tevat luan
Cỡ chữ 16 Cỡ chữ 18 Cỡ chữ 20 Cỡ chữ 22 Cỡ chữ 24
Trang Tử
NAM HOA KINH
Dịch và bình chú : Thu Giang Nguyễn Duy Cần
TỀ- VẬT- LUẬN
NỘI- THIÊN
TỀ- VẬT- LUẬN
A. Nam- Quách Tử- Kỳ ẩn kỷ nhi tọa, ngưỡng thiên nhi hư[ii], tháp yên[iii] tự táng kỳ ngẫu[iv].
Nhan- Thành Tử- Du[v] lập thị hồ tiến, viết: "Hà cư hồ? Hình cố khả sử như kháo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử khôi hồ? Kim chi ẩn kỷ giả, phi tích chi ẩn kỷ giả dã".
Tử- Kỳ viết:" Yển, bất diệc thiện hồ, nhữ[vi] vấn chi dã. Kim giả ngô táng ngã. Nhữ tri chi hồ. Nhữ[vii] văn nhân[viii] lại nhi vị văn địa lại, nhữ văn địa lại, nhi vị văn thiên lại phù?
Tử Du viết: Cảm vấn kỳ phương.
Tử Kỳ viết: Phù đại khối ái khí, kỳ danh vi phong. Thị duy vô tác. Tác, tắc vạn khiếu nộ ngạc, nhi độc bất văn chi liệu liệu hồ. Sơn lâm chi úy giai, đại mộc bách vi chi khiếu huyệt, tợ tị, tợ khẩu, tợ nhĩ, tợ kê, tợ quyện, tợ cựu; tợ oa giả, tợ ô giả, kích giả, hao giả, sất giả, hấp giả, kiếu giả, hạo giả, yểu giả, giao giả.
Tiền giả xướng vu,
Nhi tùy giả xướng ngu.
Lãnh phong tắc tiểu hòa,
Phiêu phong tắc đại hòa,
Lệ phong tế tắc chíng khiếu vi hư. Nhữ độc bất kiến chi điều điều chi điêu điêu hồ?
Tử Du viết: Địa lại tắc chúng khiếu thị dĩ. Nhơn lại tắc tỉ trúc thị dĩ. Cảm vấn thiên lại?
B. Tử- Kỳ viết: Phù xuy vạn bất đồng, nhi sử kỳ tự kỷ dã, hàm kỳ tự thủ, nộ giả, kỳ thùy da?
Đại trí hàn hàn.
Tiểu trí nhàn nhàn[ix]
Đại ngôn viêm viêm,
Tiểu ngôn chiêm chiêm[x]
Kỳ mị dã, hồn giao.
Kỳ giác dã, hình khai[xi].
Dữ tiếp vi cấu,
Nhật dĩ tâm đấu[xii],
Mạn[xiii] giả, giao[xiv] giả, mật[xv] giả.
Tiểu khủng chủy chủy.
Đại khủng mạn mạn[xvi].
Kỳ phát nhược cơ quát, kỳ tư thị phi chi vị dã. Kỳ lưu như trở minh, kì thủ thắng chi vị dã. Kỳ sát như thu đông, dĩ ngôn kỳ nhật tiêu dã; kỳ nịch chi sở vi chi, bất khả sử phục chi dã; kỳ yểm dã như giam, dĩ ngôn kỳ lão dật dã. Cận tử chi tâm, mạc sử phục dương dã. Hỉ nộ ai lạc lự thán biến nhiệt diêu dật khải thái[xvii] Nhạc xuất hư chưng thành khuẩn. Nhật dạ tương đại hồ tiến nhi mạc tri kì sở manh. Dĩ hồ! Dĩ hồ! Đản mộ đắc thử kỳ sở do dĩ sinh hồ! Phi bỉ vô ngã. Phi ngã vô sở thủ thị diệc cận hĩ. Nhi bất tri kỳ sở vi sử. Nhược hữu chân tể nhi đặc bất đắc kỳ trẫm khả hành dĩ tín nhi bất kiến kỳ hình. Hữu tình nhi vô hình. Bách hài cửu khiếu lục tạng, cai nhi tồn yên. Ngô thùy dữ vi thân? Nhữ giai thuyết chi hồ? Kỳ hữu tư yên. Như thị giai hữu vi thần thiếp hồ? Kỳ thần thiếp bất túc dĩ tương trị hồ? Kỳ đái tương vi quân thần hồ? Kỳ hữu chân quân tồn yên? Như cầu đắc kỳ tình dữ bất đắc, vô úch tổn hồ kỳ chơn. Nhất thụ kỳ thành hình, bất vong dĩ đãi tận, dữ vật tương nhẫn tương mỹ, kỳ hành tận như trì, nhi mặc chi năng chỉ. Bất diệc bi hồ? Chung thân dịch dịch nhi bất kiến kỳ thành công, niết nhiên bì dịch nhi bất tri kỳ sở quy, khả bất ai da? Nhân vị chi bất tử hề ích, kỳ hình hóa, kỳ tâm dữ chi nhiên, khả bất vị đại ai hồ? Nhân chi sinh dã, cố nhược thị mang hồ. Kỳ ngã độc mang, nhi nhân diệc hữu bất mang giả hồ? Phù tùy kỳ thành tâm nhi sư chi, thùy độc thả vô sư hồ? Hề tất tri đại, nhi tâm tự thủ giả hữu chi. Ngu giả dữ hữu yên, vị thành hồ tâm nhi hữu thị phi. Thị kim nhật thích Việt nhi tích chí dã. thị dĩ vô hữu vi hữu. Vô hữu vi hữu, tuy hữu Thần Võ thả bất năng tri. Ngô độc thả nại hà tai!
DỊCH NGHĨA:
TỀ- VẬT- LUẬN
A. Nam Quách Tử Kỳ ngồi dựa ghế, ngửa mặt hà hơi, bơ phờ như người mất hồn.
Nhan Thành Tử Du đứng hầu trước mặt, thấy vậy, hỏi:" Sao mà hình hài có thể khiến được như cây khô, còn lòng thì có thể khiến được như tro lạnh? nay người ngồi trến ghế có còn phải là người ngồi trên ghế trước đây nữa không?"
Tử kỳ nói:" Yển! câu hỏi của ngươi đâu phải là không đúng! ta nay đã mất bản ngã rồi, ngươi có biết chăng? ngươi chỉ nghe tiếng sáo của người mà chưa nghe tiếng sáo của đất. Ngươi chỉ nghe tiếng sáo của đất mà chưa nghe tiếng sáo của trời."
Tử Du nói:" Dám hỏi dùng phương chi nói để cho tôi hiểu được?"
Tử Kỳ nói: "Hơi thở của đại khối, gọi là gió. Nó không nổi lên thì thôi. Nó mà nổi lên thì muôn lỗ hổng gào thét lên, riêng ngươi chẳng nghe nó ào ào đó hay sao? Mấy chỗ sâu hõm của núi rừng, những bọng của cây to trăm vòng, như mũi, như miệng, như tai, như xà, như vành, như cối, như ao sầu, như vũng cạn... khi thì rập nhau la lối, nạt nộ, gầm thét, khi lại bỏ giọng rù rì, nỉ non, than thở. Tiếng trước xướng lên, tiếng sau họa lại. Gió hiu hiu thì là tiểu hòa; gió vụt vụt thì là đại hòa. đến khi gió lặng, thì các khiếu đều êm. Riêng ngươi không thấy cành lá còn rung động đó hay sao?"
Tử Du nói: "tiếng sáo Đất là tiếng hòa của muôn khiếu. Tiếng sáo của người là tiếng hòa của ống trúc. Dám xin hỏi thế nào là tiếng sáo của Trời?"
B. Tử Kỳ nói: "Kìa như gió thổi khiến muôn tiếng không đồng nhau vang lên, nhưng mà lại khiến cho nó tự ngưng đi, hoặc tự nổi lên, là gì đấy? biết một cách bao trùm rộng rãi, đó là hạng đại trí; biết một cách chia lìa vụn vặt, đó là hạng tiểu trí. Lời nói tổng hợp thị phi; đó là đại ngôn, lời nói chi li biện- biệt, đó là tiểu ngôn. Khi ngủ thì tinh thần giao nhau(làm một). Khi thức, thì tinh thần bị ly khai(vì chạy theo sự vật bên ngoài). Tiếp lẫn nhau, gọi là" cấu"(hợp nhau làm một); tán mạn ra, gọi là" tâm đấu"(lòng bị chia lìa chống đối nhau). Lòng phải rộng, sâu và dè dặt. dè dặt là cái nhỏ mà phân biệt sanh, tử; dè dặt cái lớn là xem sanh tử bằng nhau. Người đời bày cuộc bắn bia mà định thị phi, bày tờ khế ước mà phân thắng bại. Lòng người mãn tranh đấu cho thị phi lần đầu hao mòn, bị giết như thu đông giết thảo mộc. Họ đắm đuối trong việc làm đó, không làm sao cho lòng họ phục nguyên lại được. Đè nén như giam nhốt, như đè nén lời nói[xviii]. Cái lòng gần chết, không sao khiến nó nóng lại được.
Nhưng mà mừng giận, thương vui, phản phúc, kinh sợ, phù phiếm, phóng túng, tình dục mở rộng... đều như tiếng nhạc do chỗ hư không mà phát lên, như đám nấm trong chỗ ẩm ướt mà sanh ra. Ngày và đêm, tiếp nhau mà hiện ra trước mặt, ai biết được đầu mối nó nơi đâu? Ôi! Ôi! Một sớm một chiều, ai biết được từ đâu mà sanh ra?
Không có đó, không có đây.(nhưng nếu) không có đây thì biết lấy đâu làm chỗ căn cứ! Lý ấy đâu có xa xôi gì! Nhưng mà không rõ ai xui như thế? Dường như có đấng Chân- tể, nhưng mà không thấy được dấu vết của Đó. Đấng ấy có tình mà không có hình. Trăm xương chín khiếu, sáu tạng, riêng biệt ra thì không thành một thân thể; nên phải có cái " hiệp" nó lại kia mới thành một thân thể được. Thần thiếp riêng biệt ra, không đủ sức trị lẫn nhau nên không thể thành một môn hộ; nên phải có cái hiệp nó lại, mới thành một môn hộ, quân thần riêng biệt ra thì không thành một quốc gia, nên phải có cái " hiệp" cả hai lại mới thành một quốc gia. Cá mà hiệp đặng làm nên một thân thể, một môn hộ, một quốc gia, " cái đó" không bớt, cũng không thêm cho thân thể, cho môn hộ, cho quốc gia, ta gọi nó là "Tình". Có kẻ nhạn cái " hình" do đó gây ra, không quên cho đến ngày cùng tận của nó, rồi đâm chém nhau, hại lẫn nhau, mà không biết dừng, chẳng cũng đáng buồn sao? Có kẻ trọn đời làm mãi mà không thấy thành công, mệt mỏi mà không biết đâu là chỗ về, cũng chẳng đáng thương xót sao? Người ta bảo như thế mà không chết có ích gì không? Hình nó hóa đi, tâm nó cũng một thế, cũng chẳng đáng xót xa lắm sao?
Đời người mờ mịt, há phải riêng ta mờ mịt, còn kẻ khác không mờ mịt hay sao? Như biết lấy cái tâm đã thành của mình làm Thầy, thì ai là chẳng có Thầy? Cái tâm thành đã sẵn có, sao còn tìm cái chi nữa mà thế nó? kẻ ngu cũng có nó. Chưa thành được mà lòng đã có chứa thị phi, thì có khác nào hôm nay sang nước Việt mà đã đến từ hôm trước rồi! Như vậy, tức là lấy cái không có làm cái có. Lấy cái không có làm cái có. Thì tuy có Thần Võ cũng không biết được, riêng ta có làm thế nào được!
C. Phù ngôn phi xuy dã. Ngôn giả hữu ngôn[xix], kỳ sở ngôn giả, đặc vị định dã. Quả hữu ngôn da? Kỳ vị thường hữu ngôn da? Kỳ dĩ vi dị ư khấu âm[xx], diệc hữu biện hồ? Kỳ vô biện hồ? Đạo ô hồ ẩn nhi hữu chân ngụy? Ngôn ô hồ ẩn nhi hữu thị phi[xxi]? Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn? Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả[xxii]?
Đạo ẩn ư tiểu thành[xxiii]; ngôn ẩn ư vinh hoa[xxiv]. Cố hữu Nhu Mặc chi thị phi; dĩ thị kỳ sở phi, nhi phi kỳ sở thị. Dục thị kỳ sở phi, nhi phi kỳ sở thị, tắc mạc nhược dĩ minh. Vật vô phi bỉ, vật vô phi thị. Tự bỉ tắc bất kiến tự tri tắc tri chi. Cố viết: Bỉ xuất ư thị, thị diệc nhơn bỉ. Bỉ thị, phương sinh chi thuyết dã. Tuy nhiên, phương sinh phương tử, phương tử phương sinh. Phương khả phương bất khả, phương bất khả phương khả. Nhân thị nhân phi, nhân phi nhân thị.
Thị dĩ Thánh nhân bất do nhi chiếu chi vu thiên, diệc nhân thị dã. thị diệc bỉ dã. Bỉ diệc thị dã. Bỉ diệc nhất thị phi. Thử diệc nhất thị phi. Quả thả hữu bỉ thị hồ tai? Quả thả vô bỉ thị hồ tai? Bỉ thị, mặc đắc kỳ ngẫu[xxv] vị chi Đạo Xu[xxvi]. Xu thủy đắc kỳ hoàn trung[xxvii], dĩ ứng vô cùng. Thị diệc nhất vô cùng, phi diệc nhất vô cùng dã. Cố viết: Mạc nhược dĩ minh.
Dĩ chỉ dụ chỉ chi phi chỉ, bất nhược dĩ phi chỉ dụ chỉ chi phi chỉ dã. Dỉ mã dụ mã chi phi mã, bất nhược dĩ phi mã dụ mã chi phi mã dã, vạn vật nhất mã dã.
Khả hồ khả, bất khả hồ bất khả. Đạo hành chi nhi thành, vật vị chi nhi nhiên. ô hồ nhiên? Nhiên ư nhiên. ô hồ bất nhiên? Bất nhiên ư bất nhiên. Vật cố hữu sở thiên, vật cố hữu sở khả. Vô vật bất nhiên, vô vật bất khả. Cố vi thị cử đình dữ dinh, lệ dữ Tây thi, khôi nguy quyệt quái, Đạo thông vi nhất.
Kỳ phân dã thành dã. Kỳ thành dã, hủy dã. Phàm vật vô thành dữ hủy, phục thông vi nhất. Duy đạt giả tri thông vi nhất. Vi thị chi bất dụng nhi ngụ chư dung. Dung dã giả, dụng dã; dụng dã giả, thông dã; thông dã giả, đắc[xxviii] dã. Thích đắc nhi cơ[xxix] hĩ. Nhân thị dĩ[xxx]. Dĩ nhi bất tri kỳ nhiên, vị chi Đạo. Lao thần minh vi nhất nhi bất tri kỳ đồng dã, vị chi triêu tam.
Hà vị triêu tam? Viết: Thư công phú vu[xxxi] viết: triêu tam nhi mộ[xxxii] tứ. Chúng thư giai nộ. Viết: nhiên tắc triêu tứ nhi mộ tam. Chúng thư giai duyệt. Danh thật vị khuy, nhi hỉ nộ vi dụng, diệc nhơn thị dã. Thị dĩ Thánh nhân hòa chi dĩ thị phi, nhi hưu hồ thiên quân[xxxiii], thị chi vị lưỡng hành[xxxiv].
DỊCH NGHĨA:
C. Lời, không phải như gió thổi: Lời phải có nói lên một cái gì. Nếu chỗ nói của nó mà chưa định, thì lời nói ấy quả đã có nói không. Hay là chưa có nói gì cả? Lời nói chưa định ấy, khác nào tiếng chim con: chưa có biết biện biệt hay không biện biệt? Đạo, sao dựa vào chân hay ngụy; lời, sao dựa vào thị hay phi? Đạo, sao qua mà không còn; lời, sao còn mà chẳng nói được? Đạo, ẩn trong tiểu thành; lời, ẩn nơi vinh hoa. Bởi vậy mới có cái phải, quấy của Nhu Mặc. Nhu Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải.(Nhưng) nếu muốn thấy được cái Phải trong cái Quấy, cái Quấy trong cái Phải, thì không có gì bằng dùng đến ánh sáng(của Đạo). Vật, không vật nào là không phải" đó", không vật nào là không phải" đây"[xxxv]. Lấy chỗ nhận thấy của người mà thấy, thì không thấy; lấy chỗ biết của mình mà biết, thì mới biết. Nên mới có nói rằng:" Đó", do đây mà ra; " đây", nhân "đó" mà có. " Đó đây", ấy là thuốc của "phương sinh". Nên mới có nói Sống, nói Chết, nói Chết, nói Sống, nói được, nói không được, nói không được, nói được. Nhân có Phải, nhân có Quấy; nhân có Quấy, nhân có Phải(mà cãi nhau).
Thánh nhân thì không căn cứ vào Phải Quấy, mà căn cứ vào khiếu biết tự nhiên của mình để hiểu mọi vật. Và cũng do"đây" trước. " Đây", cũng là "Đó", mà "Đó" cũng là "Đây". "Đó" cũng có một lẽ Phải Quấy của "Đó"; mà "Đây" cũng có một cái lẽ phải quấy của "Đây". Quả có "đó đây" chăng? Quả chẳng có "đó đây" chăng? Đó và Đây mà không gặp chỗ lứa đôi(đối- đãi) của nó, thì gọi là Cốt Đạo (Đạo Xu). Cốt ấy khởi đầu nơi trung tâm của cái vòng tròn(hoàn trung), và căn cứ vào đó để mà ứng đối vô cùng(với Thị Phi). Phải, cũng là một cái lẽ vô cùng. Quấy, cũng là một cái lẽ vô cùng[xxxvi]. Bởi vậy mới nói: đâu bằng dùng lấy ánh sáng của Đạo.
Lấy ngón tay mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay, sao bằng lấy cái không phải là ngón tay để mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay.
Lấy con ngựa mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con ngựa, sao bằng lấy cái không phải là con ngựa để mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con ngựa. Trời Đất khác nào ngón tay nói trên. Vạn vật khác nào con ngựa nói trên.
Được là được. Không được là không được. Con đường có đi mới thành đường đi, vật có gọi được tên mới thành là vật. Sao là phải vậy? Phải vậy là vì phải vậy. Sao là không phải vậy? Không phải vậy, là vì không phải vậy. Vật, có chỗ là phải vậy. Vật, có chỗ là được vậy. Không vật nào là không phải vậy; không vật nào là không được vậy. Cho nên mới có so sánh cọng cỏ với cột trụ, một người đàn bà xấu xí với Tây Thi; khoan đại, kỳ biến, gian trá, quái dị, thảy đều là một.
Có phản" nó" ra thì "nó" mới "thành". Có "thành" thì mới có "hoại". Phàm vật mà không "thành", nên không "hoại" thì mới có thể "trở về" mà cùng thông với lẽ Một(của Đạo). Chỉ có bậc đạt Đạo mới thông hiểu được lẽ Một ấy mà thôi: Họ dìng đỡ cái dung mạo (bên ngoài) để hòa với mọi người. "Dung", tức là "dụng"; "dụng", tức là "thông". Mà "thông", tức là "đắc" vậy. Vui trong chỗ "đắc" ấy, ít ai được. Nhân tới đó mà "thôi đi". "Thôi đi", mà cũng không cần phải biết vì sao mà phải vậy, thì gọi là Đạo. Lao nhọc thần minh vì chấp nhất (trong một cái Phải hay cái Quấy nào) mà không biết trông thảy đều đồng nhau. Nên mới gọi là "sớm ba".
Sao gọi là " sớm ba"? Có lão nuôi khỉ, phát khoai cho khỉ, nói: "Sớm ba, mà chiều bốn!" Khỉ đều giận. Lão lại nói: "Thôi, sớm bốn mà chiều ba"! Khỉ đều mừng. Số cho không thay đổi, danh và thực không thiếu, vậy mà, cái dụng ý của nó lại có mừng có giận. Bởi vậy, bậc Thánh nhân, vì sự hòa bình mà phải nói đến thị hay phi, rồi đứng yên ở cốt trục của "bánh xe Trời" (Thiên Quân): đó gọi là "lưỡng hành".
