Thần Apôlông

Trong số những người con của thần Dớt được vinh dự đứng vào hàng ngũ mười hai vị thần tối cao, ta phải kể trước hết: Apôlông (Apollon), Apôlông là con của thần Dớt và nữ thần Lêtô(1). Cuộc đời vị thần này bao phủ bằng những chiến công chói lọi mà chúng ta không sao kể xiết được. Hầu như khắp nơi ở thế giới Hy Lạp chỗ nào cũng có đền thờ thần Apôlông. Thế nhưng vị thần danh tiếng ấy lại cất tiếng khóc chào đời trong một tình cảnh mà kể lại không ai là người không xót xa, thương cảm. Lêtô là con gái của Tităng Côiôx và Titaniđ Phêbê. Thần Dớt chẳng rõ gặp Lêtô từ bao giờ nhưng đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Và với Dớt thì, như mọi người đã biết, thần chẳng chịu kéo dài cái cảnh thầm nhớ trộm yêu. Thần đã tìm đến với Lêtô. Cuộc tình duyên của họ khá thắm thiết, thắm thiết cho đến ngày Lêtô có mang thì Dớt, vì sợ Hêra, nên đành phải "cao chạy xa bay".

[(1) Léto, thần thoại La Mã: Latone]

Dớt thôi nhưng Hêra không thôi. Biết chuyện, Hêra vô cùng tức giận và nàng như sự "thường tình nhi nữ" và như những lần trước, lại trút tất cả sự căm uất của mình vào người thiếu nữ bị Dớt, sau khi thỏa mãn dục vọng, bỏ rơi, Hêra, vị nữ thần bảo hộ cho sự sinh nở, bảo hộ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh được vuông tròn, lần này trả thù Lêtô bằng một hành động vô cùng bất nhân, độc ác. Nàng ra lệnh cho khắp nơi trên mặt đất từ đảo hoang cho đến rừng già, từ làng quê cho đến xóm chợ... không đâu được chứa chấp Lêtô, không đâu được giúp đỡ Lêtô. Nàng Lêtô bất hạnh đi lang thang hết nơi này đến nơi khác cầu xin một nơi trú ngụ nhưng đáp lại chỉ là một ánh mắt ái ngại hoặc thương cảm chứ không phải là hành động săn sóc chân tình đối với một bà mẹ sắp đến ngày sinh nở. Lêtô đi hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác mà vẫn không sao cầu xin được một tấm lòng hiếu khách vốn là truyền thống thiêng liêng của đất nước Hy Lạp. Cuối cùng có một hòn đảo nhỏ, đúng hơn là một mẩu đất, số phận cũng lang thang bất hạnh như Lêtô, đón tiếp Lêtô với những tình cảm chân thành nhân hậu. Đó là hòn đảo Ortigi(2) đất đai cằn cỗi chẳng sinh sôi được hoa thơm quả ngọt do đó cũng chẳng có một bóng người.

[(2) Ortygie, tiếng Hy Lạp: chim cun cút]

