Thanh long Bình Thuận
Chương 2.THANH LONG BÌNH THUẬN – GÓC NHÌN TỔNG THỂ
2.1. Đặc điểm nổi bật Thanh Long Bình Thuận:
Khí hậu Bình Thuận khá khắc nghiệt, quanh năm hanh khô lại phải hứng gió mùa Tây Nam rồi gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào. Chắc hẳn không có địa phương nào có kiểu khí hậu như thế, ấy vậy mà nó đã góp phần làm nên tính đặc thù cho loài cây “hoang dã”. Từ kết tinh nguồn dinh dưỡng thiên nhiên và sinh lực dồi dào dưới ánh nắng của vùng biển nhiệt đới, trái Thanh Long Bình Thuận trở nên có vị đậm đà rất riêng. Với những ai sành ăn, có thể dễ dàng nhận biết vị của trái Thanh Long Bình Thuận không thể lẫn vào đâu so thanh long trồng ở Tiền Giang, Long An…
Ø Diện tích, sản lượng & năng suất:
Bình Thuận là có sản lượng, năng suất, diện tích và chất lượng vượt trội cả nước với DT khoảng 18.646 ha, chiếm khoảng 80% cả nướcvới gần 13.000ha thanh long ruột trắng và trên 30ha thanh long ruột đỏ. Sản lượng thu hoạch 330.000 tấn/năm, giá trị hàng hóa trên 2000 tỷ đồng.
Ø Nguồn nhân lực, kỹ thuật và cơ sở vật chất:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thanh long Bình Thuận đưa vào ứng dụng Qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch thanh long theo VietGAP. Qui trình này dựa trên cơ sở tổng hợp của AseanGAP, EurepGAP, GlobalGAP và Frechcare. Theo đó, giống cây thanh long được chọn trồng phải rõ nguồn gốc và được trồng ở những vùng có nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai phù hợp. Đặc biệt, vùng trồng thanh long phải cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện và vùng đất không bị nhiễm hóa học, như: kim loại nặng, có hàm lượng Nitrate; nhiễm sinh học, như: vi khuẩn Salmonella, E.Cli, Coliform… Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất trồng thanh long được lưu giữ tại các hợp tác xã, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình để có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu.
Nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận cũng biết chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để nâng tầm giá trị cho sản phẩm và mở rộng (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam). Ngòai ra, trên địa bàn còn có gần 160 ha thị trường tiềm năng. Toàn tỉnh đã có 3.500 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap và 2.500 thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) như: HTX Sản xuất thanh long Hàm Minh (31,7 ha), Trang tại Hoàng Hậu (80 ha), Trang trại Ngọc Hân (12 ha), Trang trại Duy Lan (11 ha), Công ty TNHH Bảo Thanh (11 ha), Trang trại Thanh Thanh (9 ha)…
Với những gì Thanh Long đem lại cho địa phương về cả giá trị kinh tế lẫn thương hiệu, thì loại trái cây này xứng đáng là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận. Do đó, tỉnh luôn quan tâm và tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất Thanh Long BT trái vụ cho người dân. Một mặt tăng cường chỉ đạo phát triển Thanh Longtheo hướng an toàn, mặt khác đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, địa phương còn dự báo thị trường, kịp thời định hướng các doanh nghiệp và hộ dân tham gia sản xuất thanh long đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn như: Điều chỉnh thời gian và diện tích chong đèn, không tập trung trên diện rộng để hạn chế sản lượng tăng đột biến, tránh “đụng hàng dội chợ”… Ngoài ra, UBND tỉnh còn ban hành quyết định, dự án xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp- HTX- nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào cuối tháng 7/2012.
Mặt hàng thanh long Việt Nam đã được Hoa kỳ khảo sát đánh giá từ năm 2005 cùng với cấp 106 mã số đơn vị sản xuất trên diện tích 1.200 ha vườn trồng và 10 mã số nhà đóng gói, trong đó tập trung ở địa bàn Bình Thuận.Trong đó, Bình Thuận có 5 cơ sở đạt tiêu chuẩn đóng gói thanh long vào Mỹ, có 2 công nghệ để xử lý trái thanh long đó là công nghệ xử lý bằng chiếu xạ và công nghệ xử lý bằng hơi nhiệt. Đối với thị trường Mỹ, họ yêu cầu trái thanh long xuất khẩu phải được xử lí với công nghệ chiếu xạ chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray. Trong khi đó ở các thị trường Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand…, yêu cầu của nhà nhập khẩu là không cần phải chiếu xạ mà chỉ xử lý bằng công nghệ hơi nhiệt. Công nghệ chiếu xạ hiện nay còn thiếu thốn. Có tới hàng chục doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long, nhưng cả nước mới chỉ có công ty Cổ phần chế biến thủy sản Sơn Sơn tự trang bị một dây chuyền chiếu xạ đặt tại TPHCM và nhà máy chiếu xạ của công ty cổ phần chiếu xạ An Phú-Bình Dương (API). Trong khi các doanh nghiệp khác đã không chủ động tự trang bị hoặc liên kết với nhau để trang bị dây chuyền kiểm tra vànhà máy xử lý bằng hơi nước nóng của công ty Yasaka đầu tư tạo ra việc độc quyền về giá cả.
Ø Các cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu:
Hiện nay trên địa bàn Bình Thuận có hơn 150 cơ sở thu mua thanh long, trong đó có gần 50 doanh nghiệp - cơ sở thu mua, sơ chế và đóng gói, khoảng 14 cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ đạt 26,4 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2009.Trong đó, xuất khẩu thanh long đạt cao nhất với 624,8 nghìn USD, tăng 170,9%. Những doanh nghiệp đóng góp vào thành quả đó là:
- Hợp tác xã thanh long Hàm Minh
- Công ty cổ phần Thủy hải sản Sơn Sơn
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả 1
- Công ty thanh long Rồng Đỏ
- Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu
- Công ty TNHH Văn Bình
- Công ty TNHH Bảo Thanh…
Ø Nhu cầu khách hàng:
Thanh long Bình Thuận hiện tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 15-20% và xuất khẩu khoảng 80-85%. Châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu, việc mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu tuy có nhiều dấu hiệu khả quan song vẫn còn khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn và rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, thanh long Bình Thuận được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm xuất chính ngạch trên dưới 30.000 tấn, đạt kim ngạch khoảng 20 triệu đô la Mỹ.
Dù diện tích luôn tăng nhanh, kéo theo sản lượng thanh long ngày một nhiều, trung bình 1 ha thu hoạch hơn 20 tấn nhưng qua khảo sát, khả năng tiêu thụ thanh long ở thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 20%. Đó là một trong những áp lực khiến thanh long Bình Thuận buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, không chỉ bằng đường chính ngạch mà còn qua con đường tiểu ngạch với Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ cuối 2008 sang 2009, thanh long sang thị trường Mỹ dè dặt ban đầu với 100 tấn/năm. Sang năm 2010 đã lên 856 tấn và 6 tháng đầu năm 2011 đạt 800 tấn với chiều hướng người dân Mỹ đã quan tâm đến loại trái cây này. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật tại Hội nghị sản xuất và tiêu thụ thanh long bền vững tổ chức cuối năm 2011 tại Phan Thiết, trong hơn 100 mã số đơn vị sản xuất, 10 mã số nhà đóng gói… mà Mỹ đã cấp thì phần lớn thuộc nhà vườn, doanh nghiệp ở Bình Thuận.
Ø Sức ép cạnh tranh:
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng cao của rất nhiều loại trái cây trong nước, cũng như của các quốc gia khác, thanh long Bình Thuận càng phải xác định vị trí của mình trên dĩa trái cây hằng ngày của người tiêu dùng khi không còn là loại trái cây “độc tôn” của cả nước cũng như trên thế giới, khi diện tích thanh long ở nhiều tỉnh như: Tiền Giang, Long An… ngày một gia tăng, thậm chí các nước Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ…
§ Mới đây, PGS-TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri), cho biết Trung Quốc đang có chính sách khuyến khích người dân phát triển trồng thanh long trên diện tích lớn. Cụ thể là ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc. Tìm hiểu sâu hơn vấn đề mới biết không phải bây giờ Trung Quốc mới trồng thanh long, họ đã trồng được vài năm ở đảo Hải Nam nhưng giờ mới bắt đầu phát triển rộng. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành xuất khẩu thanh long của Việt Nam những năm tới vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam (80%) về loại trái cây này.
§ Thanh long ruột trắng nội địa (bang Florida của Mỹ) là một đối thủ cạnh tranh lớn đối với thanh long Bình Thuận, nhất là khi Bộ Nông Nghiệp Mỹ luôn có những chính sách bảo hộ triệt để đối với sản phẩm trong nước.
§ Thái Lan đang dần chia sẻ thị trường với ta. Cụ thể là, sản lượng xuất khẩu không tăng mạnh như các năm trước đó nữa.
§ Các nước như Đài Loan, Singapore… cũng tiến hành trồng thử nghiệm giống thanh long bởi tiềm năng kinh tế của nó.
§ Với thị trường trong nước, dù đã và đang là ông trùm của ngành thanh long cả nước song đó cũng chẳng là một sự đảm bảo Bình Thuận mãi là “thủ phủ rồng xanh”. Những cái tên thanh long “Chợ Gạo” –Tiền Giang, thanh long Long An, Tây Ninh… bắt đầu nổi lên không chỉ về diện tích, sản lượng mà còn cả về thương hiệu và chất lượng. Những sản phẩm này không chỉ cạnh tranh thị trường trong nước mà còn cả thị trường xuất khẩu(Thanh Long ruột đỏ Tây Ninh đã được xuất 4 tấn sang Mỹ thành công gần đây).
Ø Giá cả - chi phí:
Giá cả cũng là yếu tố then chốt cho việc sản xuất thanh long. Được biết giá thanh long Bình Thuận được thu mua ở mức cao nhất cả nước bởi thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước cũng như chất lượng đạt đủ chuẩn xuất khẩu quốc tế. Thanh long đã “lọt” vào được những thị trường tuy rất “khó tính” nhưng nhu cầu cao và bán được giá đắt như Mỹ, Nhật, Nga, Canada, Anh… Theo nhiều nông dân trồng thanh long tại huyện này, trung bình 250 trăm trụ thanh long (tương đương 0,2ha) nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, cho trái tối đa, sau khi trừ các chi phí nông dân còn có lãi trên 50 triệu đồng/vụ.
Tuy nhiên, yếu tố chi phí đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trở nên đáng lo hơn khi giá thanh long xuất đi Mỹ mà doanh nghiệp ký với nhà vườn cũng chỉ ngang với giá bán các thị trường khác nhưng sản phẩm lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu. Con đường vận chuyển, bảo quản sản phẩm cũng khó khăn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt. Vượt nửa vòng trái đất bằng tàu biển, thời gian từ khi quả thanh long được thu hái, cho đến khi cập cảng vận tải phía Tây nước Mỹ, là cảng gần nhất, mất khoảng 17 ngày. Chưa kể thời gian phân phối qua các nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng, trong khi thời gian đảm bảo cho quả thanh long tươi chỉ dao động 40-45 ngày. Hai nhà máy chiếu là quá ít so với nhu cầu xuất khẩu ngày càng nhiều nên không thể tránh khỏi tình trạng giá cao, cung không đủ cầu. Được biết giá chiếu xạ hiện nay lên đến 3 USD/kg gấp đôi gấp ba lần giá thu mua tại vườn.
Nhiều năm nay, thanh long Bình Thuận đã khẳng định thương hiệu ở châu Á, châu Âu, thị trường Mêhicô của Bắc Mỹ. Tuy nhiên giá bán không cạnh tranh, chi phí đổ hết vào khâu phân phối, đẩy giá sản phẩm của nông dân xuống ngang với các thị trường Trung Quốc, Đài Loan khiến việc xuất sang thị trường Mỹ gặp khó khăn.
Trước sự tắt nghẽn do hạn chế về máy chiếu xạ tại thị trường trong nước, APHIS - Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ, đã phê chuẩn cho phép nhập khẩu các lô hàng thương mại đối với trái thanh long tươi từ Việt nam vào các cảng của Hoa kỳ bắt đầu từ 30/7/2008. Khi thông tin trên loan đi, các doanh nghiệp đều nhận định rằng, cánh cửa thị trường Hoa Kỳ đang nới rộng hơn, họ có thêm sự lựa chọn và bớt phụ thuộc vào các nhà máy chiếu xa trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải tính toán rất kỹ, trong đó có 2 phương thức lựa chọn: tại Việt Nam hoặc đưa hàng đi thẳng sang Hoa Kỳ đâu là tối ưu nhất. Sự hiểu biết mù mờ về địa điểm đặt các nhà máy chiếu xạ tại Mỹ và giá chiếu xạ cũng tạo nên những rủi ro đẩy chi phí vận chuyển lên cao (nếu vị trí đặt các nhà máy chiếu xạ quá xa với các siêu thị). Hoặc nếu hợp đồng không minh bạch, rất có thể tạo rủi ro cao cho các DN xuất khẩu…
Ø Thương hiệu:
Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho "Thanh long Bình Thuận." Nhãn hiệu được bảo hộ gồm các từ “Bình Thuận”, “Dragon Fruit” và hình quả thanh long.
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận là đơn vị được UBND tỉnh cho phép đứng đơn đăng ký và là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu này. Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký ngày 14/12/2009, sau 1 thời gian xem xét, USPTO đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận.”
Theo quy định của Luật Nhãn hiệu Mỹ, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm nếu chủ văn bằng bảo hộ tiến hành thủ tục gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực theo kỳ hạn 10 năm.
Hiện nay việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều. Việc bảo hộ nhãn hiệu cho Thanh long Bình Thuận tại Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần để thanh long Bình Thuận có chỗ đứng trên thị trường có nhiều tiềm năng này. Đồng thời để bảo vệ uy tín, danh tiếng của thanh long Bình Thuận, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Mỹ.
2.2. Điểm mạnh:
1. Là “thủ phủ” thanh long của cả nước. Sản lượng thanh long nước ta lại là lớn nhất so với các nước và đang chi phối thị trường xuất khẩu thế giới mặt hàng này.Chiếm thị phần lớn ở các thị trường các nước nhập khẩu thanh long.
2. Lực lượng lao động dồi dào, giá thành lao động thấp à tăng cạnh tranh khi xuất khẩu.Người lao động dễ dàng đổi mới, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật khi được hướng dẫn và giúp đỡ từ các cơ quan chức năng.Có kinh nghệm trồng trọt lâu năm.
3. Các doanh nghiệp Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm XK sản phẩm này.
4. Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, sản phẩm thanh long BT bắt đầu được chấp nhận và ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
5. Nhân giống và xuất khẩu thành công thanh long ruột đỏ, đặc biệt là thanh long trái mùa - đang là sản phẩm độc đáo và hút hàng tại thị trường Mỹ nói riêng, thị trường toàn cầu nói chung, do sự mới lạ của sản phẩm.Tiêu chuẩn VietGAP được công nhận. Tiếp cận được thị trường khó tính Mỹ, Nhật, EU...
6. Sản phẩm thanh long có giá thành cao tại một số thị trường, là sản phẩm xuất khẩu mang lại giá trị hàng đầu của Việt Nam.
2.3. Điểm yếu:
1. Việc phát triển bền vững thanh long Bình Thuận chưa thật sự rõ nét. Cơ sở vật chất chưa tương xứng với diện tích, sản lượng thanh long hiện có. Chất lượng sản phẩm thanh long sau thu hoạch, theo đánh giá là còn thấp và chưa đồng đều. Diện tích thanh long thời điểm này đã gần 19.000 ha (con số quy hoạch đến năm 2015 là 15.000 ha), vượt xa ngoài dự kiến. Diện tích thanh long luôn tăng vượt mức so với kế hoạch đề ra khiến cho công tác, hoạt động kiểm soát quản lý quy hoạch gặp nhiều bất cập.
2. Diện tích trồng đạt chuẩn tương đối thấp chiếm 1,2% diện tích trồng cả nước.Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đem lại rất nhiều lợi thế cho trái cây trong nước và xuất khẩu, nhưng thời gian gần đây nông dân Bình Thuận đồng lọat chối bỏ việc tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn trên. Lý do là người nông dân bỏ ra hàng chục triệu đồng nhưng kết quả thu được là giá trái cây bán ra thị trường vẫn không cao hơn giá trái cây thường là bao.
3. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long với người nông dân.Chưa có quy hoạch phát triển trái thanh long đồng bộ.
4. Chi phí vận chuyển, bảo quản, chiếu xạ cao với nhiều rủi ro.Chất lượng trái thanh long giảm khi thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu kéo dài và sau khi chiếu xa với nồng độ cao (400 gray).
5. Chưa chú trọng đến quảng bá hình ảnh, thương hiệu trái thanh long Bình Thuận.Khách hàng không thể phân biệt được sản phẩm, chính vì vậy mà thanh long BT bị đánh đồng cùng với những sản phẩm thanh long khác trong nước.Khi xuất khẩu sang các nước Âu Mỹđối tượng tiêu thụ phần lớn là người Mỹ gốc châu Á.
6. Xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch với Trung Quốc là chủ yếu. Có hơn 80% thanh long xuất khẩu chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, chỉ gần 20% là xuất khẩu chính ngạch.
7. Xuất hiện nhiều đối thủ, đặc biệt là từ Trung Quốc,sản phẩm nội địa Mỹ.
8. Là loại sản phẩm dễ thay thế bởi các rau củ thay thế như chuối, xoài…
9. Hệ thống phân phối của thanh long tại thị trường Mỹ chưa rộng. Chủ yếu là ở các siêu thị, chợ trời (flea market)…
10. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cũng như là cập nhật thông tin về biến động thị trường quốc tế hay những thay đổi trong chính sách, qui định mới đối với hàng nhập khẩu, tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
2.4. Cơ hội:
1. Nhà nước khuyến khích tuyên truyền, quảng bá thanh long Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm khách hàng mới cho mặt hàng thanh long. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện một số chủ trương chính sách hỗ trợ để nâng cao quyền lợi cho hộ trồng, nhà thu mua xuất khẩu thanh long. Có chính sách hỗ trợ thuế.
2. Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng và tiếp nhận với số lượng không hạn chế thanh long ruột đỏ. Thanh long bước đầu được người tiêu dùng Mỹ đón nhận, coi như là tấm giấy thông hành để thâm nhập vào các thị trường khó tính khác, đồng thời làm nhiệm vụ mở đường cho trái cây Việt Nam gia nhập thị trường rộng lớn này.
3. Xu hướng tiêu dùng của người dân Mỹ thay đổi – giảm sử dụng dần các loại rau quả đóng hộp, tăng cường dùng các loại rau quả, trái cây tươi.
4. Thiên nhiên, khí hậu Bình Thuận thuận lợi thích hợp trồng thanh long.
5. Nước Mỹ chưa trồng được giống thanh long ruột đỏ, cũng như thanh long trái mùa.
6. Mỹ nới rộng cửa, đặc quyền cho thanh long Việt Nam được chiếu xạ tại Mỹ.
2.5. Những thách thức:
1. Thiên tai, thiếu nước
2. Chính sách, rào cản hải quan.
3. Yêu cầu khắt khe và các rào cản kỹ thuật từ phía Mỹ và những khách hàng khó tính khác làm các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
4. Nguồn điện cung cấp để kích thích cho thanh long ra hoa trái vụ, bảo quản sản phẩm thiếu và không ổn định làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm thiệt hại cho người sản xuất.
5. Việt Nam hiện chỉ có 2 nhà máy chiếu xạ và 1 nhà máy xử lý bằng hơi nước nóng của công ty Yasaka đầu tư tạo ra việc độc quyền về giá cả.
6. Ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ làm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hạn chế kim ngạch xuất khẩu.