D. Cổ chi nhân, kỳ tri hữu sở chí[xxxvii] hĩ.
Ô hồ chí? Hữu di vi vị thủy hữu vật giả chí hĩ, tận hĩ, bất khả dĩ giả hĩ. Kỳ thứ dĩ vi hữu vật hĩ, nhi vị thủy hữu phong[xxxviii] dã. Kỳ thứ dĩ vi hữu phong yên, nhi vị thủy hữu thị phi dã. thị phi chi chương dã, Đạo chi sở dĩ khuy dã. Đạo chi sở dĩ khuy, áu chi sở dĩ thành[xxxix]. Quả thả hữu thành dữ khuy hồ tai? Quả thả vô thành dữ khuy hồ tai? Hữu thành dữ khuy, cố Chiêu thị[xl] chi cổ cầm dã. Vô thành dữ khuy, cố Chiêu thị chi bất cổ cầm dã. Chiêu văn chi cổ cầm dã, Sư Khoáng[xli] chi chi sách dã, Huệ tử[xlii] chi cứ ngộ dã, tam tử chi tri cơ hồ? Giai kỳ thạnh giả dã, cố tải chi mạt niên. Duy kỳ háo chi dã, dĩ dị ư bỉ ; kỳ háo chi dã, dục dĩ minh chi, bỉ phi sở minh nhi minh chi. Cố dĩ kiên bạch[xliii] chi muội chung, nhi kỳ tử hựu dĩ vấn chi luân chung, chung thân vô thành. Nhược thị nhi khả vị thành hồ? Tuy ngã diệc thành dã. Nhược thị nhi bất khả vị thành hồ? Vật dữ ngã vô thành dã. thị cố hoạt nghi chi diệu[xliv], Thánh nhân chi sở đồ dã. Vi thị bất dụng, nhi ngụ chư dung[xlv], thử chi vị dĩ minh[xlvi].
DỊCH NGHĨA:
D. Người xưa, cái biết của họ có chỗ cùng cực. Sao gọi là cùng cực? Có kẻ cho rằng thuở ban đầu chưa hề có vật gì cả, đó là một chủ trương cực đoan cùng tận, không thể còn nói gì thêm được nữa. Có kẻ thì cho rằng đã có vật rồi, nhưng vật ấy chưa từng chia phân. Lại cũng có kẻ cho rằng đã có vật rồi, nhưng vật ấy đã lại có chia phân. Thị Phi mà bị chia phân rõ rệt ra rồi, thì Đạo mới có chỗ khuyết. Đạo mà có chỗ "khuyết" (vì không đủ) mới có tạo thành ra chữ "ái" (để mà hòa hợp lại). Quả có "khuyết" có "ái" chăng? Quả không có "khuyết", không có "ái" chăng? Bởi thấy có "khuyết" có "ái", họ Chiêu mới khảy cầm. Không có "khuyết" có "ái" thì họ Chiêu khảy cầm làm chi?
Có Chiêu văn khảy cầm, Sư Khoáng mới lập luật định ngũ âm, Huệ tử mới giảng âm luật. Chỗ biết của ba người này có là bao nhiêu mà thiên hạ đều hoan nghênh cho đến đời cuối cùng này mà luật ấy hãy còn thịnh hành? Chỗ ưa thích của họ đâu có giống với chỗ ưa thích của chúng nhân. Muốn đem cái chỗ không sáng của mình mà soi sáng cho kẻ khác, nên suốt đời cam chịu tối tăm vì câu chuyện "kiên bạch". Họ thử đem ngón đàn hay của họ mà truyền dạy cho con họ, trọn đời biết có truyền dạy được không! Nếu mà họ truyền đạt được, thị ta đây cũng truyền dạy được. Bằng họ truyền dạy không đặng, thì ta đây cũng truyền dạy không được. Cho nên chỗ mà bậc thánh nhân mong mỏi là được ở trong cái ánh sáng mập mờ (của cái nhìn tổng quát hỗn hợp), không dùng phép tắc của ai cả, chỉ dùng cái lý thông thường của mọi người để xử sự với đời. Đó gọi là mượn lấy ánh sáng của người vậy.
Đ. Kim thả hữu ngôn ư "thử", bất tri kỳ dữ "thị" loại hồ[xlvii], kỳ dữ thị bất loại hồ? Loại dữ bất loại, tương dữ vi loại, tắc dữ bỉ vô dĩ dị hĩ. Tuy nhiên, thỉnh thường ngôn chi: "hữu thủy", dã giả, "hữu vị thủy hữu thủy" dã giả, "hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu thủy", dã giả, "hữu hữu" dã giả, "hữu vô", dã giả, "hữu vị thủy hữu vô" dả giã, "hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô" dã giả[xlviii]. Nga nhi hữu vô hĩ, nhi vị tri hữu vô chi quả, thục hữu thục vô dã? Kim ngã tắc dĩ hữu vị hĩ, nhi vị tri ngô sở vị chi, kỳ quả hữu vị hồ, kỳ quả hữu vô vị hồ?
Thiện hạ mạc đại ư thu hào chi mạt, nhi đại sơn vi tiểu. Mạc thọ hồ thương tử nhi Bành tổ vi yểu.
Thiên địa dữ ngã tịnh sanh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. Ký dĩ vi nhất hĩ, thả đắc hữu ngôn hồ? Ký dĩ vị chi nhất hĩ, thả đắc vô ngôn hồ? Nhất dữ ngôn vi nhị, nhị dữ nhất vi tam[xlix]. Tự thử dĩ vãng, xảo lịch bất năng đắc nhi huống kỳ phàm hồ? Cố tự vô thích hữu, dĩ chí ư tam, nhi huống tự hữu thích hữu hồ? Vô thích yên, nhân thị dĩ[l].
Phù Đạo vị thủy hữu phong[li], ngôn vị thủy hữu thường[lii]. Vi thị nhi hữu chân[liii] dã. thỉnh ngôn kỳ chân: hữu tả hữu hữu, hữu luân hữu nghĩa, hữu phản hữu biện, hữu cạnh hữu tranh, thử chi vị bát đức, lục hợp chi ngoại[liv]. Thánh nhân tồn nhi bất luận. Lục hợp chi nội, thánh nhân luận nhi bất nghị. Xuân thu kinh thế tiên vương chi chí, thánh nhơn nghị nhi bất biện[lv]. Cố phận dã giả hữu bất phân dã, biện dã giả, hữu bất biện dã[lvi]. Viết: hà dã? Thánh nhân hoài chi, chúng nhân biện chi. Dĩ tương thị dã. Cố viết: biện dã giả, hữu bất kiến dã[lvii]. Phù đại Đạo bất xưng, đại biện bất ngôn, đại nhân bất nhân, đại liêm bất khiêm, đại dũng bất kỵ. Đạo chiêu nhi bất Đạo[lviii], ngôn biện nhi bất cập[lix], nhân thường nhi bất thành, liêm thanh nhi bất tín, dũng kỵ nhi bất thành, ngũ giả ngoan nhi cơ hướng phương hĩ. Cố tri chỉ kỳ sở, bất tri, chí hĩ[lx]. Thục tri bất ngôn chi biện, bất Đạo chi Đạo? Nhược hữu năng tri, thử chi vị thiên phủ, chú yên nhi bất mãn, chước yên nhi bất kiệt, nhi bất tri kỳ sở do lai, thử chi vị bảo quang[lxi].
Cố tích giả Nghiêu vấn ư Thuấn viết: ngã dục phạt Tông, Khoái, Tự Ngao; nam diện nhi bất thích nhiên, kỳ hà tố dã? Thuấn viết: Phù tam tử giả, du tồn hồ, bồng ngải chi gian? Nhược bất thích nhiên, hà tai? Tích giả thập nhật tịnh xuất, vạn vật giai chiếu nhi huống đức chi tiến hồ nhật giả hồ!
DỊCH NGHĨA:
Đ. Ví như nay có người hỏi rằng: không rõ chữ "đó" có giống với chữ "đây" chăng; hay không giống với chữ "đây" chăng? Giống và không giống, hay cùng là một giống với nhau, thì là bên này không có gì khác với bên kia nữa. Tuy vậy, còn có nhiều danh từ thông thường mà ý nghĩa tương phản, ta cũng cho nó giống nhau được nữa chăng? Như những danh từ sau đây: 'hữu thủy", "hữu vị thủy hữu thủy", 'hữu vị thủy hữu phù vị thủy", "hữu hữu", 'hữu vô", 'hữu vị thủy hữu vô", "hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô". Thoạt trông qua mà "có" là đã "không" rồi, nhưng cũng chưa rõ là có hay không? Và quả có cái gì là có, có cái gì là không hay chăng? Nay thì ta cũng đã có nói rồi, nhưng chưa biết rõ điều ta nói đó quả đã có nói không, hay chưa có nói không?
Dưới trời không có gì lớn bằng cọng lông mùa thu, mà không có gì nhỏ bằng núi Thái; không có gì thọ bằng đứa bé chết yểu, mà không có gì yểu bằng ông Bành Tổ.
Trời Đất cùng ta đồng sinh, và vạn vật cùng ta là một. Đã là một rồi, thì nói ra có được không? Đã gọi là một rồi, thì không nói ra có được không? Một và lời là hai. Hai với một là ba. Từ ba trở lại một, bậc gọi là xảo lịch còn không hiểu được thay, huống chi là kẻ tầm thường! Cho nên, từ chỗ "không" mà sang chỗ "có", còn phải đến số ba, huống chi từ chỗ có mà sang chỗ có? Không phải sang qua đâu cả, chỉ nên theo chỗ có đấy là đủ.
Vả, Đạo chưa hề có khu vực; lời nói chưa hề có định thức. Có cho đây là Thị, thì mới có sự chia phân thị với phi thành từng khu vực. Vậy, xin bàn về khu vực ấy: có mặt, có trái, có luận, có nghĩa, có phân, có chia, có cạnh, có tranh, đó gọi là "bát thức". Phần ngoài của "lục hợp", thánh nhân để yên mà không luận đến. Phần trong của "lục hợp", thánh nhân luận đến mà không bàn. Lịch sử đời Xuân Thu của các Tiên vương, thánh nhân bàn đến mà không chê khen biện luận. Cho nên tuy có phan chia mà không phân chia; biện bác mà không biện bác. Sao vậy? Là vì thánh nhân thì ôm giữ, chúng nhân thì biện bác để mà khoe khoang. Nên mới có lời nói này: "hay biện phân, thì có chỗ không thấy rõ được". Vả, "đại Đạo" thì không xưng tên; "đại biện" thì không có lời; "đại nhân" thì không thương ai; 'đại liêm" thì không nhún nhường; 'đại dũng" thì không làm hại ai. Đạo mà sáng thì không phải Đạo; lời mà rõ ràng thì không tới chốn, nhan mà thường thì không nên việc; liêm mà thanh thì không thể tin; dũng mà hại người thì không nên việc. Năm điều ấy tròn mà thành vuông. Cho nên, biết dừng chỗ mà mình không thể biết, là đến chốn rồi vậy. Có ai biết được cách biện biệt mà không dùng đến lời, nói mà không cần phải nói ra lời? Nếu có kẻ biết được, kẻ ấy gọi là Thiên phủ (kho trời) đổ vô mãi mà không đầy, rót ra mãi mà không cạn, nhưng không biết do đâu mà đến. Nên mới gọi là "che ánh sáng" (bảo quang).
Cho nên ngày xưa Nghiêu hỏi Thuấn:
"Ta muốn phạt Tông, Khoái, Tư Ngao, ngảnh mặt sang Nam mà không thấy lòng khoan khoái. Như thế là cớ làm sao?"
Thuấn nói:
"Như ba người ấy (vua của ba nước ấy) khác nào sống ở giữa cỏ bông cỏ ngãi. Nhà Vua sao lại không thấy lòng khoan khoái? Xưa kia, mười mặt trời cùng mọc, muôn vật đều được soi sáng, huống chi cái Đức của người còn hơn mặt trời!"
E. Khiết Khuyết vấn hồ Vương Nghê[lxii] viết:
Tử tri vật chi sở đồng thị hồ?
Viết: ngô ô hồ tri chi.
Tử trí tử chi sở bất tri da?
Viết: ngô ô hồ tri chi.
Nhiên tắc vật vô tri da?
Viết: ngô ô hồ tri chi. Tuy nhiên, thường thí ngôn chi. Dung cự tri ngô sở vị tri chi phi bất tri da? dung cự tri ngô sở vị bất tri chi phi tri da? Thả ngô thường thí vấn hồ nhữ[lxiii]: dân thấp tẩm, tắc yêu tật thiên tử[lxiv], thu thiên hồ tai[lxv]? Mộc xử tắc chủy lật tuân cụ[lxvi], viên hầu nhiên hồ tai? tam giả thục tri chánh xử? Dân thực sô hoạn[lxvii], mê lộc thực tiến[lxviii], lương thư cam đái[lxix], xi nha thị thử[lxx]: tứ giả thục nhi tri chánh vị? viên biên thư dĩ vi thư[lxxi] mê dữ lộc giao, thu dữ ngư du. Mao tường Lệ Cơ nhơn chi sở mỹ dã, ngư kiến chi thâm nhập, điểu kiến chi cao phi, mê lộc kiến chi quyết sậu[lxxii]. Tứ giả thục tri thiên hạ chi chánh sắc tai?
Tự ngã quan chi, nhân nghĩa chi đoan, thị phi chi đồ, phiền nhiên hào loạn, ngô ô năng tri kỳ biện.
Khiết- Khuyết viết: tử bất tri lợi hại, tắc chí nhân cố bất tri lợi hại hồ?
Vương Nghê viết: chí nhân thần hĩ! đại trạch phần nhi bất năng nhiệt, hà hán hộ nhi bất năng hàn. Tật lôi phá sơn, phong chấn hải, nhi bất năng kinh. Nhược nhiên giả, thừa vân khí, kỵ nhật nguyệt, nhi du hồ tứ hải chi ngoại, tử sinh vô biến ư kỳ, nhi huống lợi hại chi đoan hồ?
DỊCH NGHĨA:
E. Khiết Khuyết hỏi Vương Nghê:
ông biết chỗ đồng phải giống nhau của mọi vật không?
Ta biết đâu việc đó.
ông biết chỗ mà ông không biết không?
Ta biết đâu việc đó.
Vậy thì, mọi vật, cũng không biết gì cả hay sao?
Ta biết đâu việc đó. Tuy vậy, ta thử nói xem sao. biết đâu cái mà ta gọi là biết, lại chẳng phải là cái mà ta không biết? Biết đâu cái mà ta gọi là không biết lại chẳng phải là cái mà ta biết? Vả, ta đã từng thử hỏi ngươi: người nằm trong chỗ ẩm thấp thì sanh ra đau lưng và tê liệt một bên mình; con cá chạch thì có sao không? Người ở trên cây run rẩy sợ sệt; còn loài khỉ vượn thì có sao không? Ba loài ấy, ai biết chỗ ở nào là chỗ ở chính? Con người thì ưa ăn thịt thà, hươu nai thì thích ăn cỏ non; rết thì cho rắn con là ngon; chim mèo chim cú thì nghiện ăn chuột bọ. Bốn loài ấy, ai biết vị ăn nào là chính vị? Vượn và khỉ theo với nhau, nai và hươu cùng với nhau, chạch và cá lội với nhau. Mao Tường, Lệ Cơ, người thấy thì cho là đẹp, mà cá thấy thì lặn sâu, chim thấy thì bay cao, hươu nai thấy thì chạy dài. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹp nào là chính sắc trong thiên hạ?
Tự mà xem, thì đầu mối của nhân nghĩa, đường nẻo của thị phi rối loạn lung tung, ta làm sao biết đâu mà phân biện.
Khiết Khuyết nói: ông không biết lợi hại, còn bậc chí nhân cũng không biết lợi hại nữa hay sao?
Vương Nghê nói: chí nhân là bậc thần: chầm lớn cháy, không thể làm cho đó nóng, sông Hà sông Hán đặc mà không thể làm cho đó lạnh; sét đánh vỡ núi; gió dậy biển cả cũng không làm cho đó sợ. Người như thế thì theo hơi mây, cỡi mặt trời mặt trăng mà rong chơi ngoài bốn biển, chết sống còn không làm cho người họ điên đảo phương chi là mối lợi hại?
G. Cù Thước tử[lxxiii], vấn hồ Trường Ngô tử viết:
Ngô văn chư[lxxiv] phu tử thánh nhân bất tùng sự ư vụ, bất tựu lợi, bất vi hại, bất hỉ cầu, bất duyên đạo[lxxv], vô vị hữu vị[lxxvi], hữu vị vô vị[lxxvii] nhi du hồ trần cấu chi ngoại[lxxviii]. Phu tử[lxxix] dĩ vị mạn lãng[lxxx] chi ngôn, nhi ngã dĩ vi diệu đạo chi hạnh[lxxxi] dã. Ngô tử dĩ vi hề nhược?
Trường Ngô tử viết:
Thị Hoàng đế chi sở thinh uỷnh dã, nhi Khưu[lxxxii] dã hà túc dĩ tri chi. Thả nhữ diệc đại tảo kế, kiến noãn nhi cầu thời dạ[lxxxiii], kiến đàn nhi cầu hiêu chích. Dư thường vị nhữ võng ngôn chi, nhữ dĩ võng thính chi. Hề[lxxxiv] bàng[lxxxv] nhật nguyệt, hiệp vũ trụ, vi kỳ thần hợp[lxxxvi] trí kỳ hoạt hôn[lxxxvii] dĩ lệ tương tôn[lxxxviii]. Chúng nhân dịch dịch[lxxxix], thánh nhân ngu xuân[xc] tham vạn tuế nhi nhất thành thuần[xci].
DỊCH NGHĨA:
G. Cù Thước hỏi Trường Ngô:
Tôi nghe nơi ông rằng thánh nhân không bận đến việc đời; không tìm lợi; không lánh hại; không tha thiết đến việc gì; cũng không quấn quít với Đạo; có nói (mà như) không có nói; không nói mà như đã nói; tha hồ rong chơi ngoài bụi bặm (của cuộc đời). Thầy tôi cho đó là lời nói vu vơ, còn tôi, thì lại cho đó là cái hạnh của kẻ đã nhập diện nơi Đạo rồi vậy. í ông như thế nào?
Trường Ngô nói:
Đó là điều mà Hoàng đế nghe còn nghi ngờ thay, ông Khưu làm gì đủ để mà hiểu được. Vả, ngươi cũng đoán hơi sớm lắm: vừa thấy trứng gà là đã mong được nghe tiếng gà gáy, vừa thấy viên đạn là đã mong được ăn chim nướng. Nay ta thử vì ngươi nói bậy mà nghe, còn ngươi cũng nghe bậy mà chơi. Làm thế nào để dựa kề nhật nguyệt, nhập cùng vũ trụ, xáo trộn cả thị phi, quý tiện, vượt muôn tuổi mà ôm giữ cái chỗ thuần nhất bất biến.
H. Vạn vật tận nhiên nhi dĩ thị tương uẩn[xcii]. Dư ô hồ tri duyệt sinh chi phi hoặc da? Dư ô hồ tri ố tử chi phi nhược táng nhi bất tri quy giả da?
Lệ chi cơ, Ngại phong nhân chi tử dã. Tấn quốc chi thủy đắc chi dã, thế khấp thiêm câm. Cập kỳ chí ư vương sở, dữ vương đồng khuông sàng, thực sô hoạn[xciii], nhi hậu hối kỳ khấp dã.
Dư ô hồ tri phù tử giả bất hối kỳ thủy chi ky sinh hồ?
Mộng ẩm tửu giả, đán nhi khốc khấp, mộng khấp khốc giả, đán nhi điền liệp[xciv]. Phương kỳ mộng dã, bất tri kỳ mộng dã. Mộng chi trung, hựu chiêm kỳ mộng yên, giác nhi hậu tri kỳ mộng dã. Thả hữu đại giác, nhi hậu tri thử kỳ đại mộng dã. Nhi ngu giả tự dĩ vi giác, thiết thiết nhi tri chi quân hồ mục hồ?
Cố tai! Khưu dã dữ nhữ, giai mộng dã. Dư vị nhữ mộng diệc mộng dã. Thị kỳ ngôn dã, kỳ danh vi điếu quỷ. Vạn thế chi hậu nhi nhất ngộ đại thánh, tri kỳ giải giả, thị đán mộ ngộ chi dã.
Ký sử ngã dữ nhược biện hĩ nhược thắng ngã, ngã bất nhược thắng. Nhược quả thị dã, ngã quả phi dã da? Ngã thắng nhược, nhược bất ngô thắng, ngã quả thị dã, nhi quả phi dã da? Kỳ hoặc thị dã, kỳ hoặc phi dã da? Kỳ câu thị dã, kỳ câu phi dã da? Ngã dữ nhược, bất năng tương tri dã, tắc nhân cố thọ kỳ đảm ám, ngô thùy sử chánh chi? Sử đồng hồ nhược giả chánh chi, ký dữ nhược đồng hĩ, ô năng chánh chi? Sử đồng hồ ngã giả chánh chi, kú đồng hồ ngã hĩ, ô năng chánh chi? Sử dị hồ ngã dữ nhược giả chánh chi, ký dị hồ ngã dữ nhược hĩ, ô năng chánh chi? Sử đồng hồ ngã dữ nhược giả chánh chi, ký đồng hồ ngã dữ nhược hĩ, ô năng chánh chi? Nhiên tắc ngã dữ nhược dữ nhân câu bất năng tương tri dã, nhi đãi bỉ dã da? Hà vị hòa chi dĩ thiên nghê[xcv]. Viết: thị bất thị, nhiên bất nhiên.
Thị nhược quả thị dã, tắc thị chi dị hồ bất thị dã, diệc vô biện. Nhiên nhược quả nhiên dã, tắc nhiên chi dị hồ bất nhiên dã, diệc vô biện. Hóa thinh chi tương đãi, nhược kỳ bất tương đãi, hòa chi dĩ thiên nghê, nhơn chi dĩ mạn diễn, sở dĩ cùng niên dã. Vong niên vong nghĩa[xcvi] chấn[xcvii] ư vô cảnh, cố ngụ chư vô cảnh[xcviii].
DỊCH NGHĨA:
H. Hiểu tận vạn vật rồi, mới thấy nó thuần nhất. Ta sao biết ham sống chẳng phải là lầm? Ta sao biết sợ chết lại chẳng là mê, mà không biết cho đó là con đường về?
Lệ Cơ, con của một vị phong nhân xứ Ngại, gả cho Vua nước Tấn. Khi về nhà chồng, lụy ướt dầm bầu. Kịp khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi dô hoạn, rồi lại hối hận giọt lệ ngày xưa. Ta biết đâu kẻ chết lại không hối hận vì mình đã mong được sống thêm?
Có kẻ chiêm bao cười giữa tiệc, tỉnh giấc khóc trong lòng. hoặc chiêm bao buồn khóc, khi tỉnh giấc như vui săn. Lúc chiêm bao không biết chiêm bao, khi tỉnh giấc mới hay là mộng cả. Chỏ có bậc đại giác mới biết cuộc đại mộng đó thôi. Nhưng mà kẻ ngu lại tự cho họ là tỉnh, rồi họ cũng tin thật rằng họ là bậc vua chúa, hay họ là kẻ chăn ngựa! Gàn thay, ông Khưu cùng ngươi đều chiêm bao cả! Lời nói ấy, gọi là lời "điếu quỷ" (quái gở)! Sau muôn đời, may mà gặp được bậc đại thánh biết cách giải nghĩa của nó ra, thì trong một sớm một chiều sẽ ngộ nó được vậy.
Nếu ta nói với ngươi, cùng tranh biện: ngươi không được ta, ta không thắng được ngươi, vậy ngươi hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy chưa? Nếu ta thắng được ngươi; ngươi không thắng được ta, vậy ta hẳn là đã phải, mà ngươi hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta và ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu tối tăm rồi! Ta phải nhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ kẻ đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó! Cậy người khác với ta và ngươi, để chính lại việc đó ư? Nó đã khác với ta và khác với ngươi, thì làm sao chính lại được việc đó? Cậy người đồng với ta và đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó? Vậy thì ta với ngươi cùng với người đó đều không thể biết nhau được, sao phải chờ người đó làm gì?
Sao gọi là hòa hợp với thiên nghê? Là phải mà cũng là chẳng phải; phải vậy mà cũng là chẳng phải vậy. Cái phải của ngươi, nếu quả thực là phải, thì cái phải đó có khác gì cái không phải, cho nên cũng không biện được. Cái phải vậy của ngươi, nếu quả thực là phải vậy, thì cái phải vậy đó có khác gì cái không phải vậy, thành ra cũng không biện được. Hóa ra thảy đều là đối đãi, nếu muốn không đối đãi chi bằng hòa hợp với tự nhiên (thiên nghê), nhân đó mà lời nói của ta đặng vĩnh cửu. Quên sống chết, quên phải quấy là suốt thông lẽ hư vô (vô cảnh), nên gửi mình vào cõi hư vô (vô cảnh).
I. Vọng lượng vấn cảnh viết: Nãng tử hành, kim tử chỉ. Nãng tử tọa, kim tử khởi. Hà kỳ vu, đặc tháo dư?
Cảnh viết: Ngô hữu đãi nhi nhiên giả da? Ngô sở đãi hựu hữu đãi nhi nhiên giả da? Ngô đãi xà phù điêu dực da? ô thức sở dĩ nhiên, ô thức sở dĩ bất nhiên?
DỊCH NGHĨA:
I. Bóng lu hỏi bóng tỏ: "Nãy anh đi, giờ anh đứng. Nãy anh ngồi, giờ anh dậy. Sao anh không có nết riêng?"
Bóng tỏ nói: ta có phải nương chờ mà như thế chăng? Hay là chỗ ta nương chờ lại còn phải nương chờ nơi chỗ khác mà như thế chăng? Ta phải nương chờ, như vảy rắn cánh ve chăng? Sao biết sở dĩ nó là thế? Sao biết sở dĩ nó không phải là thế?
K. Tích giả Trang Châu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã, tự dụ thích chí dữ bất tri Châu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Châu dã. Bất tri Châu chi mộng vi hồ điệp dư? Hồ điệp chi mộng vi Châu dư? Châu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phận hĩ. Thử chi vị Vật hóa.
DỊCH NGHĨA:
Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật hóa.
TỔNG BÌNH:
Như ta đã thấy ở thiên Tiêu Diêu Du, mục đích của học thuyết Trang tử là tự do tuyệt đối.
Muốn đạt đến "tự do tuyệt đối", việc cần thiết đầu tiên là giải thoát tâm trí ra khỏi cái vòng nhận định sai lầm của nhãn thức nhị nguyên chia phân cái Sống Một làm hai phần rất phân biệt: tâm vật, thị phi, thiện ác, sanh tử, vinh nhục...
Tề- Vật- Luận là phương pháp luận của Trang tử để đạt đến Tiêu diêu tự tại. Tề- Vật tức là "nhất thiết bình đẳng" nghĩa là vạn vật đều ngang bằng nhau cả, ngang nhau về phẩm, như ta đã thấy ở Tiêu Diêu Du.
Thật vậy, nếu không có được cái nhãn quang nhìn thấy sự "nhất thiết bình đẳng" trong các sự vật thì ắt phải có chỗ chọn lựa, nghĩa là còn có chỗ "lấy bỏ"[xcix], có chỗ ưa ghét. Lấy cái gì, bỏ cái gì? Lấy cái tốt, bỏ cái xấu; ưa cái hay, ghét cái dở. Và nhân thế mới có sự thiên lệch và nô lệ theo một bảng giá trị chủ quan nào về sự vật. Có cái "phải" đối với ta ngày nay, nhưng qua ngày mai nó sẽ không còn "phải" nữa. Có món hợp với ta, nhưng lại không hợp với người khác. Có việc hợp với người này, lại không hợp với người kia. Một vấn đề tương đối và tạm thời. Nhưng sai lầm và nguy hiểm là khi nào ta lại nhận nó là một chân lý tuyệt đối, nghĩa là một chân lý bất di bất dịch và chung cho bất cứ ở thời gian hay không gian nào. Cho nên mới nói rằng: 'có chỗ ưa ghét, có chỗ lấy bỏ, thì không còn gọi là tự do tuyệt đối nữa."[c]
Tóm lại, người thật là tự do, biết trong sự tiêu diêu tự tại trong bản tính là người phải biết "xem bằng"[ci] thị phi, thiện ác... không chịu sống nô lệ bất cứ một bảng giá trị về thị phi, thiện ác của một chế độ luân- lý nào cả. Nên biết rằng họ không phải là người "vô luân- lý" như người ta đã hiểu lắm mà là một hạng người đã vượt lên trên tất cả mọi thứ luân- lý tầm thường chật hẹp: họ là hạng người không còn tư tâm tư dục nữa, nghĩa là hạng người "vô kỷ", "vô công" và "vô danh"[cii]
-----------------------------------------------------
Nam- Quách Tử Kỳ
Chữ(Cơ) ở đây, phải đọc là kỳ. Nam- Quách là thành phía Nam, nhân lấy chỗ ở mà đặt hiệu.
[ii] Hư: hơi thổi ra (bằng miệng). Theo phép hô hấp của Đạo gia, thì hít vô bằng mũi, thở ra bằng miệng.
[iii] Tháp yên là hình dáng như kẻ mất hồn, bơ phờ, ngơ ngác. Sắc thái của người nhập định tham thiền, xuất thần giải thế.
[iv] Táng kỳ ngẫu: mất bạn. Câu này, do câu " ngô táng ngã" phần dưới mà suy ra. Bạn của Xác, là Hồn. Cho nên thay vì dịch là "mất bạn ", tưởng cần dịch là " mất hồn".
[v] Nhan- Thành Tử Du: họ Nhan, tên là Yển, thụy là Thành, tự là Tử Du.
[vi] Nhi: đồng với chữ Nhĩ(người, mi, anh). Đọc là " nhữ chi vấn" (câu hỏi của anh).
[vii] Nữ: ở đây, đọc là nhữ (anh).
[viii] Lại: ống tiêu (gọi là sáo). Địa lại, là sáo đất.
Nhơn lại: sáo người. Tiếng sáo tuy có dài có ngắn, có cao có thấp... tựu trung chỉ do một hơi thở thổi vào ống trúc mà gây ra, tùy lỗ hổng gần xa mà sinh những âm thanh khác biệt và muôn điệu.
[ix] Hàn hàn: rộng lớn, bao gồm, trùm lấp
Nhàn nhàn: phân tích đến chỗ nhỏ mọn, ưa chỗ tế nhị, phân tích.
[x] Viêm viêm: đồng thấy thị phi là một.
Chiêm chiêm: phân biệt việc nhỏ.
[xi] Hồn- giao: lúc ngủ thì tinh thần hợp nhau làm một, vì không bị ngoại vật làm cho xao lãng, khi thức, thì bị ngoại cảnh kích động làm cho tinh thần bị xao lãng tán ra ngoài nên nhận thấy chia lìa "vật ngã", nghĩa là thấy sự chia phân trong vạn sự vạn vật.
[xii] Cấu: là hợp lại
Tâm đấu: lòng bị tranh chấp giữa vấn đề nội- ngoại
[xiii] Mạn: lòng rộng rãi
[xiv] Giáo: âm là giáo, có nghĩa là sâu sắc, chỗ sâu thẳm của lòng.
[xv] Mật: dè dặt, cẩn thận.
[xvi] Mạn mạn: Nhìn tử như sanh, cả hai là một.
Chủy chủy: dáng cẩn thận, tỉ mỉ, tế tâm, chú ý.
Tiểu khủng chủy chủy, đại khủng mạn mạn: dè dặt cái nhỏ, là phân biệt sanh tử, dè dặt cái lớn là xem tử sanh là một.
[xvii] Lự: lo nghĩ nhiều
Thán: thương xót
Biến: hay phản phúc
Nhiệt: kinh hãi
Diêu: phù phiếm, khinh phù
Dật: phóng túng
Khải: tình dục mở rộng
Thái: chỉ tánh tình dung mạo do trời phú cho.
[xviii] Không cho Thiên Tánh xuất hiện.
[xix] Ngôn giả hữu ngôn:
Chữ ngôn trước, là lời nói; chữ ngôn sau là nói lên một cái gì, tức là có một ý nghĩa.
Có một ý nghĩa, thì dĩ nhiên lời nói đã bị hạn định, vì có hạn định thì nghĩa nó mới rõ ràng. Và như vậy, lời nói không thể dùng để nói về Đạo, cái mà không thể nào miêu tả được: Đạo khả Đạo, phi thường Đạo.
Chữ xuy ở đây là cùng một chữ dùng ở đọan văn trên:" xuy vạn bất đồng". Gió thổi(như Đạo) thì không có tiếng, trỗi lên muôn tiếng khác nhau là vì gặp các lỗ hổng lớn nhỏ bất đồng mà sanh ra. Cho nên mới nói:" ngôn phi xuy dã"
[xx] Khấu âm: Tiếng kêu của con chim con vừa nở, ám chỉ lời nói vô nghĩa.
[xxi] Đạo thì chứa cả Chân và Ngụy; lời, cũng chứa cả Thị Phi. Như vậy, trong ngôn từ, nếu nói đến Phải là có hàm chứa bên trong cái Quấy. Thế thì dựa vào đâu mà biết rằng lời nói nào là thật Phải(phải tuyệt đối), lời nói nào là thật Quấy(quấy tuyệt đối)? Bởi vậy mới nói: "Đạo sao lại dựa vào Chân hay Ngụy; lời, sao lại dựa vào Thị với Phi".
[xxii] Đạo ô hổ vãng nhi bất tổn
(Đạo sao qua mà không còn)
Qua mà không còn, là chỉ về cái biến động của Đạo rất mau lẹ, trong một cái chớp là đã biến mất không còn như trước nữa. Hạn chế Đạo vào một ngôn từ " tịnh" và " bất biến" không thể được, vì vậy, Đạo không thể dùng lời mà nói được. Cho nên mới nói" ngôn ô hồ tồn nhi bất khả". "Bất khả" là không nói được(bất khả đạo). Lời hạn định biến thành một lẽ " tịnh", một cái gì không biến được nữa, trong khi Đạo biến không ngừng.
[xxiii] Đạo ẩn ư, tiểu thành:
Chữ "ẩn" đây, có nghĩa là " dựa vào". "Tiểu thành", là sự vật chưa được đầy đủ, như Nhân, Nghĩa...
Câu nầy muốn nói: "Chân Ngụy thì dựa vào chỗ chưa đầy đủ mà khởi phát". Nếu sự vật mà đầy đủ, thì sao có sinh ra Chân Ngụy? Có Chân có Ngụy thì chỉ thấy được có một phần chân lý mà thôi.
[xxiv] Ngôn ẩn ư vinh hoa:
" Vinh hoa" tức là lời nói hoa mỹ, phù phiến và biện biệt của nhị nguyên không thể dùng để miêu tả được chân lý. Lời nói " bất toàn" của giới nhị nguyên, không sao dùng được để bàn đến Đạo. Cho nên mới nói: "lời nói là dựa vào thị phi mà khởi". So sánh với câu:" mỹ ngôn bất tín; Tín ngôn bất mỹ" của Lão tử.
[xxv] Ngẫu: là chỗ đối đãi của nó, như Âm thì Dương là ngẫu của nó, Dương thì Âm là ngẫu của nó.
[xxvi] Xu: nơi cốt yếu.
[xxvii] Hoàn trung:
Hoàn: Thị và Phi " phản phúc", thị do phi mà có, phi do thị mà sinh, thị biến ra phi, phi biến ra thị... tiếp nối nhau, tìm kiếm nhau không biết đâu là cùng, như trên một cái vòng tròn, cho nên mới gọi là "hoàn" (vòng tròn). "Hoàn trung" là trung tâm của cái vòng tròn cũng để ám chỉ luật Thiên Quân.
[xxviii] Đắc: là " tự đắc" nghĩa là tự mình nắm được cái Đạo và ung dung hạnh phúc, không cần gì đến ngoại vật nữa.
[xxix] Cơ: là đã đến được tới chỗ cùng lý.
[xxx] Nhân thị dĩ: là nói kẻ đạt Đạo, vô vi, vô tâm, cho nên nhân chỗ Thị Phi mà vượt lên, không còn thấy có thị phi nữa.
[xxxi] Vu: khoai lang, theo Tư- Mã.
[xxxii] đọc là Mộ
[xxxiii] Thiên- Quân:
Thôi Tuyền nói: Quân là cái bánh xe xoay tròn để người thợ bắt đồ sành. Lại có chỗ viết là có ý nói về sự quân bình, vòng bán kính cuả bánh xe bao giờ cũng bằng nhau, luôn luôn quân bình. Cũng gọi là Thiên Nghê. (Ngụ ngôn)
ở thiên Thiên Địa viết:" Thiên Địa tuy đại, kỷ hóa quân dã" (Trời Đất tuy lớn mà sự biến hóa đều quân bình cả). đó là ông giải cái nghĩa của Thiên Quân và đây là yếu chỉ của toàn thiên Tề Vật.
[xxxiv] Lưỡng hành: không lìa khỏi thị phi mà lại được đến chỗ không có thị phi.
So sánh câu "tri vong thị phi" của Trang- tử:" vong thị phi" đâu phải là không biết thị phi, mà thật ra, là vượt lên trên thị phi, sau khi thật biết rõ thế nào là thị phi.
Bực đạt Đạo không phải là người không phân biệt thị phi(như kẻ ngu) mà là kẻ đã rành lẽ thị phi, hg đẫ vượt lên cả thị phi để mà điều khiển nó. Cũng như Đạo gồm cả Âm Dương và vượt lên cả Âm Dương để điều khiển cả Âm Dương. Cho nên mới nói " Thánh nhân hòa chi dĩ thị phi, nhi hưu hồ Thiên Quân "
Daisetz T. Suzuki nói rằng:" Đây là một thứ nghịch thuyết về triết học sâu sắc nhất: "biện bất biện, và bất biện biện... " D.T.Suzuki nói đây là nói về thuyết Bát- Nhã Bình- Đẳng của Phật giáo, nhưng nó cũng đồng một nghĩa với thuyết Tề Vật của Trang- tử.
[xxxv] Tức là thuyết" Huyền đồng vật ngã" của Lão tử.
[xxxvi] đó là phép "dĩ bất biến ứng vạn biến": thị phi nối đuôi nhau mà sinh ra, không biết đâu là đầu mối, như trên một cái vòng tròn. Nhân thị mà sanh phi, nhân phi mà sanh thị, miên miên bất tuyệt.
[xxxvii] Chí: đến nơi, đến chốn (cùng tận).
[xxxviii] Phong: có cảnh giới. Tuy thấy là có cảnh giới, nhưng chưa bị phân đây đó.
[xxxix] Đạo, thì gồm cả thị phi và vượt lên trên cả Thụ với Phi. Nếu lại chia- phân Thị Phi thì Đạo như giảm bớt(khuy). Nhân thế người ta mới bày ra Nhân, Nghĩa, Lễ... tức là" ái" nghĩa là lòng Nhân- ái(yêu thương) để hòa hợp lại những gì đã bị chia phân. Lão tử cũng nói: Đại Đạo phề, hữu Nhân Nghĩa... Theo Trang- tử, cũng như Lão tử, đó là công việc miễn cưỡng giả tạo: không bao giờ nối lại Vật Ngã(hay Nhi Ngã) một khi đã bị chia phân. Cho nên mới nói: "Đạo chi sở dĩ khuy, ái chi sở dĩ thành"
[xl] Chiêu- thị: tức là Chiêu- văn, tên người xưa đờn cầm rất giỏi.
Dùng âm nhạc để hòa lại những âm thanh đã bị chia phân, đó là dụng ý của Trang- tử trong thiên Tề Vật khi ông bàn đến "nhân lại"
[xli] Sư Khoáng: một nhạc công đời xưa, rất sành âm luật.
