Thanh Toan 2

Các phương thức thanh toán quốc tế

1. Phương thức chuyển tiền

• Khái niệm:

Phương thức chuyển tiền là việc một người( người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển 1 số tiền nhất định cho người khác( người hưởng lợi) ở 1 địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền

• Các bên tham gia giao dịch:

- Người chuyển tiền: người mua, người nhận cung cấp dịch vụ, con nợ, các nhà đầu tư

- Người hưởng lợi: người bán, người cung cấp dịch vụ, người được tiếp nhận đầu tư

- Ngân hàng:

+ Ngân hàng chuyển tiền: ở nước người chuyển tiền

+ Ngân hàng đại lý: ở nước người thụ hưởng

• Khi viết giấy uỷ nhiệm cho ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền, người chuyển tiền phải ghi rõ các điều kiện:

- Tên và địa chỉ người chuyển tiền

- Số tiền xin chuyển

- Tên và địa chỉ người nhận tiền

- Lý do chuyển tiền

• Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng:

- Điện báo

- Thư báo

• Phương thức này được áp dụng ít trong mua bán quốc tế vì:

- Khi chuyển 1 số tiền lớn phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia

- Hình thức này chứa đầy rủi ro cho người mua( vd: sau khi chuyển tiền, dịch vụ không đc cung cấp đầy đủ)

- Chỉ đc áp dụng khi 2 bên có lòng tin với nhau rất cao(ít đc sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, đc dùng trong nghiệp vụ trả tiền ứng trc, trả tiền hoa hồg...)

2. Phương thức nhờ thu

• Khái niệm:

Là phương thức mà người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ kí phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó

• 2 loại phương thức nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn: ít được sử dụng

- Nhờ thu kèm chứng từ:thương đc dùng trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Nội dung jấy nhờ thu kèm chứng từ bao gồm:

+ Tên, địa chỉ người nhờ thu

+ Tên, địa chỉ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu( NH chuyển chứng từ)

+ tên, địa chỉ người trả tiền

+ Tên, địa chỉ ngân hàng thu tiền( NH phục vụ nhà nhập khẩu)

+ Ngày, tháng, năm nhờ thu

+ Số tiền, loại tiền nhờ thu ghi trên hối phiếu

+ Điều kiện trả tiền: trả ngay hay trả sau

+ Những loại chứng từ kèm

+ Ngày và nơi gửi hàng, tên hàng hoá

+ Yêu cầu cụ thể về việc thu tiền và các chỉ tiêu cụ thể cho NH

3. Phương thức ghi sổ

• Khái niệm:

Là phương thức theo đó người bán mở 1 tài khoản hoặc mở 1 quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành dịch vụ và đến từng thời hạn định kì, người mua sẽ trả tiền cho người bán

• Đặc điểm:

- Không có sự tham gia của ngân hàng

- Chỉ có 2 bên tham gia: + Người mua

+ Người bán

- Đây là 1 phương thức chứa đầy rủi ro, thường được áp dụng trong giao dịch nội địa, hiếm khi đc áp dụng trong quốc tế

- Ngay cả trong giao dịch nội địa, chỉ đc áp dụng khi 2 bên có sụ tin cậy lẫn nhau, phương thức này thường có lợi cho người mua

4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

• Khái niệm:

Là cách thức mà theo đó 1 ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của 1 khách hàng( người mua, người nhận cung cấp dịch vụ) sẽ trả tiền, thanh toán 1 số tiền nhât định cho bên khác( người bán, cung cấp dịch vụ) khi người đó xuất trình cho ngân hàng 1 bộ chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng

• Đặc điểm:

- Là phương thức thanh toán phổ biến nhất

- Có ưu điểm nổi trội, bảo đảm được quyền lợi và an toàn cho cả người bán lẫn người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá

• Chủ thể:

- Người mua( ng yêu cầu mở thư tín dụng):

+ có nghĩa vụ phải mở 1 thư tín dụng cho người bán, thư tín dụng phải đảm bảo cho người bán thu đc tiền

+ Có nghĩa vụ trả 1 khoản thủ tục phí nhất định cho NH mở L/C

- Người bán( người thụ hưởng): có trách nhiệm giao hàng cho người mua

- Ngân hàng mở thư tín dụng(NG mở L/C): là ngân hàng phục vụ người mua( nhập khẩu). có nghĩa vụ trả tiền cho người bán