Ortigi xưa kia vốn là tiên nữ Axtêria, con của Tităng Côiôx và Titaniđ Phêbê, nghĩa là em ruột của nàng Lêtô đang đi tìm nơi nương tựa. Chồng Axtêria là Perxex và con gái nàng là Hêcat, một vị nữ thần rất khủng khiếp mà chúng ta đã nghe kể trong đoạn nói về vương quốc của thần Hađex. Sắc đẹp của Axtêria đã không thoát khỏi con mắt hiếu sắc đa tình của Dớt. Để trốn tránh thần Dớt, Axtêria phải biến mình thành con chim cun cút. Nhưng xem ra như thế cũng chưa yên. Axtêria lại phải lao mình xuống biển biến thành một hòn đảo, một mảnh đất be bé, xinh xinh thì mới thật hoàn toàn tai qua nạn khỏi. Vì lẽ đó hòn đảo Ortigi có số phận thật là hẩm hiu. Trong khi các hòn đảo khác đều có nơi Ortágie, tiếng Hy Lạp: Ortux: chim cun cút (caille). cư trú ổn định, an cư lạc nghiệp thì Ortigi vẫn cứ trôi nổi nay đây mai đó trên mặt biển bao la. Ortigi đã đón tiếp Lêtô bất chấp lệnh ngăn cấm của Hêra. Và may thay, ngay sau đó thì Lêtô chuyển dạ, đau đớn, Lêtô chuyển dạ mà không một vị nữ thần nào đến với nàng cả. Hêra không đến. Cả đến Ilithi, vị nữ thần Hộ Sinh cũng không đến. Lêtô đau hết cơn này đến cơn khác mà không một lời thăm hỏi, một bàn tay giúp đỡ. Nàng đau đớn quằn quẽi, vật vã, gào thét, rên la suốt chín ngày đêm. Đến ngày thứ mười, nữ thần Ilthi không thể cầm lòng được đành chịu tội với Hêra, bay xuống trần đỡ cho Lêtô, Lêtô sinh đại, một trai một gái. Trai là Apônlông, gái là Artêmix. Thần Dớt hết sức cảm kích trước nghĩa cử của hòn đảo Ortigi. Để đền đáp lại tấm lòng nhân hậu của hòn đảo nghèo nàn, ngay từ lúc Lêtô đặt chân xuống đảo, thần Dớt đã cho bốn cây cọc khổng lồ từ dưới đáy biển dội nước lên đóng giữ chặt hòn đảo Ortigi lại, chấm dứt cuộc đời ba chìm bảy nổi của nó. Dớt còn làm cho đất đai trên đảo trở thành phì nhiêu để cho quanh năm bốn mùa đều có hoa thơm quả ngọt, cây cối xanh tươi. Từ đó trở đi một cuộc đời mới đến với Ortigi. Thần Dớt đặt cho nó một cái tên mới: "Đêlôx" tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Ngời sáng" hoặc "Rực rỡ" hoặc "Huy hoàng". Quả vậy, trong những thế kỷ sau này tuy là một hòn đảo nhỏ bé trên biển giê nhưng Đêlôx đã giữ một vị trí thật rực rỡ, thật huy hoàng trong quần đảo Kiclađ (Cáclade) ở phía Nam vùng biển này. Người xưa kể lại, khi Apônlông ra đời, trên hòn đảo cằn cỗi, trơ trụi vốn chỉ là nơi nương thân cho loài hải âu cánh dài với những tiếng kêu chít chít buồn bã, bỗng nhiên trời sáng bừng hẳn lên. Những luồng ánh sáng chói lọi, rực rỡ từ bầu trời cao xa tít tắp xuyên qua những đám mây chiếu rọi xuống hòn đảo, làm cho cảnh vật như đổi sắc thay da. Vì lẽ đó nên Apônlông là vị thần ánh sáng và có tên gọi là Phêbuyx(3). Ánh sáng của Apônlông chiếu rọi khắp thế gian. Nó không hề lẩn tránh hoặc khiếp sợ trước bóng tối, vì thế Apônlông trở thành vị thần Chân lý.

[(3) Phêbus hoặc Phoibos tiếng Hy Lạp rực sáng, chói lọi.]

Và đã là chân lý thì phải trung thực, không dung thứ một sự dối trá Déloạ "La Brillante". Phebus hoặc phoiboạ: Tiếng Hy Lạp: rực sáng, chói lọi. Các nhà thơ xưa kia đã ca ngợi thần Phêbuyx bằng những vần thơ hết sức thành kính:

Hỡi thần Phêbuyx từ ngai vàng Chân lý
Từ cung điện của người ở trái tim dương thế.
Người nói với muôn dân
Như thần Dớt đã từng truyền lệnh
Lời Người nói chẳng hề đơn sai thiên lệch
Chẳng hề một bóng tối nào che phủ được cõi Chân lý đó của Người.
Thần Dớt vì danh tiếng cao cả của Người
Đã ban cho Người một danh hiệu vĩnh hằng: Phêbuyx
Để muôn dân với một niềm tin vững chắc
Tin tưởng vào lời nói của Người.

Apônlông ra đời. Thần Dớt sai các thần đem xuống cho đứa con trai của mình một chiếc mũ vàng, một cây đàn lia (láre) và một cỗ xe do những con thiên nga kéo. Nữ thần Thêmix đem những rượu thánh và thức ăn xuống nuôi chú bé. Và chỉ mấy ngày sau chú bé vụt lớn lên thành một chàng trai cường tráng đẹp đẽ. Chàng trai đó lấy ngay ống tên đeo vào người, ống tên và cây cung do thần Dớt gửi xuống trong cỗ xe thiên nga, rồi một tay cầm cung một tay cầm cương, chàng đánh xe bay tới xứ sở diễm phúc của những người Hipebôrêen(4), một xứ sở ở tận bên kia những xứ sở của gió Bôrê, là những cơn gió bấc đưa mưa tuyết, và băng giá tới. Vì ở vào một nơi xa tít tắp mù khơi như thế nên những người Hipebôrêen chẳng hề biết đến đêm tối là gì. Ngày của họ dài vĩnh viễn, họ sống chẳng hề biết đến bệnh tật và tuổi già, chẳng hề biết đến túng thiếu, đói khổ và cướp đoạt, lừa đảo. Quanh năm bốn mùa khí trời ấm áp. Những người Hipebôrêen lại quý người trọng khách, yêu chuộng đàn ca, cho nên khi Apônlông tới là họ mời ngay vào dự tiệc và vũ hội. Apônlông đã sống với những người Hipebôrêen một năm ròng. Sau đó chàng trở về quê hương Hy Lạp để bắt đầu sự nghiệp của mình: sự nghiệp bảo vệ chân lý, truyền bá Âm nhạc, thơ ca.

[(4) Hyperboréens: tiếng Hy Lạp: sống ở phương Bắc, bên ngoài gió Bôrê]

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: