Chương 50 + 51: Mừng thọ
Dận Tường cầm lấy hộp gấm từ trong tay tùy tùng đứng lên nói: "Nương nương biết rõ con nghèo nhất trong các vị A ca, cho nên không có gì tốt, chỉ tìm được một đôi chén ngọc cho người. Chúc nương nương phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn."
Đức phi cầm lấy hộp gấm, mở ra nhìn, chỉ thấy bên trong là một đôi chén ngọc xanh biếc. Thân chén điêu khắc hình bách tử* hiến thọ, chạm trổ tinh xảo. Tuy hình khắc nhỏ nhưng có thể nhìn thấy một trăm khuôn mặt với trăm biểu cảm khác nhau. Có thể thấy được kỹ năng điêu luyện của người điêu khắc. Cho dù Đức phi sống đã lâu cung đình, đã thấy qua đủ món kỳ trân dị bảo vẫn không khỏi kinh ngạc,.
(Tử: con)
"Nghe đồn cháu trai của thợ điêu khắc giỏi nhất thiên hạ cũng có tài điêu khắc không tồi, có thể khắc hình trên một hạt gạo. Ta thấy chiếc chén này trông rất sống động, chẳng lẽ ra sản phẩm của hắn?" Na Lạp thị tò mò hỏi.
"Nhãn quang của Tứ tẩu thật tốt, tuy không phải nhưng cũng gần đúng."
Nói tới đây Dận Tường lại có chút tiếc nuối nói: "Cháu trai tấn sớm mấy năm trước đã quy ẩn, cũng không điêu khắc thêm nữa. Đệ đã đi mời rất nhiều nhưng hắn cũng không chịu, chỉ phái một đồ đệ ra điêu khắc cho đệ đôi chén này."
Đức phi khá thích món quà này, lại cười nói: "Trong cung cũng có vài thành phẩm của hắn ta, bản cung đã từng xem qua rồi. Còn chiếc chén ngọc này, về mặt điêu khắc cũng có thể coi là một chín một mười, chỉ là còn thiếu một chút lão luyện. Có vẻ như tên đồ đệ kia là chân truyền. Thập tam có tâm , chén ngọc rất tốt, bản cung rất thích." Bà giao chén ngọc cho cung nhân cất giữ.
Dận Chân lấy một bức tranh đã được cuốn thành trục từ trong hộp gấm dài mà Cẩu nhi vẫn luôn cầm trong tay từ nãy ra, tự mình đưa cho Đức phi: "Nhi thần trai giới 10 ngày, tự tay viết chữ Thọ này. Chúc ngạch nương Phúc Thọ an khang, trường mệnh thiên tuế."
"Trường mệnh thiên tuế? Chỉ cần trường mệnh bách tuế bản cung đã hài lòng rồi." Đức phi cười cười tò mò hỏi: "Sao có chữ Thọ mà lại viết trong tận 10 ngày vậy?"
Người tò mò không chỉ có mình Đức phi, còn có đám người Na Lạp thị. Họ đều chưa nhìn thấy bức thọ lễ này của Dận Chân, chỉ có Lăng Nhược đã từng tới thư phòng hầu hạ biết một chút.
Hắn vừa nói vừa mở bức tranh trong tay, chỉ thấy trên nền đỏ là chữ Thọ lớn màu vàng, tập hợp bốn kiểu viết Chính, Triện, Lệ, Hành.
Tuy thư pháp của hắn xuất sắc nhưng muốn viết một chữ Thọ như vậy cũng không phải chuyện dễ dàng.
Nhưng điều đó còn chưa tính là gì, khó hơn đó là trong một chữ Thọ lớn lại bao gồm một trăm chữ Thọ nhỏ, có loại chữ Tiểu Triện, Giáp Cốt văn, Kim văn, không chữ nào giống nhau. Thậm chí còn có Hỏa văn, như ngọn lửa cháy hừng hực, Thuỷ văn, như dòng sông uốn lượn quanh co, Thụ văn, như rừng cây rậm rạp, vô cùng sinh động.
Đây không chỉ là một chữ Thọ mà là một bức Bách Thọ đồ, tuy không có vàng bạc châu báu nhưng hiếu tâm của người viết lại quý giá hơn chỗ tiền tài châu bảo kia gấp ngàn lần.
Đức phi vô cùng cảm động. Bức Bách Thọ này làm bà nhớ tới một chuyện, ánh mắt nhìn Dận Chân bất giác nhu hòa vài phần: " Ngày sinh nhật Vinh quý phi năm đó, Tam a ca Dận Chỉ từng viết một chữ Thọ bằng hai tay dâng cho Vinh quý phi, con cũng ở đó đúng không?"
"Dạ, lúc ấy tuy ngạch nương không nói, nhưng nhi thần biết được được ngạch nương rất thích chữ Thọ kia. Chỉ là thư pháp nhi thần không bằng Tam ca, không thể viết được như vậy nên chỉ đành tìm cách khác. Mong ngạch nương không chê là được."
Bà ngoắc tay gọi Dận Chân đi qua. Đợi sau khi Dận Chân tới gần bà mới quan sát kỹ đứa con trai lớn của mình. Bà nhớ lúc sinh hạ Dận Chân mình đã vui như thế nào. Đáng tiếc lúc đó chỉ là một quý nhân, không được quyền nuôi đứa bé. Hơn nữa lúc ấy, Hiếu Ý Nhân hoàng hậu - bấy giờ vẫn còn là quý phi đang đau lòng vì mất con (??). Khang Hi vì an ủi nỗi đau ấy nên đã giao Dận Chân tới cho bà. Mãi cho tới khi Hiếu Ý Nhân hoàng hậu qua đời, bà được tấn phong thành Đức phi, Dận Chân mới được đưa về cung nuôi nấng, khi đó Dận Chân đã 9 tuổi; thả lúc ấy nàng bận rộn chiếu cố thượng trong tã lót Dận Trinh, đối Dận Chân không chú ý chăm sóc, cho nên nàng cùng Dận Chân xa không kịp cùng Dận Trinh đến được thân dày, mẫu tử gian ngoại trừ tầm thường vấn an bên ngoài thiếu có thể đã lời nói. Bà luôn cho rằng trong lòng Dận Chân coi Hiếu Ý Nhân hoàng hậu mới là mẹ ruột, chưa từng nghĩ nó lại yêu thương mình như vậy.
* luật nhà Thanh chỉ cho phi tần từ bậc Tần trở lên được phép nuôi con của mình. Từ Bậc Tần trở xuống sẽ giao cho phi tần khác ở bậc cao hơn nuôi.
"Không nghĩ tới nhiều năm trôi qua như vậy con vẫn luôn nhớ trong lòng, ngược lại bản cung đã quên mất."
Đúng vậy, suýt nữa bà đã quên đây cũng là con trai ruột của mình, trong người chảy cùng một dòng máu với Dận Trinh
Nếu cẩn thận nhìn kỹ, trông Dận Chân và Dận Trinh rất giống nhau, đều anh tuấn, chỉ là mí mắt Dận Chân mảnh dài, môi mỏng hơn một chút làm tô đậm khí chất lạnh lùng trời sinh.
" Được, chỉ trong chớp mắt nhi tử của bản cung đã lớn như vậy, còn cao hơn bản cung nửa cái đầu." Đức phi nén chút nghẹn ngào gật đầu nói: "Khó cho con rồi, bức Bách Thọ này là phần thọ lễ vô cùng quý gia."
Niên thị dịu dàng nói: "Bối Lặc gia vẫn luôn kính yêu ngạch nương. bình thường có thứ gì tốt cái đầu tiên nghĩ tới đều là ngạch nương, trước nay không quên dạy người đưa vào trong cung hiếu kính ngạch nương." Nàng là trắc phúc tấn, cho nên có thể xưng Đức phi một tiếng ngạch nương.
Đức phi gật đầu một cái, giao bức Bách Thọ cho cung nhân, nói: "Treo vào trong nội đường."
