Đại Hồi "Star Anise"
Công dụng: ngăn ngừa cảm cúm
Đại hồi là gì ?
- Đại hồi hay đại hồi hương hoặc bát giác hồi hương hoặc đơn giản chỉ là cây hồi hay tai vị hoặc hoa hồi, danh pháp khoa học Illicium verum, là một loài cây có mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi, thu được từ vỏ quả hình sao của Illicium verum, một loại cây xanh quanh năm có nguồn gốc ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Các quả hình sao được thu hoạch ngay trước khi chín. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Trung Hoa và ở mức độ ít hơn ở vùng Đông Nam Á và Indonesia . Đại hồi là một thành phần của ngũ vị hương truyền thống trong cách nấu ăn của người Trung Quốc. Nó cũng là một thành phần được sử dụng trong nấu trong nước dùng cho món Phở của người Việt Nam.
CÔNG DỤNG và TÍNH CHẤT CỦA ĐẠI HỒI
Kháng virus
Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa chứng đầy hơi, nấc cụt và chóng mất nước, đại hồi còn có đặt tính tăng cường khả năng phục hồi cơ thể khi nhiễm virus. Đặt tính kháng virus của đại hồi thể hiện thông qua việc ngăn chặn cả hai loại virus: virus Herpes và virus cúm; do đó, đại hồi dược các công ty dược khai thác để sản xuất thuốc trị cúm.
Theo tài liệu cổ thì đại hồi có vị cay nhưng ngọt, tính ôn, có tác dụng đuổi hàn kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc thịt cá. Những người âm hư, hỏa vượng* không dùng được. Hiện nay, đại hồi thường được dùng làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp.
Trong tây y dùng hồi làm thuốc trung tiện*, giúp tiêu hóa, lợi sữa, làm dịu đau, dịu co bóp, được dùng trong đau dạ dày, đau ruột và những trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh. Ngoài ra, nó còn được dùng làm rượu mùi, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều và liều quá cao sẽ gây ngộ độc với hiện tượng say, run chân tay, sung huyết não và phổi; trạng thái này có khi dẫn tới co giật như động kinh.
Đại hồi cũng được sử dụng trong trà như là liệu pháp chữa đau bụng, và các hạt của nó đôi khi cũng được nhai sau bữa ăn để giúp tiêu hóa.
Ngoài ra người ta còn dùng đại hồi ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức.
Đại hồi cũng chứa hormone oestrogen thực vật giúp kích thích tuyết vú tiết sữa và tăng khí lực cho phụ nữ.
Đại hồi phơi khô
Đại hồi còn trên cây
Quả: ngâm làm thuốc xoa bóp ngoài da, trị bệnh nấm da và ghẻ. Là thành phần của thuốc ngâm chữa ho, thấp khớp, thuốc chữa đau tai.
Lá Hồi: dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp).
Tinh dầu Hồi: có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng.
Bài thuốc sử dụng Đại hồi
1.Hỗ trợ cải thiện tình trạng tụt huyết áp, trụy mạch, choáng váng.
Dùng Đại hồi, Gừng tươi, Gừng khô, Nhục quế, mỗi vị đều 4 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
2.Điều trị đau răng, viêm lợi, sưng đau nướu
Dùng Bát giác hồi hương, (màng mề gà) đốt tồn tính, mỗi vị đều 10 g, Phèn phi (dạng bột) 30 g. Tán cả 3 vị thuốc thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ, đậy kín, bảo quản để dùng dần.
Khi cần dùng, thoa bột vào chỗ răng sâu, viêm lợi, chảy máu.
3.Cải thiện tình trạng hôi miệng
Sử dụng hoa Hồi tươi, nhai nuốt. Mỗi ngày một lần, mỗi lần vài cánh.
4.Điều trị cổ trướng hoặc phù thũng mạn tính
Sử dụng Hồi hương 2 g và hạt Bìm bìm 8 g, tán thành bột mịn, trộn đều, chia thành 2 – 3 lần, dùng uống trong ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, liên tục trong 3 – 4 ngày.
5. Chữa thấp khớp
Dùng Đại hồi, phân lượng vừa đủ nấu hoặc hãm với nước sôi, dùng uống như trà.
6. Điều trị tình trạng đi ngoài không thuận tiện
Dùng Hồi hương 4 – 8 g sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
7. Cải thiện tình trạng đau lưng
Dùng Đại hồi (bỏ phần hạt) tẩm với nước muối, sao khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6 – 10 g uống với rượu nhạt.