7. Những thay đổi về chính sách, qui định của nước nhập khẩu mà trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời tạo nên các trường hợp hàng dội chợ, ứ hàng, bán đổ bán tháo.
Chương 3. THANH LONG BÌNH THUẬN - TẦM NHÌN QUỐC TẾ
3.1. Chiến lược sản phẩm:
+ Nâng cao giá trị sản phẩm cốt lõi:
o Thanh long ruột trắng : Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, giá trị dinh dưỡng cung cấp cho con người là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sản phẩm cốt lõi không phải là vấn đề dễ thay đổi với từng sản phẩm. Giá trị dinh dưỡng mà thanh long cung cấp cho người tiêu dùng cần được các doanh nghiệp đào sâu, tìm hiểu và nghiên cứu để có hướng đi nhằm gia tăng thêm giá trị mà sản phẩm cung cấp.
o Phát triển dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cũng như những giá trị về sự mới lạ và khẳng định thêm về đẳng cấp cho người tiêu dùng.
o Đảm bảo chất lượng trái thanh long ổn định, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu đối với từng thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính nhất- Mỹ.
+ Phát triển sản phẩm thực sự theo chiều hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình chế biến, thu mua và xử lý sau thu hoạch, bao bì đóng gói hàng hóa.
Cụ thể như sau:
o Đầu tư nâng cao năng lực nội bộ của công ty bao gồm nhân lực và vật lực đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, vận chuyển.
o Đối với các doanh nghiệp tự sản xuất và cung ứng: bảo đảm thanh long được trồng theo tiêu chuẩn quy định của quốc tế, đặc biệt khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải tôn trọng nghiêm ngặt tiêu chuẩn đề ra, tìm kiếm và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật trong việc gieo trồng, xử lý đảm bảo thanh long không bị nhiễm bệnh và chất lượng cao, quả to, ngon, ngọt.
o Đối với các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu: trong ngắn hạn, lựa chọn đặt quan hệ thân thiết với những bạn hàng quen thuộc, tin tưởng đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt đã đặt ra. VD: doanh nghiệp cần xác định, chỉ thu mua trái thanh long bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không mua thanh long có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và có chất kích thích tăng trưởng quá mức, có những hình thức ưu đãi để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác do diện tích thanh long gieo trồng đạt tiêu chuẩn còn hạn chế, gây khó khăn cho vấn đề thu mua ; trong dài hạn, tìm kiếm nguồn vốn, mở rộng sản xuất để có thể chủ động nguồn cung đầu vào, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
o Chú trọng việc tổ chức sản xuất, đóng gói xuất khẩu theo tiêu chuẩn đặt ra bằng nhiều cách: tự thiết kế sản xuất bao bì đóng gói, nhưng phải đủ tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu đặt ra, hoặc liên hệ, làm đối tác lâu dài với các công ty đã được công nhận đạt chuẩn. Việc đóng gói bao bì cần đảm bảo sản phẩm không bị hư hao trong quá trình chuyên chở và phân phối.
+ Thực hiện chiến lược đa dạng dòng sản phẩm:
Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm, nhờ đó giúp doanh nghiệp phân bổ rủi ro tốt hơn. Vì thế, các doanh nghiệp VN nên có một chiến lược phát triển dòng sản phẩm, bắt tay vào công việc nghiên cứu những sản phẩm chế biến từ trái thanh long, cụ thể là bổ sung những sản phẩm mới như: kem dưỡng da, sữa tắm, rượu bổ… đặc biệt là mặt hàng trà từ hoa thanh long. Trà thanh long có mùi như mùi trái vải, vị ngọt nhẹ, mang tính an thần, được bán trong các siêu thị, nhà hàng.
3.2. Chiến lược giá:
3.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá
a. Yếu tố bên trong
o Mục tiêu marketing:
Do thanh long là sản phẩm mới xuất khẩu, các doanh nghiệp VN nói chung và Bình Thuận nói riêng nên thực hiện mục tiêu “dẫn đầu về chất lượng sản phẩm” để các mặt hàng thanh long có các chỉ tiêu về chất lượng tốt nhất.
o Chi phí:
Giá thành sản phẩm cao do các nguyên nhân sau :
- Chi phí lao động cao
- Giá điện cao
- Chi phí vận chuyển cao
- Giá chiếu xạ cao
- Chi phí bảo quản
b. Yếu tố bên ngoài:
o Tính chất cạnh tranh của thị trường: mặt hàng thanh long đang gặp phải sự cạnh tranh từ các cơ sở trồng thanh long tại chính các quốc gia nhập khẩu thanh long Việt Nam như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ, ...
o Nhu cầu thị trường:
- Thị trường thanh long tại các quốc gia đang nhập khẩu thanh long của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển.
- Thị trường quốc tế có yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu.
3.2.2. Chiến lược giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long
o Chiến lược giá cho thanh long ruột trắng: giá thanh long thâm nhập vào thị trường cao hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm. Việc định giá tạo ra lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp trước sức ép về chi phí. Tuy nhiên, giá thanh long Việt Nam không được cao hơn nhiều so với những sản phẩm cùng loại và chất lượng được nhập khẩu từ các quốc gia khác do sức ép về cạnh tranh. Việc giữ ổn định vị trí giá thanh long của doanh nghiệp được khuyến khích nhằm tạo uy tín niềm tin cho người tiêu dùng Mỹ. Doanh nghiệp nên tìm mọi cách để cắt giảm chi phí như kiến nghị với địa phương về vấn đề cung cấp năng lượng, kiến nghị nhà nước về việc cải cách thủ tục hải quan và thuế suất, tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước, đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây dựng quá trình chế biến, xử lý thanh long sau thu hoạch.
o Chiến lược giá cho các dòng sản phẩm: các dòng sản phẩm tạo ra từ thanh long Bình Thuận nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho các doanh nghiệp, cũng như khẳng định sự năng động, chớp thời cơ của doanh nghiệp. Các dòng sản phẩm này có ưu thế về sự mới lạ đối với người tiêu dùng. Để củng cố cho mặt hàng thanh long tươi của Việt Nam tại thị trường này, giá các dòng sản phẩm cũng phải cao ở mức độ phù hợp nhằm tạo thêm niềm tin về chất lượng cho sản phẩm.
o Bên cạnh những nỗ lực thực hiện chiến lược giá, các doanh nghiệp cần phải tiết giảm chi phí để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Thanh long và mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Doanh nghiệp xuất khẩu cần hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật cho nông dân để trồng ra được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (GAP) và để tăng được năng suất trồng trọt, làm giảm giá thành mua tại ruộng
- Xây dựng các nhà máy đóng gói, chiếu xạ gần khu vực sản xuất để giảm chi phí vận chuyển tới nhà máy đóng gói.
- Ký hợp đồng vận tải quanh năm với các hãng tàu để được hưởng những khoản ưu đãi giảm giá vận chuyển.
- Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Thuận và Nhà nước đầu tư thêm hệ thống máy chiếu xạ để giảm chi phí chiếu xạ, tránh tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào công ty Sơn Sơn như hiện nay, điều này có thể giúp giảm chi phí chiếu xạ hơn 50%.
3.3. Chiến lược phân phối:
3.3.1. Lựa chọn kênh phân phối:
Để lựa chọn được một kênh phân phối phù hợp phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn, đó là đặc điểm của thị trường, loại sản phẩm, mục tiêu cũng như năng lực của doanh nghiệp.Việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp cho Thanh Long cần chú ý những điểm sau:
o Trong ngắn hạn, hình thức xuất khẩu nên là xuất khẩu gián tiếp: bởi vì hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long nhỏ, còn hạn chế về nguồn lực nên chỉ có thể chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp, hình thức này có thể giúp doanh nghiệp có một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro, giúp giảm chi phí. Về dài hạn, các doanh nghiệp nên tích lũy nguồn lực để chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp, bởi hình thức này giúp nhà xuất khẩu có thể kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một cách chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có đủ năng lực, đủ nhân lực, đủ kinh nghiệm tìm hiểu thị trường và đối tác và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu.
o Thanh Long là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao mà lại không thuộc loại trái cây đắt giá, rất phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, phù hợp với thu nhập của đa số các tầng lớp trong xã hội nên thị trường rất phát triển, lượng khách hàng rất rộng lớn. Vì vậy kênh phân phối cần đảm bảo tiêu chuẩn rộng rãi. Vì vậy, khi chọn đối tác nhập khẩu Thanh Long, doanh nghiệp nên ưu tiên tìm kiếm, lựa chọn những đối tác có mạng lưới phân phối rộng lớn nhưng không phải trải qua nhiều trung gian để tiết kiệm chi phí.
o Thời gian để Thanh Long giữ được vị ngon, không bị hư hại là 40 ngày kể từ ngày thu hoạch (trong đó việc thực hiện chiếu xạ, đóng gói mất khoảng thời gian là 10 ngày, thời gian vận chuyển sang Mỹ là cần khoảng 20 ngày nếu vận chuyển bằng đường biển). Do đó cần phải lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ để đảm bảo Thanh Long phải giữ được vị ngon của nó. Vì vậy, khi xuất khẩu vào các thị trường khác thì có thể sử dụng hình thức vận chuyển bằng đường biển, nhưng khi vào thị trường Mỹ thì nên sử dụng hình thức vận chuyển bằng đường hàng không để giữ gìn được trái Thanh Long tươi ngon.
o Để đảm bảo thời gian vẫn còn vị ngon của Thanh Long, kênh phân phối cũng cần phải là “kênh ngắn” (nếu là vận chuyển theo đường biển), nếu là vận chuyển theo đường hàng không thì có thể chọn kênh phân phối dài hơn vì khi vận chuyển bằng đường hàng không thì thời gian vận chuyển không đến 2 ngày (khoảng 36h). Việc sử dụng kênh ngắn còn giúp giá bán sản phẩm không tăng quá cao, giúp tăng tính cạnh tranh của Thanh Long Việt Nam lại vừa tránh được phải trao tay Thanh Long nhiều lần, làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó và dễ dàng kiểm soát việc phân phối của doanh nghiệp nhập khẩu hơn.
Doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp nhập khẩu
Người trồng
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
3.3.2. Duy trì và phát triển kênh phân phối:
a. Đối với nhà nhập khẩu:
Trong việc thực hiện phân phối, các trung gian phân phối (nếu có) đóng vai trò rất quan trọng, họ ảnh hưởng rất lớn đến việc hỗ trợ nghiên cứu Marketing của công ty vì có sự gần gũi với thị trường, họ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp trong nước phải tranh thủ tạo được mối quan hệ phân phối chặt chẽ với các doanh nghiệp nhập khẩu, tìm cách phát triển và duy trì những mối quan hệ lâu dài với họ. Có nhiều cách để doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long của nước ta có thể duy trì và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài:
o Thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu thị trường nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc bảo quản trái Thanh Long thông qua các chuyến thăm hỏi, đàm phán, ký kết hợp đồng.
o Cùng chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp nhập khẩu khi thị trường có sự biến động như biến động của tỷ giá hối đoái, biến động về nhu cầu, ….
o Đồng thời định kỳ phải tiến hành đánh giá mức độ tiêu thụ sản phẩm của đối tác nhập khẩu để có phương án riêng đối với từng đối tác, có thể là duy trì phát triển hay lựa chọn, tìm kiếm đối tác khác.
b. Đối với người trồng trọt:
Người trồng trọt là người cung cấp nguồn hàng đầu vào cho doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có một hệ thống phân phối tốt ngoài việc tìm kiếm được đầu ra tốt thì phải giải quyết tốt nguồn đầu vào một cách kịp thời. Vì vậy, việc tạo dựng mối quan hệ tốt với người trồng Thanh Long cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm.
o Trở thành người bạn đáng tin cậy đối với người trồng trọt: doanh nghiệp có thể trở thành người cùng góp vốn để cùng người trồng hoặc tự mình tiến hành trồng trọt, chủ động nguồn cung. Khi thu mua Thanh Long thì không được ép giá đối với người trồng mà phải trên cơ sở hợp tác cùng có lợi.
o Hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng trọt để sao cho nâng cao được năng suất cũng như chất lượng của quả Thanh Long.
o Chia sẻ những rủi ro với người trồng, nhất là khi vào mùa vụ, doanh nghiệp không nên ép giá người trồng, gây nên tâm trạng bất mãn trong người dân.
3.4. Chiến lược xúc tiến
3.4.1. Quảng cáo:
Hiện nay, quảng cáo là phương tiện tryền thông hiệu quả nhất trong việc đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng mục tiêu, nhất là chương trình quảng cáo trên TVC. Vì thế, muốn xuất khẩu thanh long sang các nước khác thì hình thức quảng cáo trên TVC là hình thức nhanh và hiệu quả nhất.
vVề phương tiện quảng cáo, chúng ta có thể áp dụng những nhóm phương tiện chính sau đây:
o Nhóm các phương tiện quảng cáo in ấn: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên tạp chí, quảng cáo trên Catalogue, tờ rơi, lịch quảng cáo...
o Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời: Panô quảng cáo, biển quảng cáo điện tử, biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo...
o Nhóm các phương tiện quảng cáo di động: quảng cáo trên các phương tiện giao thông ,quảng cáo tên các vật liệu quảng cáo (chẳng hạn như áo phông, mũ mang biểu tượng và logo của doanh nghiệp xuất khẩu).
Trong giai đoạn đầu quảng cáo trên TVC thì chúng ta nên giới thiệu về những đặc trưng, lợi ích của thanh long, mục đích chính là thông tin giới thiệu về thanh long.
Giai đoạn tăng trưởng thì quảng cáo trên truyền hình để thuyết phục cũng như hình thành sự ưa thích đối với nhãn hiệu thanh long.
Còn ở giai đoạn chín muồi, vẫn tiến hành quảng cáo thực hiện mục đích nhắc nhở.
vHình thức quảng cáo:
o Các đoạn clip quảng cáo trên truyền hình.
o Ngoài ra, còn có thể tự quay và giới thiệu về hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp như một đoạn phóng sự. Với hình thức quảng cáo này, chúng ta không phải bỏ ra một khoản chi phí lớn như hình thức bảo trợ các chương trình truyền hình. Thêm vào đó, hình thức tự giới thiệu thường trông không giống như quảng cáo mà giống như bài phóng sự đưa tin do phóng viên của đài truyền hình biên tập do đó hiệu quả trong việc truyền thông tin có vẻ khách quan và dễ dàng được khách hàng tin tưởng và chấp nhận. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là không được phát nhiều lần như các phim quảng cáo khác.
vNhững thông tin quảng cáo về thanh long:
o Trái thanh long có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn vẻ đẹp làn da, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sắc đẹp của người phụ nữ.
o Thanh long là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ.
o Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long cũng rất cao so với các loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độc chất... làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da.
o Thành phần của thanh long hoàn toàn không chứa chất béo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.
o Mặc dù năng lượng thấp do nước và chất xơ chiếm tỉ lệ cao trong thành phần, trái thanh long lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Các loại vi chất dinh dưỡng này có vai trò trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, cân bằng hoạt động của cơ thể, làm giảm sự sản sinh và tác hại của một số chất oxy hóa, những tác nhân gây nên sự già nua của tế bào, sớm và dễ thấy nhấtlà tế bào da.