- Ngân hàng thông báo L/C: là NH phục vụ người bán( xuất khẩu), có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở

• Các bước:

(1) Hợp đồng mua bán được giao kết giữa người bán và người mua

(2) Bên mua yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng

(3) Ngân hàng mở thư tín dụng gửi cho ngân hàng thông báo

(4) Ngân hàng thông báo kiểm tra hình thức, thông báo cho người bán

(5) Người bán tiến hành chuyển giao hàng cho người mua

(6) Ngươì mua chuyển chứng từ cho người bán

(7) Người bán chuyển yêu cầu thanh toán và xuất trình bộ chứng từ

(8) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán cho người bán

(9) Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu người mua trả phí dịch vụ

• Các nội dung cơ bản của thư tín dụng( UCP 600):

- Số hiệu: gồm 5 nhóm

+ Nhóm 1: thị trường

+ Nhóm 2: Ngân hàng

+ Nhóm 3: Mã số nhân viên ngân hàng

+ Nhóm 4: năm ban hành

+ Nhóm 5:

- Địa điểm, ngày tháng mở thư tín dụng, loại thư tín dụng

- Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng

- Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng

- Số tiền trong thư tín dụng( bằng số, chữ và loại tiền)

- Ngày và nơi hết hạn hiệu lực thư tín dụng

- Thời hạn trả tiền, thời hạn xuất trình chứng từ

- Ngân hàng trả tiền

- Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến

- Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, qui cách, phẩm chất

- Cách giao hàng, vận tải

- Các điều kiện khác

- Ngân hàng mở thư tín dụng- cam kết và kí tên

• Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng mở L/C

- NH mở L/C theo yêu cầu của người mua có nghĩa vụ mở L/C

- Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C cũng như yêu cầu của người bán với L/C

- Kiểm tra chứng từ của người bán. Nếu thấy có nội dung mâu thuẫn nhau thì NH có quyền từ chối thanh toán

- NH sẽ đc miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng

- Được hưởng 1 khoản thủ tục phí mở L/C( từ 0,25-0,5% gtri L/C)

• Nhiệm vụ, quyền hạn của NH thông báo L/C

- Khi nhận đc thông báo L/C của NH mở L/C, NH này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C cho người bán dưới hình thức văn bản

- NH thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản thông báo từ NH mở L/C( k có nghĩa vụ phải jải thích hoặc dịch văn bản...)

- Khi nhận đc bộ chứng từ từ người bán, NH chuyển ngay bộ chứng từ tới NH mở L/C

• Các loại thư tín dụng:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang:

+ Là 1 L/C mà ngân hàng mở L/C và người mua có thể tuỳ ý sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trc cho người bán

+ TH hàng hóa đã giao mà NH mới thông báo lệnh huỷ bỏ thì lệnh này không còn giá trị nữa

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang:

+ Là L/C không thể tự ý sửa đổi hay huỷ bỏ trách nhiệm nếu không có sự thoả thuận của bên lên quan như NH thông báo, NH xác nhận, ng thụ hưởng

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang đc xác nhận:

+ Là loại L/C không thể huỷ ngang, đc một ngân hàng đảm bảo trả tiền L/C đó theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Trong mọi TH ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng nếu NH mở L/C không trả tiền đc

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang không đc truy đòi:

+ Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau kho đã trả tiền cho người thụ hưởng, NH mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền trong mọi TH

- Thư tín dụng tuần hoàn:

+ Là loại L/C mà sau khi đã đc sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực lại tự động có gía trị như cũ và trực tiếp sử dụng sau 1 time nhất định

+ Áp dụng khi bên mua bán có mặt hàng với khối lượng lớn, cung cấp hàng hoá thướng xuyên, nhiều kì với số lg đều đặn, ít thay đổi

- Thư tín dụng giáp lưng:

+ Là loại L/C mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm, là khi người xuất khẩu căn cứ vào L/C ng nhập khẩu đã mở, yêu cầu NH mở 1 l/C cho ngưòi khác hưởng

+ Thường áp dụng trong mua bán qua trung jan

- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng:

+ là loại L/c có thể chuyển nhượng từ người hưởng lợi ban đầu qua 1 hay nhiều ng khác

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: