Untitled part

thứ nhất: Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn.Là một Thánh Cô nổi tiếng nên Cô Đôi Thượng Ngàn có nhiều thánh tích khác nhau, nhưng những thánh tích được nhắc đến nhiều nhất, là hai sự tích dưới đây:Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn trên Từ điển mở Bách khoa toàn thư viết rằng:

Tương truyền, Cô Đôi Thượng Ngàn là Sơn Tinh Công Chúa, con Vua Đế Thích trên Thiên Cung. Nghe lệnh Vua Cha, Cô giáng trần, xuống đất Ninh Bình làm con gái một quan lang đức độ họ Hà là chúa Mường ở vùng rừng núi Nho Quan. Khi hạ sinh, Cô Đôi rất đỗi xinh đẹp da trắng, mặt tròn, tóc xanh mượt mà, lưng ong thon thả. Sau này, Cô được Mẫu Thượng Ngàn yêu thương, cho theo học đạo phép để giúp dân. Khi về thiên, Cô theo hầu bên Mẫu, được Mẫu Thượng Ngàn truyền dạy cho vạn phép và cùng với tấm lòng nhân hậu của mình, Cô Đôi đã dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ. Cô thường về ngự cảnh sơn lâm, núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà lúc thanh nhàn.

Truyền thuyết khác về Cô kể rằng: Cô Đôi Thượng Ngàn cũng là tiên Cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang bởi vậy người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, ngược lại có nợ mà không mau trả lễ sẽ bị Cô bắt đền nặng hơn.

Còn 1 Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn khác như sau:

Tại Ninh Bình, có một vị quan lang họ Hà người Mường. Hai vợ chồng ông vốn nổi tiếng khắp vùng vì tấm lòng nhân từ, cứu giúp người nghèo nhưng đến tuổi ngũ tuần mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cảm động sai Tiên Cô giáng sinh, đầu thai làm con ông bà. Mười hai tháng sau bà sinh ra cô. Lúc đó có đôi chim khách đến bên cửa sổ hót không ngừng, mừng tiên Cô giáng sinh trần gian.

Gia đình Cô chuyển tới làm quan ở huyện Cao Phong, châu Mai Đà, tỉnh Hưng Hóa. Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm đó cô mười hai tuổi xinh đẹp tuyệt trần da trắng, tóc đen, lưng ong thon thả.Lúc bấy giờ, Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn hóa thành một bà lão đói khát, bệnh tật để thử lòng người trần gian, độ cho người có tâm, bèn nằm lả ở gốc cây đa dưới chân núi Rồng. Với lòng thương người của mình, cô giúp đỡ bà lão nghèo khổ. Vì thấy được tấm lòng nhân hậu, đức độ, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khổ của Cô và Cô là người con gái người ngoan ngoãn, hiền lành được mọi người yêu quý; kiếp trước là tiên nữ trên tiên giới, nên Mẫu độ cho cô thành tiên, trở về bên hầu cận bên cạnh Mẫu, cứu giúp nhân gian.

Đền thờ Cô Thượng Ngàn ở khắp mọi miền đất nước, nhưng nổi lên trên cả là hai ngôi đền cùng có tên Bồng Lai gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô.

Đền Bồng Lai thứ nhất gắn với sự tích giáng sinh của Cô, tọa lạc thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Trước kia, ngôi đền này có tên cổ là Đền Thượng Bồng Lai Cổ Linh Từ.

Đền Bồng Lai thứ hai ở Cao Phong, Hòa Bình, còn được gọi là Đền Bồng Lai Thượng Cao Phong. Ngôi đền là nơi gắn với sự tích Cô hóa và hiển thánh.

Phần thứ hai: Nghi thức hầu bóng Cô Đôi thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn rất hay về ngự đồng, vì danh tiếng Cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến và Cô cũng hay bắt đồng. Cô Đôi thường là giá Cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng Thánh Cô) trong bốn cô Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Chín và Cô Bé để chứng lễ khai đàn mở phủ. Khi về ngự, Cô Đôi Thượng Ngàn thường mặc trang phục xanh ngắn đến hông, quần đen hoặc quần hoa. Đầu đội khăn voan hoặc khăn vấn kết thành hình đóa hoa, hai bên dắt hoa.

Cô về đồng thường khai quang rồi múa mồi, múa tay tiên, hái tài hái lộc ban cho đệ tử.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tích