cứ càng tốt, mà không thì ta ngụy tạo ra, cũng đều có tác dụng như nhau mà thôi!".

Doãn Cầu cả cười, khen Oắt Công là người lắm mưu nhiều kế, mau chóng sai bọn thị vệ thân tín chận đường bắt Ôn Chu. K.hi ấy Ôn Chu chưa ra khỏi cung, thấy bọn thị vệ gươm giáo sáng quắc xông đến bắt giữ thì hồn vía lên mây, riu ríu để mặc bọn chúng bắt đến Quỳnh Đài cho Oắt Công và Doãn Cầu tra hỏi, Bao Tự thì lánh mặt sau bức mành để tránh tiếng. Thật sự thì Oắt Công cũng chưa biết phải tiến hành tra hỏi ra sao, nhưng con người nham hiểm của hắn ứng phó rất nhanh nhạy vừa thấy mặt Ôn Chu đã quát lớn phủ đầu: "Qùy xuống mau! Ngươi làm tay sai cho ai?"

Ôn thị như người mất hết hồn vía, lảo đảo quỳ sụp xuống, lắp bắp nói không ra lời. Chỉ cần nhìn thái độ của Ôn thị, Oắt Công đã nhận ra chín phần mười là có việc khuất mắc, trong lòng tự nghĩ: "Ta chỉ sợ không tìm ra chứng cứ thì mất đời. Nay mụ già tỏ vẻ run sợ tất trong người phải có vật gì riêng tư của Thân hậu, nếu thu thập được thì chuyển nguy thành an ngay".

Oắt Công không chần chừ nữa, truyền tì nữ đè Ôn Chu ra ngay định lục soát. Vì là người dân dã, không có kinh nghiệm làm những việc lén lút, lại thấy gươm đao sáng ngời, Ôn Chu không dám giấu giếm, lập cập phân bua: "Xin đại quan tha chết cho, thật tình lão chỉ giúp hoàng hậu đưa lá thư tới nước Thân, nghe đâu là cho Thái tử. Lão cho rằng mẹ gởi thư cho con thì đâu có tội gì nên vô tình nhận lời. Xin đại quan xem xét khoan dung cho"

Oắt Công cười gằng: "Lão già thật bẻm mép. Mẹ viết thư cho con tất nhiên là không có tội, thế nhưng ngươi có biết tại sao thái tử lại phải đến nước Thân không?".

Ôn Chu ngơ ngác đáp: "Tiện dân thật không biết!".

Oắt Công cười ruồi: "Vậy là có tội rồi đó! Không biết mà dám tư thông, thì có khác gì đồng lõa. Còn không mau đưa lá thư cho ta hay sao?".

Ôn Chu tái mét mặt mày, run run lấy trong yếm ra lá thư của Thân hậu, 2 tay dâng lên, kêu oan luôn miệng. Oắt Công cả mừng, lập tức xé bỏ niêm phong, cũng Doãn Cầu chụm đầu vào đọc. 2 tên tỏ vẻ thất vọng vô cùng bởi vì lá thư hoàn toàn không có câu nào đề cập đến việc phản loạn hay bất kính với U Vương, chỉ là những lời Thân hậu tha thiết dặn dò thái tử thành tâm hối lỗi cũng phụ hoàng mà thôi. Nếu đem lá thư này ra trình báo thì có khi còn khiến U Vương cảm động vì sự hiếu thảo của Nghi Cửu nữa là khác. Bây giờ lại còn thêm tội bắt người không có chứng cứ, vừa phạm vào vương pháp vừa vô lễ với Thân hậu, không có cách giải quyết ổn thỏa thì tai họa khó mà lường được. Bao Tự ở sau bức mành, thấy cả Doãn Cầu và Oắt Công nhìn nhau bối rối, im lặng rất lâu thì đoán ra được phần nào nguyên nhân, nói vọng ra: "Bất độc bất trượng phu. Chẳng lẽ ngươi không biết điều đó hay sao. Các ngươi là người mưu trí, chẳng lẽ một chuyện nhỏ này mà đành bó tay, không nghĩ ra cách giải quyết sao?".


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top