Chưa đặt tiêu đề 4
Chương 4: CƯỠI NGỰA CÙNG PHI NGỰA
Buổi sáng ngày thứ 2, ánh ban mai từ cửa sổ phía trên chiếu xuống, Cao Nhiễm bị ánh mặt trời đánh thức, dụi dụi mắt, thật sự quá mức chói mắt.
Cô băn khoăn không biết có nên đặt một chiếc dù che nắng ở đầu giường tối nay hay không.
Do có chút đói bụng, vừa rửa mặt xong,
đi ra ngoài thì đã thấy A Âm đang ngồi xổm bên ngoài lều phơi chăn nỉ.
"Có gì để ăn không?" Cô hỏi.
A Âm dừng công việc, nhỏ giọng trả lời: "Thực xin lỗi, em tưởng buổi sáng các chị sẽ không ăn."
Vừa trả lời xong, lập tức cúi đầu,lẩm bẩm một mình : "Tối hôm qua trời đổ mưa, phải nhanh chóng đem mấy cái cái chăn này lật lại, bây giờ đang rất bận rộn."
Quý Tang Tang ngái ngủ theo sau ra khỏi lều, ngáp ngắn ngáp dài tiến đến bên cạnh Cao Nhiễm, dụi dụi đầu mình vào vai cô, như mọi khi nhõng nhẽo làm nũng..
"Nhiễm Nhiễm, chúng ta ăn gì đây a~~~~~~? Tui đói quá. Lâu quá không múa, cơ thể ê ẩm hết cả rồi~~~, người ta đau tới mức k nhấc nổi cánh tay luôn nà~~~~~"
Cô ấy vừa nói, vừa quơ quơ cánh tay phải lên không trung vài lần, xương cốt kêu rắc rắc.
Cao Nhiễm mím môi, kéo Quý Tang Tang định quay vào lều nấu cơm tự sôi ăn, thì bất ngờ thấy Ba đồ vén màn nỉ gọi hai cô vào.
Lều bên này rộng và đẹp hơn nhiều so với căn lều họ đang ở. Có mười hai cái quạt Haha bọc lưới sắt, tủ chén nằm ở phía đông, bức tường phía tây thì treo đầy c.u.n.g tên và sú.ng săn, có một bộ da bạch hổ nguyên vẹn trắng tinh được trải trên chiếc giường gỗ.
Người đàn ông đang ngồi trước bàn cuối mặt uống trà sữa. So với lần đầu gặp gỡ khi đang bán khỏa thân ngày hôm qua, thì hôm nay phần trên của anh ta đã nhiều hơn một cái áo ngắn tay. Mái tóc đen lòa xòa che đi vầng trán sáng, mũi cao môi mỏng, cằm góc cạnh láng mịn.
Lúc này đột nhiên nhận ra, đàn ông đã từng thấy ở thành thị với đàn ông mạnh mẽ khí chất ở đây không có gì khác biệt. Cái vượt trội hơn đó là dáng người quá tốt, trang phục dù có dày thô cũng không che được dáng người "tam giác ngược" hoàn mỹ, bờ vai rộng, eo thon, cánh tay cơ bắp rắn chắc mạnh mẽ.
Ba Đồ đưa bọn họ cây thịt ngâm trong trà sữa, hỏi hôm nay muốn lái xe đi chơi hay ở lại đây cưỡi ngựa trên thảo nguyên.
Cậu nói, so với việc trả 400 tệ để cưỡi những chú ngựa già chạy vòng vòng trong khu thắng cảnh, thì những chú ngựa ở đây có thể khiến họ trải nghiệm cảm giác thích thú khi phi nước đại trên thảo nguyên Nội Mông Cổ.
Quý Tang Tang xé một góc bánh, nhúng vào sữa ăn, mặt mày hí hửng, nói muốn ở lại đây cưỡi ngựa.
Ăn sáng xong trở về lều nghỉ ngơi một lát, mãi đến giữa trưa Cao Nhiễm cầm thiết bị bay không người lái đi ra, đợi lúc nữa cưỡi ngựa sẽ chụp ảnh trên không.
Lúc cô đang sử dụng thiết bị bay không người lái để nghiên cứu đường bay, chợt nghe thấy tiếng ai đó nói chuyện đằng sau lều.
Sau một hồi nói tiếng Mông Cổ dồn dập gấp gáp, chỉ nghe thấy Ba Đồ bất lực dùng tiếng phổ thông nói : "Nếu Anh Tề không đồng ý, anh sẽ không dám để các cô ấy vào ở. Em trách anh làm cái gì."
Buổi chiều nắng không quá gay gắt , Ba Đồ dắt các cô đi cưỡi ngựa.
Ở đây ngoài Tề Dịch ra, còn có một người đàn ông râu ria rậm rạp, chăm sóc và huấn luyện ngựa. Ông ấy là một người gốc Mông Cổ chính hiệu, vai rộng eo tròn, to khỏe như trâu.
Ba Đồ nói có thể gọi ông ấy là chú Cách Căn , và vợ ông ấy- cô Cách Căn, cũng ở đây để giúp đỡ. Có điều cách đây hai ngày, cô ấy đã đến đền Cam Châu Nhĩ*(Kangyur) để tế bái Trát Mộc Tô Luân và đọc kinh, ngày mốt mới trở lại.
—————-————♥️—-—————-——
Tham khảo từ phatgiao.org.vn
*Cam-châu-nhĩ/Ðan-châu-nhĩ có nghĩa là:
甘珠爾丹珠爾; T: kangyur/tengyur [bK'-'gyur/ bsTan-'gyur];
Tên của Ðại tạng tại Tây Tạng, bao gồm toàn bộ kinh điển của Phật giáo tại đây. Ðại tạng này bao gồm hơn 300 bộ kinh, được dịch từ văn hệ Phạn ngữ (sanskrit). Cam-châu-nhĩ là Kinh tạng với những lời giáo hoá của Phật Thích-ca, gồm 92 bộ với 1055 bài; Ðan-châu-nhĩ bao gồm các bộ luận của các Ðại sư Ấn Ðộ, có thể gọi là Luận tạng, gồm 224 bộ với 3626 bài.
Kinh luận Phật giáo phát xuất từ Ấn Ðộ ngày nay hầu như chỉ còn trong dạng chữ Hán và Tây Tạng. Trong thời kì đầu của Phật giáo Tây Tạng, nhiều kinh sách được phiên dịch nhưng sau đó vì mất bản gốc chữ Phạn nên các bản dịch đó không được chính thức thừa nhận. Ðến khoảng thế kỉ thứ 11, người ta mới xét lại các bản dịch và cho vào thư mục Ðan-châu-nhĩ/Cam-châu-nhĩ.
Cam-châu-nhĩ được chia làm sáu phần: 1. Mật bộ (Tan-tra); 2. Bát-nhã ba-la-mật bộ (s: prajñāpāra-mitā); 3. Bảo tích bộ (s: ratnakūṭa); 4. Hoa nghiêm bộ (s: buddhāvataṃsaka); 5. Kinh bộ (s: sūtra, giáo pháp Ðại thừa, Tiểu thừa) và 6. Luật bộ (s: vi-naya).
Ðan-châu-nhĩ được chia làm 3 phần: 1. Tán tụng (s: stotra); 2. Tan-tra; 3. Kinh luận. Các tập luận về kinh chứa đựng các tác phẩm Bát-nhã, Trung quán, Duy thức học cũng như A-tì-đạt-ma, và còn có thêm những luận giải về Nhân minh học (lí luận lo-gic), thơ văn, y khoa và ngữ pháp. Văn học Tây Tạng cũng dựa vào các bản dịch mà dần dần phát triển một cách toàn diện.
—————-————♥️—-—————-——
Chú Cách Căn giúp họ chọn ngựa ngay tại chuồng, lựa cho mỗi người một chú ngựa sáu tuổi để cưỡi đi dạo.
Ngựa ở thảo nguyên được chia thành ngựa cưỡi cùng ngựa phi. Ngựa cưỡi thường có bước đi vững trãi, tư thế uyển chuyển, thích hợp cho các cô gái và khách du lịch cưỡi đi dạo.
"Tôi muốn phi ngựa." Cao nhiễm ở nước ngoài đã có kỹ thuật cưỡi ngựa rất giỏi.
Cô chỉ vào một con ngựa mà cả lông lẫn lông mi đều là màu trắng , rồi hỏi: "Chú ngựa kia được chứ?"
Chú Cách Căn liếc mắt nhìn con ngựa cô đã chọn, đưa tay lấy điếu thuốc đang hút xuống, khói thuốc tròn dày đặc bay ra từ mũi, lắc đầu, xua tay với cô.
Cao Nhiễm đang thất vọng, thì cảm thấy có một luồng gió mát từ bóng đen đột nhiên vụt qua người.
Người đàn ông dắt con ngựa trắng ra khỏi chuồng, rồi dùng tiếng Mông Cổ nói chuyện vuốt ve trán nó. Sau đó đi đến trước mặt Cao nhiễm, hạ mắt xuống, trao dây cương cho cô.
Cao Nhiễm cao 1,72 mét, nhưng lúc này đối mặt với anh ta, lại mơ hồ có cảm giác hơi bức bách..
Cô nói cảm ơn, lúc nhận lấy dây cương, đầu ngón tay vô tình chạm vào lòng bàn tay của người đàn ông, phát hiện ra chỗ đó nóng bỏng vô cùng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top