Đợi sau khi cung nhân đã lui đi, bà lại nói với Dận Chân: "Sau này có rỗi rãi thì hay đến đây ngồi với ngạch nương, lão thập tam cũng vậy.."
"Nhi thần tuân mệnh."
Dận Chân che giấu nội tâm kích động, khom người đáp ứng, có thể nghe được những lời này chứng tỏ tâm huyết của hắn không uổng phí.
Đợi sau khi Dận Chân ngồi xuống, Na Lạp thị ho nhẹ một tiếng đứng lên nói: "Nhi thần hổ thẹn, không có tâm tư tỉ mỉ được như Bối Lặc gia và Thập Tam a ca, chỉ biết ngạch nương tin Phật nên đã chép tay bản < Quan Âm kinh >, < Diệu Pháp Liên Hoa kinh >, < Hoa Nghiêm kinh >, < Kim Cương kinh >, < Dược Sư kinh > cung tặng ngạch nương. Mong ngạch nương nhật nhật khang kiện, vạn thọ vô cương."
" Được, đều tốt." Đức phi nhìn những hàng chữ ngay ngắn trên kinh Phật liên tiếp gật đầu: "Tuổi còn trẻ như vậy đã có thể tĩnh tâm mà sao chép từng chữ Kinh văn cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Phần thọ lễ này bản cung cũng rất thích." Bà ngẩng đầu cười một cái nói: "Sao rồi, thân thể đã khá hơn chút nào chưa?"
Na Lạp thị vội đáp lời: "Đa tạ ngạch nương quan tâm, đã tốt hơn nhiều. Chỉ là thỉnh thoảng sẽ ho một chút, ngoài đó ra thì không có gì đáng ngại, chỉ là cái này bệnh căn sợ là trừ không xong ."
"Ai, khổ cho con rồi." Chân tướng bên trong Đức phi biết, năm đó sau khi sinh Hoằng Huy liền lưu lại một mầm bệnh trong cơ thể. Nay chuyện Hoằng Huy mất là một sự đả kích không nhỏ chút nào, hôm nay còn có thể đứng ở nơi này đúng là không dễ. Căn bệnh này có một nửa là tâm bệnh, trừ khi Hoằng Huy sống lại, nếu không thì cũng chẳng có cách nào khá lên.
Đức phi nâng mắt ôn nhu nói: "Đại phu bên ngoài chưa hẳn đã tốt, vẫn nên để thái y đến khám cho con đi. Gần đây trong cung có một vị thái y mới đến, tuy tuổi không lớn nhưng y thuật lại cao minh. Tật đau đầu của bản cung cũng là do hắn châm cứu nên đỡ không ít í Để ngày mai bản cung đi xin Hoàng Thượng cho tên thái y đó đến phủ của con khám bệnh."
"Đa tạ ngạch nương." Na Lạp thị tạ ân xong mới ngồi xuống ghế, đứng lâu như vậy làm nàng có chút hít thở không thông.
Đức phi thấy tiếc nuối trong lòng, im lặng thở dài một cái, đưa mắt nhìn sang Niên thị kiều diễm mỉm cười nói: "Tố Ngôn, vậy còn con, có thứ gì tốt muốn tặng cho bản cung?"
Niên thị dịu dàng nói: "Mọi người tặng lễ vật toàn những thứ đồ quý giá, phần lễ vật này của nhi thần lại dung tục hơn nhiều. Ngạch nương nhìn thấy lại nói nói nhi thần là người phàm tục, nhi thần không dám lấy ra ."
* Lời của Tác giả: Đã khiến mọi người đợi lâu . Từ hôm nay tôi phải đi làm , ban ngày không thể lên mạng, nên chỉ có thể đợi sau khi tan làm mới đăng truyện lên được. Tuy rằng tôi không dám cam đoan sẽ đăng đều đều hàng ngày, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức. Cám ơn mọi người đã ủng hộ.
Mặt khác, cám ơn có bạn chỉ ra chỗ sai cho tôi ở chương trước, viết nhầm tên Thập Tứ a ca Dận Trinh thành Đại A ca Dận Đề*. Về sau có chỗ sai lầm vẫn mong mọi người chỉ ra giúp. Cám ơn.
( Lời editor: :D bạn tác giả sửa xong vẫn bị sai =)))) Đại A ca tên là Dận Thì chứ không phải Dận Đề)
Đức phi bị nàng chọc cười, chỉ vào Niên thị nói:"Xem nó kìa, bản cung còn chưa nói câu nào, nó đã rào trước đón sau rồi. Được rồi được rồi, con đưa cái gì bản cung đều thích, được chưa?"
"Được rồi, Tố Ngôn, đừng thừa nước đục thả câu. Phần thọ lễ của nàng chiếm mất hai chiếc xe ngựa, ngay cả ta cũng không biết là cái gì, mau lấy ra đi."
"Thiếp thân tuân mệnh." Niên thị cười tủm tỉm khuất một quỳ gối lệnh người đặt lên thọ lễ, chỉ thấy hai tên thái giám nâng một chiếc bình phong bằng gỗ lim vào trong điện. Đang lúc Đức phi tưởng rằng đây là thọ lễ của Niên thị, đang định cất tiếng thì lại có hai tên thái giám khác nâng một chiếc bình phong y hệt vào. Cứ như vậy đến khi chiếc thứ sáu được mang vào.
Đợi sau khi thái giám lui ra ngoài, Niên thị mới nói:"Đại thọ của ngạch nương, nhi thần không thứ gì tốt, chỉ có một bộ bình phong gỗ lim chạm trổ hoa văn này đem tặng. Mong người không ghét bỏ."
Những chiếc bình phong này đều cao gần một trượng, rộng hơn bốn thước, làm từ gỗ lim, bốn phía khảm hình trúc Tương Phi. Lại thêm chính giữa mỗi chiếc lại dệt hai bức hoa cỏ, tổng cộng mười hai bức. Mỗi một bức đều có chữ Thọ ở cả bốn phía
Cái này gọi là một tấc lụa hoa một tấc vàng, chỉ tính riêng mười hai bức hoa cỏ này giá trị đã không dưới vạn lượng, lại thêm trúc Tương Phi quý giá, chất liệu bằng gỗ lim, giá trị khó mà đong đếm.
May mà chính điện Trường Xuân cung khá lớn, nếu không cũng không có chỗ để đặt mấy thứ này.
Trường Xuân cung cũng có nhiều bình phong, ở song cửa sổ chính điện cũng có một chiếc cao gần một thước bằng gỗ tử đàn, nhưng không thể sánh bằng cái trước mặt, vật liệu quý hiếm, lại chạm trổ tinh xảo. Dù có là thợ tay nghề giỏi cũng cần phải chuẩn bị thời gian dài mới có thể làm xong.
Đức phi che giấu nỗi kinh hãi trong thâm tâm, nói với Niên thị: "Bản cung nhận tâm ý của con. Chỉ là thứ này quá quý trọng, con vẫn nên cầm về đi."
"Bối Lặc gia người nhìn đi, ngạch nương quả nhiên ghét bỏ phần lễ của thiếp thân quá tục, không giống như món quà chứa hiếu tâm của người, thập tam gia và tỷ tỷ."
Dận Chân khẽ mỉm cười nhẹ, thản nhiên nói: "Nàng biết rõ ngạch nương không có ý như vậy." Ánh mắt đảo qua chiếc bình phong kia, nói với Đức phi nói: "Ngạch nương, nếu Tố Ngôn đã có lòng vậy người liền nhận đi, không quan trọng quý trọng hay không. Huống chi ngạch nương là một trong tứ phi, phần thọ lễ này người đương nhiên nhận được."
Thấy Dận Chân đã nói như vậy, Đức phi chỉ phải gật đầu nói: "Vậy được, bản cung nhận. Nhưng sau này đừng đưa thọ lễ quý giá như vậy đến đây nữa. Vạn tuế gia luôn đề cao sự tiết kiệm."
"Nhi thần biết rồi ạ." Niên thị nhu thuận đáp một tiếng rồi ngồi xuống, trong vô thanh vô tức, ánh mắt xẹt qua Na Lạp thị đang ngồi im, có chút đắc ý.
Sau đó đến lượt Lý thị cũng trình lễ vật, là một hòn giả sơn với hai mặt là hình điêu khắc. Một mặt là vùng núi có dã thú, có cây tùng, có con hạc đá, có hươu, ngụ ý "Tùng Hạc Duyên Niên", "Hạc lộc đồng xuân". Mặt còn lại là hình hai vị thọ tinh, có bối cảnh là cung điện, với vầng mặt trời mang theo tia sáng ngập khắp không gian, cực kỳ thú vị.
Đức phi vui vẻ nhận lấy rồi lại nắm tay nàng, hỏi về chuyện dưỡng thai rất lâu. Đợi sau khi trả lời hết mới dặn dò nàng tĩnh dưỡng thật tốt kẻo động thai khí.
Tuy rằng Diệp thị cũng đang mang thai, lại trước Lý thị mấy thán, nhưng không nghi ngờ gì, Đức phi coi trọng cái thai trong bụng Lý thị hơn. Mẫu bằng tử quý, và tử bằng mẫu quý, nếu như đều là nam, vậy xét theo xuất thân, chắc chắn sẽ là nhi tử của Lý thị kế tục vị trí Thế Tử.
"Tốt tốt tốt!"
Đức phi nói liền ba chữ tốt, hiển nhiên tâm tình vô cùng vui vẻ: "Các con người nào cũng rất có tâm. Hôm nay bản cung rất vui, các con ở lại trong cung dùng cơm trưa, rồi sau đó lại đi nghe tuồng có được không?
Mọi người nhất tề đáp ứng, Đức phi gật đầu một cái đang định nói tiếp, chợt thấy Lý thị đứng lên nói:"Ngạch nương, còn có một người chưa mừng thọ người."
"Là ai?"
Lăng Nhược có chút khẩn trương đi lên trước quỳ gối hành lễ nói:"Nô tỳ Nữu Hỗ Lộc Lăng Nhược thỉnh an Đức phi nương nương. Nương nương Vạn Phúc."
Tên nàng làm Đức phi lập tức nhớ tới chuyện xảy ra trong Thể Nguyên Điện vào năm Khang Hi thứ 43. Hôm đó Khang Hi nổi cơn đại nổ mà bà chưa từng thấy bao giờ, không khỏi hiếu kỳ với Nữu Hỗ Lộc Lăng Nhược này, lập tức nói: "Ngẩng đầu lên cho bản cung nhìn xem."
Khi gương mặt kia hiện rõ ràng trước mắt, Đức phi hít một hơi khí lạnh. Gương mặt kia cực kỳ giống Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu đã mất, cực kỳ giống nữ tử trong bức tranh Khang Hi treo trong thư phòng. Thả nào lúc trước Vinh quý phi muốn tuyển tú phía trước phế truất nàng, như đổi nàng ngày đêm đối với gương mặt kia, sợ cũng sẽ ăn ngủ không yên. Người chưa từng trải qua những năm tháng kia thì khó có thể hiểu được tình cảm sâu đậm của Khang Hi đối với Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu.
Còn về khuôn mặt trong bức tranh treo ở thư phòng tuy rất giống Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu, nhưng khí chất thì bất đồng.
Bà đã nhiều lần cảm nhận được sự hoài niệm của Khang Hi với khuôn mặt trong bức tranh kia nhưng nữ tử trong bức họa, Khang Hi chưa bao giờ nói đó là ai, chỉ nói là một vị cố nhân.
Na Lạp thị thấy sắc mặt Đức phi kỳ quái dị thì cho rằng bà không vui với chuyện Lăng Nhược nhập cung, vội đứng dậy thỉnh tội: "Nhi thần thấy Lăng cách cách cũng có hiếu tâm với người, lại thấy ngạch nương từng hỏi về muội ấy nên mới cả gan mang muội ấy nhập cung mừng thọ ngạch nương. Là nhi thần suy nghĩ không chu đáo, mong ngạch nương..."
"Không liên quan đến con."
Đức phi nâng tay ngăn cản Na Lạp thị đagn định nói tiếp, ánh mắt vẫn luôn nhìn Lăng Nhược đang thấp thỏm bất an, rất lâu sau mới nhoẻn miệng cười, ôn hòa nói: "Đứng lên đi, Tĩnh quý nhân có nhắc tới tên con với bản cung. Nếu muội ấy biết con nhập cung sẽ rất vui mừng."
"Tĩnh quý nhân có khỏe không ạ?" . Lăng Nhược to gan hỏi.
"Rất tốt."
Đức phi cười một cái nói:"Khó có dịp con được nhập cung, đợi lát nữa con theo ta đến Thừa Càn cung thăm Tĩnh quý nhân. Muội ấy cũng nhớ con đó."
Lăng Nhược vui mừng quá đỗi, vội vàng dập đầu tạ ơn, sau đó lấy ra bức "Tám vị tiên mừng thọ" mà mình đã bỏ nhiều công sức trình lên, cung kính nói: "Thiếp thân mong ước nương nương như nhật chi hằng, như nguyệt chi thăng. Như Nam sơn chi thọ, bất khiên bất băng. Như tùng bách chi mậu, vô bất nhĩ hoặc thừa."
(T không biết dịch thế nào cho hay nên tạm để nguyên gốc Hán Việt)
Đức phi rất vừa lòng với lời chúc của nàng, cầm lấy bức thêu lên xem. Cho dù lúc nãy đã đoán xem nàng sẽ tặng món thọ lễ độc đáo thế nào, nhưng khi nhìn tới bức< Tám vị tiên mừng thọ > này thì không khỏi kinh ngạc, ánh mắt như bị cuốn hút lên trên bức thêu. Người thêu hẳn đã bỏ nhiều công sức, bởi tám vị tiên trong đó thần thái sống động, không chút gượng ép, lại phảng phất chút tiên khí của nhà trời.
"Ồ, sao lại có bông hoa mẫu đơn ở đây?" Đức phi thấy trên người Lã Động Tân có một đóa hoa, tưởng là hoa rụng rơi xuống, ai ngờ là cố tình thêu vào.
Đức phi vỗ về đóa kia tinh xảo thở dài: "Bức thêu này rất tinh xảo, còn hơn cả tú nương trong cung, đây là một mình ngươi thêu sao? Và tại sao trên áo Lã Động Tân lại có một đóa hoa mẫu đơn?"
"Thưa Đức phi nương nương, là thiếp thân và Ôn tỷ tỷ cùng thêu. Tỷ ấy nhờ thiếp thân mừng thọ nương nương, mong ước nương nương Phúc Thọ trường cửu. Còn hoa mẫu đơn..."
Lăng Nhược biết Đức phi sẽ hỏi chuyện này nên đã sớm nghĩ ra lý do, khẽ mỉm cười nói: "Không biết nương nương đã từng nghe qua câu chuyện Lã Động Tân tam diễn bạch mẫu đơn câu chuyện?" Thấy Đức phi gật đầu nàng lại nói: "Trong dân gian có truyền thuyết Bạch Mẫu Đơn sau khi bị độ(?) lại không muốn mình và Lã Động Tân chia lìa hai ngả, nhưng lại ngại với tiên quy, nên đã tình nguyện buông tay cơ hội được thăng làm tiên để hóa thành hoa mẫu đơn trên áo hắn."
Tác giả: Về tên của Niên thị, trong lịch sử không ghi chép lại tên thật của các vị tần phi mà chỉ ghi lại dòng họ. Bởi vậy nên Niên thị tên thật là gì, không một ai biết. Cho dù là Thế Lan hay Tố Ngôn, đều là hậu nhân nghĩ ra, đừng cho là thật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top