[xlii] Huệ tử: một tay sành biện luận.
Có nhà bình luận cho rằng Trang- tử ở đây khi nói đến Chiêu văn là muốn ám chỉ Hoàng đế; Sư Khoáng, ám chỉ Nghiêu Thuấn, và Huệ tử, ám chỉ Khổng tử.
[xliii] Kiên- bạch: tức là nói về biện thuyết" kiên bạch" và "bạch mã" của Công tôn Long đời Chiến quốc, một thứ ngụy biện mà rốt cuộc mọi người không ai hiểu gì được cả.
[xliv] Hoạt nghi chi diệu: ánh sáng mập mờ, Trang- tử muốn ám chỉ Đạo, bao gồm thị phi, không thiên hẳn bên Thị hay bên Phi: có Âm mà cũng có Dương, có Dương mà cũng có Âm (Âm trung chi Dương; Dương trung chi Âm), tức là cái nhãn quang của người nhận thấy cả thảy các cặp mâu thuẫn trên đời đều là một cả.
[xlv] Dung: "Ngụ chư dung", tức là dựa theo cái lý thông thường của người đời. Xem lại đọan trên: thuyết "triêu tam, mộ tứ" của người nuôi khỉ. Bậc thánh trí đối với mình thì dùng cái sáng mập mờ (hoạt nghi chi diệu) tức là cái ánh sáng của Đạo mà đối xử; nhưng đối với đời, thì lại khác, lấy cái lý thông thường của mọi người mà đối xử, khi thì bàn đến Thị, khi luận đến Phi để mà hòa với mọi người, rồi "đứng yên ở cốt trục của bánh xe Trời (Thiên Quân) đó gọi là lưỡng hành". "Ngụ chư dung", tức cùng một ý với "triêu tam nhi mộ tứ" vậy.
[xlvi] Minh: "dĩ minh", tức là lấy cái ánh sáng phân biệt Thị Phi của người đời để mà xử sự với người đời.
[xlvii] Thử và Thị: có nghĩa là "đó" và "đây", nghĩa là "vật" và "ngã".
[xlviii] Hữu thủy: nguồn gốc của cái hữu (có): origine de l'Être.
Hữu vị thủy hữu thủy: cái hữu không nguồn gốc: l'Être sans origine.
Hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu thủy: nguồn gốc của cái hữu không nguồn gốc: origine de l'Être sans origine.
Hữu hữu: cái Có (hữu): l'Être
Hữu vô: cái không (vô): le Néant (Non- Être)
Hữu vị thủy hữu vô: cái có có trước cái không.
Hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô: cái không có trước cái có
[xlix] Nhất dữ ngôn vi nhị: "một" và "lời" là "hai việc khác nhau": Đạo không thể còn dùng được lời nói mà miêu tả được. Tức là cùng một ý với Lão tử khi ông nói: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo..." và "tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri".
Nhị dữ nhất vi Tam: nhị: ám chỉ Âm Dương tương đối ; một: ám chỉ Đạo. Cùng nghĩa với câu này của Lão tử: Nhất sanh nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn vật. Nhất, là Đạo tịnh; Tam, là Đạo động, Đạo sinh sinh hóa hóa, tức là số một (Đạo) cộng với số hai (Âm Dương). Cho nên mới nói tới số Ba là trở về số Một.
Thánh nhân thì biết "trở về" với số một; chúng nhân thì chạy mãi đi ra và lưu tán vô cùng.
[l] thị: thị, là "đây", là ám chỉ cái hiện tại tuyệt đối, bao gồm cả thời gian. Nhận thấy Đạo một rồi, thì không còn thấy thời gian chia phân làm ba giai đoạn giả tạo nữa là quá khứ, hiện tại và vị tại nữa, mà thấy, bất cứ ở vào lúc nào, một cái hiện tại vô thủy vô chung.
[li] Phong: là khu vực, là chia ranh. Đạo không hề có chia phân thành từng khu vực hạn định của một cái thị hay phi, của một cái Âm hay Dương.
[lii] Thường: định thức. Lời dùng để bàn về lẽ Đạo cũng không thể hạn định theo một định thức nào, là vì như thế dễ bị hạn chế trong một cái thị hay phi mà thành mất Đạo.
[liii] Vi thị: cũng như nói thị phi sinh ra.
Chân: chia thành từng khu vực.
[liv] Lục hạp chi ngoại; nói về bên ngoài Tính và Phận của vạn vật.
Lục hạp chi nội: nói về bên trong Tính và Phận của vạn vật.
[lv] Biện: phân biệt thị phi mà để bình phẩm theo một chiều nào.
[lvi] Phân dã giả, hữu bất phân dĩ: phân, là phân biệt thị phi; bất phân, là không thiên hẳn bên nào, mà chỉ gìn giữ thế quân bình của thị hay phi.
Biện dã giả, hữu bất biện dã: biện, đây là biện bác (tranh luận). Tranh luận, là có phân thị phi; nhưng tranh luận mà không tranh luận, là tranh luận để làm sáng tỏ lập trường của mình chứ không phải để tranh luận phần phải cho mình. Người đạt Đạo không bao giờ tranh lụân để thuyết phục ai, hay dẫn dụ ai theo mình cả, vì theo Trang- tử người hiểu Đạo không bắt chước ai cả mà trở về sống cái sống của mình, sống yên với cái mà tạo hóa đã an bài, không đèo bòng ham muốn cái ngoài tánh phận của mình.
[lvii] Biện dã giả, hữu bất kiến dã: biện là phân biệt thị phi để mà biện luận biện bác, vì vậy không thể nhận thấy được Đạo tuyệt đối là cái lẽ gồm nắm bao trùm và vượt lên trên thị phi, thiện ác. Nên mới nói: 'hay biện phân, thì có chỗ không thấy rõ được", vì chỉ thấy có một bề: bề mặt hay bề trái của sự thật mà thôi.
[lviii] Đạo chiêu nhi bất Đạo: Đạo mà chói sáng, nghĩa là rõ ràng, thì là Đạo theo hẳn một bên nào rồi, thị hay phi. Cho nên Đạo mà như thế, không phải Đạo. Đạo, dường như mịt mờ, nửa tối nửa sáng, lẫn lộn Âm Dương, thị phi. Trang- tử đã dùng trước đây danh từ như "hoạt nghi chi diệu" và tiếp sau đây danh từ "bảo quang" để ám chỉ Đạo. So sánh câu này của Lão tử: "tục nhân chiêu chiêu; ngã độc hôn hôn" (chương 20 Đạo Đức Kinh).
[lix] Ngôn biện nhi bất cập: cùng một ý với câu trên "Đạo chiêu nhi bất Đạo". Biện đây là phân biệt thị phi. Bất cập là không đầy đủ, còn thiếu thốn, vì thế hễ nói thị thì lại còn thiếu phi, chỉ nói có cái bề mặt mà không nói đến bề trái của một sự vật nào, cho nên mới nói "lời mà rõ ràng thì không tới chốn".
[lx] Tri chỉ kỳ sở bất tri: tức là biết dừng lại chỗ mà lý trí và lời nói không làm sao hiểu và nói được, đó mới thật khôn ngoan, thượng trí. Dừng lại, là không đi đâu nữa, ở lại đó. So snáh với câu: "tri bất tri, thượng" của Lão tử (chương 71).
"Chí hĩ" là đã đến nơi đến chốn, tức là đã đến chỗ cùng cực của sự hiểu biết vậy.
[lxi] Bảo quang: che đậy ánh sáng. Lại cũng có người cho rằng "bảo quang" có nghĩa là 'như có như không". Thì cũng cùng một nghĩa như "che đậy ánh sáng".
So sánh câu "bất ngôn chi biện" với câu "bất ngôn chi giáo" và 'thiện giả bất biện; biện giả bất thiện" (chương 51 của Lão tử).
[lxii] Vương Nghê: một bậc hiền thời Vua Nghiêu. ở thiên Thiên địa thì cho rằng ông là thầy của Khiết Khuyết.
[lxiii] đọc là "nhữ".
[lxiv] Thiên tử: chết một bên thân mình (tê liệt).
[lxv] Thu: âm là thu, tức là "nê thu", một thứ cá có thể sống trong bùn, lúc nước cạn. Ta gọi là cá chạch. Bản Nhượng Tông dịch là loài nhái, không đúng.
[lxvi] Tuân, âm là huyện, cùng với huyền (thông dụng).
[lxvii] Sô hoạn
Sô: loài thú ăn cỏ. Hoạn: loài gia súc, ăn cùng với người ta. Nói chung là ăn thịt, cỗ bàn.
[lxviii] Tiến: cỏ non.
[lxix] Lương thư là con rết.
[lxx] Chữ "thị"
[lxxi] Thư: con cái, giống cái (đối với chữ hùng).
[lxxii] Quyết sậu: cúi đầu mà chạy, không ngó lại sau.
[lxxiii] Cù- Thước tử: tên của một môn đệ của Khổng tử. Giả thác, không có thật.
[lxxiv] Chư: đồng nghĩa với chữ ư
[lxxv] Duyên: cột lại với nhau, ở đây có nghĩa là quyến luyến, ràng buộc, quấn quít. Câu "bất duyên đạo", ý muốn nói: bậc thánh nhơn cũng còn phải đeo đuổi, quấn quýt theo Đạo nữa, nghĩa là không còn chạy theo Đạo, còn mến Đạo, còn cầu Đạo nữa... vì như thế là còn chưa được Đạo, vì người và Đạo còn là hai mà chưa là một (thành thuần). Hợp nhất với Đạo, thì không còn thấy có Đạo để mà theo đuổi, quấn quít nữa.
[lxxvi] Vô vị hữu vị: không nói mà đã nói. Cùng nghĩa với "vô vi nhi vô bất vi": không làm mà không có gì là không làm. Tức là nói về công dụng của chứ Hư Vô trong lời nói: tuy không dùng đến lời nói, nhưng ý nghĩa lại nhiều hơn là đã nói nhiều; tức là "bất ngôn chi giáo" của Lão tử.
[lxxvii] Hữu vị vô vị: nói, mà như không có nói gì cả. đồng nghĩa với câu "hữu ngôn vô ngôn". Cái điều mà thánh nhân đắc Đạo nói, thường chỉ là dùng đến lời nói của giới nhị nguyên, nên chỉ có giá trị "nửa chừng" mà thôi; trong khi Chân lý gồm cả hai mặt (trái và mặt, âm và dương). Cho nên dù là có nói mà dường như chưa hề có nói, vì không thể nói ra được cái Chân lý Toàn diện với những danh từ hạn định của Nhị Nguyên.
[lxxviii] Trần cấu chi ngoại: trần, là bụi; cấu, là bụi nhỏ. ám chỉ sự vô thường của sự vật trên đời: rốt cuộc thảy đều trở thành tro bụi. "trần cấu chi ngoại" là ngoài sự tiêu vong và bất thường của sự vật, tức ám chỉ cái lẽ thường tồn nơi ta là Đạo.
[lxxix] Phu tử: ám chỉ Khổng tử.
[lxxx] Mạnh lãng: âm là mạn lãng, nghĩa là vu vơ không đúng với thực tế.
[lxxxi] Hành: đọc là hạnh, tức là tư cách.
[lxxxii] Khưu: tên của Khổng tử.
Võng: nghĩa là bậy bạ, bướng.
[lxxxiii] Thời dạ: ám chỉ con gà (thường gọi là tư dạ).
[lxxxiv] Hề: làm thế nào, làm sao.
[lxxxv] Bàng: dựa vào.
[lxxxvi] Thần hợp: không phân biệt nhau.
[lxxxvii] trí: phó mặc cho
Hoạt: lộn xộn, hỗn loạn.
Hôn: không phân biệt, tối tăm, ngu độn, sâu kín.
[lxxxviii] Di lệ tương tôn: lệ, là chỉ về sự thấp hèn; tôn, là cao quý. í muốn nói: quý tiện cùng xem như nhau.
[lxxxix] dịch dịch: bôn ba, chạy theo hấp tấp. Câu "chúng nhân dịch dịch" là muốn nói người đến đua theo thị phi, ồ ạt chạy theo thị phi.
[xc] Ngu xuân: không nghiên cứu, không chia phân sự vật làm hai. Không nhận thấy sự khác nhau giữa các mâu thuẫn.
[xci] Tham vạn tuế nhi nhất thành thuần: chen vào cuộc thiên biến vạn hóa của Trời Đất, mà luôn luôn ôm giữ được cái Đạo một bất biến và thuần nhất.
[xcii] Uẩn: tích tụ lại, liên hợp lại. chỉ sự không thể chia lìa giữa vạn vật.
[xciii] Sô hoạn: sô là thịt các con vật ăn cỏ; hoạn là htịt các con vật nhà: món ăn cao lương, cỗ bàn...
[xciv] Mộng ẩm tửu giả, đán nhi khốc khấp: chiêm bao vui vẻ (dự tiệc rượu) nên không muốn dứt; tỉnh dậy thì tiếc cảnh vui nên rầu buồn khóc lóc. Cũng như, chiêm bao buồn khổ khóc lóc, tỉnh dậy là thoát được cảnh đau khổ nên vui mừng như được đi săn bắn. Tóm lại, mộng mà vui thì tỉnh buồn, mộng mà buồn thì tỉnh vui. được cái này thì mất cái kia.
[xcv] Thiên nghê: tức là tự nhiên, Thiên quân.
[xcvi] Vong niên, vong nghĩa
Vong niên, là muốn nói về sự đồng nhau của Sống, Chết. (Chữ niên là chỉ về thời gian). Còn chữ nghĩa là chỉ về vấn đề giá trị, ám chỉ vấn đề thị phi, thiện ác, nên vong nghĩa, là nói về sự đồng nhau của thị phi.
[xcvii] Mạn diễn: cái biến của Vô cực (tức là của Đạo)
Chấn: là thông sướng.
[xcviii] Vô cảnh: ám chỉ cảnh của Hư Vô, hay là Đạo. Có nhà chú giả cho Vô cảnh, tức là vô cực, như thế cũng đồng một nghĩa như trên.
[xcix] Khứ, tựu: tức là có sự bỏ lấy, nghĩa là chọn lựa.
[c] Hữu sở hiếu ố, hữu sở khử tựu, tắc bất năng tuyệt đối tự do hĩ.
[ci] "Nhất thiết bình đẳng" cả thảy vạn vật bằng nhau cả.
[cii] Chí nhơn vô kỷ, thần nhơn vô công, thánh nhơn vô danh.
A. Sự bình đẳng giữa Phải Quấy và Xấu Tốt:
Đứng theo quan niệm nhị nguyên (chỉ thấy có một cái ta riêng biệt) mà xem, thì sẽ thấy sự vật có phải, có quấy rõ ràng. Phải, là cái gì có lợi cho ta. Quấy, là cái gì bất lợi cho ta.
Trái lại, nếu không thiên chấp mà biết nhìn rộng ra sự vật khác bên ngoài ta, thì biết đâu cái mà ta gọi là "phải" đối với ta đây, vị tất cũng còn là "phải" đối với kẻ khác? Ngay cùng một việc mà ta cho là "phải" đối với ta bây giờ, sẽ không còn là "phải" nữa đối với ta sau này! Như vậy Phải và Quấy là một việc cá nhân tương đối và chủ quan, hết sức bất thường. Nêu nó ra để mà nói với thiên hạ, để mà làm tiêu chuẩn chung và bắt cả thiên hạ phải cùng theo, thì còn nghĩa lý gì nữa!
"Người nằm trong chỗ ẩm thấp thì sinh ra đau lưng và tê liệt một bên mình; con cá chạch thì có sao không? Người ở trên cây thì run rẩy, sợ sệt; còn loài khỉ vượn có sao không? Ba loài ấy, ai biết chỗ nào là chỗ ở chính? Con người thì ưa ăn thịt thà; hươu nai thì thích ăn cỏ non; rết thì cho rắn con là ngon; chim mèo chim cú thì nghiện ăn chuột bọ. Bốn loài ấy, ai biết món ăn nào là chính vị? Mao Tường Lệ Cơ, người thấy thì cho là đẹp mà cá thấy thì lặn sâu, hươu nai thấy thì chạy dài. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹp nào là chính sắc trong thiên hạ?"
Mỗi vật đều thuận theo chỗ hợp của mình: không có chỗ nào là chỗ hợp chung cho tất cả vạn vật. Mỗi vật đều biết ngon theo chỗ ngon riêng của mình: không có vị nào là ngon chung cho tất cả vạn vật. Mỗi vật đều có sự ưa thích theo một cái đẹp riêng theo mình: không có cái đẹp nào là cái đẹp chung chi tất cả vạn vật. Và như vậy, nếu đã không có cái đẹp nào là cái đẹp chung để làm cái gương tận mỹ chung cho tất cả mọi vật, thì cũng không có cái thiện nào có thể đem ra làm cái gương tận thiện chung cho tất cả mọi người.
Quan niệm về bình đẳng của Trang tử không giống với quan niệm thông thường của người đời. Bình đẳng của người thường hiểu là một thứ bình đẳng hình thức máy móc, hiểu theo cái nghĩa nông cạn là san bằng mọi sự mọi vật, bất chấp cái luật "bất bình đẳng tự nhiên" trong vạn vật cũng như trong loài người: sang, hèn, trí, ngu, lớn, nhỏ, trai, gái... đều bắt buộc phải uốn mình sống theo một khuôn khổ luân- lý, giáo dục, luật pháp giống nhau. Nơi trường học, kẻ sáng, người tối, gái, trai...đều chịu chung một lối giáo dục như nhau; người ta quên nghĩ đến cái cá tính đặc biệt của mỗi người mỗi vật. Văn minh loài người sở dĩ không thể phát triển mau lẹ được cũng vì quan niệm lạc lầm này. Trong nhiều chế độ người ta còn đề cao vai trò của xã hội đến đỗi cá nhân không còn chỗ nào để thở được bằng cái mũi của mình, xem được theo cặp mắt của mình, cảm được theo quả tim của mình nữa, mà suốt đời chỉ biết nhận những chỉ thị của bề trên, và sống rập theo một khuôn khổ đã ấn định chung cho tất cả mọi người.
Theo Trang tử, "tính" của vật không đồng nhau, tức là chỗ mà nhà xã hội học ngày nay gọi là "những bất bình đẳng tự nhiên". Vậy, chỗ "không đồng" (bất đồng) của vạn vật, ta phải biết "nhận lãnh", biết "chịu" nó, và hãy để cho mỗi vật tự do sống theo cái sống của nó. Đó là nhân chỗ "bất đồng" mà làm cho vạn vật "đồng nhau" vì mỗi vật đã được tự do sống theo "bản tính" của mình.
Tất cả mọi chế độ chánh trị, xã hội, luân- lý từ xưa đến nay đều, ít hay nhiều, quy định một cái tận thiện mẫu để làm tiêu chuẩn chung cho tư tưởng hành vi con người và bắt buộc người người đều theo đó mà sống. Đó là cưỡng ép chỗ "không thể đồng" phải "đồng nhau". Phải chăng là điều rất sai với tự nhiên, làm thống khổ con người vô cùng! Mỗi vật đều có cái tính tự nhiên của nó: sự ưa ghét cũng vì đó mà không thể "đồng" nhau. Nay lại cưỡng ép người người đều phải thừa nhận một lẽ phải khác với cái lẽ phải của họ, khác với lòng hiếu ố riêng của họ, là làm cho họ mất tự do sống theo cái Sống của họ. Cho nên, Tự Do và Bình đẳng không thể đi đôi với nhau được: hễ được Tự Do thì không bình đẳng, mà theo bình đẳng, cái thứ bình đẳng san bằng mọi vật, thì mất tự do.
Theo Trang tử thì không phải vậy. Tự Do và bình đẳng lại đi đôi với nhau như bóng với hình. Sở dĩ con người được bình đẳng là nhờ có tự do, mà được tự do là nhờ có bình đẳng. Nhận có tự do và quý trọng tự do thì mới có cầu mong cho vạn vật, mỗi vật đều được tự do sống theo cái Sống của mình. Mà, nếu vạn vật, vật nào cũng sống được cái sống của mình, đó là vạn vật nhờ tự do mà được bình đẳng. Cũng như, nhận có bình đẳng thì mới chịu để cho vạn vật, vật nào cũng được sống theo mình thì vạn vật, vật nào cũng nhờ đó mà được tự do.
Tóm lại, phàm đã chủ trương tự do tuyệt đối, ắt cũng phải chủ trương bình đẳng tuyệt đối. Là vì nếu không thừa nhận bình đẳng tuyệt đối, mới có cho rằng giữa người và người, giữa vật và vật có cái này hay hơn cái kia, hoặc có cái kia hay hơn cái này. Đã nhận có cái này hay hơn cái kia, người này hay hơn người kia mới có cho rằng người hay phải lo cải tạo người không hay, để cho đó trở về đường hay theo quan niệm chủ quan tạm thời của mình. Như thế là ta không nhận có tự do của con người. Không nhìn nhận tự do của con người mới có sự cưỡng ép kẻ khác phải sống theo quan niệm về điều phải lẽ quấy theo ta, không được sống tự do theo cái sống của họ. Nếu đó không phải là chuyên chế, thì đâu mới là chuyên chế?
Người người đều được tự do sống theo mình, thì cái "phải" của mọi người đều được xem là "phải" cả, và cái "đẹp" của mọi người cũng đều được xem là "đẹp" cả. Vậy thì mọi vật dưới trời không còn vật nào tự nó không tốt đẹp; mọi ý kiến dưới trời không có ý kiến nào là không ngang bằng nghĩa là bình đẳng như nhau tất cả.
***
Thị Phi, Thiện ác là một vấn đề tương đối. Nhưng, tiến thêm một bước sâu hơn, ta lại thấy: thị cũng do phi mà có, phi cũng do thị mà sinh, cũng như thiện do ác mà sinh, ác do thiện mà có.
Trang tử nói: "(...) đó do đây mà ra; đây do đó mà có(...)"
"Đó" do "đây" mà ra, "đây" nhân "đó" mà có, đó là muốn nói đến cái luật đối đãi, mà cũng vừa muốn nói đến cái luật "vật cùng tắc biến" và hễ biến thì biến thành đối địch của nó.
Và lên đến một tầng cao hơn nữa, ta sẽ thấy thị phi chẳng những là một lẽ đối đãi, bổ khuyết cho nhau "nhất âm nhất dương chi vi Đạo", mà thị tức là phi, phi tức là thị: cả hai là đồng nhất. Bởi vậy, Trang tử mới nói: "vật, không vật nào là không phải "đây", không vật nào là không phải "đó"(...) "Đó" cũng là "đây" mà "đây" cũng là "đó".
"Đó" và "đây" đã là một, thì "đó" và "đây" riêng ra, đâu có thật. Hay nói một cách khác: cái phải của "đây" là cái quấy của "đó", mà 'đó" là 'đây', "đây" là "đó" thì chung quy phải và quấy là một vậy.
"Đây" và 'đó" đã vô định, thì phải và quấy cũng vô định, vậy mà người đời lại muốn định phải quấy nên mới có sự tranh biện và giành phần phải cho mình. Nhưng, tranh biện nhau có đủ để rõ đặng đâu là phải, đâu là quấy chăng?
Thiên Tề- Vật- Luận nói: "Ta với ngươi cùng tranh biện: ngươi không được ta, ta không thắng được ngươi, vậy ngươi hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy chưa? Nếu ta thắng được ngươi; ngươi không thắng được ta, vậy ta hẳn là đã phải, mà ngươi hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta và ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu tối tăm rồi! Ta phải nhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ kẻ đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó! Cậy người khác với ta và ngươi, để chính lại việc đó ư? Nó đã khác với ta và khác với ngươi, thì làm sao chính lại được việc đó? Cậy người đồng với ta và đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó? Vậy thì ta với ngươi cùng với người đó đều không thể biết nhau được, sao phải chờ người đó làm gì?"
Vậy thì, tuy tranh biện mà phải quấy cũng không sao định đặng. Là vì còn thấy có "đó", có "đây". Khi mà lòng mình không còn chia phân Nhi Ngã, sống được trong cái Sống- một của Đạo rồi, thì "đó" là "đây", "đây" là "đó", vấn đề phải quấy, thiện ác tự nhiên theo đó cũng tiêu tan như một cơn mộng mị. Một nhà Đạo học ấn độ ngày nay, J. KRISNAMURTI, nói rất chí lý: "không có vấn đề nào để giải quyết cả: chỉ có cái Sống để sống mà thôi".
***
"Phải" là một lẽ vô cùng; quấy cũng là một lẽ vô cùng" nghĩa là pahỉ và quấy như trên cái vòng tròn, không biết đâu là khởi điểm. Ta cần đứng ở trung tâm của cái vòng ấy (hoàn trung) để chịu đây chịu đó. Chỗ trung tâm ấy, gọi là Đạo xu (cốt của bánh xe Đạo). "Thánh nhân vì chỗ hòa mà nói thị nói phi, rồi đứng yên nơi Thiên Quân, đó gọi là lưỡng hành". Lưỡng hành là "không rời khỏi thị phi, mà lại vượt thoát khỏi thị phi".
Thánh nhân đối với thị phi có hai cách cư xử:
đối với mình, thì tâm trí hợp nhất, chỉ thấy có cái sống một mà không thấy có thị phi.
đối với người, thì biết phải quấy là hai lẽ tương đối nương nhau mà có, nên cứ đứng yên nơi trục quân bình để mà hòa với mọi người, tức là chỗ mà Trang tử gọi là "triêu tam mộ tứ".
***
Nếu bảo rằng không có cái phải nào là tuyệt đối, tại sao Trang tử lại bài bác chế độ luân- lý của người đương thời, há không phải đó là tự mâu thuẫn với mình sao? Không, Trang tử có bao giờ cho rằng có một cái Phải nào là cái Phải tuyệt đối để làm mẫu cho mực cho thiên hạ loài người đâu! Sở dĩ có bài bác chăng là bài bác cái óc thiên tư độc đoán cho rằng chỉ có mình là Phải mà thiên hạ đều Quấy, và cái Phải hay cái Quấy chỉ là một trạng thái tạm thời và luôn luôn phản biến bất thường, không thể dụng tư tâm đem cái quan niệm về điều Phải lẽ Quấy của riêng mình mà bắt cả thảy thiên hạ cùng theo, và nhân đó làm cho con người thống khổ. Vậy chứ cái mà thiên hạ thường gọi là lo đời chẳng phải là lo đem thiên hạ vào cùng một khuôn tư tưởng như mình sao? Và "hễ đồng với ta, cho ta là Phải, không đồng với ta, cho ta là Quấy", hay nói một cách khác, kẻ nào không cùng với ta, là nghịch với ta. Thiên hạ từ xưa đến nay sở dĩ mà loạn, là vì phần nhiều ai ai cũng tưởng cái Phải của mình là tuyệt đối, nghĩa là chỉ có mình là phải. Không thế, thì sao có những chế độ độc tài đã làm điêu linh thống khổ thiên hạ!
***
B. Sự bình đẳng giữa Sống và Chết
Bình đẳng giữa thị phi... đưa ta đến một vấn đề không kém quan trọng hơn: vấn đề Sống Chết.
Theo Trang tử thì trong Trời Đất, chỉ có một cái Sống mà thôi, tức là cái Sống không sinh, không tử. Còn nói đến sống và chết, những hình thức đối đãi nhau mà có, thì đó chỉ là một sự "thành hoại" của một trạng thái trong cuộc đại hóa của Trời Đất thôi. Sống chết, theo Trang tử là một "cột", một "mở", một "đi" một "lại" nối tiếp nhau như trên cái "vòng tròn".
Cái Sống của ta đối với hình thể ta, như "lửa đối với củi". Cái Sống ấy như lửa truyền từ bó củi này sang bó củi kia: "Hỏa truyền mãi mà không tắt, cái mạng quấn mãi mà không tuyệt".
Chết, là từ hình thức của một vật hiện tại nầy chuyển qua hình thức khác. Nếu từ cảnh nầy đổi qua cảnh khác mà sanh lòng lo sợ, thì có khác nào cảnh của "nàng Lệ Cơ, con của một vị phong nhân xứ Ngại, gả cho Vua nước Tấn. Khi về nhà chồng, lụy ướt dầm bầu. Kịp khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi sô hoạn, rồi lại hối hận giọt lệ ngày xưa" mà không chịu trở về quê cũ. Như ta cho hình thức hiện đây là đáng vui mừng, thì sau khi chết, chỗ ta sẽ đặng hình thức mới, sao lại biết không có chỗ đáng vui mừng như bây giờ, hoặc hơn bây giờ?
Thiên Đại Tông Sư cũng có nói: "Hồi vị thủy trong vô cực, theo Vạn hóa mà có nó ra. Vậy, vui với đó, nhận riêng nó (mà không nhận cái khác) có phải lẽ không?" Giải thích đoạn văn trên đây, Quách Tử Huyền viết: "Trong muôn vàn hình thức của vạn vật, hình thức của người là một. Gặp được hình thức ấy, chưa đủ riêng vui với nó mà thôi sao? Trong vô cực, chỗ "gặp mới" của vạn vật đều như con người, há chỉ riêng có con người là biết vui với cái hình thức ấy mà thôi; còn bao nhiêu vật khác đều không biết vui với hình thức của chúng như con người sao?" Gốc ta đâu phải là người mà biến thành con người. Hóa làm người, đó là ta đã mất cái chỗ cũ kia, nhưng tuy mất cái cũ mà lại vui, là vui chỗ "gặp mới" khác nầy đây. Mà cuộc biến hóa thì vô cùng, thì chỗ "gặp mới" cũng sẽ vô tận.
Chúng ta đi trên con đường biến hóa vô cùng của Trời Đất, có khác nào một lữ khách: cảnh nào cũng mới, chỗ nào cũng đẹp. Nhưng đừng để cho cảnh nào trói buộc mình, vì trên đời không còn biết bao cảnh lạ bất ngờ vui đẹp khác đang chờ đợi ta.
Trang tử cũng có nói: "Giá như cánh tay trái tôi hóa làm con gà, thì tôi nhân đó mà gáy canh. Giá như cánh tay phải tôi hóa làm hòn đạn, thì tôi nhân đó mà kiếm chim quay. Giá như cái xương cùng của tôi hóa thành bánh xe, lấy cái thần hồn tôi làm con ngựa thì tôi sẽ nhân đó mà cỡi lên, há còn phải đợi xe ngựa nào nữa. Vả đắc là thời, thất là thuận. An thời xử thuận thì buồn vui làm sao vào đặng cõi lòng".
Tóm lại, bậc chân nhân ngày xưa "không ham sống, không ghét chết", ra không vui, về không buồn, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi... luôn luôn "an thời xử thuận" vì vậy mới giải quyết được dứt khoát vấn đề sinh tử.
***
C. Ta và vật bình đẳng
"Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật hóa".
***
"Không biết Châu chiêm bao là Bướm, hay Bướm chiêm bao là Châu?" Một câu hỏi có thể bao trùm được cả vấn đề "vật ngã bình đẳng". Sự hỗn hợp giữa Ta (Trang Châu) và Vật (con bướm) hồn nhiên đến không thể biết đâu là thực, đâu là mộng. Và như vậy, mộng cũng là thực, thực cũng là mộng, và Ta cũng là Vật, Vật cũng là Ta. Ta và Vật là một.
Ngoài sự bình đẳng của thọ yểu, lớn nhỏ, nên hư, há chẳng phải đều do đây mà ra cả hay sao?
***
Người ta thường bảo thiên Tề- Vật- Luận là một thiên tinh thâm kỳ diệu. Nhưng chỗ tinh thâm nhất là ở đọan đầu của thiên, tức là chỗ mà Tử Kỳ giảng cho Nhan thành Tử Du về cái ý nghĩa của "Thiên lại", "địa lại", "Nhân lại".
Nhân lại là "sáo người"... Tiếng sáo tuy có cao thấp, dài ngắn khác nhau, mà tựu trung chỉ do một hơi thổi vào mà gây nên: tùy lỗ hổng lớn nhỏ gần xa mà phát ra đủ loại âm thanh khác biệt. Hơi thổi đó (mà Tử Kỳ gọi là gió, đối với Địa lại) tức là Đạo, động cơ duy nhất gây thành muôn điệu âm thanh, cũng như vạn vật.
"Hơi thổi" của nhạc công, cũng như "gió thổi" mà im bặt, thì cả thảy "sáo người", "sáo đất" sẽ cùng im lặng, không còn có gì cả. Cho nên "hơi thổi" hay gió thổi là cái chính, tuy không thấy, nhưng mà có. Trái lại, âm thanh muôn điệu ồn ào, tuy có mà kỳ thật là không.
Chương Tề- Vật- Luận, chung quy là để giảng về một chữ Hòa. Sáo, là nhạc; Nhạc, là điều hòa tất cả những gì mà riêng ra, không thể hòa nhau mà lại còn chống đối nhau là khác, như những giọng cao giọng thấp, tiếng thô tiếng trong, tiếng dài tiếng ngắn... Sự vật tuy khác nhau, chống đối nhau như thị phi, thiện ác... thế mà lại hòa nhau, nên mới gọi là đồng nhau, và đặt tên là Tề Vật. Trang tử dùng "nhân lại" để dẫn qua "địa lại" và nhân "địa lại" mà bàn qua "thiên lại". "Thiên lại" là yếu điểm của toàn thiên: sự điều hòa của tất cả mọi bất đồng mâu thuẫn trên đời.
Giảng rộng thiên nầy, thiên Thu Thủy viết: "Hải Thần nói:" Cùng ếch giếng không thể nói biển đặng: nó chỉ biết có cái hang nó mà thôi. Cùng con trùng mùa hạ, không thể nói băng tuyết đặng: nó chỉ biết có cái mùa của nó mà thôi! Cùng bọn khúc- sĩ không thể nói Đạo đặng: họ bị trói buộc trong giáo lý của họ. Nay ngơi ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà biết xấu hổ. Vậy thì, nói đại- lý với ngươi đợc.
Dưới trời, nước không đâu nhiều hơn biển. Đó là nơi muôn sông chảy về, không biết bao giờ thôi, mà không hề đầy; rồi nước biển lại chảy vào các sông không biết bao giờ ngưng, mà không hề vơi. Xuân, Thu chẳng biến- đổi nó, mà thủy- hạn nó cũng chẳng cần biết đến làm gì. Hơn rạch sông không biết lợng- số nào kể, mà ta cha từng cậy đó là nhiều, là vì tự sánh với Trời Đất, Âm Dơng, thì ta có khác nào một viên đá nhỏ, một gốc cây gầy trong dãy núi to! Đã rằng là ít, sao thấy mình nhiều? Bốn biển ở trong Trời Đất phải chăng cũng chỉ là những hang nhỏ ở trong chầm lớn hay sao? Trung Quốc nằm trong bốn biển cũng chẳng giống hạt lúa ở trong kho lớn hay sao? Vạn- vật, lấy số muôn mà nói, thì ngời chỉ đợc số một mà thôi! Lấy chín châu, nơi lúa thóc sinh sản xe thông hành, thì người cũng không qua số một. Vậy, người đối với Vạn- vật, khác nào một sợi lông trên mình ngựa. Chỗ liên- hiệp của Ngũ- Đế, chỗ tranh giành của Tam- Hoàng, chỗ lo lắng của người nhân, chỗ nhọc nhằn của kẻ sĩ, rốt lại có gì! Bá- Di từ ngôi, lấy đó làm danh; Trọng- Ni nói ra, gọi đó là rộng. Những cái mà họ cho rằng nhiều đó, thì có khác nào ngơi trước khi thấy biển."
Đó là thiên "tương đối luận" có lẽ hùng hồn nhất từ xưa đến nay ở Đông Phương nầy!
DƯỠNG SINH CHỦ
A. Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ!
Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ. Vi thiện vô cận danh, vi ác vô cận hình. Duyên đốc[ii] dĩ vi kinh, khả dĩ bão thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên.
DỊCH NGHĨA:
A. Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì không bờ bến. đem cái có hạn (như sinh lực của ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng ham muốn của ta) là nguy vậy!
Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơn nữa. Làm việc thiện mà không bị danh ràng buộc; theo con đường giữa mà đi, thì có thể giữ được thân mình, có thể toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng mẹ cha và có thể hưởng được hết tuổi trời.
***
B. Bào Đinh[iii] vi Văn Huệ Quân[iv] giải ngưu[v] thủ chi sở xúc, kiên chi sở ỷ, túc chi sở lý, tất chi sở kỳ, hoạch nhiên hướng nhiên tấu đao hao nhiên, mạc bất trúng âm, hợp ư Tang Lâm chi vũ, nãi trúng Kinh thủ chi hội.
Văn Huệ Quân viết: Hi, thiện tai! Kỹ khái chí thử hồ!
Bào Đinh thích đao đối viết: "Thần chi sở háo giả, Đạo dã. Tiến hồ kỹ hĩ. Thủy, thần chi giải ngưu chi thời, sở kiến vô phi ngưu giả, tam niên chi hậu, vị thường kiến toàn ngưu dã. Phương kim chi thời, thần dĩ thần ngộ nhi bất, dĩ mục thị, quan tri chỉ, nhi thần dục hành, ỷ hồ thiên lý, phê đại khước, đạo đại khoản, nhân kỳ cố nhiên, kỹ kinh khẳng khải chi vị thường, nhi huống đại qua hồ. Lương bào tuế cánh đao, cát dã tộc bào, nguyệt cánh đao, chiết dã. Kim thần chi đao thập cửu niên hĩ, sở giải sổ thiên ngưu hĩ, nhi đao nhẫn nhược tân phát ư hình. Bỉ tiết giả hữu gian[vi], nhi đao nhẫn giả vô hậu ; dĩ vô hậu nhập hữu gian, khôi khôi hồ kỳ ư du nhẫn tất hữu dư địa hĩ. Thị dĩ thập cửu niên nhi đao nhẫn nhược tân phát ư hình. Tuy nhiên mỗi chí ư tộc, ngô kiến kỳ nan vi, truật nhiên vi giới, thị vi chỉ, hành vi trì, động đao tối vi, hoách nhiên, dĩ giải, như thổ ủy địa. đề đao nhi lập, vi chi tứ cổ, vi chi trừ mãn chí. Thiện đao nhi tàng chi."
Văn Huệ Quân viết:
"Thiện tai! Ngô văn Bào Đinh chi ngôn, đắc dưỡng sinh yên."
DỊCH NGHĨA:
B. Bào Đinh mổ bò cho Văn Huệ Quân.
Lúc ra thịt, điệu bộ của tay động, của vai đưa, của chân đạp, của gối chạm, tiếng da xương lìa nhau, tiếng dao cạo cắt đều trúng cung bực, hợp với điệu múa Tang Lâm, với bài nhạc Kinh- Thủ.
Văn Huệ Quân nói: "Hay thật! Nghệ thuật đến đó là cùng!"
Bào Đinh buông dao, thưa rằng: "Cái chỗ ưa thích của thần, là Đạo. Ban sơ, lúc ra thịt một con bò, chỗ mà thần chỉ có thấy mà thôi, là con bò. Về sau ba năm, thần không còn thấy con bò nữa. Bấy giờ, thần không dùng con mắt để nhìn, mà dùng cái thần để xem: ngũ quan dừng lại, mà thần thì muốn đi, nương theo thiên lý. Tách các gân lớn, lùa các khớp lớn, nhân chỗ cố niên của nó mà cắt. Bắp thịt còn không xắt qua, huống chi là khớp xương to. Người bếp thường mỗi tháng thay dao một lần, vì họ chặt. Nay con dao của thần đã dùng mười chín năm; số bò đã mổ có trên nghìn con, vậy mà dao như mới mài xong. Các khớp xương kia có kẽ hở mà lưỡi dao nầy thì mỏng. Lấy cái bề mỏng của con dao mà đưa vào chỗ kẽ, thì rộng có thừa. Vì vậy mà lưỡi dao đã dùng mười chín năm nay vẫn còn sắc như mới mài. Tuy vậy, mỗi khi gặp những chỗ gân xương sát nhau quá cảm thấy khó làm, thì thần phải nhìn kỹ, hành động chậm lại; con dao cử động một cách rất nhẹ nhàng, thế mà thịt lại đứt và rơi xuống như bùn rơi xuống đất. Bấy giờ thần cầm dao đứng yên, ngảnh nhìn bốn phía, đắc ý vì được con dao tốt, rồi đem cất nó đi..."
Văn Huệ Quân nói: "Hay biết chừng nào! Ta nghe lời nói của Bào Đinh mà hiểu được cái đạo dưỡng sinh!"
***
C. Công Văn Hiên kiến Hữu Sư[vii] nhi kinh viết: "Thị hà nhân dã? ô hồ giới[viii] dã? Thiên dư, kỳ nhân dư?"
Viết: "Thiên dã, phi nhân dã. Thiên chi sinh thị sử độc dã. Nhân chi mạo hữu dư[ix] dã; dĩ thị tri kỳ thiên dã, phi nhân dã."
Trạch trĩ thập bộ nhất trác bách bộ nhất ẩm; bất kỳ súc hồ phàn[x] trung, thần tuy vượng[xi], bất thiện dã.
DỊCH NGHĨA:
C. Công Văn Hiên thấy vị quan Hữu Sư mà kinh ngạc!
ấy là ai đó vậy? Tại sao mà lại chỉ còn có một chân? Trời làm ra thế chăng? Hay người làm ra thế chăng?
Hữu Sư đáp:
Do trời đấy, không phải do người đâu. Trời sinh ta, bắt ta phải một chân. Hình dung của con người thì phải có hai chân cùng đi mới được. Vì vậy, mới biết rằng, đó là do trời, chứ không phải do người làm ra.
Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi, một lần mổ, trăm bước đi, một lần uống, nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng. Thần thái tuy khỏe, nhưng lại đâu có ưa việc ấy.
***
D. Lão Đam tử. Tần Thất điếu chi, tam hào nhi xuất.
Đệ tử viết: Phi Phu tử chi hữu da?
Viết: Nhiên.
Nhiên tắc điếu yên nhược thử khả hồ?
Viết: Nhiên Thủy dã ngô dĩ vi kỳ nhơn dã, nhi kim phi dã. Hướng ngô nhập nhi điếu yên, hữu lão giả khốc chi như khốc kỳ tử, thiếu giả khốc chi như khốc kỳ mẫu. Bỉ kỳ sở dĩ hội chi, tất hữu bất ky ngôn nhi ngôn, bất ky khốc nhi khốc giả, thị độn thiên bội tình[xii] vong kỳ sở thọ, cổ giả vị chi độn thiên cho hình. Thích lai[xiii], phu tử thời dã. Thích khứ, phu tử thuận dã. An thời nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhập giả.
Cổ giả, vị thị Đế[xiv] chi huyền giải[xv].
Chỉ cùng ư vi tân, hỏa truyền dã, bất tri kỳ tận[xvi] dã.
DịCH NGHĩA:
D. Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng rồi bước ra.
Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?
Phải.
Vậy thì, điếu như vậy coi được không?
Được chứ! Trước kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta vào điếu, thấy có người già khóc như khóc con, có người trẻ khóc như khóc mẹ. Cái chỗ hợp lại đó (cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai khóc nó mà khóc. Thế là đã trốn trời, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh. Người xưa gọi đó là hình phạt của sự trốn trời. Vui mà đến, là phu tử an thời; vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thời xử thuận, thì buồn vui không sao xâm nhập cõi lòng. Người xưa cho rằng đó là tháo mở cái sợi dây mà Tạo Hóa đã cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết đến đâu là cùng.
***
TỔNG BÌNH
ở thiên Tề- Vật, Trang tử cho rằng "sinh tử" là một. Vậy sao còn quý cái sống mà dưỡng nó?
Hỏi thế là hỏi sai. Không ham sống, không sợ chết, xem tử như sinh, sinh như tử, và sinh tử là một, đó là cái Đạo của Tề Vật. Nhưng ở cảnh nào phải biết vui với cảnh ấy[xvii]. Đang sống mà không lo dưỡng nó, để phải tật bệnh đau khổ, không biết thuận theo tự nhiên của nó mà dưỡng nó, thì còn đâu gọi là vui với đó! Không dưỡng nó để cho nó đau khổ, như vậy là cầu cái chết hay sao? Có biết bao kẻ quá đau khổ, đi cầu cái chết để thoát khổ của cảnh sống đầy tật bệnh, đó chẳng phải là coi cái chết là quý sao? Như vậy đâu còn phải là cái Đạo của Tề- Vật nữa!
***
A. Những nguyên nhân làm cho ta thương sinh rất nhiều, nhưng không có chi nguy hiểm bằng "tham vọng". Sự đèo bòng tham muốn chạy theo ngoại vật, cũng như chạy theo cái hiểu biết của cái học trục vật, đeo đuổi theo những vật bất thường và mộng ảo, là nỗi ưu tư không bờ bến làm mòn mỏi sinh lực con người không sao cứu được.
Bởi vậy, ở đầu thiên Dưỡng Sinh, Trang tử nói: "Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì không bờ bến. đem cái có hạn (như sinh lực của ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng ham muốn của ta) là nguy vậy! Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơn nữa".
Tiến thêm bước nữa, ông nói: "Làm việc thiện mà không bị danh ràng buộc; theo con đường giữa mà đi, thì có thể giữ được thân mình, có thể toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng mẹ cha và có thể hưởng được hết tuổi trời".
ở thiên Biền Mẫu có đoạn giải rất rõ cái ý nghĩa của trên đây: "Bá Di vì danh mà chết ở núi Thú Dương, còn Đạo Chích thì vì lợi mà chết ở gò Đông Lăng. Hai người ấy, tuy cái chỗ theo mà chết không giống nhau, nhưng đều làm tàn hại cái Sống, thương tồn cái Tính mình cả. Chắc gì Bá Di là phải, mà Đạo Chích là quấy? Người trong thiên hạ đều chết theo như thế cả. Nếu mà cái mình chết theo là Nhân, là Nghĩa, thì tục gọi là cái chết của người quân tử. Nếu cái mình chết theo là tiền bạc, thì tục gọi là cái chết của tiểu nhân. Cái chỗ mà mình chết theo chỉ có một, vậy mà cũng quân tử tiểu nhân ư? Đến như việc tàn cái sống, tồn cái tính, thì Đạo Chích cũng như Bá Di, đâu có khác nhau chỗ nào!"
Người đạt Đạo, không thiên về lẽ Phải hay lẽ Quấy, hoặc nói cho đúng hơn, đã vượt lên trên Phải Quấy và đã "thuận theo con đường giữa" (duyên đốc dĩ vi kinh) nghĩa là gìn giữ Quân bình, nên không thiên hẳn bên nào đến phải "chết vì một cái gì cả" dù là cho lẽ Phải hay lẽ Quấy nào. Đạo là Quân bình, bao giờ cũng ở trên thiện ác, cho nên người đạt Đạo biết rằng thiện ác nương nhau mà có, trong thiện có ẩn cái ác, trong ác có ẩn cái thiện, cho nên không vì điều Phải lẽ Quấy nào cả, mà phải ràng buộc mình và lo âu đến phải thương sinh vì nó cả. Nghĩa là người đạt Đạo là kẻ hoàn toàn tự do, không còn nô lệ bất cứ một bảng giá trị về điều Phải lẽ Quấy của một thứ luân- lý tịnh nào nữa cả, cổ cũng như kim.
***
B. "Lưỡi dao" của Bào Đinh đi giữa xương thịt mà không chạm gân xương nên đặng lâu dài mà không mòn mẻ. Đạo dưỡng sinh của người cũng một thế: cứ hoạt động trong chỗ hư không, thuận với lẽ tự nhiên, thì vật không thương tồn được.
Lòng "ham muốn" của ta về những vật ngoài ta, khác nào như "gân xương", còn sinh lực của ta khác nào như "lưỡi dao". Hễ còn lòng tham muốn, đèo bòng theo những vật ngoài mình, tức là "những vật không tùng mình ..." thì mới có lo sợ: lo được, sợ mất. Đắc thất, doanh hư, thị phi, vinh nhục... đều là những cớ để làm náo loạn tinh thần, thương tồn sinh mạng. Tranh đấu với những điều không thể tranh được, như thị phi, vinh nhục, với những lẽ Doanh Hư Đắc Thất trong đời, thì tranh ắt phải thất, đó là đem lưỡi dao bén mà chạm vào "gân xương", thì dao mòn lưỡi mẻ. Vì vậy mà Lão tử mới đề xướng thuyết "bất tranh": "Vì ta không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với ta"
Tranh với nhau, là vì còn cùng nhận một bảng giá trị như nhau, chứ đối với kẻ đã vượt lên trên thị phi thiện ác... thì còn đi tranh với họ Phải Quấy làm gì được nữa. Có ai lại đi tranh giành phú quý với kẻ đã xem thường phú quý? Cho nên mới nói: "Vì ta không tranh, nên thiên hạ không ai tranh nổi với ta".
***
D. Lại còn một nguyên nhân nữa làm cho con người thành một con vật đau khổ nhất trên đời, là lòng "ham sống, sợ chết". Lòng "ham sống" và "sợ chết" mà không còn, thì tinh thần ta mới không náo loạn. Tinh thần mà không náo loạn, thì bệnh hoạn do đâu mà sinh ra?
"Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng rồi bước ra.
Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?
Phải.
Vậy thì, điếu như vậy coi được không?
Được chứ! Trước kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta vào điếu, thấy có người già khóc như khóc con, có người trẻ khóc như khóc mẹ. Cái chỗ hợp lại đó (cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai khóc nó mà khóc. Thế là đã trốn trời, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh. Người xưa gọi đó là hình phạt của sự trốn trời. Vui mà đến, là phu tử an thời; vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thời xử thuận, thì buồn vui không sao xâm nhập cõi lòng. Người xưa cho rằng đó là tháo mở cái sợi dây mà Tạo Hóa đã cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết đến đâu là cùng."
Dùng lửa mà nhen củi, củi tận mà tưởng là lửa tận, đó là chỗ thấy của thường nhân. Thật ra, củi có tận, mà lửa thì vô tận, truyền mãi từ bó củi này sang bó củi khác, không khác nào cái Sống của ta truyền từ hình thể này qua hình thể kia.
***
Dưỡng sinh có hai phương diện! Dưỡng cái sống "có sống có chết" (thân thể) và dưỡng cái sống "không sống không chết"(chân tình). Trên đây, là bàn về cái Đạo dưỡng cái sống "có sống có chết". Đến khi bàn đến cái sống "không sống không chết", Trang tử kết luận bằng cái tỉ dụ "củi và lửa" như vầy: "khi lửa cháy hết bó củi nầy, thì truyền sang qua bó củi khác...không bao giờ tắt". Cái sống "không sống không chết" như lửa, không bao giờ cùng. Hãy gìn giữ nó, và đừng bao giờ để nó vì tư tâm tư dục mà đèo bòng tham muốn những cái ngoài phận mình mà mờ tắt đi.
***
Dưỡng sinh cũng phải vừa lo trong, vừa lo ngoài, không nên thái quá hay bất cập.
Thiên Đạt sinh giải về cái Đạo dưỡng sinh vừa bên trong bên ngoài nầy rất rõ: "Điền Khai Chi yết kiến Châu Uy Công. Uy công nói: Ta có nghe thầy của khanh là Chúc Thận có được cái Đạo sống. Khanh cùng Chúc Thận ở chung với nhau, vậy khanh có nghe nói về Đạo ấy không?
Điền Khai Chi nói: Tôi là đứa quét nhà, làm gì nghe đặng!
Uy công nói: Điền tử chớ khiêm nhượng. Quả nhân muốn nghe điều đó.
Điền Khai Chi nói: Nghe thầy tôi nói: người khéo dưỡng sinh giống như người chăn chiên. Thấy con nào lẻ bầy, thì quất nó (cho nó trở về với bầy)."
Uy công nói: Nghĩa là sao?
Điền Khai Chi nói: Tại nước Lỗ, có tên Đơn Báo ở trong non, uống nước suối, không cùng người cộng lợi. đã bảy mươi tuổi mà nhan sắc còn như đứa con nít. Rủi bị cọp bắt ăn. Cũng có tên Trương Nghị, không cửa cao nhà rộng nào mà y không chạy đến (để cầu thân). được bốn mươi tuổi, bị bệnh nội thiệt mà chết. Báo, thì dưỡng phần trong mà cọp ăn phần ngoài; Nghị, thì dưỡng phần ngoài mà bị bệnh giết phần trong. Hai người đó đều không biết quất con chim lẻ bầy."
Trong và ngoài, là hai điều không thể lìa nhau. Vật chất, tinh thần, đối với Trang tử, không phải chỉ ảnh hưởng lẫn nhau rất mật thiết mà thôi, hơn nữa, cả hai là một. Để cho lìa nhau, là sai với tự nhiên, không khác nào con chiên lạc bầy. Đánh cho nó trở về, là hợp lại hai lẽ "trong" và "ngoài": đạo dưỡng sinh đến đó mới là đầy đủ và toàn hảo.
***
Đến như cái hại về sinh lực do sự sắc dục ăn uống mà gây nên, người dưỡng sinh cũng không nên không để ý: "Gặp nơi tử địa, anh em cha con còn biết lo sợ, răn bảo nhau đừng bước vào. Còn như trên chăn chiếu, giữa cuộc uống ăn, cũng là nơi tử địa, sao không mấy kẻ biết lo sợ, không biết răn mà nhủ nhau, lại còn mạo hiểm lăn mình vào, thì là quá rồi!" (Đạt Sinh)
Nhất là đừng để kẻ khác lợi dụng lòng háo danh của mình để bắt mình phụng sự cho tư dục họ: Trang tử, cũng trong thiên Đạt sinh, có nói: "Một vị quan lãnh việc tế tự, nói với heo: Sao bây ghét chết? Ta nuôi bây trọn ba tháng. Vì bây mà ta phải giữ ba ngày chay, mười ngày giới. Lúc tế, ta để bây trên chiếu trắng, trên mâm chạm. Bây còn phàn nàn nỗi gì nữa? Ôi! Nếu vị quan ấy, thật tình nuôi heo (vì nó), sao không để cho nó tự do ăn tấm cám, sao cũng được. Vị quan ấy thích sống theo áo mão, chết có quan quách, và cho vậy là vinh, rồi lại tưởng cho heo cũng như thế!"
Người ta nói: "nuôi quân ngàn thuở, nhờ có một khi"...Và chỉ một khi thôi, nhưng có khi lại phải thương sinh tính mạng là thường... "Trang tử câu trên sông Bộc. Sở vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời ông ra làm quan. Trang tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói: "Tôi nghe vua Sở có con thần quy, chết đã ba nghìn năm. Vua Sở quý nó và cất trên miếu đường. Con qui ấy, chịu chết để lưu lại cái xương của mình cho người ta thờ, hay chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?"Hai vị đại phu nói:" Thà sống lê cái đuôi trong bùn còn hơn."Trang tử nói:" Thôi, về đi. Ta đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn."(Thu Thủy)
Người theo Đạo Dưỡng Sinh có đâu lại lao đầu vào vòng "cân đai áo mão", "cá chậu chim lồng" để phải bị chặt chân, lại còn ngoan cố ngụy biện cho là số Trời[xviii]! "Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi một lần mổ, trăm bước đi một lần uống, nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng..." dù đó là một cái lồng sơn son thếp vàng...
------------------------------------------------
Tri: ở đây có nghĩa là sự hiểu biết theo nhị- nguyên; nhân đó mới có sự lo âu, nghĩ ngợi, do lòng đèo bòng tham muốn chạy theo ngoại vật cũng như chạy theo cái học trục vật. Lão tử bảo: "Vi học nhật ích".
Theo Trang- tử, ở thiên Tề- Vật- Luận, thì không có gì là thật Phải, thật Quấy, thật thiện, thật ác một cách tuyệt đối. Có cái thiện không nên làm, có cái ác cần phải làm, để lập lại thế quân bình. Nhưng làm việc thiện không nên vì danh (tức là vị ngã), làm việc ác không nên vì nó mà lụy thân: cả hai đều làm thương sinh cả.
[ii] Duyên đốc. Duyên có nghĩa là thuận; đốc là giữa. Muốn giữ được Đạo dưỡng sinh, cần ăn ở mực thước, đừng có cái gì thái quá. No quá, đói quá không nên; vui quá, buồn quá cũng không nên.
Nếu làm việc thiện (ám chỉ các việc Phải, việc lành) thì coi chừng, đừng để sa vào cái bẫy của tấm lòng hiếu danh; còn làm việc chẳng phải (sai với phép nước, sai với luân- lý đạo đức của xã hội mình đang sống) thì phải phòng người trong xã hội trừng phạt lên án. Tránh hai lẽ cực đoan ấy, mà dùng đến trung đạo có lẽ sẽ giữ được mình, có thể toàn được sinh mạng... hưởng được hết tuổi trời.
Làm sai với phép nước để đến bị xã hội tru lục, đành rằng, đó là không biết cách phòng hoạn cho bản thân, nhưng làm việc thiện, làm việc phải để được tên tuổi vang lừng trong thiên hạ, cũng chưa phải là biết cách phòng hoạn nữa. Bởi vậy, ở thiên Nhân Gian Thế sách Trang- tử cũng có câu: "cây trên núi, tự nó là cừu địch của nó... cây quế ăn được, nên bị đốn. Cây sơn dùng được, nên bị chặt." Con người mà có tài và để cho người người đều biết mình là có tài, thì sẽ như cây sơn, cây quế... bị chặt, bị đốn. "người ta đều biết cái lợi của hữu dụng, mà không biết cái lợi của vô dụng."
[iii] Bào: là người đầu bếp. ở đây lấy nghề làm họ.
Đinh: là tên của người đầu bếp. (theo Chu Quế Diệu dẫn Thích Văn)
[iv] Văn Huệ Quân: tức là Lương Huệ Vương.
[v] Ngưu: là bò. (Ta thường nhận lầm chữ nầy là trâu. Con trâu gọi là thủy ngưu).
[vi] ở đây, đọc là Gian: hai chữ nầy cổ văn dùng lẫn nhau.
[vii] Hữu Sư: một tước quan.
[viii] Giới: một chân. Người một chân.
[ix] Hữu dư: hai chân cùng đi.
[x] Kỳ: cầu mong
Phàn: cái lồng.
[xi] đọc là vượng.
[xii] Bội tình: Tình, là tình cảm vui buồn (vui được, buồn mất) của thường nhân chưa huyền đồng con người tạo vật.
[xiii] Thích lai là chỉ về cái sống; thích khứ là chỉ về cái chết.
[xiv] Chữ đế là ám chỉ Tạo hóa, tự nhiên (không phải là Thượng đế theo quan niệm Thần quyền).
[xv] Huyền giải: Huyền, là cột lại; giải, là mở ra. Người Pháp gọi là Association và Dissociation..
ở thiên Đại Tông Sư cũng có nói: "Đắc giả thời dã, thất giả thuận dã ; an thời nhi xử thuận, ai lạc bất năng nhập dã, thử cổ chi sở vị Huyền giải dã." Bởi vậy, chỗ mà Trang- tử gọi là Huyền giải, là ám chỉ cảnh giới mà Sống Chết bằng nhau, quên cả sự đắc thất.
[xvi] Cùng, tức là hết, ám chỉ củi. Củi là thân thể ; lửa, là tinh thần. Củi tuy có chỗ tận, chỗ cùng, nhưng hết bó này đến bó kia (vô tận), thì lửa truyền từ bó củi này sang bó củi kia cũng vô đây. ở đây ta thấy chủ trương của Trang- tử là tinh thần và vật chất đều nương nhau mà có, đều là một, và sinh tử cũng là một.
[xvii] Đây là chỗ mà cái học Lão Trang sở dĩ có khác với cái học của nhà Phật tiểu thừa "xem đời là bể khổ", 'sinh, lão, bệnh, tử, khổ", nhìn cuộc đời hiện tại đều phủ một màu đen tối... Trang- tử thì khác: "Trang- Châu chiêm bao thấy mình làm bướm, vui phận làm bướm, tự thích chí, không còn biết có Châu nữa..."chứ không "đứng núi này trông núi nọ", đang sống, lại lo cầu đến cái sống sau khi chết.
[xviii] Ngụy biện như quan chủ tế ngụy biện với đám heo tế đã kể trên đây vậy.
Trang Tử
NAM HOA KINH
Dịch và bình chú : Thu Giang Nguyễn Duy Cần
ĐỨC SUNG PHÙ
ĐỨC SUNG PHÙ
A. Lỗ hữu ngột giả Vương Đài, tùng chi du giả, dữ Trọng Ni tương nhược.
Thường quý vấn ư Trọng Ni viết: "Vương Đài ngột đả dã, tùng chi du giả dữ phu tử trung phân Lỗ. Lập bất giáo, tọa bất nghị, hư nhi vãng, thực nhi quy; cố hữu bất ngôn chi giáo, vô hình nhi tâm thành giả da? Thị hà nhân dã?"
Trọng Ni viết: "Phu tử, thánh nhân dã. Khưu dã trực hậu nhi vị vãng nhĩ! Khưu tương dĩ vi sư, nhi huống bất nhược Khưu giả hồ! Hề giả Lỗ quốc, Khưu tương dẫn thiên hạ nhi dữ tùng chi."
Thường quý viết: "Bỉ ngột giả dã, nhi Vương tiên sinh, kỳ dữ dung diệc viễn hĩ! Nhược nhiên giả, kỳ dụng tâm dã, độc nhược chi hà?"
Trọng Ni viết: "tử sinh diệc đại hĩ, nhi bất đắc dữ chi biến, tuy thiên địa phúc trụy, diệc tương bất dữ chi di. Thẩm hồ vô giả, nhi bất dữ vật thiên, mạng vật chi hoa, nhi thủ kỳ tông dã."
Thường Quý viết: "Hà vị dã?"
Trọng Ni viết: "Tự kỳ dị giả thị chim can đảm Sở Việt dã; tự kỳ đồng giả thị chi, vạn vật giai nhất dã. Phù nhược nhiên giả, thả bất tri nhĩ mục chi sở nghi[ii], nhi du tâm hồ đức[iii] chi hòa. Vật thị kỳ sở nhất nhi bất kiến kỳ sở táng, thị táng kỳ túc, do di thổ dã."
Thường Quý viết: "Bỉ vị kỷ, dĩ kỳ tri[iv] đắc kỳ tâm, dĩ kỳ tâm, đắc kỳ thường tâm[v], vật hà vi tối[vi] chi tai?"
Trọng Ni viết: "Nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy, duy năng chỉ, năng chỉ chúng chỉ[vii]. Thụ mạng ư địa, duy tùng bá độc dã tại. Đông hạ thanh thanh, thụ mạng ư thiên, duy Thuấn lộc dã chính. Hạnh năng chính sinh[viii], dĩ chính chúng sinh. Phù bão thủy chi trưng, bất cụ chi thực; dũng sĩ nhất nhân, hìng nhập ư cửu quân, tương cầu danh nhi năng tự yếu giả, nhi do nhược thị; nhi huống quan thiên địa, phủ vạn vật, trục ngụ lục hài, tượng nhĩ mục, nhất tri chi sở tri, nhi tâm vị thường tử giả hồ? Bỉ thả trạch nhật nhi đăng giả, nhân tắc tùng thị dã; bỉ thả hà khẳng dĩ vật vi sự hồ[ix]?"
DỊCH NGHĨA:
ĐỨC SUNG PHÙ
A. Nước Lỗ, có người cụt chân, tên là Vương Đài. Số người theo học ngang với Trọng Ni.
Thường Quý hỏi Trọng Ni: "Vương Đài là kẻ cụt chân, lại cùng Thầy chia hai học trò nước Lỗ. Người ấy, đứng thì không dạy điều chi; ngồi thì không nghị luận việc gì. Thế mà, người học đến thì không có gì cả, mà khi ra về thấy mình đầy đủ. Vậy thì, có lối dạy mà không cần đến lời, mặc nhiên mà cảm hóa được lòng người hay sao? Người ấy là người gì vậy?Nhân
Trọng Ni đáp: "Phu tử là bậc Thánh nhân đấy! Khưu nầy đi sau, chưa thể theo kịp đó. Khưu còn muốn tôn đó làm Thầy, huống hồ là những kẻ không bằng Khưu! Nói chi là một nước Lỗ. Khưu nầy còn muốn dẫn cả thiên hạ mà cùng theo đó."
Thường Quý nói: "Đó là kẻ cụt chân, vậy mà được Phu tử gọi là bậc Thầy họ Vương, tất nhiên người ấy phải có cái gì khác xa với kẻ tầm thường! Như vậy thì, riêng ông ta đã sử dụng cái tâm như thế nào?
Trọng Ni đáp: "Chết sống là việc lớn còn không làm cho đó biến đổi; Trời Đất dù sụp đổ, cũng không làm cho đó sao động. Xét rõ Tính Mạng, mà không để cho vật ngoài dời đổi. Khiến vật hóa sinh, mà giữ lấy phần chủ của vật hóa.
Thường Quý nói: "Như thế nghĩa là gì?"
Trọng Ni đáp: "Có hai cách nhận thức sự vật, nếu đứng chỗ khác biệt nhau mà xem,thì dù như gan với mật cũng thấy cách nhau xa như Sở với Việt; nhưng, nếu đứng chỗ đồng nhau mà xem, thì sẽ thấy vạn vật đều là Một cả. Và nếu được như vậy (tức là biết đứng chỗ đồng nhau mà xem vạn vật) thì đâu cần gì đến sự nhận thức của tai mắt nữa mà để cho lòng mình rong chơi nơi chỗ "hòa" của Đức. Vì vậy mà coi sự mất một chân của mình như một hòn đất bị đánh rơi thôi!"
Thường Quý nói: "Người ta, không ai lại soi mình ở làn nước chảy, mà soi mình ở làn nước đứng. Chỉ có cái "lặng đứng" mới dừng lại được cái lòng mong lặng đứng của người người. Cùng thụ Mạng nơi Đất mà riêng chỉ có cây tùng cây bách là luôn luôn tồn tại: một màu xanh xanh, bất cứ ở mùa nào, mùa hạ hay mùa đông. Cùng thụ Mạng nơi Trời mà riêng chỉ có ông Thuấn là giữ được cái Chính của mình. Cầm đầu thiên hạ mà chính được cái Tính của mình, thì chính được mọi người. Hạng người mà giữ được Bản Tính, thì bên ngoài rất điềm tĩnh, chẳng biết sợ gì cả, như người dũng sĩ một mình xông vào chín vòng quân. Vì hiếu danh mà họ còn dám làm việc ấy, huống hồ hạng người chủ được Trời Đất, chứa được vạn vật thì đối với cái thân này chẳng qua là gởi vào sáu hài, nương vào tai mắt, còn sự hiểu biết của họ thì bao la mà cái tâm của họ chưa từng có chết? Con người ấy chọn ngày để trút bỏ cái giả. Người ta tự chạy theo đấy thôi, chứ tự người ấy đâu có chịu đem mình mà phụng sự cho thiên hạ?"
***
B. Thân Đồ Gia ngột giả dã, nhi dữ Trịnh Tử Sản[x] đồng sư ư Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản vị Thân Đồ Gia viết: "Ngã tiên xuất, tắc tử chỉ, tử tiên xuất tắc ngã chỉ."
Minh nhật hựu dữ hợp đường đồng tịch nhi tọa. Tử sản vị Thân Đồ Gia viết: "Ngã tiên xuất, tắc tử chỉ, tử tiên xuất, tắc ngã chỉ. Kim ngã tương xuất, tử khả dĩ chỉ hồ? Kỳ vị da? Thả tử kiến chấp chính nhi bất vi, tử tế chấp chánh hồ?"
Thân Đồ Gia viết: "Tiên sinh chi môn cố hữu chấp chính yên như thử tai? Tử nhi duyệt tử chi chấp chính nhi hậu nhân giả dã!
Văn chi viết: "Giám minh tắc trần cấu bất chỉ, chỉ tắc bất minh dã. Cửu dữ hiền nhân xử tắc vô quá. Tử kim chi sở thủ đại giả, tiên sinh dã, nhi do xuất ngôn nhược thị bất diệc quá hồ?"
Tử Sản viết: "Tử ký nhược thị hĩ, do dữ Nghiêu tranh thiện, kế tử chi đức, bất túc dĩ tự phản da?"
Thân Đồ Gia viết: "Tự trạng kỳ quá dĩ bất đương vong giả chúng ; bất trạng kỳ quá dĩ bất đương tồn giả quả. Tri bất khả nại hà nhi an chi nhược mạng, duy hữu đức giả năng chi. Du ư Nghệ[xi] chi cốc trung, trung ương giả, trung địa dã, nhiên nhi bất trúng giả, Mạng dã. Nhơn dĩ kỳ toàn túc tiếu ngô bất toàn túc giả, chúng hĩ. Ngã phất nhiên nhi nộ, nhi thích tiên sinh chi sở, tắc phế nhiên nhi phản bất tri tiên sinh chi tẩy ngã dĩ thiện da? Ngô dữ phu tử du thập cửu thiên hĩ, nhi vị thường tri ngô ngột giả dã. Kim tử ngã du ư hình hài chi nội, nhi tử sách ngã ư hình hài chi ngoại, bất diệc quá hồ?"
Tử Sản thác nhiên cải dung canh mạo, viết: "Tử vô nãi xưng."
DỊCH NGHĨA:
B. Thân Đồ Gia là người cụt chân, cùng với Tử Sản nước Trịnh đồng học với Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản bảo với Thân Đồ Gia: "Ta ra trước thì ngươi ở lại. Ngươi ra trước thì ta ở lại."
Ngày hôm sau, lại cùng một chỗ học, cùng ngồi một chiếu. Tử Sản bảo với Thân Đồ Gia: "Ta ra trước thì ngươi ở lại. Ngươi ra trước thì ta ở lại. Nay ta sắp đi ra, vậy ngươi có thể ở lại chăng, hay là chưa có thể được? Vả ngươi thấy kẻ cầm chính quyền sao không biết tránh qua một bên? Ngươi ngang hàng với kẻ cầm chính quyền ư?
Thân Đồ Gia nói: "ở cửa Thầy đây sao lại có kẻ gọi là cầm chính quyền? Ngươi thích thú với cái việc cầm chính quyền của ngươi mà xem mọi người đều đứng sau ngươi cả! Ta nghe thầy nói rằng: Gương sáng là vì bụi bặm không vướng, bụi bặm mà vướng lên thì mặt gương sẽ lu mờ! ở lâu với bậc hiền giả thì ắt không lỗi lầm. Nay ngươi ở trong cửa Thầy để cầu học cái đại thức, thế sao lại còn thốt ra được những lời như vậy, há chẳng cũng lầm lỗi hay sao?
Tử Sản nói: "Ngươi đã là người (tàn tật) như thế, sao lại còn mong cùng với Nghiêu mà tranh thịên hay sao? Kể về đức của ngươi, không đủ để mà xét lại mình ư?
Thân Đố Gia nói: "Tự che đậy lỗi của mình, cho là không đáng bị hình chặt chân, thì nhiều! Không che đậy lỗi của mình, cho là không đáng còn chân, thì ít. Biết là không thể làm thế nào khác được mà yên lòng chịu nó và cho là số mạng, thì chỉ có người có đức mới có thể làm nổi. ở ngay trung tâm làn tên của Nghệ mà lại thoát khỏi bị tên, đó là Mạng vậy. Những kẻ cậy mình có đủ hai chân để chế nhạo người không đủ hai chân như ta, thì nhiều lắm! Ta nghĩ cũng tức giận, nhưng khi đến học với thầy thì lại bâng khuâng mà trở về, không rõ thầy đã đem cái hay gì mà rửa ráy được lòng ta? Ta ở cùng thầy đã mười chín năm thế mà thầy chưa thường thấy ta là đứa cụt chân! Nay ngươi chơi với ta ở chỗ bên trong của hình hài, mà ngươi lại còn khắt khe với cái hình hài bên ngoài của ta, chẳng cũng lầm lỗi hay sao?"
Tử Sản áy náy, đổi sắc mặt mà nói: "Thôi, đừng nói đến chuyện ấy nữa!"
***
C. Lỗ hữu ngột giả Thúc Sơn Vô Chỉ, chủng kiến Trọng Ni. Trọng Ni viết:
"Tử bất cẩn tiền, ký phạm họan nhược thị hĩ, tuy kim lai hà cập hĩ!"
Vô Chỉ viết: "Ngô duy bất tri vụ nhi khinh dụng ngô thân, ngô thị dĩ vong túc. Kim ngô lai dã, do hữu tôn túc giả tồn. Ngô thị dĩ vụ toàn chi dã. Phù thiên vô bất phú, địa vô bất tái, ngô dĩ phu tử vi thiên địa; an tri phu tử chi do nhược thị dã!"
Khổng- tử viết: "Khưu tắc lậu hĩ! Phu tử hồ bất nhập hồ? Thỉnh giảng dĩ sở văn."
Vô Chỉ xuất. Khổng- tử viết:
"Đệ tử miễn chi! Phù Vô Chỉ ngột giả dã, do vụ học dĩ phục bổ tiền hành chi ác, nhi huống toàn đức chi nhân hồ?"
Vô Chỉ ngứ Lão Đam viết: "Khổng- Khưu chi ư chí nhân, kỳ vị da? Bỉ hà tân tân dĩ học tử vi! Bỉ thả kỳ dĩ xúc quỹ[xii] huyễn quái chi danh văn, bất tri chí nhơn chi dĩ thị vi kỷ chất cốc da?"
Lão Đam viết:
"Hồ bất trực sử bỉ dĩ tử sinh vi nhất điều, dĩ khả bất khả vi nhât quán giả, giải kỳ chất cốc, kỳ khả hồ?"
Vô Chỉ viết:
"Thiên hình chi, an khả giải."
DỊCH NGHĨA:
C. Nước Lỗ, có người cụt chân, tên là Thúc Sơn Vô Chỉ, khập khễnh đến ra mắt Trọng Ni. Trọng Ni nói:
Ngươi trước đây không cẩn thận nên phải bị tai họa như thế, nay dù có đến đây cũng không sao kịp nữa!
Vô Chỉ nói: "Tôi vì không biết việc nên khinh dụng tấm thân này mà phải bị mất hết một chân. Nay tôi đến đây, còn lại có một chân quý này, thời tôi mong giữ cho nó vẹn toàn. Trời, không gì là không che; Đấtm không gì là không chở, tôi mong xem phu tử như Trời Đất. Nào ngờ phu tử lại đối xử với tôi như thế!"
Khổng- tử nói: "Khưu nầy quả hẹp hòi! Sao ông không vào trong chơi, tôi xin đem những gì đã nghe được mà giảng cho ông nghe!"
Vô Chỉ ra đi. Khổng- tử nói:
Các đệ tử hãy cố gắng lên! Kìa như Vô Chỉ là kẻ cụt chân mà còn mong học để bù lại cái việc làm sai lầm buổi trước, huống chi kẻ mà đức vẫn còn vẹn tòan!
Vô Chỉ nói chuyện với Lão Đam:
Khổng- Khưu hình như chưa phải là bậc chí nhân! ông ta dạy làm gì mà đông học trò thế? Ông lại còn mong được tăm tiếng về những cái học kỳ dị huyễn hoặc, vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, đó tòan là những gông cùm cho mình ư?
Lão Đam nói:
Sao ông không bảo thẳng cho ông ta biết rằng Sống và Chết đều là cùng một lẽ, nên và chẳng nên đều cùng là một việc, hầu mở gông cùm cho ông ta có được không?
Vô Chỉ nói:
Trời đã hành tội ông ta, gỡ ra sao được!
***
D. Lỗ Ai Công vấn ư Trọng Ni viết: "Vệ hữu ác nhân yên, viết Ai Đài Đà, trượng phu dữ chi xử giả, tư nhi bất năng khứ dã, phụ nhơn kiến chi, thỉnh ư phụ mẫu, viết: "dữ nhân vi thê, ninh vi phu tử thiếp giả, sổ thập nhi vị chỉ dã. vị thường hữu văn kỳ xướng giả dã, thường họa nhân nhi dĩ hĩ. Vô quân tử chi vị, dĩ tế hồ nhân chi tử, vô tụ lộc dĩ vọng nhân chi phúc, hựu dĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướng, tri bất xuất hồ, tứ vức, thả nhi thư hùng hợp hồ tiên, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã. Quả nhân triệu nhi quan chi, quả dĩ ác hãi thiên hạ, dữ Quả nhân xử, bất chí dĩ ngoạt số, nhi Quả nhân hữu ý hồ kỳ vi nhân đã; bất chí hồ cơ niên, nhi Quả nhân tín chi. Quốc vô tể, nhi Quả nhân truyền quốc yên. Muộn nhiên nhi hậu ứng. Tỵ nhược nhi từ, quả nhân xý hồ tốt thụ chi quốc, vô kỷ hà dã, khứ Quả nhân nhi hành. Quả nhân tuất yên, nhược hữu vong dã, nhược vô dữ lạc thị quốc dã. Thị hà nhân giả dã?"
Trọng Ni viết:
Khưu dã thường sứ ư Sở hĩ, thích kiến đồn tử thực ư kỳ tử mẫu giả; thiểu yên, tuần nhược giai khí chi nhi tẩu; bất kiến kỳ yên nhĩ, bất đắc loạn yên nhĩ! Sở ái kỳ mẫu giả, phi ái kỳ hình dã, ái sử kỳ hình giả dã. Chiến nhi tử giả, kỳ nhân chi táng dã, bất dĩ sáp tư, tắc giả chi lũ, vô vi ái chi, giai vô kỳ bản hĩ. Kim Ai Đài Đà vị ngôn nhi tín, vô công nhi thân, sử nhân thụ kỷ quốc, duy khủng kỳ bất thụ dã, thị tất tài toàn nhi đức bất hình giả dã.
Ai Công viết: Hà vị tài toàn?
Trọng Ni viết: Tử sinh, tồn vong, cùng đạt, bần phú, hiền dữ bất tiếu, hủy dự, cơ khát hàn thử: thị sự chi biến, mạng chi hành dã. Nhật dạ tương đại hồ tiền, nhi tri bất năng quy hồ kỳ thủy giả dã; cố bất túc dĩ hoạt hòa, bất khả nhập ư linh phủ sử chi hòa dự, thông nhi bất thất ư duyệt; sử nhật dạ vô khước nhi dữ vật giai xuân thị tiếp nhi sinh thời ư tâm giả dã, thị chi vị tài tòan.
Hà vị đức bất hình?
Viết: "Bình giả thủy đình chi thịnh dã kỳ khả dĩ vi pháp dã, nội bão chi nhi ngoại bất đãng dã. Đức giả thành hòa chi tu dã, đức bất hình giả, vật bất năng ly dã."
Ai Công dị nhật dĩ cáo Mẫn tử viết:
"Thủy dã ngô dĩ nam diện nhi quân thiên hạ, chấp dân chi kỷ, nhi ưu kỳ tử, ngô tự dĩ vi chí thông hĩ. Kim ngô văn chí nhân chi ngôn khủng ngô vô kỳ thực, khinh dụng ngô thân, nhi vong ngô quốc. Ngô dữ Khổng- Khưu, phi quân thần dã, đức hữu nhi dĩ hĩ."
CHÚ:
Linh phủ: chỗ ở của tinh thần, ám chỉ cái Tâm của mình. í nói những vấn đề thuộc về việc Sống Chết, Cùng Thông, Hiền Ngu, Phải Quấy... chỉ là những sự bất thường, không nên để cho nó làm điên đảo sự yên tĩnh của tâm hồn.
Linh phủ đồng một nghĩa với linh đài mà Trang tử thường dùng ở Canh Tang Sở trong câu "Bất khả nội ư linh đài". ở đây Quách Tượng giải chữ linh đài là ám chỉ cái Tâm.
DỊCH NGHĨA:
D. Lỗ Ai Công hỏi Trọng Ni:
Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của nó hơn làm vợ lớn kẻ khác. Số người ấy có đến mười mấy rồi, thế mà cũng chưa hết. Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà thôi. Không có địa vị quyền thế gì để cứu người khỏi chết; không có tiền bạc của cải gì để nuôi ai no bụng, lại còn hình thù xấu xí để thiên hạ phải sợ. chỉ có họa mà không có xướng. Trí nó không ra ngoài bốn vách rào làng. Thế mà giống đực giống cái lại xúm xít trước mặt, ấy là kẻ tất phải có cái gì khác lạ hơn người. Quả nhân triệu nó đến xem, thì quả là hình thù xấu xí làm cho thiên hạ đều phải sợ. ở với Quả nhân không đầy một tháng, mà Quả nhân đã để ý đến cách ăn ở của nó. Không đầy một năm, Quả nhân tin nó. Nước không có kẻ cầm quyền chính, Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ ra vẻ chối từ làm cho Quả nhân hổ thẹn. Sau cùng nó nhận, nhưng rồi, không bao lâu lại bỏ Quả nhân mà đi. Quả nhân buồn bực như mất một vật gì, như không còn có người để cùng vui như trong nước nữa! Vậy người ấy là người thế nào?"
Trọng Ni nói: "Khưu nầy, từng sang sứ bên nước Sở. Thấy đàn heo con đang bú mẹ, mà mẹ chúng đã chết rồi. Một lúc, chúng ngơ ngác chạy tứ tán cả vì chúng thấy mẹ không nhìn đến chúng nữa. Chúng sở dĩ yêu mẹ, không phải là yêu cái xác kia, mà yêu cái sai khiến xác kia của mẹ chúng! Ra trận mà chết, đâu cần phải yên ngựa để bọc thây. Cho kẻ cụt chân giày dép, họ đâu có ưa thích! Họ đều không có gốc! (...) Nay Ai Đài Đà chưa nói gì mà người lại tin; không công gì mà người lại thân, khiến có người muốn trao cho quốc chính mà lại không chịu nhận, như vậy ắt phải là kẻ toàn được cái Tài, và không để lộ ra cái Đức."
Ai Công nói: Sao gọi là "tòan được cái Tài"?
Trọng Ni nói: "Sống Chết, Còn Mất, Cùng Đạt, Giàu Nghèo, Hiền và Bất Tiếu, Khen Chê, Nóng Lạnh... là những cái biến của sự vật, cái chuyển của Mạng (cũng như) ngày đêm thay phiên tiếp nối nhau trước mặt ta mà trí thông minh của con người cũng không sao nhận thấy được chỗ khởi đầu. Như vậy, đâu có đáng gì để cho nó lọt vào "linh phủ", làm loạn lòng mình. Ngay cả sự hân hoan vui mừng cũng đừng để cho lòng mình dấy động. Đối với tất cả mọi việc, hòa nhã vui tươi như tiếp đón bốn mùa... Đó gọi là "toàn được cái TàiThiên.
Thế nào là Đức không lộ ra?
Là bình thản như mặt nước đứng im lìm, có thể lấy đó làm khuôn phép: bên trong giữ được thật trong sáng mà bên ngoài như bất động không bị lôi cuốn theo ngoại vật. Đức là thành được việc mình mà vẫn giữ được sự hòa với mọi người. Đức không lộ ra nên mọi vật không thể rời bỏ được mình[xiii].
***
Ai Công ngày khác nói chuyện với Mẫn tử:
Trước kia tôi cho việc day mặt về phía Nam làm vua thiên hạ, cầm quyền trị dân, lo cho chúng được an ninh, tôi tự cho được như thế là thông đạt lắm rồi. Nhưng từ khi nghe bậc chí nhân nói[xiv], tôi sợ không có thực tài, khinh dụng thân mình mà làm mất cả nước. Từ đây, tôi và Khổng- Khưu sẽ không còn phải là đạo vua tôi nữa, mà là bạn với nhau về đạo đức mà thôi vậy.
***
E. Nhân kỳ Chi Ly Vô Thần thuyết Vệ Linh Công. Linh Công duyệt chi nhi thị toàn nhân, kỳ đậu kiên kiên.
Ứng Ánh Đại Anh thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công duyệt chi, nhi thị toàn nhân, kỳ đậu kiên kiên.
Cố đức hữu sở trường nhi hình hữu sở vong; nhân bất vong kỳ sở vong, nhi vong kỳ sở bất vong thử vị thành vong[xv]. Cố thánh nhân hữu sở du[xvi] nhi trí vi nghiệt[xvii], ước vi giao đức vi án, công vi thương. Thánh nhân bất mưu, ô dụng trí? Bất trác ô dụng giao? Vô táng, ô dụng đức? Bất hóa, ô dụng thương? Tứ giả, Thiên Dục[xviii] dã, Thiên Dục dã giả, thiên thực dã. Ký thụ thực ư thiên, hựu ô dụng nhơn? Hữu nhân chi hình, vô nhân chi tình. Hữu nhân chi hình, cố quần ư nhơn; vô nhân chi tình, cố thị phi bất đắc ư thân. Diểu hồ tiểu tai, sở dĩ thuộc ư nhân dã, ngao hồ đại tai, độc thành kỳ thiên.
DịCH NGHĩA:
E. Chi Ly Vô Thần vào thuyết Vệ Linh Công. Linh Công ưa thích đến đỗi nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu!
Ứng Ánh Đại Anh vào thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công ưa thích đến đỗi nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu![xix]
Cho nên Đức mà hơn người có thể làm cho quên hẳn được hình hài. Người ta (trái lại) không biết quên cái nên quên (hình hài) mà lại hay quên cái không nên quên (đức), đó mới là thật quên. Bởi vậy, Thánh nhân có chỗ để mà tụ lại[xx]; hiểu rằng Trí là mầm của tội ác[xxi] thệ ước là keo sơn, đức[xxii] là nối tiếp, công là buôn bán. Thánh nhân không mưu tính, thì dùng chi đến Trí? Không đẽo gọt thì dùng chi đến keo? Không mất tính thì dùng chi đến đức? Không bán chác thì dùng chi đến buôn? Bốn cái đó là "Trời nuôi". Trời nuôi, tức là trời cho hấp thụ (cái món ăn của trời). Đã được Trời nuôi, cần gì dùng đến nhân tạo nữa! Thánh nhân có cái hình của người mà không có cái tình của người. Có cái hình của người nên mới cung một đàn với người. Không có tình của người, nên thị phi mới không động được lòng. Cùng một đàn với người là việc nhỏ, mà riêng cùng làm một với Trời là việc lớn vậy!
G. Huệ tử vị Trang tử viết:
"Nhân cố vô tình hồ?"
Trang tử viết: Nhiên!
Huệ tử viết: Nhân nhi vô tình, hà dĩ vị chi nhân?
Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo, thiên dữ chi hình, ô đắc bất vị chi nhân?
Huệ- tử viết: Ký vị chi nhân ô đắc vô tình?
Trang tử viết: thị phi ngô sở vị tình dã, ngô sở vị vô tình giả, ngôn nhân chi bất dĩ hảo ác nội thương kỳ thân, thường nhân tự nhiên nhi bất ích sinh dã.
Huệ- tử viết: Bất ích sinh[xxiii], hà dĩ hữu kỳ thân?
Trang tử viết: Đạo dữ chi mạo thiên dữ chi hình, vô dĩ hảo ác nội thương kỳ thân. Kim tử ngoại hồ tử chi thần, lao hồ tử chi tinh, ỷ thụ nhi ngâm, cứ cảo ngô nhi minh, thiên tuyển tử chi hình, tử dĩ kiên bạch[xxiv] minh.
DỊCH NGHĨA:
G. Huệ- tử gọi Trang tử, bảo:
Người ta không có tình hay sao?
Trang tử nói:
Phải!
Huệ- tử nói:
Người mà không có tình, thì lấy gì gọi là người được?
Trang tử nói:
Đạo ban cho nó dung mạo, Trời ban cho nó hình hài, sao không gọi là người?
Huệ- tử nói:
Đã gọi là người, mà không có tình, được không?
Trang tử nói:
Đó không phải là cái mà tôi gọi là Tình đâu? Chỗ mà tôi gọi là không tình, chính là chỗ tôi muốn nói rằng con người, bên trong, đừng để cho cái tình cảm yêu ghét làm hại đến thân, thường nên theo lẽ tự nhiên mà đừng thêm gì cho thiên tính.
Huệ- tử nói:
Không thêm cho thiên tính, sao có được thân?
Trang tử nói:
Đạo cho nó dung mạo, trời cho nó hình hài bên trong, không để cho sự ưa ghét làm hại thân. Nay ông vụ cái bên ngoài của thần minh của ông, để hao tổn tinh lực của ông, ngồi dựa cột mà ngâm vang, bám vào gốc ngô cằn, nhắm mắt làm thinh! Trời đã chon cho ông một cái hình hài nầy, đem chi thuyết "kiên bạch" mà nhọc thân.
TỔNG BÌNH:
Thiên Đức Sung Phù là để mà giải cái nghĩa của thuyết "bất ngôn chi giáo" của Lão tử.
Thuyết nầy gốc ở chương thứ II của sách Đạo Đức Kinh: "Thị dĩ Thánh nhân, xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo" (Thánh nhân dùng "vô vi" mà xử sự, dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ).
Sở dĩ Trang tử, cũng như Lão tử, chủ trương thuyết "bất ngôn" là căn cứ vào ba điểm này:
Đạo mà nói ra được, không còn phải là Đạo thường nữa. Nghĩa là Đạo là một lẽ siêu hình, không thể dùng lời nói mà truyền dạy được.
Đức mà đầy đủ nơi trong thì người hóa nơi ngoài, tự nhiên cảm hóa được chung quanh, không đợi dùng đến lời mới dạy dỗ được.
Nhân theo tự nhiên mà không cần phải nói mới là dạy.
***
1. Bậc thánh nhân không dùng lời nói mà dạy người, là vì bàn về lẽ Đạo, tức là "cái điều chỉ có thể cảm mà không thể nói" không sao có thể được, nhất là phải dùng đến lời nói của giới tương đối nhị nguyên.
Cho nên Lão tử mới nói: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" (biết, thì không nói; nói, là không biết), là vì "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo". Kẻ nào tự cho là đã hiểu Đạo và đem cái Đạo ấy mà dạy ta, là kẻ dối ta, nếu không phải họ tự dối với lòng.
Thiên Trí Bắc Du giải đọan này có nói: "Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền- Thủy, lên núi ẩ- Phần, gặp Vô- Vi- Vị.
Trí gọi Vô- Vi- Vị, bảo:" Tôi muốn hỏi ông ít điều. Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo? Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo?"
Hỏi ba lời, Vô- Vi- Vị không đáp. Chẳng phải không đáp, mà là không biết phải đáp làm sao.
Hỏi không được, Trí trở lại Bạch- Thủy, ở phương Nam, lên núi Hồ- Quyết, gặp Cuồng- Khuất. Trí cũng đem ba câu hỏi trước, hỏi Cuồng- Khuất.
Cuồng- Khuất nói:" à! Tôi biết, để tôi nói cho." Nhưng, vừa muốn nói, thì lại quên mất chỗ mình muốn nói.
Trí không hỏi ai được, bèn trở lại đế- cung ra mắt Hoàng- đế để hỏi:
Hoàng- đế nói: "không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới rõ Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới được Đạo."
Trí hỏi Hoàng- đế:" Tôi cùng ông biết Đạo chăng? Còn hai người kia không biết Đạo chăng? Ai phải?"
Hoàng- đế nói:" Vô- Vi- Vị mới thật là phải. Cuồng- Khuất cũng giống như Vô- Vi- Vị. Rốt lại, chỉ có ta và ngươi là không gần Đạo mà thôi. Vả, kẻ biết thì không nói, kẻ nói là không biết. Nên chi, bậc Thánh- nhân mới thực hành cái thuyết "bất ngôn"!"
Ấy, Đạo chẳng thể nói ra đặng; nói ra đặng chẳng phải còn là cái Đạo "thường" nữa. Cho nên Trang tử mới nói: "Kẻ hỏi Đạo cũng như người đáp lại đều là những kẻ không hiều Đạo!"
***
2. Thánh nhân biết rằng mỗi vật trong đời đều có cái "Đức" của nó, và phận sự duy nhất của mỗi vật là phải biết gìn giữ cái "Đức" ấy nơi mình cho đầy đủ, nghĩa là lo sống cái sống ấy một cách triệt để và nuôi dưỡng nó được luôn luôn đầy đủ nơi trong. đức mà đầy đủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hóa, đâu cần phải dùng lời nói mà hóa ai. Nên mới gọi là "đức sung phù", nghĩa là "đức mà đầy đủ nơi trong, thì người ở ngoài nhờ đó mà tự hóa; tự nhiên cảm hóa, không phải cần dùng đến lời mà dạy."
***
"Tại nước Lỗ, có người cụt chân, tên là Vương Đài. Số người theo học ngang với Trọng Ni."
Thường Quý hỏi Trọng Ni: Vương Đài là kẻ cụt chân lại cùng với thầy chia hai học trò nước Lỗ. Người ấy, đứng thì không dạy điều chi, ngồi thì không nghị luận việc gì. Thế mà người học, đến thì không có gì cả, mà khi ra về, thấy mình đầy đủ. Vậy thì, có lối dạy mà không cần đến lời, mặc nhiên mà cảm hóa được lòng người ư?"
"Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của nó hơn làm vợ lớn kẻ khác (...) Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người thôi". Thế mà Lỗ Ai Công phong cho nó chức Tướng Quốc, nó nhận rồi từ bỏ mà đi, Ai Công buồn bã đến tự thấy không làm sao an ủi được khi mất nó.
***
Chi Ly Vô Thần, cũng như Ứng Ánh Đại Anh, người thì què chân, sứt môi, người thì cổ bướu dị hình... thế mà khiến cho Vệ Linh Công và Tề Hoàn Công ưa thích đến nỗi nhìn thấy kẻ thân hình tòan vẹn đều xấu xí cả.
Cho nên "đức mà hơn người có thể làm cho ta quên hẳn cả hình hài xấu xí".
Trên đây, một Vương Đài tàn tật, không nói gì cả mà thiên hạ tự hóa; một Ai Đài Đà hình thù xấu xa, không nói gì cả mà thiên hạ đều quên cái xấu xí của hình thù, đủ thấy rằng Đức mà đủ nơi trong thì người sẽ hợp với mọi người, đâu đợi cần phải nhiều lời mới cảm hóa.
***
3. Điểm thứ ba của thuyết "bất ngôn chi giáo" là căn cứ vào lý tự nhiên.
Thiên Biền Mẫu giải rất rõ về điều nầy: "Thiên hạ có vật thường tự nhiên như vậy! Có vật tự nhiên cong, đâu cần phải dùng đến câu móc! Có vật tự nhiên ngay, đâu cần phải dùng đến dây mực! Có vật tự nhiên tròn, đâu cần phải dùng đến cái khuynh! Có vật tự nhiên vuông, đâu cần phải dùng đến thước nách! Vạn vật tự nhiên chằng chịt dính líu nhau, đâu cần phải dùng đến keo sơn. Vạn vật sống, đâu cần gì phải biết vì cớ gì mà sống; đặng, cũng không cần biết vì sao mà đặng. Nguyên lý của cái sống và cái đặng kia là việc cố hữu, xưa nay không hai. Nó là cái luật bất di bất dịch. Vậy thì, vì cớ gì lại đòi đem những thứ "nhân, nghĩa, lễ, nhạc" những sợi dây nhơn tạo để mà trói buộc thiên hạ, khiến cho thiên hạ lầm lạc!"
Đó gọi là lẽ thường nhiên, tức là lẽ tự nhiên. Tự nhiên là cái lẽ phải như vậy, vì nó phải như vậy, không vậy không đặng. [xxv]Đã nhận theo lẽ tự nhiên, thì hãy để cho vạn vật tự nhiên sống theo cái sống của nó, cần gì phải dùng đến lời nói mà làm chi?
---------------------------------------------------
Với nhãn quang Nhị nguyên, thì ngay trong thân thể của ta sẽ thấy các tạng phủ như là nghịch với nhau cả (như nước Sở nước Việt cách biệt nhau vậy).
[ii] Tức là quên mất cả thanh sắc thị phi, mỹ ác...
[iii] (đức chi hòa), tức là "hòa" của đạo và đức, tức là chỗ mà Lão Tử gọi "thượng đức bất đức" cái đức siêu việt của đạo gồm nắm cả thị phi, thiện ác...
[iv] Cái "biết" đây, là ám chỉ "chân trí" (cái biết thật).
[v] Tầm thường: tức là cái tâm thường- trụ, bất biến đồng với Đạo thường nơi mình. Chữ "tâm" trước, là ám chỉ cái tâm bất thường, còn vọng động của mình.
[vi] Chữ "tối" ở đây có nghĩa là "tụ": hợp lại, tựu lại. í nói, tại sao chúng nhân lại tựu về theo ông ta (Vương đài).
[vii] Không ai lại đi cầu học nơi một kẻ mà lòng còn vọng động (náo loạn vì ngoại vật). chỉ có sự điềm đạm hư vô là đặc tánh của bậc thánh nhân sống giữa sự náo động không dừng của thiên hạ, cũng như mọi thứ cây cối đều thụ mạng nơi đất, thế mà chỉ riêng có cây tùng cây bách thì cành lá bốn mùa vẫn xanh tươi không thay đổi... vì nó còn giữ được đặc tính trường xuân của nó.
[viii] Chữ chính đây, là chính kỷ.
Chữ sinh đây, nguyên là chữ Tính, hay là Bản Tính (theo Quách Tượng).
[ix] Chống lại với tư cách "khuyến dụ" người theo đạo của phần đông các tôn giáo.
[x] Tử Sản đang là Tướng quốc nước Trịnh.
[xi] Tên của một người xưa có tài bắn cung không ai bì kịp.
[xii] Xúc quỷ: là kỳ dị
[xiii] Đại ý là nói về Đức điềm đạm, không để cho ngoại vật động được Tâm mình.
[xiv] Tức là Khổng- tử (thay lời Trang- tử mà giảng về lẽ Đạo cho Ai Công).
[xv] Hình thì nên quên; mà đức, thì không nên quên.
[xvi] Du: là rong chơi trong cõi hư không.
[xvii] Hoặc viết là "yêu nghiệt".
[xviii] Chữ "chúc" đây phát âm là dục, tức là "nuôi dưỡng".
[xix] Chi Ly Vô Thần, là người có hình thể chia lìa như què chân và sứt môi (xấu xí, kỳ dị). ứng ánh Đại Anh, tức là người cổ bướu dị hình. Nhân đây mà gọi tên.
Thích cái đẹp bên trong, đến quên cả sự xấu xí của hình hài bên ngoài: đó là cái thích đến tột độ.
Trong Tình sử Trung Hoa có chép câu chuyện một chàng trai si tình một người đàn bà một mắt, bấy giờ trong thiên hạ anh ta nhìn lại tất cả mọi người đàn bà khác trong nước đều có thừa một mắt cả.
[xx] Nghĩa đen là "rong chơi", mà nghĩa bóng, là tiêu diêu tự đắc, để cho cái tâm ung dung linh hoạt trong cõi Hư Vô, tức là đã đến cõi "toàn đức" rồi vậy.
[xxi] Nghiệt, tức là yêu nghiệt, là tội ác. Tư Mã bàn rằng: "Trí tuệ sinh yêu nghiệt"
[xxii] Đức ở đây, là ám chỉ lễ nghĩa. So sánh với câu "Đại Đạo phế, hữu Nhân Nghĩa" (Lão tử Đ.Đ.K)
[xxiii] Sinh: ở đây cùng nghĩa với chữ tinh.
[xxiv] Kiên bạch: là thuyết biện luận của Công tôn Long, tức là thuyết "bạch mã kiên thạch". Trang- tử chê Huệ- thi không biết thiện dưỡng thiên chân, suốt đời biện luận để tiêu hao sinh lực trong những cái học tranh biện vô ích cho con đường giải thoát.
[xxv] Bất đắc bất nhiên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top