te bao quyet dinh

Sự quyết định của tế bào thực vật

Sự quyết định của tế bào thực vật là định hướng phân hóa và trình tự phát triển của tế bào trong quá trình nuôi cấy mô, sự quyết định này biểu hiện ở 2 mặt:

- Sự định hướng sẳn có của tế bào mẫu cấy

- Cảm ứng sự định hướng của tế bào mẫu cấy

Tín hiệu phân tử của sự quyết định tế bào

            Sự quyết định tế bào là kết quả tác dụng của tín hiệu phân tử giửa tế bào với tế bào

Trong một cá thể thực vật hoàn chỉnh, sự sinh trưởng và phát triển của mỗi tế bào, mô hoặc cơ quan đều bị sự điều tiết bởi tín hiệu phân tử của mỗi tế bào, mô và các cơ quan khác bên cạnh để duy trì sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây

Trong điều kiện nuôi cấy invitro, tế bào cũng biểu hiện sự điều tiết tín hiệu phân tử hoặc tác dụng truyền tin của nó

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều nêu trên. Vd: tế bào biểu bì thuốc lá khi nuôi cấy đơn độc thì mẫu cấy chỉ có thể trương to, không phân hóa thành cơ quan nhưng khi đưa tế bào biểu bì về vị trí củ thì lập tức bị kích thích hình thành chồi.

Đặc trưng của tế bào quyết định

            Biến đổi quá trình trao đổi chất, hình thái và cấu trúc tế bào, đặt biệt là màng tế bào.

            Các tế bào khác nhau có thời gian hoàn thành tác dụng quyết định không giống nhau. Vd: biến đôi tế bào của mô lá sơn trà khi hình thành phôi soma

Sự biến đổi tính toàn năng của tế bào trong quá trình nuôi cấy

            Trong nuôi cấy invitro, tính toàn năng của tế bào có thể bị suy thoái và biến mất. điều này thường biểu hiện dưới tác dụng:

            - Sự thích ứng của mô sẹo: hiện tượng mô nuôi cấy lúc đầu phải phụ thuộc vào 1 loại chất kích thích sinh trưởng nào đó mới sinh trưởng phát triển được để chuyển thành mô có khả năng tự dưỡng chất đó.

- Sự suy thoái tiềm năng phát sinh hình thái mẫu cấy khi nuôi cấy trong thời gian dài, sự tăng lên của số lần cấy chuyển, tiềm năng phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy thực vật giảm đi hoặc bị mất, thậm chí sự phân chia và sinh trưởng tế bào giảm dần đến chổ ngừng hẳn.

- Giả thuyết về sự suy thoái tiềm năng phát sinh hình thái mẫu nuôi cấy:

- Giả thuyết di truyền do sự thay đổi trong độ bội tế bào mẫu nuôi cấy, xuất hiện thể không chính bội, cấu trúc nst biến đổi và đột biến gen… dẩn đến suy thoái tiềm năng phát sinh hình thái

- Giả thuyết sinh lý cho rằng sự biến đổi mức độ và sự cân bằng chất kích thích nội sinh là nguyên tố của sự suy thoái tiềm năng phát sinh hình thái

- Giả thuyết cạnh tranh trong mô sẹo hoặc tế bào nuôi cấy, có sự kế tiếp và luân phiên sinh trưởng của các loại tế bào với khả năng phát sinh hình thái khác nhau.

- Giả thuyết cạnh tranh trong mô sẹo hoặc tế bào nuôi cấy, có sự kế tiếp luân phiên sinh trưởng của các loại tế bào với khả năng phát sinh hình thái khác nhau. Qua quá trình nuôi cấy lâu dài, các tế bào không có tiềm năng phát sinh sẽ chiếm ưu thế hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nguyendlu