tcttphong
Ôn tập.
Chương I. Đại cương về tài chính tiền tệ.
1. Bản chất của tiền tệ.
a, Sự ra đời của tiền tệ.
Tiền tệ là 1 phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Nguồn gốc phát sinh của tiền tệ biểu hiện qua sự phát triển của các hình thái giá trị.
Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẩu nhiên: trao đổi giá trị sử dụng hàng lấy hàng.
- Hình thái giá trị mở rộng hay toàn bộ: tức là một vật này được trao đổi bằng một số vật khác.
- Hình thái giá trị chung: tức là một vật này đem trao đổi lấy rất nhiều vật khác và vật đó đc gọi là vật ngang giá chung (lương thực, muối ...).
- Hình thái tiền tệ: hình thái này xuất hiện khi vàng đứng ra làm vật ngang giá chung.
2. Định nghĩa và bản chất của tiền tệ.
Nhận xét chung: việc sử dụng 1 vật làm trung gian trong trao đổi và được mọi người chấp nhận được coi là tiền tệ.
→ Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay trả những món nợ.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những quan điểm khác vê tiền: Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng phương tiện thanh toán, là đồng tiền được pháp luật quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ của 1 quốc gia hay 1 nền kinh tế (còn gọi là tiền pháp định; tiền lưu thông).
3. Chức năng của tiền tệ.
- Đơn vị đo lường ( đơn vị tiền tệ).
Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi (giá cả hàng hóa). Người ta đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kilogam, đo chiều dài một vật bằng mét.
- Phương tiện trao đổi.
Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc loại bỏ được nhiều thời gian giành cho việc đổi chác hàng hóa hay dịch vụ, tiết kiệm được chi phí trong trao đổi trực tiếp hàng hóa.
- Phương tiện cất giữ giá trị.
Tiền tệ là nơi chứa sức mua hàng hóa trong một thời gian nhất định. Một nơi chứa giá trị được dùng để tách thời gian từ lúc mà người ta nhận được thu nhập tới lúc người ta tiêu nó. Chức năng này của tiền là hữu ích vì hầu hết chúng ta không muốn đợi đến khi chúng ta có thì giờ hoặc có ý muốn mua sắm.
- Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
- Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
4. Vai trò của tiền tệ.
a, Trong quản lý kinh tế vi mô.
- Tiền tệ là cơ sở hình thành vốn của doanh nghiệp.
- Tiền tệ là căn cứ để xác định các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh.
- Tiền tệ làm căn cứ để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiện quả kinh tế.
- Tiền tệ là cơ sở để thực hiện và củng cố hạch toán kinh tế.
- Tiền tệ là cơ sở để thực hiện phân phối và phân phối lại.
- Tiền tệ là công cụ để phân tích kinh tế và tài chính doanh nghiệp.
b, Trong quản lý kinh tế vĩ mô.
- Tiền tệ là công cụ để xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ lấy tiền tệ để ban hành các chính sách tài khóa, ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất thông qua cung tiền ... .
c, Liên hệ thực tiễn về nhận thức về vai trò của tiền tệ.
· Trước những năm 80.
Trong giai đoạn này, nhận thức về vai trò của tiền tệ không đầy đủ và chính xác, coi nhẹ tiền tệ, coi trọng vật chất; sử dụng những quan hệ kinh tế bằng hiện vật
Nhà nước thực hiện việc phân phối bằng hiện vật, sử dung công cụ như tem, phiếu, hiện vật để mua bán, dao dịch.
Do vậy mà tiền tệ không được phát huy được vai trò và tác dụng, luôn bị mất giá và không ổn định, gây khó khăn và cản trở cho việc phát triển nên kinh tế.
· Sau năm 1986 – đổi mới nền kinh tế (đại hội Đảng lần VI).
Chính phủ xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế một giá (theo giá thị trường), tôn trọng đồng tiền. Và tiền đã trở lại với vai trò đích thực của nó. Vì vật việc sử dụng tiền có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế. Các quy luật về lưu thông tiền tệ được tôn trọng.
5. Lưu thông tiền tệ và các phương thức lưu thông tiền tệ.
Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế phục vụ cho các quan hệ lưu thông hàng hóa, phân phối thu nhập, hình thành các nguồn vốn, thực hiện phúc lợi xã hội.
Vai trò của lưu thông tiền tệ là thúc đẩy lưu thông hàng hóa, góp phần điều chỉnh quá trình phân phối và phân phối lại.
Cách thức lưu thông tiền tệ:
- Lưu thông tiền mặt (tiền đổi lấy hàng và ngược lại): tiền là phương tiện lưu thông/ trao đổi
- Lưu thông không dùng tiền mặt: tiền và hàng vận hành không đồng thời. Tiền tệ lúc này đóng vai trò thanh toán.
Quản lý lưu thông tiền tệ:
- Sự cần thiết phải quản lý lưu thông tiền tệ.
- Yêu cầu cảu quản lý lưu thông tiền tệ:
- Quy luật lưu thông tiền tệ của Mar:
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở mỗi kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Quy luật này được thể hiện như sau:
M =
Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P: giá cả của đơn vị hàng hóa
Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa vào lưu thông
V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ
Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
M =
Trong đó: PQ: tổng số giá trị hàng hóa và dịch vụ đem lưu thông
PQ: tổng giá cả hàng hóa bán chịu
PQ:tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau
PQ: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hóa.
6. Bản chất của tài chính.
A, Sự ra đời của phạm trù tài chính:
Khi chưa có tiền tệ thì chưa có tài chính.
Khi nền kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển, các dao dịch của nó bằng tiền tệ, hình thành nên các quan hệ tài chính. (Sự ra đời do sản xuất hàng hóa và tiền tệ)
Nhà nước xuất hiện, các hoạt động của nhà nước cần có nguồn lực tài chính, họ sử dụng sức mạnh của mình để tập trung, phân phối, sử dụng nó vì lợi ích xã hội. (Sự ra đời do sự xuất hiện của nhà nước)
ð Tài chính là phạm trù kinh tế thuộc khâu phân phối, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, phát triển theo quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ.
B, Các quan hệ thuộc tài chính:
· Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.
· Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, các đơn vị kinh tế phi tài chính và dân cư.
· Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, tầng lớp dân cư với nhau.
· Quan hệ kinh tế trong nội bộ các tổ chức, đơn vị kinh tế, tầng lớp dân cư với nhau.
· Quan hệ kinh tế giữa 1 chủ thể kinh tế trong nước và 1 chủ thể kinh tế khác ở nước ngoài.
C, Bản chất của tài chính.
Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thế trong nền kinh tế.
D, Chức năng của tài chính.
Chức năng phân phối: Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Phân phối qua tài chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại. Phân phối lần đầu là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất và dịch vụ. Quá trình phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối lần đầu ra phạm vi rộng lớn, bao gồm cả lĩnh vực không sản xuất vật chất và dịch vụ.
Chức năng giám đốc: Khả năng giám sát quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua giám đốc tài chính, để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi thời kỳ.
Chương 2 : Hệ thống tài chính.
I. Các khái niệm cơ bản.
Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận tài chính khác nhau trong một cơ cấu tài chính mà ở đó có các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhay theo những quy luật nhất định.
Bộ phận tài chính hay các khâu tài chính là tập hợp các quan hệ tài chính chung đặc điểm, chung tính chất hoặc cùng điểm đến hoặc cùng điểm xuất phát.
Kênh tài chính hay luồng tài chính là các quan hệ tài chính diễn ra trong hệ thống tài chính.
ð Hệ thống tài chĩnh là tập hợp các bộ phận tài chính được kết nối với nhau bởi các kênh tài chình.
Hệ thống tài chính toàn cầu là một nhóm các tổ chức và những nhà nước quản lý hoạt động ở cấp độ quốc tế mà các chủ thể là các tổ chức tài chính toàn cầu (IMF; WB; ...) và các cơ quan của quốc gia hoặc cơ quan của chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân hoạt động trên quy mô toàn cầu.
II. Chức năng của hệ thống tài chính.
· Tạo ra các nguồn lực tài chính: là việc các bộ phận trong hệ thống tài chính có khả năng tạo lập các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
· Thu hút các nguồn lực tài chính và mỗi nguồn lực thu hút các nguồn lực khác.
· Chu chuyển các nguồn lực tài chính : các bộ phận trong hệ thống tài chính có thể chu chuyển từ giữa các tụ điểm của hệ thống.
III. Vai trò.
Hệ thống tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc :
· Đảm bảo nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
· Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng vốn. Nhu cầu sinh lợi vốn.
· Giảm bớt chi phí cho việc tìm kiếm vốn và giảm các rủi ro do thiếu thông tin về thị trường vốn vay.
· Đem lại lợi ích cho các chủ thể : đó là người đi vay, người cho vay, doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức tài chính trung gian.
IV. Cấu trúc của hệ thống tài chính.
1. Theo tính chất sở hữu nguồn lực tài chính.
Gồm có:
· Tài chính công là quan hệ tài chính liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhà nước. Nó bao gồm: Quỹ dự trữ; quỹ đầu tư; quỹ ngân sách; quỹ bảo hiểm; quỹ viện trợ.
· Tài chính tư là những quan hệ tài chính liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ ngoài các quỹ tiền tệ của nhà nước.
2. Theo hình thức biểu hiện các quan hệ tài chính.
Nếu phân theo cách chia này thì hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn.
Tụ điểm vốn là nơi các nguồn lực tài chính được tạo ra, được sử dụng, được thu hút trở lại với mức độ cao hơn.
Mô hình cấu trúc hệ thống tài chính.
Bộ phận dẫn vốn là nơi các nguồn lực tài chính được trao đổi, luân chuyển. Nó có chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính và cá tổ chức tài chính trung gian.
Các tụ điểm vốn.
Nguồn lực.
Sử dụng vốn.
Tài chính doanh nghiệp.
- Vốn góp của chủ sở hữu.
- Tích lũy từ lợi nhuận không chia.
- Phát hành cổ phần.
- Đi vay, phát hành từ trái phiếu.
- Liên kết, liên doanh.
· Kinh doanh:
- Mua nguyên vật liệu.
- Thuê nguồn lực.
- Thuế; Trả lãi; đầu tư
· Nhân đạo: tăng thương hiệu cho DN
Ngân sách nhà nước.
· Thu ngân sách:
- Thuế; lệ phí.
- Tài sản nhà nước: bán, cho thuê; cổ phần DN nhà nước.
- Đóng góp
- Trái phiếu chính phủ.
· Chi tiêu nhà nước:
- Phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội.
- Phát triển kinh tế.
- An ninh quốc phòng.
- Quản lý hành chính.
Tài chính hộ gia đình.
- Thu nhập từ tiền lương của các thành viên trong gia đình.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
- Trợ cấp, bồi thường của bảo hiểm, lãi của tiết kiệm, lãi của đầu tủ, học bổng.
- Xổ số; thừa kế.
- Nhu cầu sinh hoạt.
- Nâng cao đời sống.
- Nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Mua sắm.
- Quan hệ.
Tài chính cá tổ chức xã hội.
- Góp phí của hội viên.
- Lãi của các khoản tiết kiệm, trái phiếu.
- Tài trợ, ủng hộ (trong và ngoài nước).
- Hoạt động vì mục đích tôn chỉ của tổ chức.
- Tiết kiệm, mua trái phiếu
- Tạo dựng các mối quan hệ với các tổ chức khác.
Tài chính đối ngoại
· Gồm các quan hệ :
- Tiếp nhận viện trợ.
- Vay vốn, thanh toán xuất nhập khẩu.
- Đầu tư, trao đổi hàng hóa.
- Du lịch; các giao dịch về bảo hiểm; gửi tiền, chuyển tiền.
Sử dụng trong các quan hệ đối ngoại của nhà nước, doanh nghiệp.
· Các thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.
Đây là bộ phận như là cầu nối giữa các bộ phận khác, là nơi các bộ phận khác đến giao lưu.
Nguôn lực : lấy từ các nguồn lực của các bộ phận khác.
Sử dụng : đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chức : doanh nghiệp, chính phủ, hộ gia đình ... .
Hoạt động của thị trường tài chính thực hiện các chức năng dẫn vốn từ những người có vốn sang những người cần vốn thông qua các hoạt động tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hoạt động tài chính trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặc thực hiện các món vay thế chấp. Với chức năng này, thị trường tài chính có tác dụng thu hút mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung cho toàn nền kinh tế và cải thiện mức sống của người tiêu dùng ngay cả khi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép.
Còn hoạt động tài chính gián tiệp được thực hiện bằng cách các trung gian tài chính (bao gồm các ngân hàng thương mại; các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng: công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính, quỹ đầu tư) thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp.
V. Chính sách tài chính quốc gia.
Khác với chính sách tài chính quốc gia ở các nước đã được định hình cơ bản về mục tiêu, phương tiện thực hiện và phạm vi tác động, chính sach tài chính quốc gia của nước ta ra đời trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh tế, có đặc trưng cơ bản là vừa xác định cho được mục tiêu chủ yếu, vừa thiết kế, xây dựng hệ thống công cụ để thực hiện mục tiêu.
Nội dung của chính sách tài chính quốc gia:
Chương 3. Ngân sách nhà nước.
1. Tổng quan về ngân sách nhà nước.
A, Các khái niệm cơ bản.
Theo điều 1 Luật ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Năm ngân sách là 1 khoảng thời gian (thường là 1 năm) mà trong đó các nội dung thu, chi ngân sách có hiệu lực thực hiện.
Ở Việt Nam: 1 năm ngân sách từ 1.1 năm nay đến 31/12 cùng năm.
Ở Mỹ là từ 1/10 năm nay đến 30/9 năm tiếp theo.
Ở Úc: từ 1/7 năm nay đến 30/6 năm sau.
Mục lục ngân sách là một bảng phân loại các khoản thu chi ngân sách theo 1 tiêu chí nhất định nhằm phục vụ cho công tác điều hành, quản lý, công tác quyết toán ngân sách cũng như để phân tích cá hoạt động tài chính của khu vực nhà nước.
Chu kỳ ngân sách là toàn bộ các hoạt động của Ngân sách được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định và được lặp đi lặp lại hàng năm. Nó bao gồm: việc xây dựng dự toán, phê duyệt, giao dự án Ngân sách nhà nước, thực hiện và chấp hành Ngân sách nhà nước; Quyết toán Ngân sách nhà nước.
B, Bản chất của Ngân sách nhà nước.
Về phương diện pháp lí: Ngân sách nhà nước được coi như một đạo luật và được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành, có sự bắt buộc thực hiện một cách nghiêm túc giống như chúng ta phải chấp hành luật.
Xét về bản chất kinh tế: Hoạt động thu, chi Ngân sách giống như hoạt động các nguồn tài nguyên quốc gia. Ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội trong việc phân phói thu nhập quốc dân hặc các quỹ tiền tệ của nhà nước.
Xét về phương diện xã hội: Ngân sách nhà nước được coi là một công cụ kinh tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
C, Vai trò của ngân sách nhà nước (most important).
Nó là công cụ huy động nguồn tài chính của nhà nước; là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước xét trên các mặt:
- Về kinh tế: Ngân sách nhà nước là công cụ để định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích sản xuất kinh doanh, chống độc quyền. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, nhà nước đầu tư vào các cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển kinh tế. Nhà nước cấp vốn để hình thành doanh nghiệp nhà nước, giúp đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp (giống bà đỡ đẻ - hâh ha hâ ha).
- Về mặt xã hội: Ngân sách nàh nước cung cấp các nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách xã hội như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, du lịch, môi trường
- Về mặt thị trường: Ngân sách có vai trò quan trọng để bình ổn giá, ổn định thị trường, chống lạm phát.
2. Thu ngân sách nhà nước.
A, Khái niệm.
Thu ngân sách bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Bản chát của thu Ngân sách là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính nhằm tạo lên quỹ tiền tệ tập chung gọi là quỹ Ngân sách, thông qua đó đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
B, Vai trò của thu Ngân sách.
Thu ngân sách bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của nhà nước, an sinh xã hội, quốc phòng.
Thông qua thu ngân sách nàh nước, nhà nước thực hiện việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ví dụ như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.
C, Đặc trưng.
Có 2 đặc trưng của Thu ngân sách nhà nước:
· Trong bất kỳ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, và quyền lực chính trị của Nhà nước.
· Thu ngân sách nhà nước luôn gắn với các quá trình kinh tế và các phạm trù giá trị. Kết quả hoạt động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu ngân sách nhà nước.
D, Phân loại thu ngân sách nhà nước:
Phân loại theo nguồn hình thành các khoản thu ngân sách:
· Nhóm nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: là các nguồn tài chính có khả năng tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại. Nó bao gồm các khoản thu sau:
- Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất (là nguồn thu quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khâu sản xuất sản phẩm, phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế): nguồn thu từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản ...
- Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông – phân phối (vận tải; thương mại; tài chính; ...). Nguồn thu được tạo ra ở khâu sản xuất, xong thực hiện một phần trong khâu lưu thông phân phối. Nguồn thu này được thực hiện do kết quả của hoạt động giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước, do việc mở rộng kinh doanh tiền tệ hàng hóa trong nước, do việc mở rộng kinh doanh tiền tệ mang lại.
- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ (văn hóa; giáo dục; thể dục thể thao; ...). Việc thu ngân sách từ các hoạt động dịch vụ không những làm tăng ngân sách cho nhà nước mà nó còn góp phần quan trọng vào việc kiểm soát và hướng dẫn các hoạt động dịch vụ, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành sản xuất với các hoạt động dịch vụ.
· Nguồn thu ngoài nước: gồm các khoản thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngoài. Nguồn thu này gắn chặt với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao của đất nước.
Phân loại theo tác dụng của các khoản thu đối với quá trình:
· Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: Là những khoản thu mang tính chủ động có thể kế hoạch hóa được. Nó được coi làm căn cứ để sơ bộ cân đối ngân sách. Những khoản thu này thường không mang tính hoàn trả. Nó bao gồm các khoản thu sau: thuế (là khoản thu quan trọng nhất), phí, lệ phí; thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước; thu lợi tức cổ phần của nhà nước; các khoản thu khác theo luật định. (Cần xem thêm về thuế nó như thế nào – giáo trình trang 52).
· Thu để bù đắp thiếu hụt Ngân sách: Chỉ phát sinh khi sơ đồ cân đối có thâm hụt ngân sách. Bao gồm các khoản thu trong nước (bằng việc phát hành các công cụ nợ của chính phủ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn như các tín phiêu kho bạc nhà nước, trái phiếu chính phủ) và thu ngoài nước (các khoản viện trợ không hoàn lại – ODA; vay nợ chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty).
E, Nội dung thu Ngân sách (quan trọng):
· Thu từ thuế, lệ phí, phí.
Thuế là 1 khoản thu có tính bắt buộc và được quy định thành luật do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước. Thuế thể hiện mỗi quan hệ phân phối lại thu nhập, điều tiết thu nhập từ các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước.
Lệ phí là 1 khoản vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện 1 số thủ tục hành chính nhưng cũng là một khoản thu có tính động viên.
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp do một pháp nhân hành chính Nhà nước hoặc 1 tổ chức, một cá nhân được ủy thác để thu phí. Mức phí thường tỷ lệ với mức độ dịch vụ được cung cấp.
Trong các khoản thu này thì thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân (Vì thuế ổn định tương đối; không mang tính hoàn trả trực tiếp) Chính sách thuế thường xuyên có sự thay đổi sao cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống kinh doanh xã hội và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế, tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đổi với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Mỗi một sắc thuế khác nhau, trên góc độ pháp luật thì đều được cấu tạo bởi các yếu tố sau:
- Đối tượng chịu thuế là ai:
- Đối tượng thuế bao gồm các giá trị tài sản, thu nhập, hay trên phần giá trị gia tăng.
- Thuế suất, thuế biểu: Thuế suất xác định mức độ động viên trên một đối tượng tính thuế; có 2 loại thể suất chính là: thuế suất tỷ lệ và thuế suất cố định.
- Thuế suất cố định được biểu hiện bằng một con số cụ thể. Còn thuế suất tỷ lệ là thuế suất biểu hiện bằng tỷ lệ % trên đối tượng chịu thuế. Có 2 loại thuế suất tỷ lệ: thuế suất tỷ lệ cố định (biểu hiện bằng tỷ lệ % không đổi), thuế suất tỷ lệ biến đổi (được biểu hiện bằng 1 hệ thống thuế tỷ lệ mà nó có thay đổi tương ứng so với đối tượng chịu thuế. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân). Thuế suất lũy tiến toàn phần là thuế suất cao áp dụng cho mọi đối tượng chịu thuế. Biểu thuế thể hiện các mức thuế quy định khác nhau cho một đối tượng tính thuế.
- Yếu tố miễn, giảm thuế: tạo điều kiện cho Nhà nước sử dụng hiệu quả công cụ thuế trong điều tiết kinh tế.
· Thu từ tài sản của nhà nước bao gồm:
- Bán, cho thuê tài sản của nhà nước.
- Cổ phần của nhà nước ở các doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư của nhà nước ở doanh nghiệp.
- Lãi nhà nước cho vay.
· Thu từ các khoản đóng góp, tự nguyện, ủng hộ, di sản kết dư.
3.Chi Ngân sách nhà nước.
a, Khái niệm:
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
b, Đặc trưng:
Chi Ngân sách nhà nước luôn gắn với các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội mà Chính phủ đảm nhận.
Tính hiệu quả của các khoản chi Ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao
Tính chất của các khoản chi Ngân sách là cấp phát, bao cấp , không hoàn trả trực tiếp.
c, Vai trò của chi Ngân sách nhà nước:
Ảnh hưởng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất, chi cho các dịch vụ công phục vụ cho sản xuất; chuyển giao công nghệ, thủy điện, an toàn xã hội, cơ sở hạ tầng, an ninh quốc phòng.
Ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực về số lượng; quy mô; cơ cấu và chất lượng thể chất , tinh thần (sức khỏe, văn hóa, chuyên môn)
Ảnh hưởng đến nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ.
d, Phân chia các khoản chi Ngân sách:
· Chi thường xuyên:là những khoản thu không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì “đời sống quốc gia”.
- Chi về chủ quyền quốc gia: là chi phỉ để bảo vệ chủ quyền quốc gia nhất là trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng, ngoại giao, thông tin, đại chúng.
- Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó.
- Chi phí do sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh, văn hóa, xã hội, để can thiệp đời sống nhân dân.
· Chi đầu tư phát triển.
- Chi mua sắm thiết bị, máy móc, dụng cụ.
- Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị.
- Chi cho thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Các chi phí chuyển nhượng đầu tư.
- Những chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp ....
4.Thâm hụt Ngân sách nhà nước.
a, Khái niệm:
Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của Ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước.
Phân loại thâm hụt Ngân sách nhà nước:
· Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng, ...
· Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu ký kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
b, Nguyên nhân của việc giảm thâm hụt ngân sách nói chung.
Có 2 nguyên nhân chính của thâm hụt ngân sách nhà nước:
oNhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác dộng của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
oNhóm nguyên nhân thư hai là tác động của chi kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, đẻ giải quyết những khó khăn đó mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chi kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
Còn cụ thể các nguyên nhân như sau:
Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế
Giải pháp cho thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mối quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lơn như : giá dầu xăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước, vấn đề kiếm chế lạm phát đặt ra ở nhiều nước trên thế giơi, bài học khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, chiến tranh ở LiBi ... . Ở Việt Nam, chính phủ đang tập chung vào vấn đề kiềm chế lạm phát.Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn đinh vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát?
Vấn đề thiếu hụt ngân sách luôn đặt chúng ta vào việc đánh đổi giữa phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn lực có hạn.
a. Tăng thu giảm chi.
Nếu áp dụng biện pháp này sẽ xảy ra 2 nghịch lý:
· Trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng GDP chưa lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế, tức giảm động lực phát triển kinh tế.
· Khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xã hội.
Biện pháp này có 2 việc phải làm:
TĂNG THU:
Hiện nay tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy chính phủ phải có những biện pháp cụ thể và kiên quyết hơn trong việc kiểm soát nguồn thu thuế, có biện pháp kiểm soát hiệu quả thì sẽ góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu tiền thuế cho NSNN.
Chính phủ cũng cần phải cải thiện các nguồn thu ngân sách này tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40% vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay). Cải cách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% ngân sách nhà nước của Việt Nam, (trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản. Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững trong ngân sách nhà nước, đồng thời giúp nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc tế nhân sinh.
Chính phủ điều chỉnh tăng mức thuế xuất, thuế nhập bằng trần tối đa theo cam kết trong WTO của năm 2008 đối với các hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng mô tô, một số mặt hàng điện tử điện lạnh ... điều chình giảm thuế nhập khẩu đối với 1 số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ xuất khẩu (phân bón, thức ăn chăn nuôi, giấy in báo ...), điểu chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (dầu thô, than đá, quặng kim loại ...), điều chỉnh tăng lệ phí trước bạ với ô tô con nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi; thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế và giảm thuế đối với các đơn vị kinh doanh tạo điều kiện cho các đơn vị này vượt qua khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao để tăng cường xuất khẩu đồng thời tăng thu ngân sách.
GIẢM CHI
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm rạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của những cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Tinh giản bộ máy nhà nước.
Nhà nước cần rà soát kĩ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự ác công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư.
Thời gian hiện nay chính phủ nước ta đang tiến hành các chính sách chống lạm phát nên các chính sách của chĩnh phủ trong thời gian qua chủ yếu hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm tổng cầu. Các chính sách cụ thể mà chính phủ đưa ra là:
- Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngấn sách và tín dụng nhà nước (chiếm 50% tổng đầu tư của toàn xã hội)
- Rà soát lại và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
- Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp (chiếm 56% tổng ngân sách nhà nước năm 2007).
b. Biện pháp vay nợ.
· Vay nợ trong nước.
Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn nay cả trong và ngoài nước cần đảm bảo các quy định của ngân sách nhà nước và mức bội chi cho phép hằng năm do quốc hội quyết định.
Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay từ dân, các tổ chức kinh tế xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trài phiếu dưới các hình thức tín phiếu kho bạc, trái Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép chỉnh phủ có thể giảm bội chi ngân sách mà không phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện háp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. (1 công đôi viêc).
Nhược điểm: Việc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây lạm phát trước mắt nhưng nó sẽ lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.
Hiện nay nước ta đang trải qua giai đoạn lạm phát cao, giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trỏ nên ít hấp dẫn . Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thế khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu. Tuy nhiên, nếu việc làm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau.
Hằng năm ngân hàng phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách để việc huy động vốn không ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất. Ngoài ra, chính phủ cũng thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tích lũy trả nợ ... phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành trái phiếu và tín phiếu chính phủ.
· Vay nợ nước ngoài.
Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế...
Trong đó, viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng ...
Năm
Số tiền vay nước ngoài (tỷ đồng)
2007
13500
2006
12500
2005
8326
2004
7253
2003
7041
2002
7125
Ưu điểm: nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm: Nó dẽ khiến chi gánh nặng nợ nầ, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ. Đồng thời, nó dễ khiến cho nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.
Các chính sách cụ thể của nước ta: chỉ vay ưu đãi nước ngoài, không vay thương mại nước ngoài cho đầu tư phát triển. Luôn giữ dư nợ an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
c. Vay ngân hàng (in tiền).
Khi xảy ra bội chi ngân sách Chính phủ sẽ đi vay ngân hàng trung ương để bù đắp. Đáp ứng điều này Ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo ra cơ sở tiền tệ tăng cung tiền.
Ưu điểm: nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng 1 cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nợ nần.
Nhược điểm: Việc in thêm tiền và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt quá cầu tiền. Nó làm đẩy nhanh lạm phát trở lên không thể kiểm soát nổi. Việt Nam từ năm 1988 trở về trước bội chi ngân sách được nhà nước bù đắp chủ yếu bằng cách này nên đã dẫn đến siêu lạm phát: năm 1986 là 774,6%, năm 1987 là 223,1%, 1988 là 393,8% nhưng từ năm 1991 mặc dù bội chi ngân sach còn ở mức lớn, nhưng đã bù đắp bằng những biện pháp tích cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát ở mức 1 con số cho đến nay. Do hậu quả của nó mà đến năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
d. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.
Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng với giữ gìn môi trường ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề quản lý của nhà nước dối với quản lý ngân sách nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng là vô cùng ý nghĩa và cấp thiết.
Chương 4. Tài chính doanh nghiệp:
Chương 5: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường
I. Khái quát về tín dụng.
1. Các khái niệm cơ bản:
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng lẫn nhau. Đó là việc chuyển nhượng vốn nhằm thu lãi.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất, quan hệ cho vay bằng hiện vật.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là ngân hàng và 1 bên là các chủ thể kinh tế khác qua quan hệ cho vay bằng tiền trong đó ngân hàng là người cho vay.
Tín dụng nhà nước là quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể khác và nhà nước là người đi vay.
Tín dụng thuê mua/ thuê tài chính là quan hệ tín dụng được thực hiện dưới dạng các hình thức là hợp đồng thuê tài sản và sau thời gian thuê người đi thuê sẽ mua tài sản đó.
Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng mà người cho vay đối với khách hành mua hàng hóa tiêu dùng dưới hình thức trả góp.
2. Đặc điểm của tín dụng.
Quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn.
Có hoàn trả (cả gốc lẫn lãi).
Tín dụng là quan hệ có thời hạn.
Tín dụng là quan hệ kinh tế bình đẳng, 2 bên cùng có lợi.
3. Vai trò của tín dụng.
· Tín dụng là công cụ tích tụ và tập trung vốn.
· Tín dụng góp phần chuyển hóa thời gian sử dụng vốn.
· Nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển (đầu tư mở rộng sản xuất. mua sắm thiết bị, hoạt động kinh doanh ... ).
· Tín dụng là công cụ tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông..
· Tín dụng góp phần làm cho nền kinh tế và doanh nghiệp trở lên năng động và linh hoạt.ư
4. Phân loại tín dụng.
· Theo thời gian sử dụng vốn:
- Tín dụng ngắn hạn ( thời gian < 1 năm).
- Tín dụng trung hạn (1 năm <= thời gian >= 5 năm).
- Tín dụng dài hạn (thời gian > 5 năm).
Bỏ trấn lãi suất cho vay ta dùng tín dụng trung và dại hạn.
· Theo đối tượng đầu tư.
- Tín dụng vốn lưu động: biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động. Tín dụng vốn lưu động là vốn vay được sử dụng làm hình thành lên các tài sản lưu động.
- Tín dụng vốn cố định là vốn vay được sử dụng do làm hình thành lên các tài sản cố định.
· Theo lĩnh vực sử dụng vốn.
- Tín dụng sản xuất là nguồn vốn vay được sử dụng để doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất.
- Tín dụng tiêu dùng là tín dụng dùng cho lĩnh vực tiêu dùng. Vĩ dụ: học tập, sinh hoạt, mua sắm tài sản sinh hoạt.
5. Các loại hình tín dụng.
Loại hình tín dụng
Đặc điểm
Ưu điểm
Hạn chế.
Tín dụng Ngân hàng.
- Là quan hệ cho vay bằng hiện vật, vốn hoàn trả, tiền.
- Là quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau hoặc có sự tương đồng giữa các nhà sản xuất.
- Vốn tín dụng chỉ cho vay được ngắn hạn vì đây là vốn tạm thời sản xuất của nhà sản xuất.
- Tín dụng thương mại chỉ thực hiện cho vay 1 chiều giữa những người sản xuất trong cùng 1 lĩnh vực hoặc trong các lĩnh vực có liên quan trong 1 chuỗi sản phẩm.
- Vốn tín dụng đáp ứng được nhu cầu sản xuất 1 cách kịp thời.
- Thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, rút ngắn quá trình tái sản xuất.
- Làm phát sinh công cụ “thương phiếu”, là 1 công cụ của thị trường tài chính nhằm thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.
-Về quy mô của tín dụng vì nó phụ thuộc vào khả năng của người cho vay.
-Thời gian tín dụng bị hạn chế.
-Giữa nhu cầu và khả năng cho vay có thể không đồng thời và gặp bất cập.
-Chỉ cho vay được 1 chiều, các doanh nghiệp ở # lĩnh vực không thể cho nhau vay được.
-Quan hệ tín dụng có chịu ảnh hưởng của yếu tố giá, làm ảnh hưởng lợi ích giữa các bên.
Tín dụng Ngân hàng
- Là tín dụng cho vay bằng tiền và trả bằng tiền.
- Ngân hàng đóng vai trờ vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
- Phạm vi của tín dụng đa dạng và không hạn chế.
-Do việc huy động không cho vay bằng tiền nên dễ dàng.
-Khả năng cung ứng, cung cấp tiêu dùng đa dạng và linh hoạt.
-Có thể khai thác mọi nguồn vốn nhỏ lẻ, phân tán thành nguồn vốn lớn, tập chung cho vay.
-Từ những nguồn vốn ngắn hạn, không đồng đểu về thời gian có thể cho vay với thời hạn dài
-Hiệu quả tín dụng thường bị ảnh hưởng bởi lãi suất, tỷ giá.
-Tín dụng ngân hàng chịu tác động của chính sách tiền tệ.
Tín dụng Nhà nước.
Chủ thể cho vay đa dạng: chính phủ; các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; tổ chức kinh tế, xã hội; và các tầng lớp dân sự.
- Độ an toàn vốn tín dụng cao.
- Vốn được dùng cho mục đích chung (đem lại lợi ích cho toàn dân).
- Lãi suất không cao, chỉ ở mức cơ bản.
- Tín dụng nhà nước có thể gây tình trạng nợ quốc gia ngày càng trầm trọng làm thâm hụt ngân sách có tính chu kỳ.
- Đôi khi việc đi vay không được như ý muốn, hoặc phải chịu những điều kiện bên cho vay đặt ra.
Tín dụng thuê mua.
- Người cho vay là các ngân hàng hay công ty tài chính cung câp tiền cho vay mà cho thuê tài cản được hình thành dưới hình thức thuê tài sản.
- Trong thời gian thuê người đi vay phải trả tiền thuê, hết thời hạn thuê người đi vay có thể mua lại tài sản đó từ người cho vay.
· Đối với người đi thuê:
- Có được tài sản sử dụng trong điều kiện kinh phí có hạn, không thể đầu tư ngay lập tức được.
- Trong thời gian thuê, chi phí thuê được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh và được hạch toán 1 cách dễ dàng.
- Sau thời gian thuê, công ty có thể quyết định mua lại tài sản hay không.
· Đối vời người cho thuê:
- Trong thời gian của hợp đồng thuê, giá thuê được tính với mức giá thị trường và có thể giúp công ty sớm thu hồi vốn.
- Có thể khai thác và sử dụng tài sản đó 1 cách hiệu quả.
· Đối vời người đi vay.
- Tài sản thuê có thể không hoàn trả hoàn toàn như ý muốn.
- Giá thuê thường cao, làm tăng giá chi phí hoạt động của công ty (giá thuê thường lớn hơn 2 lần mức khấu hao bình thường.
· Đối vời người cho vay.
- Phải đầu tư vào nhiều tài sản 1 lúc, khiến cho vốn, nguồn lực, của họ bị phân tán.
- Tình trạng sử dụng tài sản thiếu trách nhiệm có thể dẫn đến tài sản chóng hư hỏng.
- Bị chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình tài sản.
Tín dụng tiêu dùng.
- Người cho vay là doanh nghiệp hoặc ngân hàng cấp tiền để mua hàng hóa tiêu dùng dưới hình thức trả góp.
- Người đi vay là các cá nhân, các hộ gia đình.
- Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cá nhân khi khi thu nhập chưa thỏa mãn.
- Đối với các doanh nghiệp làm tăng được số lượng tiêu thụ.
- Đối với Ngân hàng thì tăng được khả năng cho vay.
- Chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng lên do phải theo dõi các khoản nợ phải thu; thậm chí phát sinh chi phí đòi nợ.
- Vốn của doanh nghiệp, ngân hàng bị phân tán, thu hồi chậm.
- Đối vời người đi vay họ không được tự do lựa chọn những hàng hóa mình mong muốn mà chỉ được chấp nhận những thứ do con người cung cấp.
Chương 6. Lãi suất.
I. Bản chất và vai trò.
A, Khái niệm.
Lợi tức là phần chênh lệch giữa số thu về cuối kỳ và số vốn bỏ ra ban đầu (vốn gốc).
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số lãi thu được trên số tiền vốn cho vay. Hay nói cách khác thì lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định.
B, Bản chất.
Lợi tức là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh mà người sử dụng vốn (người vay) nhượng lại cho người cho vay do sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác thì lợi tức bằng lợi nhuận thu được cộng thêm các khoản thu nhập khác (phí vay vốn, số tiền thu được nhờ bán trái khoán sau 1 thời gian lấy lãi ...)
Lãi suất là giá cả của khoán vay, là chi phí để có cơ hội sư dụng vốn vay.
C, Vai trò của lãi suất.
- Là thước đo hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Là căn cứ lựa chọn nguồn tài trợ hoặc lĩnh vực bỏ vốn đầu tư.
- Lãi suất ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp (khi lãi suất tăng làm cho khoản đi vay tăng lên → doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, có xu hướng thoái nợ và sử dụng vốn chủ sở hữu và ngược lại).
- Lãi suất là điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán vì giá cả trên thị trường này chính là lãi suất.
- Lãi suất là công cụ thúc đẩy hạch toán kế toán.
- Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế (kiềm chế lạm phát, điều tiết cung tiền, công cụ tạo công ăn việc làm).
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đối với người cho vay: Lãi suất nói lên khả năng sinh lợi của vốn cho vay.
- Đối với người đi vay: Lãi suất là chi phí, giá cả của khoản vay, là cơ sở xác định chi phí của vốn vay.
D, Phân loại lãi suất.
· Căn cứ vào giá trị thực của khoản lãi thu được.
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xác xem xét.
- Lãi suất thực: là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại đi ảnh hưởng của yếu tố lạm phát hoặc của sự tăng giá tiền tệ (cách tính: ).
Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa là rất quan trọng vì lãi suất thực phản ánh chi phí thực của việc vay mượn, có thể là một công cụ chỉ báo tốt hơn ý muốn đi vay hay cho vay. Nó tỏ ra là một chỉ dẫn tốt hơn về việc người dân bị tác động như thế nào do những cái đang xảy ra trong thị trường tín dụng.
Trong thời kỳ lạm phát, người cho vay thường có xu hướng tăng lãi suất danh nghĩa lên để bảo toàn lãi suất thực.
· Căn cứ vào loại nghiệp vụ tín dụng:
- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng thương mại cho vay dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá (trái phiếu ...) chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Hay có thể định nghĩa thế này: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng thương mại mua lại các thương phiếu, các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay áp dụng khi Ngân hàng Trung Ương cho các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
· Căn cứ vào loại tiền cho vay:
- Lãi suất nội tệ: là lãi suất áp dụng cho các khoản đi vay là VNĐ.
- Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất áp dụng cho các khoản đi vay là ngoại tệ (USD, JPY, EUR ...).
· Căn cứ vào phạm vi tín dụng:
- Lãi suất trong nước: là lãi suất áp dụng cho các khoản tín dụng trong nước.
- Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng cho các khoản tín dụng quốc tế.
· Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất quy định:
- Lãi suất cố định: là lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian vay.
- Lãi suất thả nổi: là lãi suất có sự điều chỉnh lên xuống theo lãi suất thị trường trong suốt thời gian cho vay.
· Căn cứ vào tính pháp lý:
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên Ngân hàng.
- Lãi suất cơ bản: là lãi suất do Ngân hàng trung ương quy định, được các Ngân hàng thương mại sử dụng làm cư sở để ấn định lãi suất kinh doanh.
Phân biệt giữa lãi suất và tỷ suất lợi tức:
· Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và vốn gốc cho vay.
· Tỷ xuất lợi tức là tỷ lệ % giữa thu nhập của người cho vay và vốn gốc cho vay.
Thu nhập = Lợi tức + khoản chi phí thu được của người cho vay (Phí hồ sơ; phí thầm định khả năng thanh toán của người đi vay; phí thảm định giá của tài sản thế chấp; ...)
II. Các lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường:
a, Lãi suất đơn:
Lãi suất đơn là lãi suất được đo lường bằng cách so sánh giữa lợi tức nhận được cuối kỳ do với số vốn cho vay đầu kỳ. Số lãi đó được giữ nguyên từ kỳ đầu tới kỳ cuối mà không cộng gộp vào gốc.
Lãi suất đơn thường được áp dụng trong các khoản vay thương mại có thời hạn ngắn hơn 1 năm hay là thời hạn vay trùng khít với chu kỳ tính lãi.
Cách đo lường:
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
B, Lãi suất kép.
Lãi suất kép là lãi suất được đo lường bằng cách so sánh tổng lợi tức nhận được trong kỳ cho vay với số vốn gốc cho vay ở đầu kỳ, trong đó số lợi tức của kỳ trước có gộp vào gốc để sinh lãi ở các kỳ sau.
Mâu thuẫn của người đi vay và người cho vay sẽ được giải quyết bằng việc Ngân hàng sẽ đưa ra một hệ thống lãi suất đơn tương ứng với thời gian càng dài thì lãi suất càng cao như vậy vừa đảm bảo lợi ích lại vừa đơn giản trong tính toán.
Ý nghĩa: Lãi suất kép là lãi suất thường được dùng để tính cho cá khoản vay dài hạn; là cơ sở để định ra các mức lãi suất đơn tương ứng do vậy người đi vay cũng cảm thấy hài lòng với cách tính lãi được áp dụng, người cho vay cũng cảm thấy không bị thiệt thòi.
Cách tính:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
C, Lãi suất hoàn vốn.
Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của khoản tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó.
Cách tính:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Thực chất Lãi suất hoàn vốn là lãi suất kép, trên cơ sở biết số vốn bỏ ra hôm nay (PV), số tiền thu về dự kiến trong tương lai (FV), và thu nhập đều hàng năm (FP) thì tương lãi
· Có 2 loại lãi suất hoàn vốn:
- Lãi suất hoàn vốn hiện hành: là tỷ lệ giữa số tiền thanh toán coupon hàng năm và giá của trái phiếu. Nó có cách tính như sau:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm:là loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để trả thu nhập cho người mua, người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó trong thời kỳ trước khi xuất hiện máy tính. Cách tính lãi suất này:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất.
A, Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay.
Bất cứ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng mốt tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi múc lãi suất trên thị trường.
- Cung tín dụng:
- Cầu tín dụng:
B, Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng.
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong 1 thơi kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này có thể được giải thích qua 2 cách tiếp cận. Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa cho thấy khi lãi suất thực không đỏi mà lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên. Thứ hai, công chúng dự đoán lạm phát tăng, sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hóa hoặc những hình thức tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài.
C, Ảnh hưởng của bội chi ngân sách.
Bội chi ngân sách trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm cho tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động tới tâm lý công chúng về lạm phát tăng lên sẽ gây áp lực tăng lãi suất.
Khi xảy ra bội chi ngân sách, chính phủ thường phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách làm giá trái phiếu trên thị trường có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì thế mà tăng lên, đồng thời dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.
D, Mức độ rủi ro.
Mức độ rủi ro của món vay càng cao, lãi suất của món vay đó càng cao.
E, Thời hạn của khoản vay.
Thời hạn của khoản vay càng dài thì lãi suất càng cao
F, Chính sách của chính phủ về:
· Thuế: đặc biệt là thuế thu nhập các nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa.
· Tiền tệ:
· Tỷ giá:
· Tài khóa:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
I. Khái niệm, bản chất, chức năng
1. Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thể hiểu tổng quát:
- Theo luật các tổ chức tín dụng: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tòan bộ họat động ngân hàng và các họat động kinh doanh tiền tệ khác có liên quan.
- Theo nội dung họat động: NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh tóan và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.
2. Bản chất
- NHTM là một loại hình doanh nghiệp và cũng là một đơn vị kinh tế.
- Họat động của NHTM là họat động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
3. Chức năng:
a. Trung gian tài chính
Bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế
- Trung gian tín dụng:
Đây là chức năng quan trọng của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM.
Trong chức năng này NHTM đóng vai trò là người trung gian tín dụng đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay.
- Trung gian thanh toán:
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành thủ quỹ cho khách hàng. khi đó NHTM thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích một khoản tiền trên tài khoản tiền tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi của khách hàng từ bán hàng hóa hoặc các khoản thu khác
b. Chức năng tạo tiền
Chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế. Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán tạo cho ngân hàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Từ một lượng tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyển khoản, đã làm cho số dư trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên.
c. Chức năng sản xuất
Bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng có 2 đặc điểm:
Thứ nhất, đó là các dịch vụ mà chỉ có NH với những ưu thế riêng của nó mới có thể thực hiện được 1 cách trọn vẹn và đầy đủ.
Thứ hai, đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động NH không những cho phép NHTM thực hiện yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt chức năng của NH.
Dịch vụ NH mà NHTM cung cấp cho khách hàng không chỉ thuần túy để hưởng hoa hồng và dịch vụ phí mà còn có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM mà trước: Một số dịch vụ điển hình:
+Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội;
+Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế;
+Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ...)
+Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin;
+Dịch vụ ngân hàng điện tử.
II . Các loại hình thức tổ chức
1. NHTM quốc doanh
NHTM được thành lập bằng 100% vốn NSNN. Là ngân hàng do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của NN.
2. NHTM cổ phần
Là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định cuả ngân hàng nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại nhà nước về quy mô nhưng số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu hội nhập.
3. NHTM liên doanh
Là ngân hàng thành lập bằng vốn liên doanh giữa 1 bên NHVN và 1 NH nước ngoài có trụ sở tại VN, là một pháp nhân VN có trụ sở chính taị VN, họat động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
4. NHTM 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHTM nước ngoài
Là NH được lập theo luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại VN, hoạt động theo pháp luật VN, loại hình ngày càng xuất hiện nhiều kể từ khi việt nam đổi mới và hội nhập kinh tế.
III. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP thông thường:
Hội sở với đầy đủ các phòng: phòng giao dịch, Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính – tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin.
Chi nhánh, bao gồm chi nhánh cấp 1 và cấp 2 ở các địa phương.
Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh, thường mở ở những nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như siêu thị, trường học, khu công nghiệp…
2. Hội sở chính
Mỗi NH đều có hội sở chính thường đặt tại các trung tâm kinh tế - tài chính của cả nước hoặc khu vực, địa phương.
Hội sở chính là nơi đặt trụ sở lãnh đạo và điều hành thống nhất của toàn hệ thống. Bộ máy lãnh đạo và điều hành cao nhất của 1 NHTM đặt tại hội sở chính.
3. Sở giao dịch và các chi nhánh
SGD và các chi nhánh là những đơn vị trực thuộc hội sở - là nơi thực hiện giao dịch với khách hàng, là nơi thực hiện các nghiệp vụ của NHTM. Tất cả các mặt hoạt động của NHTM đều được thực hiện tại các sở giao dịch và các chi nhánh của 1 ngân hàng.
4. Phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm
Là các cơ sở thực thuộc sở giao dịch hoặc chi nhánh, đây là những cơ sở giao dịch với khách hàng về huy động vốn và cho vay theo sự phân cấp của SGD và chi nhánh. Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm là những đơn vị hạch toán phụ thuộc hoàn toàn.
5. Các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập
NHTM được phép lập các công ty con để hoạt động độc lập trong 1 ngành nghề nhất định phù hợp với pháp luật (Cty cho thuê tài chính, Cty chứng khoán, Cty quản lý nợ và khai thác tài sản, Cty kinh doanh vàng bạc đá quý, Cty bảo hiểm, Công ty du lịch địa ốc, Cty tư vấn tài chính tiền tệ..)
IV. Nguồn vốn của NHTM
Vốn của NHTM bao gồm vốn tự có , vốn huy động, vốn vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn tiếp nhận và nguồn vốn khác.
1. Vốn tự có
- Vốn tự có là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, do các chủ sở hữu đóng góp hay được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận không chia. Nó bao gồm vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận không chia (vốn cấp 1), giá trị tăng thêm của tài sản khi được định giá lại, dự phòng chung, các trái phiếu chuyển đổi và 1 số công cụ nợ khác (vốn cấp 2).
- Đặc điểm của vốn tự có
o Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong qúa trình hoạt động
o Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của ngân hàng.
o Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng.
- Chức năng của vốn tự có
+ Chức năng bảo vệ
Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
+ Chức năng hoạt động:
Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao. Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
+ Chức năng điều chỉnh:
Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định vượt qúa 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh.
- Phương pháp tăng vốn tự có
+ Nguồn bên trong:
Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
+ Nguồn bên ngoài:
Phát hành cổ phiếu thường:
Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn:
Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm):
2. Vốn huy động
- Vốn huy động thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hòan trả kịp thời đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất, bao gồm : tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; các khoản tiền gửi khác.
- Đặc điểm
+ Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn, các ngân hàng hoạt động được là nhờ vào nguồn vốn này và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng.
+ Vốn huy động là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn nên ngân hàng cần duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Sự thay đổi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.
Trong nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi thanh toán thường biến động mạnh ( kém ổn định ) hơn tiền gửi tiết kiệm.
+ Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn cao ( do ngân hàng vừa phải trả lãi cho khách hàng gửi, vừa phải trả phí bảo hiểm tiền gửi nhưng lại không được sử dụng hết để cho vay mà phải để lại một phần theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước quy định. ) đồng thời chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
+ Vốn huy động là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng buộc các ngân hàng phải tăng được nguồn vốn huy động.
+ Vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư.
3. Vốn vay
- Vốn vay là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy động vì vậy chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến các Ngân hàng thương mại khác để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng.
- Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Thuộc loại này bao gồm:
+ Vốn vay trong nước:
Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất lượng. Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại
Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng
+ Vốn vay ngân hàng nước ngoài
.4. Vốn tiếp nhận
Đây là nguồn vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ NHNN… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi trường sinh thái…chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định
5. Vốn khác
Là các nguồn vốn phát sinh trong các quá trình họat động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)
V. Họat động của NHTM
1. Hoạt động huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là họat động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công vụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại việt nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN
- Các hình thức khác theo quy định của NHNN
2. Hoạt động tín dụng
a. NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN
NHTM được cho các tổ chức cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
b. NHTM chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay. NHTMNN cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết. Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay và giới hạn cho vay
c. NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh tóan , bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với 1 khách hàng và tổng mức bảo lãnh không được quá tỉ lệ so với vốn tự có của NHTM.
d. NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
e. NHTM được cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và họat động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của chính phủ về tổ chức và họat động của công ty cho thuê tài chính.
3. Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ
NHTM được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước, để thực hiện thanh tóan giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khỏan tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Chi nhánh của NHTM được mở tài khỏan tiền gửi tại NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh. Họat động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của NHTM bao gồm:
- Cung ứng các phương tiện thanh tóan
- Thực hiện dịch vụ thanh tóan trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh tóan khác theo quy định của NHNN
- Thực hiện dịch vụ thanh tóan quốc tế khi được NHNN cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh tóan nội bộ và tham gia hệ thống thanh tóan liên ngân hàng trong nước
- Tham gia hệ thống thanh tóan quốc tế khi được NHNN cho phép
4. Họat động khác
Góp vốn và mua cổ phần: dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn , mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật, góp vốn , mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng của nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh
Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ
Kinh doanh ngoại hối: trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế
Ủy thác và nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến họat động ngân hàng, kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm , thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật
Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng
Bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
NHTM được trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để thực hiện các kinh doanh khác có liên quan đến họat động ngân hàng theo quy định của pháp luật
NHTM không được phép trực tiếp kinh doanh bất động sản.
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN:
I. Khái niệm.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập.
II. Nguồn vốn của công ty:
1.1. Vốn tự có:
Theo Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán của Chính phủ, mức vốn tối thiểu của một công ty chứng khoán hoạt động trong tất cả các nghiệp vụ sẽ được nâng từ 200 tỷ đồng (mức dự thảo) lên 300 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn tự có của công ty môi giới là 25 tỷ.
- Vốn tự có của công ty tự doanh là 100 tỷ.
- Vốn tự có của công ty bảo lãnh là 165 tỷ.
- Vốn tự có của công ty tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ.
1.2. Lợi nhuận từ các nghiệp vụ:
- Môi giới chứng khoán.
- Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chứng khoán lớn đã ngừng thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc giảm số lượng chi nhánh. Một giải pháp ưu thế hơn là bán bớt cổ phần cho đối tác nước ngoài. Giải pháp này không tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư – là khách hàng của doanh nghiệp chứng khoán. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tận dụng kinh nghiệm quản lý và nguồn lực tài chính từ các cổ đông nước ngoài. Và bằng biện pháp này doanh nghiệp sẽ dần thoái lui an toàn khỏi thị trường. Bởi khi cam kết về mở rộng việc tham gia thị trường chứng khoán với nhà đầu tư nước ngoài được thực thi thì sẽ chỉ cần bán tiếp phần cổ phiếu còn lại là hoàn thành chuyển đổi.
- Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán đã chọn giải pháp an toàn nhất là dùng tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng để lấy lãi. Trong báo cáo tài chính của nhiều công ty thì khoản tiền này được tính vào danh mục kinh doanh nguồn vốn.
- Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn giúp các công ty có được khoản lợi nhuận tốt do dịch vụ tư vấn đòi hỏi chi phí không nhiều. Tư vấn có thể được coi là nguồn doanh thu hiệu quả, ổn định với công ty chứng khoán trong điều kiện thị trường khó khăn.
1.3. Vay nợ từ các ngân hàng:
Các công ty chứng khoán có thể vay nợ từ các ngân hàng thương mại để tạo nên nguồn vốn kinh doanh cho mình. Song, do nguồn vốn cuối năm khó khăn, cộng với chính sách thắt chặt cho vay cổ phiếu của Ngân hàng Nhà nước, hầu hết nhà băng đều thận trọng với giải ngân cho công ty chứng khoán. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc họ phải tìm tới nguồn vốn từ các khách hàng của mình dưới những hình thức khác nhau.
1.4. Vốn huy động trên thị trường:
Trên thực tế, công ty chứng khoán không được phép huy động vốn từ khách hàng theo các quy định hiện hành về chứng khoán. Thế nhưng, dưới hình thức "hợp tác kinh doanh”, các tổ chức này có thể "lách" quy định để thực hiện việc huy động vốn, nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng.
2. Khái quát những nghiệp vụ chính của một công ty chứng khoán:
2.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán (25 tỷ đồng).
Đây là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm với hậu quả kinh tế của giao dịch đó.
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký.Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị giao dịch. Tuỳ theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại môi giới như sau
2.2. Tự doanh chứng khoán (100 tỷ đồng).
Tự doanh chứng khoán là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh của các công ty chứng 3 tư kinh doanh thu lợi cho chính công ty và gánh chịu mọi rủi ro từ hoạt động đầu tư của mình. Hoạt động tự doanh chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC.
Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh mua bán cho khách hàng để hưởng hoa hồng; đối với hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Vì vậy công ty chứng khoán đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn và có đội ngũ nhân viên có khả năng phân tích, trình độ chuyên môn và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Nhất là trong trường hợp công ty đóng vai trò là người tạo lập thị trường.
2.3. Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán (165 tỷ đồng)
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
thu được hoa hồng bảo lãnh. Hoa hồng này có thể là cố định, có thể là quy định riêng của từng công ty chứng khoán.
· Một số phương thức bảo lãnh phát hành: bảo lãnh cam kết chắc chắn; bảo lãnh cố gắng tối đa; bảo lãnh tất cả hoặc không; bảo lãnh với hạn mức tối thiểu;
2.4. Quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động quản lý nguồn tài sản uỷ thác của nhà đầu tư để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tổng hợp kèm theo đầu tư. Khách hàng uỷ thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược đã định trước hay những thoả thuận mà khách hàng đã yêu cầu và chấp thuận.
Để thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán và khách hàng phải ký một hợp đồng quản lý. Hợp đồng quản lý phải quy định rõ các điều khoản cơ bản: số tiền và thời hạn khách hàng uỷ thác cho công ty, mục tiêu đầu tư, quy trình đi đến quyết định đầu tư, giới hạn quyền hạn và trách nhiệm công ty và chi phí quản lý mà công ty phải thu.
2.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán (10 tỷ đồng).
Đây là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính; chia tách , sáp nhập; hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán .
Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán .
Bao gồm 2 nghiệp vụ là: tư vấn tài chính (tư vấn cho người phát hành) và tư vấn đầu tư chứng khoán.
2.6. Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm; quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi...
Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.
2.6. Các hoạt động phụ trợ
* Quản lý thu nhập của khách hàng ( quản lý tổ chức )
Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, trả cổ tức của chứng khoán được thường xuyên và là người đứng ra làm dịch vụ nhận hộ và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản giao dịch của khách hàng.
* Tín dụng ( mua bán chịu )
Khách hàng có ý định mua bán chứng khoán nhưng không đủ tiền thanh toán, công ty chứng khoán sẽ mua bán chứng khoán qua thị trường giao dịch mua bán chịu. Thị trường này mang tính chất như một thị trường giao dịch bằng tiền mặt, mà có thể được hiểu là giao dịch kỳ hạn. Mua bán chịu là việc ngăn chặn việc lên giá chứng khoán trong tương lai và giúp cho việc lưu hành chứng khoán được dễ dàng hơn thông qua việc hỗ trợ giao dịch thị trường bằng tiền mặt.
* Quản lý quỹ
Thị trường chứng khoán ở một số nước, pháp luật về thị trường chứng khoán còn cho phép công ty chứng khoán được thực hiện quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán được phép thu phí quản lý quỹ đầu tư.
3. Các hình thức tổ chức:
Hiện nay có ba loại hình tổ chức cơ bản của công ty chứng khoán đó là:
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
·Công ty cổ phần
Ø Với những đặc điểm của loại hình công ty này ta có thể thấy:
- Một công ty chứng khoán tổ chức theo hình thức công ty cổ phần có một ưu điểm rất lớn đó là nó ho phép công ty huy động vốn một cách tuơng đối dễ dàng với khối lượng tùy ý bằng cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Công ty được tổ chức quản lý khá chặt chẽ
- cũng do việc phát hành chứng khoán để huy động vốn nên công ty cổ phần có một nhược điểm đó là các chủ sở hữu công ty có thể bị thâu tóm công ty thông qua con đường kiểm soát lượng cổ phần
· Công ty hợp danh
Ø Từ đặc điểm riêng biệt công ty hợp danh không được phép phát hành cổ phiếu nên công ty loại này bị hạn chế khả năng huy động vốn từ công chúng tuy nhiên nó khắc phục được nhược điểm của công ty cổ phần trong việc chủ sở hữu có thể kiểm soát được quyền hành của mình
Ø Chúng ta có thể thấy công ty TNHH tuy huy động vốn dễ hơn công ty hợp danh tuy nhiên cũng bị hạn chế do không được phép phát hành cổ phiếu chỉ được phát hành trái phiếu
Ø 4. Phân biệt với NHTM:
Đặc điểm
Công ty CK
NHTM
Các loại hình tổ chức
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Ngân hàng thương mại Nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Ngân hàng thương mại liên doanh
- Ngân hàng thương mại nước ngoài
Các nghiệp vụ
- Môi giới chứng khoán
- Tự doanh chứng khoán
- Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Quản lí danh mục đầu tư
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
- Lưu kí chứng khoán
- Huy động vốn
- Tín dụng
- Đầu tư và kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Quản lý rủi ro
- Thanh toán & chuyển tiền
Thanh toán quốc tế
- Nghiệp vụ khác : ngân hàng điện tử, kinh doanh BDS..
Nguồn vốn
- Vốn tự có
- Lợi nhuận từ các nghiệp vụ
- Vốn huy động trên thị trường.
- Vay nợ từ ngân hàng
- Tiền gửi giao dịch(tiền gửi có thể phát hành séc)
- Tiền gửi phi giao dịch
- Vốn vay
- Vốn của ngân hàng
Tài sản
- Tiền đầu tư
- Các loại chứng khoán
- Tiền mặt
- Những tài sản khác
- Tiền dự trữ
- Tiền mặt trong quá trình thu
- Tiền gửi ở các ngân hàng khác
- Chứng khoán
- Tiền cho vay
- Những tài sản khác
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp
- Luật chứng khoán
- Luật Doanh nghiệp
- Luạt ngân hàng
- Đều là các trung gian tài chính có cùng chức năng huy động vốn và dẫn vốn cho khu vực sản xuất
- Vốn pháp định của ngân hàng thương mại lớn hơn rất nhiều so với công ty chứng khoán
- Ngân hàng thương mại có truyền thống phát triển lâu đời hơn do đó sự phổ biến cũng rộng rãi hơn công ty chứng khoán
- Đối với đại bộ phận dân cư và những nhà đầu tư nhỏ thi đầu tư qua kênh ngân hàng an toàn và dễ dàng kiểm soát mức lợi nhuận hơn so với công y chứng khoán. Đây là hệ quả từ truyền thống và tâm lý xã hội
- Hai côngty này có mối tương quan nghịch trong khối lượng vốn huy động được tại một thời điểm. Về mặt lý thuyết dễ thấy khi lượng vốn trong xã hội là một số nhất định thì lượng đầu tư vào công ty này tăng lên đồng nghĩa lượng vốn huy động được từ công ty giảm và ngược lại.
- Rủi ro trong việc đầu tư qua công ty chứng khoán lơn hơn đồng nghĩa lợi nhuận nó mang lại thường cao hơn với điều kiện thị trường “hưng thịnh”.
CÔNG TY BẢO HIỂM:
I. Khái niệm
Doanh nghiệp bảo hiểm là trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra. Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị trường chứng khoán, rồi từ những tài sản có này dùng thanh toán cho những rủi ro đòi được bồi thường theo hợp đồng đã bán.
II. Đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất: Doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính, chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của kinh doanh bảo hiểm được thể hiện:
- Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro, nó là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan.
- Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra trước, doanh thu được thực hiện sau đó mới phát sinh chi phí.
Thứ hai: Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức, thành lập và hoạt động theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật.
Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ tài chính.
Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc thù giúp phân biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Yêu cầu cần thiết:
- Về mặt kỹ thuật: Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt việc thống kê, lựa chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu nại khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Về mặt pháp lý: Doanh nghiệp bảo hiểm phải được thành lập và vận hành đúng theo quy định của luật pháp địa phương hoặc quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
- Về mặt kinh doanh: Doanh nghiệp bảo hiểm phải được tổ chức thành bộ máy , hoàn chỉnh có thể vận hành, gồm các bộ phận chức năng như: quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, tài chính, kế toán, hành chính nhân sự…
- Vệ mặt tài chính: Doanh nghiệp bảo hiểm tập trung huy động vốn từ số đông khách hàng nên phải có sự đảm bảo về mặt tài chính( ký quỹ, quỹ dự phòng, vốn chủ sở hữu, hiệu quả đầu tư…) để hoạt động và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. Những yêu cầu về tài chính phải được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
III. Nguồn vốn
Bao gồm:
- Vốn tự có:
Vốn điều lệ: Không được nhỏ hơn vốn pháp định
Ø Bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng
Ø Bảo hiểm nhân thọ: 600 tỷ đồng.
Ø Môi giới : 4 tỷ đồng.
Ø Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có 2 tỷ USD
Quỹ dự trữ rủi ro
Lợi nhuận chưa chia
Giá trị ghi tăng do định giá lại tài sản cố định
Các loại vốn và quỹ khác
- Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp định kỳ cho doanh nghiệp bảo hiểm để nhận được các dịch vụ bảo hiểm theo điều kiện thoả thuận trong hợp đồng
- Các loại trái phiếu
IV. Hoạtđộng của công ty bảo hiểm
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
Giám định tổn thất;
Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất: kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm:
+ Trong kinh doanh bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp thông qua các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Trong kinh doanh tái bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chuyển nhượng một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.
Thứ hai: quản lý quỹ và đầu tư vốn:
+ Quản lý quỹ: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định. Doanh nghiệp bảo hhiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
+ Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán trước trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
+ Đầu tư vốn: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoan vãng lai những năm trước chưa sử dụng để đầu tư hình thành từ lời tức để lại của doanh nghiệp, nguồn vốn nhàn dỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thì nguồn vốn nhàn dỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được sử dụng để đầu tư:
- Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế.
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn dỗi từ Doanh nghiệp bảo hiểm phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính- tín dung tối đa 40% vốn nhàn dỗi từ Doanh nghiệp bảo hiểm phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp.
Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện các hoạt động khác như: đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; giám định tổn thất; đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra:
a, Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
b,Doanhnghiệpbảohiểm,doanhnghiệpmôigiớibảohiểmphảilậpquỹdựtrữbắtbuộcđể bổ sungvốnđiềulệvà bảođảm khả năngthanhtoán.Quỹ dựtrữ bắtbuộc đượctrích hàngnămtheo tỷlệ 5% lợi nhuậnsau thuế.Mức tối đacủa quỹnày do Chính phủquy định.
c, Ngoàiquỹdựtrữbắtbuộctheo quy định trên,doanhnghiệpbảohiểm,doanh nghiệpmôigiớibảohiểmcóthểlậpcácquỹdựtrữkháctừlợinhuậnsauthuếcủanămtàichính theo quy địnhtrong điều lệcủa doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d, Quỹbảovệngườiđượcbảohiểmđượcthànhlậpđểbảovệquyềnlợicủangườiđược bảo hiểm trong trường hợpdoanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặcmấtkhả năngthanh toán.
NguồnđểlậpQuỹbảovệngườiđượcbảohiểmđượctríchlậptheotỷlệphầntrămtrênphí bảo hiểm áp dụng đối với tấtcả hợp đồng bảo hiểm. Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụngQuỹbảo vệ người được bảo hiểm
2. Nguyên tắc hoạt động:
- Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn: chỉ bảo hiểm một sự rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối.
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan, gắn liền hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
- Nguyên tắc bồi thường.
Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vi trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém.
- Nguyên tắc thế quyền.
Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ 3 trách nhiệm bồi thường cho mình.
- Nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu về quy luật số lớn, người ta có thể xác định được mức độ thiệt hại bình quân cho những khoảng thời gian nhất định.
Số người tham gia bảo hiểm càng đông thì khả năng bù đắp rủi ro càng lớn, độ an toàn càng cao và ngược lại.
V. Các hình thức tổ chức của công ty bảo hiểm
Trong đó:
- Công ty cổ phần bảo hiểm: Là loại doanh nghiệp bảo hiểm trong đó các thành viên cùng góp vốn để kinh doanh bảo hiểm, cùng chia lợi nhuận,cùng chịu lỗ tương ứng với phần đóng góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm: Là loại hình doanh nghiệp bảo hiểm trong đó thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân nhưng không được vượt quá 50 thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên và thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH một thành viên. Thành viên công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Hợp tác xã bảo hiểm: Hiện nay loại hình này đang được Quốc Hội xem xét tuy nhiên nó đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Một hợp tác xã là một doanh nghiệp, nhưng trên hết, nó hoạt động với nhau để đáp ứng nhu cầu chung và nguyện vọng của các thành viên, chia sẻ quyền sở hữu và quyết định thực hiện dân chủ. Co‑operatives are not about making big profits for shareholders, but creating value for their members. Hợp tác xã không thu được nhiều lợi nhuận lớn cho các cổ đông, nhưng tạo ra giá trị cho các thành viên của họ. ưu tiên hàng đầu của họ là để cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho các thành viên của họ và để đầu tư vào các cộng đồng nơi họ sinh sốngTheir top priority is to provide the best possible services for their members and to invest in the communities where they live.
- Tổ chức bảo hiểm tương hỗ: Là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư: Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Việt Nam là pháp nhân Việt Nam hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh: Là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa một bên Việt Nam với một bên nước ngoài( tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh không được thấp hơn 30% vốn điều lệ)
+ Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp bảo hiểm do tổ chức bảo hiểm nước ngoài đầu tư 100% vốn, thành lập tại Việt Nam. Doanh nghiệp này hoàn toàn do chủ đầu tư là bên nước ngoài sở hữu và kiểm soát, không có sự tham gia của bên Việt Nam.
Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm: Theo điều 7- Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 có qui định các loại hình sau:
- Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ: Là chế độ bảo hiểm cho sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Dấu hiệu đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ như sau: bảo hiểm nhân thọ có thời hạn hợp đồng dài và luôn có tính đền bù. Bao gồm:
VI. So sánh ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm
1. Giống nhau
-NHTM hay các công ty bảo hiểm đều là các trung gian tài chính.
-Cả NHTM và cty bảo hiểm đều phải có dự phòng rủi ro trong doanh nghiệp
như các tổ chức tín dụng khác.
-Các NHTM hay các công ty tài chính đều là những tổ chức quản lý một nguồn vốn lớn, do đó các tổ chức này có nhiều hoạt động giống nhau trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn chẳng hạn như quản lý quỹ hay đầu tư vốn vào trái phiếu chính phủ, bất động sản…
2. Khác nhau
v Nguồn vốn
- NHTM:
+ Vốn pháp định: 3000 tỷ đồng
+ Khoản tiền gửi của khách hàng
+ Khoản tiền đi vay( từ ngân hàng nhà nước...)
- Công ty bảo hiểm:
+ Vốn pháp định: Từ 300-600 tỷ đồng
+ Từ hợp đồng bảo hiểm của khách hàng
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn.
Khác biệt cơ bản là chỉ có ngân hàng được nhận tiền gửi từ khách hàng
v Qui mô:
- NHTM: Là trung gian tài chính lớn nhất tại bất cứ quốc gia nào, nơi thường xuyên diễn ra giao dịch nhất.
- Công ty bảo hiểm: Thường nhỏ hơn ngân hàng thương mại.
v Hoạt động:
- NHTM:
+ Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
+ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau:
· Cho vay
· Chiết khấu, tái chiết khấu và công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
· Bảo lãnh ngân hàng
· Phát hành thẻ tín dụng
· Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được thanh toán quốc tế.
· Các hình thức cung cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
· Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
· Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vị khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tóm lại, ngân hàng thương mại chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước và chịu sự ràng buộc về các khoản tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản cho vay. Đồng thời phải tạo lập khoản dự trữ bắt buộc.
- Công ty bảo hiểm:
+ Hoạt động không bị quản lí chặt chẽ như ngân hàng
+ Các tổ chức này thường đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu hay thương phiếu
+ Không phải lập khoản dự trữ bắt buộc
v Chức năng:
- NHTM:
+ Có chức năng trung gian thanh toán
+ Có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền
+ Có thể đem cho vay qua các hoạt động của ngân hàng qua đó tạo ra hệ số nhân tiền
- Công ty bảo hiểm:
+ Chức năng chủ yếu là bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm.
+ Không có chức năng thanh toán
+ Không được nhận tiền gửi
+ Có thể cho vay bằng cách cùng hùn vốn với 1 công ty tài chính hoặc 1 NHTM.
v Đặc điểm, ý nghĩa:
- NHTM:
+ Là nơi mà nhà nước thực hiện các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
+ Lãi suất cao hơn.
+ Có thể rút ra nếu là tiền gửi không kì hạn.
+ Biến động khá nguy hiểm.
- Công ty bảo hiểm:
+ Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm- thúc đẩy sản xuất kinh doanh, an toàn cho xã hội.
+ Lãi suất thấp
+ Thường thì an toàn hơn.
QUỸ ĐẦU TƯ:
Ngân hàng giám sát
Nhà đầu tư
1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cô phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác.
Qũy đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Các khoản tiền tiết kiệm này thay vì được các nhà đầu tư đưa cho mô giới chứng khoán để trực tiếp mua chứng khoán trên thị trường thì lại được góp vào quỹ đầu tư để thực hiện việc đầu tư tập thể.
2. Các bên tham gia
.
2.1. Công ty quản lý quỹ :
Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt dộng do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư.
2.2. Ngân hàng giám sát :
Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu kí tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
Điều kiện để được làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký.
2.3. Người đầu tư :
Người đầu tư ở đây được hiểu là những người góp vốn vào Quỹ đầu tư bằng cách mua chứng chỉ thụ hưởng hay cổ phần của Quỹ. Họ có quyền được chia cổ tức và các thu nhập khác từ hoạt động đầu tư của Quỹ theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận với công ty quản lý Quỹ. Tuỳ theo tính chất từng loại Quỹ đầu tư mà người đầu tư có thể yêu cầu Quỹ mua lại chứng chỉ Quỹ đầu tư trong thời hạn hoạt động của Quỹ. Khi hết thời hạn hoạt động, họ sẽ được hoàn trả vốn.
Cơ cấu tổ chức :
3.1 Hội đồng quản trị :
Là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư, chon công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kì, Hội đồng quản trị sẽ họp xem xét, kiểm tra giám sát tình hinhđiều hành của công ty quản lý quỹ để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có các quỹ đầu tư dạng công ty mới có Hội đồng quản trị quỹ.
3.2 Ban đại diện quỹ :
Là các thành viên đại diện quỹ do đại hội người đầu tư bầu ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác.
3.3 Công ty quản lí quỹ :
Là công ty có chức năng quản lý, điều hành các quỹ đầu tư chứng khoán.
3.4 Công ty tư vấn đầu tư :
Là công ty có trách nhiệm lập các dự án đầu tư và phân tích các thông tin để trình Hội đồng quản trị xem xét , đông thời cùng công ty quản lý quỹ thực hiện các dự án đầu tư. Thông thường công ty quản lý quỹ kiêm luôn vai trò tư vấn đầu tư cho quỹ đầu tư chứng khoán.
3.5 Ngân hàng giám sát bảo quản :
Là ngân hàng thương mại, thực hiên việc bảo quản, lưu kí tài sản của quỹ đồng thời giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.
3.6 Cổ đông của quỹ :
Là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ phát hành, có quyền lợi như các cổ đông của các công ty cổ phần bình thường.
3.7 Người hưởng lợi :
Là người mua chứng chỉ của quỹ theo mô hình tín thác và được hưởng lợi trên kết quả hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giứ chứng chỉ quỹ đầu tư không chỉ có quyền biểu quyết cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ .
3.8 Công ty kiểm toán :
Là đơn vị xác nhân báo cáo tài chính của quỹ đầu tư.
3. Các loại hình quỹ đầu tư
Căn cứ vào nguồn vốn huy động, cấu trúc vận động vốn, hay cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ mà Quỹ đầu tư được phân chia thành các loại hình sau:
4.1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
+ Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
+ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
4. 2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:
+ Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
+ Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.
Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.
4.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:
+ Quỹ đầu tư dạng công ty
Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.
Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ.
Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
- Ví dụ về các quỹ ở việt nam :
Các quỹ đầu tư chủ yếu vào private equity:
Bank Invest’s Private Equity New Markets (PENM)
Mekong Capital's Mekong Enterprise Fund, Ltd.
Mekong Capital's Mekong Enterprise Fund II, Ltd.
Saigon Capital’s Saigon Phoenix Fund
Quỹ đầu tư vào Bất động sản: Theo dự thảo quy định, quỹ đầu tư bất động sản sẽ được tổ chức dưới dạng hợp đồng hoặc công ty cổ phần, chia làm hai loại là quỹ đại chúng (quỹ mở) và quỹ thành viên (quỹ đóng)
7) So sánh quỹ đầu tư và ngân hàng thương mại
8.1 Giống nhau:
- Quỹ đầu tư phát triển và Ngân hàng thương mại đều là các tổ chức trung gian tài chính.
- Quỹ đầu tư phát triển và Ngân hàng thương mại đều thực hiện hoạt động huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong từ các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân.
- Có khả năng phát hành trái phiếu và chứng chỉ để huy động vốn
8.1 Khác nhau:
Quỹ đầu tư
Ngân hàng thương mại
Chức năng
Quỹ đầu tư có chức năng quản lí và nâng cao hiệu quả đầu tư
Ngân hàng thương mại có chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, tạo tiền và sản xuất
Hình thức huy động vốn
-Hình thức huy động vốn của quỹ đầu tư chủ yếu là dựa vào vốn của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp hoặc phát hành các chứng chỉ, các giấy tờ có giá
Ngoài các hình thức huy động như quỹ đầu tư, Ngân hàng huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng hơn như:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, các loại tiền gửi khác
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại việt nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN
- Các hình thức khác theo quy định của NHNN
Cơ quan quản lý
Ủy ban chứng khoán quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Đối với các loại quỹ đầu tư khác thì hoạt động như doanh nghiệp
Ngân hàng nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý
Loại hình doanh nghiệp
Hình thức tổ chức là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, có đăng kí kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật
Là tổ chức tín dụng được phép thực hiện tất cả các hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật
Mức độ rủi ro
- Quản lý tài sản trong quỹ đầu tư phát triển đó là việc quỹ đầu tư cấp chứng chỉ đầu tư cho các nhà đầu tư góp vốn cho quỹ, rồi quỹ thay mặt các nhà đầu tư đó tiến hành hoạt động đầu tư sinh lời, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, đầu tư rủi ro…
- Ngân hàng khi nhận tiền gửi của khách hàng cũng sẽ cho vay để lấy lợi nhuận là phần chênh lệch giữa lãi suất gửi và lãi suất cho vay, các ngân hàng luôn cố gắng tìm các đối tác tốt để cho vay đảm bảo mức rủi ro thấp nhất, đầy tư mua chứng khoán với lợi tức cao và rủi ro thấp, đa dạng hóa các loại tài sản để giảm khả năng rủi ro.
=> Hoạt động quản lý tài sản của Ngân hàng luôn đảm bảo sự chắc chắn, mức độ rủi ro luôn phải được hạn chế tối đa.
CÔNG TY TÀI CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
VÀ SỰ KHÁC NHAU VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổ 1 thực hiện
Công ty tài chính
Ngân hàng thương mại
I.Khái niệm
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
II.Nguồn vốn
*Điều kiện vốn
Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP, ngày 26/01/2011 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định của Chính phủ có hiệu lực thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
Cũng theo nghị định 10/2011/NĐ-CP, vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2011 là 3000 tỷ đồng hoặc 15 triệu USD (đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài).
1.Nguồn vốn chính
- Đối với CTTC, nguồn vốn chính là vốn vay và tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác và Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD rủi ro, thường chiếm một phần vốn lớn. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa chia cũng đem lại một lượng vốn đáng kể (đặc biệt ở trường hợp CTTC là công ty TNHH).
- Nguồn vốn chính của NHTM tới từ tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi này rất lớn, có thể gấp 10 lần lượng vốn chủ sở hữu, có thể chiếm từ hơn 1/2 đến 2/3 tổng số nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.
2.Các nguồn vốn khác
Ngoài vốn kể trên, CTTC còn có nguồn vốn từ một số hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý, chứng khoán, hoạt động tư vấn, cầm cố, thuê tài chính…Tiền gửi khách hàng tương đối ít.
Bên cạnh tiền gửi của khách hàng, các NHTM có thể thu hút vốn bằng cách vay Chính phủ hoặc NHNN, vay từ các tổ chức tín dụng khác, phát hành trái phiếu tăng vốn, phát hành giấy tờ có giá…Các nguồn vốn này đóng góp một phần đáng kể cho tổng lượng vốn của NHTM, làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
3.Ví dụ minh hoạ:
*Công ty Tài chính Dầu khí: Công ty Tài chính Dầu khí là một CTTC điển hình ở Việt Nam, có vốn điều lệ 3000 tỷ đồng, năm 2008 có tổng lượng vốn là hơn 42000 tỷ đồng.
*Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng thương mại thuộc loại lớn ở Việt Nam, có vốn điều lệ 10.498 tỷ đồng, năm 2009 có tổng lượng vốn là 296.432 tỷ đồng.
*Chú thích: Biểu đồ tỷ trọng vốn của CTTC và NHTM
1. Tiền gửi và vay các TCTD khác
2. Tiền gửi khách hàng
3. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro
4. Phát hành giấy tờ có giá
5. Vốn và các quỹ
6. Vốn vay NHNN
7. Vốn khác
III.Các hoạt động của TCTD.
1. Một số hoạt động chủ yếu:
1. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Mở tài khoản của công ty tài chính tại NHNN và các TCTD khác.
3. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính.
4. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
7. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.
8. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
9. Mở tài khoản tại NHNN và các TCTD khác.
10. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.
11. Góp vốn, mua cổ phần.
12. Tham gia thị trường tiền tệ.
13. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.
14. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
15. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại.
2.Phạm vi hoạt động chủ yếu:
Các CTTC nói chung có tầm hoạt động nhỏ hơn các ngân hàng nhiều. Các hoạt động của CTTC chỉ gói gọn trong một số hoạt động đòi hỏi mức số vốn không cao, ở mức độ rủi ro lớn hơn.
Các NHTM có phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Họ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vì họ là đơn vị tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, phân bổ lại nguồn vốn đó một cách có hiệu quả.
Đặc biệt, NHTM được thực hiện chức năng thanh toán, một nghiệp vụ rất thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế hiện nay.
3.Ưu thế
- Tuy không có được tiềm lực vốn như ngân hàng, các CTTC lại có khả năng linh hoạt hơn nhiều các NHTM. Như vậy, họ có khả năng đầu tư, tài trợ vốn tập trung trong một số lĩnh vực nhất định mà họ có kinh nghiệm dồi dào, do đó các CTTC có thể đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
- Khả năng huy động vốn của NHTM cao hơn CTTC. NHTM có thể tập trung có hiệu quả với chi phí vốn thấp các nguồn vốn nhỏ lẻ từ người dân thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, khả năng mở tài khoản gửi tiền để các cá nhân hay tổ chức gửi tiền vào cũng đem lại một nguồn vốn lớn cho ngân hàng.
- Do có ưu thế vượt trội về tiềm lực vốn, NHTM thích hợp tài trợ cho những dự án lớn, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Ngoài ra các NHTM hoàn toàn có thể đăng kí thực hiện mọi nghiệp vụ mà CTTC có thể thực hiện được.
IV.Tổ chức
1.Các hình thức doanh nghiệp
CTTC có thể được tổ chức thành các loại hình doanh nghiệp sau:
1. Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Đây là doanh nghiệp TNHH một thành viên là Nhà nước.
2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Đây là loại doanh nghiệp TNHH một thành viên.
4. Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các NHTM có thể được tổ chức thành các loại hình doanh nghiệp sau:
1. Ngân hàng thương mại Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
3. Ngân hàng thương mại liên doanh là NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam ..
4. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
2. Mức độ kiểm soát của các cơ quan Nhà nước.
CTTC nói chung chịu rất ít sự kiểm soát. Các quy định, chính sách về huy động vốn và cho vay tương đối lỏng. Các quy định bảo đảm an toàn tương đối đơn giản:
1. Duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Mua và đầu tư vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn tự có của Công ty Tài chính.
3. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:
a) Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;
b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Công ty Tài chính được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Các quy định về an toàn khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
Các NHTM chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của Nhà nước. Bản thân số vốn pháp định của các NHTM luôn rất cao (3000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các hoạt động của NHTM cũng đều phải chịu sự giám sát. Đặc biệt khi nền kinh tế gặp khó khăn, các NHTM buộc phải nghe theo chỉ đạo của NHNN trong nhiều vấn đề, ví dụ như trần lãi suất, tỷ giá ngoại tệ… và nhiều mệnh lệnh hành chính khác nhau buộc ngân hàng phải thực hiện.
I. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước, bên cạnh chính sách tài khóa, chính sách phân phối thu nhập (thuế thu nhập), chính sách đối ngoại, ...
Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Tùy điều kiện mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ chống lạm phát).
Có 5 mục tiêu cơ bản khi Ngân hàng Trung ương thi hành chính sách tiền tệ:
· Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ, ổn định thị trường ngoại hối.
· Tạo công ăn việc làm.
· Tăng trưởng kinh tế.
· Ổn định lãi suất.
· Ổn định thị trường tài chính.
a, Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ, ổn định thị trường ngoại hối.
Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Nixon – Tổng thống thứ 37 của Mỹ đã đưa ra quyết định cắt đứt mối liên hệ gắn bó giữa vàng và đô la. Và thế giới bước vào thời đại dùng đồng tiền pháp định, tiền giấy – là loại tiền do nhà nước phát hành không được vàng đảm bảo mà được pháp luật đảm bảo.
Hiện nay chúng ta đang sử dụng và lưu thông tiền giấy và không được tự do chuyển đổi ra vàng do đó lạn phát là khả năng tiềm tàng và khó tránh khỏi. Trong hơn 4 thập kỷ trôi qua, công chúng và các nhà kinh tế đã hiểu rõ hơn cái giá phải trả về kinh tế và xã hội của lạm phát do loại tiền này gây ra Lúc này việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Ổn định giá cả là điều ai cũng mong muốn vì mức giá tăng lên (lạm phát) gây nên tình trạng bấp bênh trong nền kinh tế: giá cả tăng sẽ gây tình trạng khó khăn cho một số tầng lớp dân cư. Thông tin chứa đựng trong giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ khó giải thích hơn khi mức giá chung của giá cả đều thay đổi và do vậy những người tiêu dùng, những người kinh doanh và chính phủ sẽ khó khăn hơn trong việc ra những quyết định. Siêu lạm phát còn gây lên nhiều diễn biến phức tạp.
Do vậy việc kiểm soát lạm pháy làm ổn định giá cả là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu bền, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
Tác động của chính sách tiền tệ tới lạm phát là:
- Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, tất yếu dẫn đến tình trạng lạm phát.
- Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm thắt chặt cung ứng tiền tệ thì làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống.
Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở sự ổn định giá trị đối nội của đồng tiền tức là sức mua của nó đối với hàng hóa và đơn vị trên thị trường trong nước.
Kiểm soát lạm phát còn được biểu hiện bằng sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Sự ổn định trên thị trường ngoại hối được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi (tỷ giá trên thị trường). Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, tỷ giá đóng vai trò quan trong xuất nhập khẩu của một nước. Sự tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ sẽ làm cho hàng hóa của quốc gia đó kém cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài trên thị trường quốc tế và hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, sự giảm giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu nhưng lại kích thích lạm phát. Do vậy cần có một tỷ giá phù hợp cho nền kinh tế. Ngoài ra những biến động mạnh về tỷ giá nó làm ảnh hưởng đền kế hoạch tương lai của các doanh nghiệp.
b, Tạo công ăn việc làm.
Việc làm cao là một mục tiêu có giá trị vì 2 lý do:
- Thất nghiệp cao gây nên nhiều sự đau khổ cho con người, các gia đình bị khốn cùng về tài chính, mất đi lòng tự trọng cá nhân và làm gia tăng các tội ác.
- Khi thất nghiệp lên cao thì nền kinh tế không những có những lao động ngồi không mà còn có cả nguồn tài nguyên để không (xí nghiệp đóng cửa, thiết bị, máy móc không được sử dụng) đưa đến kết quả là sản phẩm giảm đi (GDP thực tế giảm đi).
Chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để tăng lượng việc làm. Một trong những biện pháp đó là chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tác động của chính sách tiền tệ tới công ăn việc làm như sau:
- Nếu chính sách tiền tệ là nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế có nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng lạm phát lại có xu hướng tăng lên.
- Nếu chính sách tiền tệ là nhằm thắt chặt cung ứng tiền tệ sẽ làm thu hẹp sản xuất kinh doanh (do việc thắt chặt tiền tệ làm lãi suất tăng lên và tăng chi phí sản xuất làm cho doanh nghiệp ko muốn đi vay để mở rộng sản xuất mà sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp để đầu tư sản xuất), các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn làm cho việc làm giảm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Mặc dù rõ ràng là công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn nhưng nó phải cao như thế nào? Tại điểm nào thì chúng ta có thể nói rằng nền kinh tế trong tình trạng việc làm đầy đủ? Trong thực tế có một số thất nghiệp mà người ta gọi là thất nghiệp miễn cưỡng có lợi cho nền kinh tế. Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc mới tốt hơn công việc họ đang làm hoặc một số người khác từ bỏ công việc của mình để theo đuổi công việc khác. Và khi họ quay trở lại làm việc thì họ phải có thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp với mình khi đó những người này sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp miễn cưỡng. Vậy mức phù hợp ở đây là mức mà tại đó cầu của lao động ngang bằng với cung lao động. Các nhà kinh tế gọi mức thất nghiệp đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
c, Tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp ở mức thấp. Khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi để một hãng đầu tư thêm nhiều vốn cho thiết bị, máy móc. Mặc dù hai mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng các chính sách có thể đặc biệt nhằm vào việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế bằng cách trực tiếp khuyến khích các hãng đầu tư hoặc khuyến khích nhân dân tiết kiệm để có thêm nhiều vốn cho các hãnh đưa vào đầu tư.
d, Ổn định lãi suất.
Một mức lãi suất ổn định sẽ có lợi cho nền kinh tế, còn những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và càng khó lập kế hoạch cho tương lai. Ví dụ khi lãi suất đang đầy biến động nó sẽ tác động đến tâm lý người mua nhà là mua vào thời điểm nào, trong khi đó các công ty xây dựng khó khăn trong việc ra quyết định là xây bao nhiêu nhà cho phù hợp với thị trường để đạt lợi nhuận cao nhất.
Việc cung ứng tiền tệ ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường: Cung ứng tiền tệ tăng làm cho lãi suất giảm và ngược lại khi cung ứng tiền tệ giảm sẽ làm cho lãi suất tăng.
e, Ổn định các thị trường tài chính.
Cách mà Ngân hàng trung ương dùng để thúc đẩy sự ổn định của thị trường tài chính là giúp tránh những cơn sụp đổ tài chính (nhất là sụp đổ ngân hàng) thông qua vai trò của nó là người cho vay cuối cùng.
Việc ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất gây lên sự lưỡng lự lớn cho các tổ chức tài chính. Lãi suất tăng lên làm thiệt hại lớn về vốn cho các trai khoán dài hạn và cầm cố, thiệt hại này có thể làm phá sản các tổ chức tài chính nắm giữ trái khoán đó.
f, Quan hệ giữa các mục tiêu:
Mặc dù nhiều mục tiêu nêu ra nhất trí với nhau như: việc làm cao với tăng trưởng kinh tế hoặc ổn định lãi suất với ổn định thị trường tài chính nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Bên cạnh đó còn có những mục tiêu mâu thuẫn nhau như ổn định giá cả thường mâu thuẫn với mục tiêu ổn định lãi suất và việc làm cao trong ngắn hạn. Điều thường gặp và dễ thấy nhất đó là sự mâu thuẫn giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp. Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nghiệp vụ sau của Ngân hàng nhà nước. Nếu Ngân hàng nhà nước cố gắng tránh lãi suất tăng lên bằng cách mua trái khoán, làm cho giá cả trái khoán tăng lên và do đó lãi suất giảm xuống, thì việc mua trái khoán đó trên thị trường tự do sẽ làm cho cơ số tiền tệ và cung ứng tiền tệ tăng lên và thúc đẩy lạm phát. Mặt khác nếu Ngân hàng nhà nước làm giảm cung ứng tiền tệ để tránh lạm phát thì trong ngắn hạn cả lãi suất và thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Những mâu thuẫn này đặt ra những quyết định khó khăn cho Ngân hàng nhà nước do đó cần có sự đánh đổi giữa các mục tiêu trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Nhưng nói cho cùng thì mục tiêu cơ bản của của chính sách tiền tệ đó là ổn định giá trị đồng bản tệ.
Ngoài ra, ta cần kết hợp với các chính sách khác để đạt được nhiều mục tiêu hơn như: chính sách tài khóa, chính sách phân phối thu nhập ... Thông thường chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều phát huy tác dụng thông qua ảnh hưởng của nó tới tổng cầu. Trong khi đó, theo cơ chế thị trường thì tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tố tị trường. Trong thực tế chính sách tài khóa tác động đến tổng cầu, giảm thất nghiệp nhưng sẽ gia tăng lạm phát. Do đó cần phối hợp chặt chẽ với cả chính sách phân phối thu nhập trong việc điều chỉnh tiền lương, tiền thưởng, giá cả.
II. Phân tích tác động của dự trữ bắt buộc trong chính sách tiền tệ:
Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Chế độ dự trữ bắt buộc ở những nước khác nhay, ở các thời kỳ khác nhay thì có thể khác nhay. Song nhìn chúng, dự trữ bắt buộc đều mang tình pháp luật, được giữ ở Ngân hàng nhà nướcvà hầu như không được tính lãi.
Ngân hàng nhà nước sử dụng dự trữ bắt buộc đề tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện:
Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Theo lý thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống Ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần lượng tiền ban đầu với công thức:
1
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Trong đó là hệ số nhân tiền với hai giả thiết:
- Các ngân hàng thương mại không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà Ngân hàng trung ương yêu cầu.
- Các khoản tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay. Khi mức dự trữ tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay đắt hơn, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống và theo đó cung tiền giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buốc giảm xuống ,các ngân hàng thương mại có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giá các khoản vay rẻ hơn, tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên.
· Những điểm lợi và bất lợi của việc thay đổi dự trữ bắt buộc:
Điểm lợi là nó có thể tác động một cách đồng thời và trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và nó tác động mạnh và đầy quyền lực tới cung ứng tiền.
Tuy nhiên nó lại là một điều mà người ta nguyền rủa nhiều hơn là cầu nguyện vì sẽ rất vất vả để thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc.
Ví dụ: Với một khoản tiền gửi lớn có thể phát séc vào khoảng 20000 tỷ đồng thì việc tăng 0,5% dự trữ bắt buộc thôi thì khoản tiền gửi đó sẽ giảm đi 100 tỷ đồng tiền dự trữ thanh toán. Sự giảm sút này đưa đến kết quả thu hẹp gấp nhiều lần tiển gửi, giảm sút cung ứng tiền tệ. Chúng ta vẫn có thể đạt được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng những thay đổi cực nhỏ trong dự trữ bắt buộc (0,001%) nhưng lại tốn kém rất nhiều để quản lý những thay đổi trong dự trữ bắt buộc như vậy, nên chiến lược về dự trữ bắt buộc như vậy là không mang tính thực tế. Hãy tưởng tượng đến việc tương tự khi đưa một chiếc xe cần cẩu to đùng đi xúc một kg đất.
Một điểm bất lợi khác nữa là việc tăng dự trữ bắt buộc sẽ gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ thanh toán ở mức thấp làm ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Chính vì những nguyên nhân này mà công cụ này đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
I. Phân biệt ngân hàng trung ương với ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Khái niệm
Là các tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.
Là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Chức năng
1. Chức năng trung gian tài chính:
· Trung gian tín dụng: huy động các khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.
· Trung gian thanh toán: cung cấp các phương tiện thanh toán và thực hiện các ngiệp vụ thanh toán cho các tổ chức và cá nhân.
2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán: là khả năng sáng tạo các bút tệ, góp phần gia tăng khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Thông qua đó thực hiện chức năng thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
3. Chức năng sản xuất: NHTM huy động và sử dụng các nguồn lực (đất đai, máy móc, phương tiện, vật liệu, nhân lực, công nghệ,…) để tạo ra các “sản phẩm” và “dịch vụ” của ngân hàng.
1. Phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng:
· NHTW được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mức phát hành,…) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống tiền tệ của quốc gia.
· NHTW còn quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.
2. Là ngân hàng của các ngân hàng:
· Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, gồm 2 loại:
+ Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và cho khách hàng.
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chúng, được xác định bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng.
· Cho vay đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
+ NHTW cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết. Đồng thời thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
+ Khi xuất hiện nhu cầu tiền NHTW làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng được NHTW cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các NHTM và tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu.
· Còn là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
+ Thanh toán từng lần: mỗi lần có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các chứng từ thanh toán đến NHTW, yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng.
+ Thanh toán bù trừ: NHTW là trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước. Việc thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại NHTW.
3. Là ngân hàng của Nhà nước:
· NHTW là cơ quan quản lý về mặt nhà nước các hoạt động của cả hệ thống ngân hàng bằng pháp luật: xem xét, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng; kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng…
· NHTW có trách nhiệm đối với kho bạc nhà nước: mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi; tổ chức thanh toán cho kho bạc trong quan hệ với các ngân hàng; làm đại lý cho kho bạc trong một số nghiệp vụ; bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá; cho ngân sách nhà nước vay khi cần thiết…
· NHTW thay mặt cho nhà nước trong quan hệ nước ngoài trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng: ký kết các hiệp định; đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên như IMF, WB, ADB…
4. Quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động ngân hàng và bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là những người gửi tiền, trong quan hệ với ngân hàng.
Hoạt động
1. Hoạt động nguồn vốn:
· Nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và các tầng lớp nhân dân: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn hoặc tiền tiết kiệm.
· Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
· Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động ở trong và ngoài nước.
· Vay vốn của NHTW dưới các hình thức: chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá hoặc cho vay thế chấp hay ứng trước.
2. Hoạt động sử dụng vốn:
· Tạo lập tiền dự trữ:
+ Dự trữ thanh toán: tùy thuộc vào nhu cầu giao dịch của ngân hàng quyết định: nhận tiền gửi hay cho vay.
+ Dự trữ bắt buộc: tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các loại tiền gửi là do NHTW quy định.
· Gửi tiền ở các ngân hàng thương mại khác: để nhằm mục đích lợi nhuận, an toàn và sẵn sàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
· Đầu tư chứng khoán: NHTM dùng vốn của mình mua các chứng khoán (trái phiếu của chính phủ, doanh nghiệp hoặc của NHTM khác) hoặc đầu tư theo dự án nhằm mục đích lợi nhuận và tính thanh khoản của nó.
· Hoạt động tín dụng: cho vay ứng trước, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng; chiết khấu hay tái chiết khấu các thương phẩm và các giấy tờ có giá; bao thanh toán; cho thuê tài chính, bảo lãnh…
3. Hoạt động cung cấp dịch vụ:
· Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
· Dịch vụ khác: hùn vốn liên doanh, liên kết/ đầu tư trực tiếp, góp vốn mua cổ phiếu của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác; kinh doanh ngoại hối, vàng, dịch vụ kiều hối; kinh doanh dịch vụ bảo hiểm; các nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; dịch vụ ngân hàng điện tử như Home-banking, Net-banking, Phone-banking…
1. Phát hành tiền và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
· Xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.
· Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch hóa cung ứng lượng tiền và điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái).
2. Hoạt động sử dụng vốn:
· Hoạt động tín dụng:
+ Cho các tổ chức tín dụng và ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn khi các tổ chức này tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng.
+ Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước.
· Hoạt động thanh toán:
+ Mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước và các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế.
+ Làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước.
3. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối: xây dựng dự án luật, pháp lệnh về quản lý ngoại hối; cấp và thu giấy phép ngoại hối; tổ chức điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Thanh tra, giám sát hoạt động hệ thống ngân hàng và hoạt động thông tin:
· Tiến hành thanh tra tổ chức và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
· Tổ chức thu nhận, phân tích và dự báo thông tin ở trong và ngoài nước về kinh tế, tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top