tham khảo đề cương

Có một món trang sức rất giản dị nhưng vô cùng quá giá, làm tăng thêm nét duyên dáng, thanh lịch cho những ai luôn mang nó bên mình. Đó là lời cảm ơn. Sức mạnh bí ẩn của lời cảm ơn chân thành chính là sự thanh thản, niềm vui bé nhỏ từ cuộc sống. Lời cảm ơn còn là một toa thuốc để trị bệnh lo âu, hồi hộp.

Vậy mà có một thời lời cảm ơn đựoc dùng rất dè sẻn, thậm chí còn bị coi là biểu hiện của tính cách tiểu tư sản trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, xã hội phát triển, phép xã giao đựoc coi trọng, lời cảm ơn là biểu hiện của sự văn minh trong giao tiếp. Không ai có thể thống kê đuợc, ở những nước văn mình, một ngày có bao nhiêu từ cảm ơn được nói ra nhưng chắc chắn, đó là từ thông dụng nhất.

Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của cấp trên, của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời cửa miệng, khô cứng, sáo mòn và không có cảm xúc. Chỉ có lời cám ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cám ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến nhưng chuyên lớn lao như cám ơn người đã cứu mạng mình, những người thân đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cám ơn còn có nghĩa là đội ơn.

Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu cò ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi.

Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong nhữnhg lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Bởi vậy, Công giáo mới có lễ xin tội. Xem ra sức mạnh của từ Xin lỗi còn lớn hơn Cám ơn. Vậy mà Xin lỗi trong xã hội ta còn ít thông dụng hơn cả Cám ơn. Sở dĩ như vậy vì nhiều người còn có tâm lý cho rằng xin lỗi là hạ mình. Chỉ có kẻ dưới mới xin lỗi người trên (con cái xin lỗi cha mẹ, cấp dưới nhận lỗi với cấp trên) chứ ít khi ngược lại. Đó là tàn dư của xã hội phong kiến, một xã hội mà vua, quan không bao giờ xin lỗi dân. Nếu có làm chuyện sai trái, thì hãy để vua quan tự sửa mình, tự rút kinh nghiệm chứ không có chuyện hạ mình xin lỗi dân. Từ xin lỗi chỉ có thể thông dụng trong một xã hội dân chủ, văn minh, nơi con người biết tôn trọng nhau.

Nếu toa thuốc Cám ơn có thể trị bệnh lo âu, hồi hộp, sộ sệt thì toa thuốc Xin lỗi có thễ trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để Cám ơn và Xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

Trong cuộc sống đời thường, xin đừng dè sẻn lời cảm ơn và hà tiện lời xin lỗi, vì chúng ta là những người văn minh có văn hóa các bạn nhé!

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.

Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ.Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người

đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.

Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác- bất cứ họ là ai

Mình mới tìm cho bạn nè, cũng có thể tham khảo để viét bài đó

Chúc bạn làm bài tốt!!

- Nêu nguyên nhân cái chết của Chí Phèo

- Lý giải cái chết đó

- Phát biểu cảm nghĩ (Đúc kết. rút ra)

+ Một cái chết đầy đau đớn, xót xa

+ Cái chết của CP có một giá trị tố cáo xã hội sâu sắc

+ Cái chết ấy càng làm nổi bật lên cái bi kịch của CP, CP chết trên ngưỡng cửa trở về với con đường lương thiện, lúc mà CP khao khát được trở về, được sống, được hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

- Cái kết thúc bất ngờ đầy bi thảm ấy là tất yếu bởi khi nhân phẩm đã trở về thì CP không thể chấp nhận với cuộc sống loài vật được nữa. Có nỗi đau khổ nào bằng nỗi đau khổ của một con người muốn sống làm người, 1 kiếp người lương thiện bình thường mà không được. CP muốn vươn lên, nhưng càng ngày càng bị nhấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Nỗi đau của CP là không được làm người, không được nếm trải những vui buồn sướng khổ của loài người. CP chết lúc CP khao khát sống nhất, lúc mà CP muốn trở về hoà nhập với cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là bi kịch nặng nề nhất trong cuộc đời Chí.

+ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh ở CP niềm mơ ước của một thưở xa xưa chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, cố dồn để nuôi thêm con lợn.

+ CP mong muốn TN sẽ là chiếc cầu nối đưa CP trở về hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

- Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với TN, CP giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao. Nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng cười nói bàn tán của những người đàn bà đi chợ về....bao nhiêu âm thanh quen thuộc của cuộc sống bấy lâu nay vậy mà giờ đây CP mới nghe thấy bởi hắn luôn chìm ngập trong những cơn say. Hôm nay, những âm thanh ấy, vọng đến tai hắn, bỗng trở thành tiếng gọi của sức sống đã lay động sâu xa tâm hồn CP, trái tim tưởng chừng như trai đá của hắn đã dần dần sống dậy; cái phần người trong CP cũng hồi sinh "hắn thèm lương thiện, hắn khát khao làm hoà với mọi người". Từ một "con quỷ dữ" nhờ có tình yêu thương của TN - dù đó là tình thương của một con người xấu xí, thô kệch, dở hơi cũng đủ làm sống dậy một bản tính người nơi CP. Thế mới biết, sức cảm hoá của tình thương kì diệu đến chừng nào.