Ø Doanh nghiệp nên tập trung quảng cáo ở thị trường Nhật Bản và Mĩ là chủ yếu, vì đây là 2 nước có mức tiêu thụ thanh long khá lớn.
3.4.2. Hội chợ trái cây Việt Nam:
Hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam để tổ chức hội chợ trái cây Việt Nam nhằm mục tiêu quảng bá trái cây Việt Nam ra thế giới, tận dụng cơ hội này để đưa hình ảnh trái thanh long Việt Nam đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng quốc tế.
· Địa điểm: Hội chợ sẽ được tổ chức ở các nước là thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu như Mỹ, Hàn, Nhật, Trung Quốc, châu Âu.
· Khẩu hiệu: “Fresh and Truly fruit”.
· Nhóm khách hàng mục tiêu: Người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối, đại lýcác cấp, giới báo chí, công chúng…
· Chủ đề chính của hội chợ: trái cây Việt Nam, đặc biệt là thanh long Bình Thuận. Trái cây sẽ được trưng bày và quáng bá cũng như tạo niềm tin về chất lượng, dinh dưỡng v.v…. Trái cây sẽ cho dùng thử miễn phí cũng như có phần tham khảo cách bảo quản.
· Chất liệu quảng cáo: Phát tờ rơi, tuyên truyền, poster, panel và phương tiện truyền thông quốc tế.
· Nhân sự tại gian hàng hội chợ: vì là hội chợ quốc tế nên cần thiết có những người Việt ở tại nước đó thông hiểu về văn hóa sở tại cũng như thành thạo ngôn ngữ để có thể giao tiếp với các khách hàng cũng như các đối tác tiềm năng.
· Các hoạt động trước, trong và sau hội chợ:
+ Trước thời gian diễn ra hội chợ
- Phát tờ rơi, hình ảnh về sản phẩm cũng như những áp phích sẽ được dán ở những nơi có đông người (quảng trường, công viên v.v….)
- Xác định thời gian biểu và nhân sự cho hoạt động này.
- Thiết kế những tài liệu quảng cáo sẽ được sử dụng sau hội chợ.
+ Trong suốt thời gian diễn ra hội chợ:
- Cố gắng tạo các mối quan hệ mới và đẩy mạnh các mối quan hệ sẵn có.
- Thực hiện các bản ghi chú và báo cáo ngay tại hội chợ.
+ Sau hội chợ:
- Phân tích và đánh giá các bản ghi chu, báo cáo tại hội chợ và các mối liên lạc có được.
- Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
3.4.3. Các hoạt động giới thiệu sản phẩm thanh long khác:
o Đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế như eBay.com hay Amazon.com là những cách đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới.
o Tổ chức hội thảo với các nội dung như: nâng cao nhận thức về công tác xúc tiến thương mại trong tình hình mới, nâng cao nghiệp vụ marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, một số biện pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty, doanh nghiệp...
o Phối hợp với các cơ quan, tổ chức nhà nước tại nước ngoài thực hiện các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật kết hợp giới thiệu sản phẩm thanh long Bình Thuận
o Tổ chức các hoạt động dùng thử sản phẩm thanh long Bình Thuận.
KẾT LUẬN
Những khó khăn và thách thức đặt ra cho thanh long bình thuận là không nhỏ, khi vấn đề quy hoạch định hướng phát triển loại trái cây này vẫn chưa đạt hiệu quả, chưa đem lại lợi nhuận cao như kì vọng của trái thanh long. Do đó, việc quy hoạch và phát triển đồng bộ hoạt động sản xuất, xuất khẩu thanh long là cần thiết, cùng với đó là việc tạo hình ảnh, thương hiệu cho thanh long bình thuận, cũng như thanh long việt Nam.
Bên cạnh những khó khăn đó, ngành thanh long đã khởi sắc hơn khi đã được thị trường khó tính Mỹ chấp nhận, song song với việc tham gia thị trường quốc tế, nhiều thách thức được đặt ra trong việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng cũng như sự ổn định của trái thanh long bình thuận để không làm mất đi sự tin cậy của khách hàng, cũng như thương hiệu thanh long bình thuận trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy, để có một hướng đi bền vững cho thanh long bình thuận nói riêng, và thanh long cả nước nói chung, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu, các hộ sản xuất cần hợp tác chặt chẽ với nhau, định hướng cho thương hiệu thanh long bình thuận, thanh long việt nam trên thị trường quốc tế.
Với những gì đã trình bày, nhóm chúng tôi hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ có một hướng đi mới, tốt hơn cho thanh long bình thuận nói riêng và thanh long cả nước nói chung, nhằm nâng cao vị trí, hình ảnh trái thanh long việt nam trên thị trường quốc tế, mang lại một hình ảnh mới mẻ hơn cho ngành hàng xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top