thanh oi de 18 ne
ĐỀ 18:
Câu 1: Vai trò, vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị ? Yêu cầu của việc xây dựng Đảng trong đổi mới hệ thống chính trị ?
Vai trò, vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị
vai trò :Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Về vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị, quan hệ với dân và với Hiến pháp và pháp luật, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Xd Đ trong hệ thống ctrị:
Xđ Đ là đội tiên phong của giai cấp CN, đồng thời là đội tiên phong của NDLĐ và DTVN, đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, NDLĐ và của DT.
Phương thức lãnh đạo: lãnh đạo XH bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức ktra và bằng hành động gương mẫu của ĐV. Đ giới thiệu những ĐV ưu tú, có đủ năng lực, phẩm chất vào hoạt động trong các cq lãnh đạo CQ và đoàn thể. Đ ko làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống ctrị.
Vị trí, vai trò của Đ: Đ lãnh đạo hệ thống ctrị, đồng thời là 1 bộ phận của hệ thống ấy. Đ liên hệ mật thiết với ND, chịu sự giám sát của ND, hành động trong khuôn khổ HP và PL.
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Khắc phục 2 khuynh hướng: Đ bao biện, làm thay hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đ.
Luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống ctrị. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đ đối với hoạt động của hệ thống ctrị phải được đặt trong tổng thể nvụ đổi mới và chỉnh đốn Đ, tiến hành đồng bộ đối với đổi mới các mặt của công tác xd Đ, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống ctrị. Phải dựa trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hđ của Đ. Đây là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đ đối với hoạt động của hệ thống ctrị ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chunng, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.
Câu 2: Những vấn đề xã hội bức xúc được nêu ra trong Đại Hội X ? Thực trạng của vấn đề giải quyết lao động việc làm hiện nay
Các vấn đề xã hội của đại hội X gồm có 6 vấn đề: dân số,lao động,việc làm , phân hoá giàu nghèo ,tệ nạn xã hội,ô nhiễm môi trường ...và các vấn đề khác...
Những vấn đề xã hội bức xúc theo quan điểm đại hội 10 của Đảng:
- Việc xây dựng nếp sống văn hoá chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ. Quản lý nhà nước về văn hoá còn nhiều sơ hở, yếu kém. Đấu tranh ngăn ngừa văn hoá phẩm độc hại chưa được chú ý đầy đủ, còn nhiều yếu điểm, bất cập.
- Thành tựu xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước. Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa được tổ chức thực hiện tốt.
- Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Bệnh dịch HIV/AIDS tiếp tục gia tăng. Đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho phát triển y tế chưa đáp ứng yêu cầu và hiệu quả chưa cao. Quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y, dược tư nhân kém hiệu quả. Năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu; quản lý thị trường thuốc chữa bệnh có nhiều thiếu sót. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ y tế còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ y tế thiếu và yếu, cơ cấu bất hợp lý; những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp chậm được khắc phục.
- Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Cuộc đấu tranh chống các thói hư tật xấu thiếu các biện pháp đồng bộ và chưa tạo được chuyển biến rõ nét; tệ ma tuý, mại dâm còn diễn biến phức tạp.
- Tội phạm có tổ chức và tội phạm liên quan đến ma tuý có chiều hướng gia tăng.
Việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa tốt, thiếu đồng bộ, tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong xã hội rất kém, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục.
+ Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top