- Nhưng đau đớn thay, chút tình thương yêu của TN không đủ mạnh để cứu lấy CP bởi ngoài TN ra, không hề có lấy một cơ manh nào, chẳng hề có một bàn tay thân thiện nào chìa ra dắt CP trở về với cuộc sống lương thiện. Con đường trở lại làm người của hắn vừa mới hé mở đã bị đóng sầm lại. Một chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùn vẫn không đến được với CP. Khắc nghiệt làm sao khi bản tính người trỗi dậy nơi CP cũng là lúc CP hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa, xã hội đã cướp đi quỳên làm người và vĩnh viễn không trả lại.

- Những vết dọc ngang trên mặt - kết qủa của bao cơn say, bao lần đâm thuê, chém mướn, rạch mặt ăn vạ...đã ngăn cản Chí trở về với cuộc đời lương thiện. Những định kiến của xã hội đã không cho phép Chí đặt chân lên nhịp độ hi vọng. Con đường quay trở về với cuộc sống lương thiện vừa mới kịp loé lên trong đầu hắn, như một ngọn lửa chỉ kịp le lói đã bị cuộc đời dội gáo nước lạnh làm cho tắt ngúm. CP một lần nữa bị hắt hủi và ruồng bỏ

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...

Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa.

Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

.2.Sau khi gặp Thị Nở:

- Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế… Người ta cư tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống. Khi trở về vườn, Chí đã quá say, không đi vào túp lều mà ra thẳng bờ sông đẻ tắm. Trên đường đi hắn gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng. Sự chung đụng ấy hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say.

- Sự thức tỉnh:

Sáng hôm sau, khi đã trải qua 2 biến cố: gặp Thị Nở rồi bị trúng gió được Thị Nở đưa vào lều.

+Đầu tiên, Chí Phèo tỉnh rượu: Đây có lẽ là lần đầu tiên anh ta tỉnh rượu kể từ lúc ra tù về. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, anh lại uống, vì thế say kế tiếp say. Còn lần này, Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn: “ Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc; hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm”. Đó là điều rất lạ ở Chí.

+Từ tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có ở một người bình thường. Lần đầu tiên, nah ta nghe tiếng ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái đuổi cá của anh thuyền chài. Tất cả những âm thanh ấy là những tiếng quen thuộc hôm nào chả có, nhưng hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy, bởi xưa nay anh chưa bao giờ hết say.

Không những thế, Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cũng như những người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Nhưng với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết đuợc trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thông thường, người ta nhớ lại thời gian quã vẵng để hiểu hiện tại.Chí cũng vậy: Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay ch đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Hắn đã tới cái dốc kia của đời.

Rồi Chí Phèo đã hình dung được tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa cuối mùa thu cho biết trời gió rét, này mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc… Càng nghĩ, Chí càng lo, vì cô độc đáng sợ hơn là đói rét và ốm đau. Nếu không có Thị Nở vào, cứ để hắn vẩn vơ, thì đến khóc được mất. Đến đay, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một người không những giàu cảm giác, cảm xúc, mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời, về bản thân phải là con người bình thường chứ! Với bản thân Chí Phèo, anh đã trở lại hoàn toàn con đường tự ý thức.

- Khi được chăm sóc: Những ngày kế tiếp, Thị Nở sống chung với Chí Phèo. Anh ta ốm và Thị Nở trở thành người duy nhất chăm sóc. Nhà văn không kể lể nhiều về sự chăm sóc đó mà dừng lại miêu tả thật chi tiết bát cháo hành Thị Nở đã bón cho Chí.

+Với Thị Nở, việc ấy xuất phát từ sự đáng thương đối với một người đau ốm mà nằm chòng queo một mình, lòng yêu của một người làm ơn và có cả lòng yêu của người chịu ơn.

+Còn Chí Phèo, anh ta cảm nhận được rất nhiều: Lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì… Đời hắn chưa bao giờ đuợc săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà” …Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả. Còn lần này, bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được… Như vậy, qua bát cháo hành, Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương của người khác dành cho mình và chính anh ta cũng mong ước có niềm yêu thương ấy.

+Từ cảm nhận về tình yêu của Thị Nở, cảm xúc, cảm giác càng được đánh thức sâu sắc hơn ở Chí Phèo: Hắn thấy mắt hình như ướt ướt…Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng… Hắn thấy vừa vui vừa buồn… Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng Thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền… Không những thế, ở Chí còn giống một cái gì nữa như ăn năn… hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Anh ta băn khoăn tự hỏi rồi tự trả lời, ngẫm nghĩ mà sợ hãi: Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bầy giờ mới nguy!