Bên cạnh đó có thể dùng lá hơ nóng, chườm vào phần lưng đau để hỗ trợ cải thiện tình trạng.
8. Điều trị tình trạng ăn uống khó tiêu, thường hay nôn mửa, đau nhức cơ thể
Sử dụng Đại hồi 4 – 8 g sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày.
Hấp Thu Tối Đa Dưỡng Chất
Thêm vào món tráng miệng
Đại hồi thường được thêm vào các món ngọt. Gia vị này đặt biệt kết hợp rất tốt với quả vả.
Bạn có thể thêm một ít bột đại hồi vào cà phê hoặc ya-ua vani để tăng hương vị cho thức uống.
Chế biến món ăn với đại hồi
Thịt bò nướng bột hồi
Để làm món thịt bò nướng , bạn hãy thái lát mỏng thịt bò phi lê vừa ăn.
Rang thơm và giã nhuyễn hoa hồi. Ướp thịt với hoa hồi, nước tương, mật ong, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn và nước cốt dừa, khoảng 20 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
Xiên bò vào que rồi nướng vàng mặt. Rưới mỡ hành lên trên và dùng nóng với rau sống.
Cánh gà om
Với món cánh gà om thì tuyệt đối không thể quên hoa hồi. Cánh gà sau khi rửa sạch, dùng khăn thấm khô, sau đó dùng dao sắc khứa để cánh gà vừa đẹp vừa nhanh ngấm gia vị. Dùng chổi phết một lớp dầu ăn thật mỏng lên chảo, rồi cho cánh gà vào, rán sơ vàng đều hai mặt.
Gắp để riêng ra đĩa. Trải một lớp cọng hành lá lên chảo vừa rán cánh gà, xếp cánh gà lên trên. Lần lượt cho hoa hồi, gừng thái miếng, quế đập dập, ớt bột, đường, nước tương, hạt tiêu... và bắt đầu rim với lửa nhỏ đến khi nước sền sệt.
Bò kho
Đối với món bò kho truyền thống, đại hồi là một gia vị không thể thiếu giúp món ăn có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn.
Nguyên liệu chuẩn bị: Nạm bò, đại hồi, quế, ngũ vị hương, tỏi, sốt cà chua, sả, cà rốt.
Thái thịt bò vừa miếng và ướp bò với , muối, khoảng 15-30 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt bò. Cho dầu vào nồi và thả tỏi băm, sả, hoa hồi, quế vào đảo qua cho dậy mùi. Cà chua thái lát mỏng cho vào và xào qua cùng thịt bò đã ướp.
Cho nước vào hầm thịt bò với lửa nhỏ trong 1 tiếng. Khi thịt chuẩn bị mềm, cho cà rốt vào đun cùng. Nêm thêm muối (nước mắm) cho vừa khẩu vị. Thêm nước bột năng vào và khuấy đều cho sánh.
Tắt bếp và thưởng thức cùng rau thơm bao gồm: hành lá, rau mùi, rau ngổ,...
Lưu ý khi sử dụng Đại hồi
Khi dùng Đại hồi người dùng cần chú ý một số vấn đề bao gồm:
Không sử dụng dược liệu cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với Đại hồi.Không được lạm dụng, sử dụng đúng liều lượng và thời gian quy định. Dùng quá liều có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, sung huyết phổi và não, tay chân run, thậm chí là co giật và động kinh.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Phụ nữ cho con bú cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc thầy thuốc y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
Người hỏa vượng, âm hư, không được dùng.
Ngoài ra mọi người cần chú ý phân biệt đại hồi với một số vị thuốc khác cũng có tên Hồi. Bên cạnh đó, tránh sử dụng Đại hồi nhầm lẫn với quả Hồi có độc
Đại hồi là một loại gia vị, dược liệu được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
BẠN CÓ BIẾT
- Đại hồi còn là một dược liệu quý, được dùng làm hương liệu trong chế biến thực phẩm. Dược liệu. Đại hồi đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
---------------------------------------------------------------------------
Biểu hiện âm hư hỏa vượng*: bốc nóng lên đầu hay đau đầu, khó ngủ, miệng khô, mặt đỏ, mạch huyền. Theo y học cổ truyền, chứng âm hư hỏa vượng phần nhiều vốn âm hư, ăn uống không phù hợp, lạm dụng cay nóng, nguyên nhân liên quan hay tức giận khiến can hỏa bốc lên mà sinh bệnh. Bệnh này ăn uống phù hợp tốt hơn uống thuốc.
Trung tiện*: là hành động đẩy khí đường ruột ra ngoài.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top