+Bùng nổ trong tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là khát vọng lương thiện. Đấy cũng là đỉnh điểm của sự tỉnh thức của Chí Phèo: Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với, vọi nguời biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lạo không thể đựơc. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện… Chí đã đem cái khát vọng ấy ta thăm dò đặng tìm sự chia sẻ ở Thị Nở. Khi thị cười tin cẩn, Chí Phèo thấy tự nhiên nhẹ cả người và lòng thấy rất vuoi chứng tỏ anh ta đang tràn đầy hy vọng trở lại thế giới con người. Những ngày sau đó, Chí không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít. Để cho khỏ tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say Thị Lắm. Cả người kể chuyện ẩn hình, vốn rất lạnh lùng, cũng không giấu nổi cảm xúc cảm hình khi hình dung về tương lai của họ: Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi.

- Bị từ chối quyền làm người lương thiện:

Những ngày vui của Chí Phèo không kéo dài được bao lâu. Đến hôm thư sáu, thì Thị bỗng nhớ rằng có một ngưòi cô ở đời… Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô Thị đã.

+Bà cô Thị Nở quyết liệt phản đối cháu gái lấy thằng Chí Phèo vì ai lại đi lấy thằng Chí Phèo, một thằng không cha, chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Đau đớn cho Chí Phèo, khi anh ta hiền và muốn làm hoà với mọi ngưòi thì chính họ vẫn sợ và vẫn nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ ở làng Vũ Đại! Đến bà cô của Thị Nở, một người năm muơi tuổi vẫn chưa lấy chồng, sống cái đời dằng dặc, uất ức, còn nghĩ về Chí như vậy huống chi ngườ khác. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đồng nghĩa với việc đóng chặt con đường trở về với thế giới lương thiện của Chí Phèo. Vì thế, ban đầu còn ngơ ngác, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Chí thấy cần thiết phải trả thù: Hắn phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó. Nếu không đâm được, đến lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng. Với Chí, đập đàu hay kêu làng cũng là cách tỏ rõ sức mạnh của mình, một cách trả thù. Nhưng muốn đập đầu phải uống thật say. Không có rượu lấy gì làm cho máu nó chảy! Thế là Chí uống, song lần này càng uống lại càng tỉnh ra và đặc biệt hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên trong đời, Chí Phèo uống rượu mà ngưòi lại tỉnh, khác với những cơn say dài mênh mông trước đó. Khi trong đầu anh cứ thoang thoảng mùi cháo hành chứng tỏ Chí không sao quên được những ngày ngắn ngủi từng được chăm sóc, vui sống. Bây giờ, tất cả những cái đó đã bị tước đoạt, vì thế Chí quyết phải đi trả thù, đi đòi lại lương thiện.

Khi nghe Thị Nở kể chuyện, Chí nghĩ ngay đến việc giết bà cô của thị để trả thù. Nhưng sau khi uống rất nhiều rượu, với một con dao ở thắt lưng, miệng lảm nhảm : “Tao phải đâm chết nó!”, Chí Phèo cứ thẳng đường mà đi đế nhà Bá Kiến. Anh không hề quên đường, bời bà cô Thị Nở không phải là người cướp đi những gì mà anh vốn có, càng không thể cho anh những gì đã mất. Đây có thể coi là giây phút tỉnh táo nhất khi Chí đi tù về. Tỉnh táo xác định kẻ thù : Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh trai trên mặt này? Tỉnh táo trong hành động tự sát vì không được sống lương thiện và không muốn trở lại kíêp sống thú vật như trước : Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách…biết không?... Chỉ có một cách là …cái này ! Biết không !... Những câu nói đứt quãng vừa thể hiện quyết tâm trả thù, vừa bộc lộ niềm phẫn uất, nỗi bế tắc của Chí Phèo. Cái chét là cách chọn lựa duy nhất để Chí giải quyết bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. Vì thế, chết mà uất ức, vẫn còn muốn nói to với mọi người khát vọng của mình : …khi người ta đến thì hắn cũng đã giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.

3. Kết luận

Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tước đoạt quyền làm người. Miêu tả diễn biến và tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn hiện thực sắc sảo và sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện của con người trong xã hội cũ. Hà Anh/ Nhân Dân

a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu.

“Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”.

Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống.

Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay).

Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn: “Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

b. Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”.

Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầut tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?

“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp sống thú vật?

Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.

Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôi rượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành - hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.

c. Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống.

Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đến tuyệt vọng của Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” còn làm day dứt hàng triệu trái tim người đọc: Làm thế nào để được sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập nhân tính ấy? Đấy cũng chính là bi kịch lớn nhất ở nhân vật yêu quý này.

Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo - hiện tượng hàng vạn người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt. Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình ảnh này đã nói với ta điều gì đó.

Kết luận

Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: