TCTT1 - Leonhart luv halley
CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM
Môn lý thuyết tiền tệ
CÂU DỄ TỪ 1 ĐẾN 70
1. Chọn câu trả lời đúng nhất?
a) Tiền là bất cứ những cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc để trả nợ.
b) Tiền là vật ngang giá được chấp nhận chung trong trao đổi.
c) Tiền là hàng hoá trung gian được sử dụng trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
d) Tiền là giấy có giá trị danh nghĩa ghi trên bề mặt.
2. Tiền đề khách quan quyết định sự ra đời của tiền?
a) Xã hội có sự phân chia giai cấp.
b) Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
c) Gắn liền với quá trình trao đổi trực tiếp hàng hoá.
d) Nền sản xuất hàng hoá mở rộng gắn liền với quá trình trao đổi gián tiếp.
3. Đặc điểm của hàng hoá được chọn làm vật trung gian trong trao đổi?
a) Có tần suất sử dụng nhiều
b) Là hàng hoá thông dụng
c) Là hàng hoá mang tính địa phương
d) Cả ba câu trên
4. Điều kiện để có quan hệ trao đổi trực tiếp
a) Cần phải có trời gian đợi chờ trao đổi
b) Hàng hoá đươcj trao đổi qua vật trung gian
c) Hàng hoá được trao đổi lấy hàng hoá
d) Cần có sự trùng kép về nhu cầu trao đổi
5. Tiền qua ngân hàng
a) Tiền qua các ngân hàng thương mại tạo ra nhằm đáp ứng yêu câud thanh toán của khách hàng
b) Tiền do các ngân hàng tạo ra
c) Tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra thông qua hoạt động tín dụng kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt
d) Không phải câu trên
6. Tiền tệ có chức năng
a) Phương tiện thanh toán và phương tiện trao đổi
b) Phương tiện trao đổi,phương tiện tích luỹ và đơn vị đo lường giá trị
c) Phương tiện trao đổi,phương tiện quốc tế và đơn vị đo lường giá trị
d) Phương tiện thanh toán,đơn vị đo lường giá trị, phương tiện cất trữ.
7. Nội dung nào không phải là ưu điểm của tiền qua ngân hàng?
a) Có thể thanh toán với khối lượng lớn.
b) Dễ kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông
c) Giảm thiều được rủi ro trong thanh toán
d) Giảm chi phí, tiết kiệm thời gian trong thanh toán.
8. Điều kiện để tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi
a) Đảm bảo giá trị tiền tệ được ổn định.
b) Phải có đủ tiền về cơ cấu và tổng số.
c) Mở rộng thanh toán xuất nhập khẩu
d) Cả a và b
9. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa?
a) Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại
b) Ngân hàng thương mại với các chủ thể khác trong nền kinh tế.
c) Ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp.
d) Ngân hàng thương mại với hộ gia đình.
10. Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tích luỹ tiền của công chúng?
a) Chi phí cơ hội của việc giữ tiền
b) Thu nhập
c) Chi phí chuyển đổi tài sản tài chính ra tiền
d) Cả ba nhân tố trên
11. Khả năng chuyển đổi tài sản tài chính ra tiền nhanh nhất và tiết kiệm nhất được gọi là:
a) Độ trễ
b) Tính lỏng
c) Tính khả dụng
d) Tính hiệu quả của việc chuyển đổi
12. Thứ tự tính lỏng giảm dần của các tài sản được sắp xếp như sau:
a) Tiền; Trái phiếu công ty; Trái phiếu chính phủ; Cổ phiếu
b) Tiền; Cổ phiếu; Trái phiếu công ty; Trái phiếu chính phủ
c) Tiền; Trái phiếu chính phủ; Trái phiếu công ty; Cổ phiếu
d) Tiền; Trái phiếu chính phủ; Cổ phiếu; Trái phiếu
13. Cơ sở khách quan cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tín dụng:
a) Hạn chế của quan hệ góp vốn
b) Đặc điểm của quá trình tuần hoàn vốn
c) Cả a và b
d) Không xác định thời hạn tín dụng
14. Nội dung nào không phải là đặc trưng của tín dụng?
a) Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời về giá trị.
b) Có hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
c) Dựa trên sự tin tưởng của người cho vay và người đi vay.
d) Không xác định thời hạn tín dụng.
15. Cơ sở khách quan của tín dụng thương mại.
a) Sự cách biệt giữa thời gian tiêu thụ và thời gian sản xuất
b) Do hạn chế của quan hệ tín dụng ngân hàng.
c) Nhu cầu chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
d) Thủ tục vay đơn giản nhanh gọn.
16. Cơ sở khách quan ra đời quan hệ tín dụng tiêu dùng:
a) Do nhu cầu chi tiêu lớn của các hộ gia đình.
b) Do sự không trùng khớp giữa thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.
c) Do tỉ lệ lạm phát tăng nhanh.
d) Do khả năng tài chính của các hộ gia đình thấp.
17. Nội dung nào dưới đây là quan hệ tín dụng?
a) Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
b) Quan hệ phân phối tài chính giữa các chủ thể.
c) Mua bán hàng trả góp.
d) Cả 3 câu trên.
18. Đặc điểm của các công cụ sử dụng trong quan hệ tín dụng trực tiếp
a) An toàn cao.
b) Tính lỏng cao
c) Thu nhập cao
d) Rủi ro thấp
19. Nội dung nào không phải là đặc điểm của quan hệ tín dụng gián tiếp
a) An toàn cao.
b) Tính lỏng cao
c) Thu nhập thấp
d) Thủ tục đơn giản.
20. Tiền tệ ra đời gắn liền với sự xuất hiện của:
a) Quan hệ trao đổi gián tiếp.
b) Quan hệ trao đổi trực tiếp
c) Sự xuất hiện của nhà nước.
d) Nền kinh tế sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
21. Lãi suất là:
a) Gía của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định
b) Phần giá trị tăng thêm khi cho vay
c) Thu nhập của người có vốn đầu tư
d) Tổng số tiền thu được từ cho vay vốn
22. Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi:
a) Các NHTM cho vay lẫn nhau
b) Các trung gian tài chính cho vay lẫn nhau
c) Các NHTM cho vay khách hàng
d) NHTW tái chiết khấu cho các ngân hàng
23. Lãi suất liên ngân hàng là:
a) Lãi suất tái cấp vốn của NHTW
b) Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng
c) Lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay lẫn nhau.
d) Lãi suất NHTW chỉ đạo
24. Lãi suất thực là:
a) Lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát
b) Lãi suất có mối quan hệ với tỷ lệ lạm phát
c) Lãi suất nằm trong tỷ lệ lạm phát
d) Lãi suất danh nghĩa cộng với tỷ lệ lạm phát
25. NHTM A cho một khách hàng vay với lãi suất 10%/năm. Tiền lãi mà NHTM A thu được là:
a) 10%/năm
b) 10
c) 10 nếu số tiền cho vay là 100
d) 10%
26. Cho vay 100 USD, lãi suất 10%/năm, thời hạn 1 năm. Tiền lãi thu được là:
a) 10,1
b) 10
c) 10%
d) 10,1%/năm
27. Cho vay 100 USD, lãi suất 10%/năm, thời hạn 9 tháng. Tiền lãi thu được là:
a) 10
b) 10,1
c) 7,5
d) 0,75
28. Lãi suất cao sẽ làm:
a) Giảm đầu tư, giảm tiêu dùng
b) Giảm đầu tư, tăng tiêu dùng
c) Tăng đầu tư, giảm tiêu dùng
d) Tăng đầu tư, tăng tiêu dùng
29. Lãi suất thấp sẽ làm:
a) Tăng tiền gửi, tăng tiền vay
b) Giảm tiền gửi, tăng tiền vay
c) Giảm tiền gửi, giảm tiền vay
d) Tăng tiền gửi, giảm tiền vay
30. Ngân hàng thương mại có chức năng
a) Huy động vốn
b) Sử dụng vốn
c) Huy động vốn, sử dụng vốn
d) Đầu tư vốn
31. NHTM hoạt động có mục đích:
a) Tìm kiếm lợi nhuận
b) Trợ giúp cho hoạt động của NHTW
c) Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
d) Tìm kiếm lợi nhuận và là công cụ điều hành của NHTW
32. Ngân hàng phát triển chuyên:
a) Đầu tư vào các dự án dài hạn
b) Đầu tư vào các dự án ngắn hạn
c) Đầu tư vào các dự án dài hạn và ngắn hạn
d) Đầu tư vào các dự án dài hạn do nhà nước chỉ đạo
33. Ngân hàng chính sách hoạt động không:
a) Vì mục đích lợi nhuận
b) Tài trợ cho các đối tượng chính sách
c) Có lãi
d) Mang tính xã hội
34. Chức năng trung gian thanh toán của NHTM là:
a) Nhận tiền gửi của khách hàng
b) Thu hộ tiền cho khách hàng
c) Thu hộ và chi hộ cho khách hàng
d) Chi hộ tiền cho khách hàng
35. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM là:
a) Đi vay
b) Cho vay
c) Đi vay để cho vay
d) Thanh toán hộ cho khách hàng
36. Chức năng chủ yếu của NHTM là:
a) Nhận tiền gửi của khách hàng
b) Thu nợ cho khách hàng
c) Chi hộ cho khách hàng
d) Nhận tiền gửi, bảo quản và chi tiền cho khách hàng
37. Các trung gian tài chính phi ngân hàng là:
a) Các ngân hàng thương mại
b) Các trung gian tài chính được phép huy động tiền gửi
c) Các trung gian tài chính chỉ huy động tiền gửi
d) Các trung gian tài chính không được phép huy động tiền gửi không kỳ hạn
38. Cầu tiền giao dịch nhằm đáp ứng:
a) Các nhu cầu dự phòng của các chủ thể
b) Các nhu cầu giao dịch của các chủ thể đầu tư
c) Các nhu cầu giao dịch và dự phòng
d) Các nhu cầu đầu tư
39. Cầu tiền dự phòng là nhằm:
a) Đáp ứng các khoản chi tiêu
b) Đáp ứng các khoản chi tiêu theo kế hoạch
c) Đáp ứng các khoản chi tiêu theo dự tính
d) Đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được
40. Khối tiền M1 bao gồm:
a) Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
b) Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng
c) Tiền gửi không kỳ hạn tại hệ thống ngân hàng
d) Toàn bộ tiền mặt được NHTW phát hành
41. Khối tiền M2 bao gồm:
a) Toàn bộ khối tiền M1 và tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng
b) Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng
c) Khối tiền M1 và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng
d) Khối tiền M1, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng
42. Tiền trung ương bao gồm:
a) Tiền mặt phát ra và tiền gửi của các NHTM tại NHTW
b) Toàn bộ tiền mặt do NHTW phát ra
c) Toàn bộ dự trữ của các NHTM
d) Tiền mặt trong quỹ của NHTM và tiền gửi của các NHTM tại NHTW
43. Hệ số nhân tiền M1 chịu ảnh hưởng của:
a) Tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
b) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định
c) Tỷ lệ dự trữ quá mức so với tổng tiền gửi
d) Tất cả các yếu tố trên
44. Hệ số nhân tiền M1 thay đổi do:
a) Công chúng rút tiền mặt ở ngân hàng để chi tiêu
b) Công chúng tăng chi tiêu bằng tiền mặt tại quỹ
c) Công chúng giảm chi tiêu bằng tiền mặt tại quỹ
d) Công chúng sử dụng phương tiện thanh toán qua ngân hàng
45. Hoạt động mua của NHTW trên thị trường vàng gây ra:
a) Lượng tiền trung ương giảm
b) Lượng tiền trung ương tăng
c) Lượng tiền cung ứng giảm
d) Lượng tiền trung ương và tiền cung ứng giảm
46. Lạm phát do cầu kéo xảy ra là do:
a) Áp lực gia tăng AD
b) MD tăng vượt quá MS
c) Lãi suất tăng lên
d) Cả a và c
47. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:
a) Chi phí sản xuất tăng đẩy giá lên
b) Chi tiêu của các chủ thể kinh tế tăng
c) Chi đầu tư của các doanh nghiệp tăng
d) Cả b và c
48. Xu hướng gia tăng mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ là biểu hiện của hiện tượng nào sau đây?
a) Lạm phát
b) Sự gia tăng chi phí sản xuất
c) Sự gia tăng tổng cầu
d) Tất cả đều sai
49. Tốc độ lưu thông tiền tệ (V) cho biết:
a) Trong một khoảng thời gian nhất định, một đơn vị tiền tệ bình quân được chi ra bao nhiêu lần để mua hàng hoá, dịch vụ trong lưu thông
b) số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
c) số vòng quay vốn của doanh nghiệp
d) tốc độ gia tăng tiền trong lưu thông
50. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ vì:
a) Là ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ
b) Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, làm tư vấn… cho chính phủ
c) Là ngân hàng do chính phủ thành lập
d) Cả a và b
51. Hai trong số những công cụ điều tiết gián tiếp mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là:
a) hạn mức tín dụng và dự trữ bắt buộc
b) khung “ lãi suất tối thiểu về tiền gửi – lãi suất tối đa về tiền vay” và chính sách tái chiết khấu
c) nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc
d) hạn mức tín dụng và chính sách tái chiết khấu
52. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:
a) Chi phí sản xuất tăng
b) Chi phí sản xuất tăng đẩy giá lên
c) Mức cung tiền tăng
d) Chi tiêu của hộ gia đình tăng
53. NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua cơ chế nào sau đây:
a) Yêu cầu ngân hàng trung gian mua giấy tờ có giá
b) Cơ chế thị trường
c) Yêu cầu ngân hàng trung gian bán giấy tờ có giá
d) cả a và c
54. Trong mô hình AD – AS, lạm phát cầu kéo xảy ra:
a) Đường AD dịch chuyển sang phải
b) Đường AD dịch chuyển sang trái
c) Đường AS dịch chuyển sang phải
d) Đường AS dịch chuyển sang trái
55. Sự gia tăng của yếu tố nào sau đây làm tổng cầu AD tăng:
a) Lương của công chức khu vực nhà nước
b) Giá nguyên liệu (xăng dầu, sắt thép,…)
c) Lãi suất
d) cả a và c
56. Nghiệp vụ thị trường mở được hiểu theo định nghĩa nào?
a) Là hoạt động dự trữ (R) của hệ thống ngân hàng
b) Là việc ngân hàng trung ương quản lý việc mua, bán chứng khoán của các ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ
c) Là hoạt động mua, bán giấy tờ có giá của ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ
d) Là cơ chế tác động trực tiếp với lãi suất kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại
57. Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều tiết mục tiêu trung gian:
a) Linh hoạt, chủ động, chính xác
b) kiểm soát được MBn
c) tác động trực tiếp với MS
d) Cả a và b
58. Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều tiết mục tiêu trung gian:
a) Làm thay đổi dễ dàng GDP
b) Tác động trực tiếp với MS
c) Làm thay đổi ngay lãi suất cho vay đối với nền kinh tế
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
59. Lượng tiền cung ứng (MS) có thể tính như sau:
a) MS = M1 + M2 + M3
b) MS = C + R
c) MS = MBn + DL
d) Tất cả đều sai
60. Lạm phát cao và kéo dài gây nên hậu quả nào sau đây?
a) Môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn định
b) Sự không công bằng trong phân phối lại thu nhập quốc dân
c) Thất nghiệp gia tăng
d) Cả a, b và c
61. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có sự gia tăng yếu tố sau:
a) Chi tiêu cho đầu tư của doanh nghiệp
b) Chi tiêu của chính phủ
c) Chi tiêu của hộ gia đình
d) tất cả các ý kiến trên đều sai
62. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra bởi áp lực của sự gia tăng:
a) Chi phí tiền lương cho công nhân
b) Chi phí nguyên nhiên vật liệu
c) Chi lương cho ban giám đốc
d) Cả a và b
63. Thành phần mức cung tiền M1 gồm:
a) C và R
b) C và D
c) C, D và T
d) C, DL và MBn
64. NHTW là thành viên của loại thị trường tài chính nào?
a) Thị trường tiền tệ
b) Thị trường chứng khoán
c) Thị trường vốn
d) Cả a và b
65. Mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ:
a) Tăng trưởng kinh tế
b) Ổn định giá cả
c) Tạo nhiều việc làm
d) Cả a và c
66. Cặp mục tiêu thống nhất với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn:
a) Tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm
b) Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
c) Tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ giá hối đoái
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
67. Cặp mục tiêu mâu thuẫn nhau trong ngắn hạn:
a) Tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm
b) Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
c) Ổn định giá cả và giảm thất nghiệp
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
68. Tiêu chuẩn để lựa chọn mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ:
a) Có thể định lượng được nhanh và chính xác
b) Có thể kiểm soát được
c) Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
d) Tất cả các tiêu chuẩn trên
69. Tiêu chuẩn nào thuộc tiêu chuẩn để lựa chọn chỉ tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ:
a) Có thể định lượng được nhanh và chính xác
b) Có thể kiểm soát được
c) Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
d) Cả a và b
70. Công cụ nào sau đây không thuộc loại công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ?
a) Dự trữ bắt buộc
b) Chính sách tái chiết khấu
c) Nghiệp vụ trường mở
d) Hạn mức tín dụng
71. Tiền giấy là:
a) tiền được làm bằng giấy
b) Là tiền không có giá trị bản thân
c) Là tiền chỉ có giá trị danh nghĩa ghi trên bề mặt
d) Cả ba câu trên
72. Căn cứ vào chủ thể tham gia, tín dụng được chia thành:
a) Tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng; tín dụng nhà nước; tín dụng thuê mua
b) Tín dụng thương mại; tín dụng nhà nước; tín dụng ngân hàng; tín dụng tiêu dùng
c) Tín dụng nhà nước; tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng
d) Tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại; tín dụng tiêu dùng
73. Dựa vào cơ sở nào để đánh giá mức độ thiếu hoặc thừa tiền trong nền kinh tế?
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm
b) Sự biến động về lãi suất thị trường
c) Sự biến động của chỉ số giá cả
d) Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế
74. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
a) Là quan hệ tín dụng hai chiều
b) Là quan hệ tín dụng một chiều
c) Là quan hệ tín dụng gián tiếp hai chiều
d) Cả ba câu trên đều đúng
75. Tín dụng ngân hàng không có đặc điểm:
a) Thủ tục vay mượn thường đơn giản, nhanh gọn
b) Thời hạn tín dụng gồm có ngắn, trung và dài hạn
c) Khối lượng tín dụng thường lớn
d) Phạm vi tín dụng rất rộng
76. Tín dụng thương mại là:
a) Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
b) Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại
c) Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng hoá với nhau
d) Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
77. Tín dụng thương mại sử dụng công cụ
a) Trái phiếu
b) Thương phiếu
c) Kỳ phiếu ngân hàng
d) Cả ba loại trên
78. Đặc điểm nào không phải là của thương phiếu?
a) Tính trừu tượng
b) Tính cụ thể
c) Tính pháp lý
d) Tính chuyển nhượng
79. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng:
a) Trực tiếp và một chiều
b) Trực tiếp và hai chiều
c) Gián tiếp và hai chiều
d) Gián tiếp và một chiều
80. Tín dụng thương mại không có đặc điểm nào?
a) Phạm vi tín dụng hẹp
b) Thời gian tín dụng ngắn
c) Khối lượng tín dụng nhỏ
d) Là quan hệ tín dụng gián tiếp
81. Nhận định nào là sai về thị trường thứ cấp:
a) Là nơi giao dịch các chứng khoán kém phẩm chất
b) Là nơi luân chuyển vốn đầu tư
c) Là nơi tạo cơ hội đầu tư cho công chúng
d) Là nơi chuyển đổi sở hữu về chứng khoán
82. Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường:
a) Giao dịch thoả thuận diễn ra đồng thời với giao dịch khớp lệnh
b) Giao dịch khớp lệnh
c) Giao dịch tất cả các loại chứng khoán
d) Là nơi chuyển đổi sơ hữu về chứng khoán
83. Thị trường chứng khoán sơ cấp là:
a) Thị trường huy động vốn
b) Thị trường tạo hàng hoá chứng khoán
c) Thị trường tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
d) Tất cả đều đúng
84. Thị trường chứng khoán thứ cấp là:
a) Thị trường huy động vốn
b) Thị trường tạo hàng hoá chứng khoán
c) Thị trường tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
d) Tất cả đều đúng
85. Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK là:
a) Sở giao dịch chứng khoán
b) Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
c) Uỷ ban chứng khoán nhà nước
d) Uỷ ban chính quyền địa phương
86. Tổ chức nào được phát hành cổ phiếu:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn
b) Công ty hợp danh
c) Doanh nghiệp nhà nước
d) Công ty cổ phần
87. Đối tượng tham gia mua – bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán là:
a) Chính phủ
b) Các NHTM
c) Quỹ đầu tư chứng khoán
d) Cả a, b, c
88. Chức năng của thị trường sơ cấp là:
a) Luân chuyển vốn
b) Làm tăng vốn cho chủ thể phát hàng chứng khoán
c) Kiếm lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá
d) Tăng tính thanh khoản của chứng khoán
89. Trong trường hợp phá sản, giải thể doanh nghiệp, các cổ đông sẽ:
a) Là chủ nợ chung
b) Mất toàn bộ số tiền đầu tư
c) Được ưu tiên trả lại cổ phần đã góp trước
d) Được trả cổ phần sau cùng
90. Người sở hữu cổ phiếu và trái phiếu đều được hưởng:
a) Lãi suất cố định
b) Thu nhập phụ thuộc vào hoạt động của công ty
c) Được quyền bầu cử tại Đại hội cổ đông
d) Không câu nào đúng
91. Khi phá sản, giải thể công ty, người nắm giữ trái phiếu sẽ được hoàn trả:
a) Trước các khoản vay có thế chấp và các khoản phải trả
b) Trước thuế
c) Sau các khoản vay có thế chấp và các khoản phải trả
d) Trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông
92. Trái phiếu có thể chuyển đổi có đặc tính sau:
a) Trái chủ có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong một thời gian nhất định
b) Trái chủ có quyền đổi lấy một trái phiếu khác nếu như trái phiếu chuyển đổi đó không trả lãi đúng hạn
c) Cả a, b đều đúng
d) Không có phương án nào đúng
93. Câu nào sau đây đúng với hợp đồng quyền chọn:
a) Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện
b) Hợp đồng quyền chọn giống như hợp đồng tương lai
c) Mua quyền chọn là mua quyền được mua hoặc được bán chứ không có nghĩa vụ phải thực hiện
d) Tất cả các câu trên đều đúng
94. Các câu nào sau đây đúng với thị trường sơ cấp?
a) Làm tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế
b) Làm tăng lượng tiền trong lưu thông
c) Không làm tăng lượng tiền trong lưu thông
d) Gía phát hành do quan hệ cung cầu quyết định
95. Chức năng của thị trường thứ cấp là:
a) Huy động vốn
b) Xác định giá chứng khoán phát hành ở thị trường sơ cấp
c) Tập trung vốn
d) Tất cả các ý trên
96. Chức năng của thị trường tài chính là:
a) Dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn
b) Hình thành giá các tài sản tài chính
c) Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
d) Tất cả các chức năng trên
97. Thị trường vốn là thị trường giao dịch:
a) Các công cụ tài chính ngắn hạn
b) Các công cụ tài chính trung và dài hạn
c) Chứng chỉ tiền gửi
d) Trái phiếu kho bạc
98. Công cụ nào không phải là hàng hoá của thị trường tiền tệ?
a) Thương phiếu
b) Dự trữ của các ngân hàng
c) Trái phiếu chính phủ
d) Tín phiếu kho bạc
99. Chủ thể nào không tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng
a) Ngân hàng trung ương
b) Ngân hàng thương mại
c) Hiệp hội ngân hàng
d) a và c
100. Chứng khoán nào dưới đây không phải là chứng khoán nợ?
a) Trái phiếu công ty
b) Cổ phiếu
c) Trái phiếu chính phủ
d) Hợp đồng quyền chọn
101. Tìm câu trả lời đúng?
a) Cổ phiếu là công cụ tài trợ vốn ngắn hạn
b) Cổ phiếu là chứng khoán nợ
c) Cổ phiếu là chứng khoán vốn
d) Không có câu nào đúng
102. Thị trường chứng khoán không phải là:
a) Nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm
b) Định chế tài chính trực tiếp
c) Nơi giao dịch cổ phiếu
d) Nơi giao dịch tín phiếu kho bạc
103. Nội dung nào không phải là đặc điểm của cổ phiếu thường?
a) Thời hạn của cổ phiếu không xác định
b) Cổ tức không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp
c) Cổ tức có thể bằng không
d) Độ rủi ro cao
104. Người nắm giữ cổ phiếu thường không có quyền nào?
a) Quyền biểu quyết những vấn đề liên quan đến quản lý công ty
b) Quyền nhận cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế và trả cổ tức ưu đãi
c) Quyền ưu tiên nhận cổ tức và nhận lại vốn góp khi thanh lý công ty
d) Quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng của công ty
105. Nội dung nào không phải là đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi?
a) Quyền ưu tiên nhận cổ tức
b) Quyền ưu tiên nhận lại vốn góp khi thanh lý công ty
c) Tích luỹ cổ tức sang năm sau nếu công ty kinh doanh không có lãi
d) Quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến quản lý công ty
106. Nhược điểm của việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn?
a) Phân chia quyền kiểm soát và biểu quyết trong công ty
b) Chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động được
c) Tăng quy mô vốn dài hạn, không bị áp lực bị trả lãi
d) Tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
107. Nhược điểm của việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn?
a) Tăng vốn điều lệ
b) Phân chia quyền kiểm soát và biểu quyết trong công ty
c) Tăng quy mô vốn dài hạn, không bị áp lực phải trả lãi
d) Tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
108. Nội dung nào không phải là đặc điểm của trái phiếu
a) Có thời hạn xác định trước
b) Lãi suất được trả cố định
c) Độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu
d) Lãi suất có thể bằng 0
109. Phát hành trái phiếu để huy động vốn có nhược điểm sau:
a) Doanh nghiệp chịu sự ép nợ nần và thanh toán nợ gốc, lãi khi đến kỳ hạn định
b) Chi phí sử dụng vốn là cố định và được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
c) Doanh nghiệp không phải phân chia quyền kiểm soát, quản lý doanh nghiệp
d) Doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh
110. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức:
a) Là loại chứng khoán nợ
b) Là loại chứng khoán lai ghép “lưỡng tính”
c) Là loại chứng khoán vốn
d) Không phải các câu trên
111. Lãi xuất được trả bởi lẽ:
a) Người cho vay cần vốn
b) Người đi vay cần vốn
c) Người cho vay đã hy sinh quyền sử dụng vốn
d) Người cho vay đã hy sinh quyền sử hữu và quyền sử dụng vốn
112. Lãi suất tiền gửi thay đổi do:
a) Thay đổi thời hạn tiền gửi
b) Thay đổi của lãi suất thị trường
c) Thay đổi lãi suất chỉ đạo của NHTW
d) Tất cả các yếu tố trên
113. Lãi suất tiền gửi của một ngân hàng tăng lên do:
a) Ngân hàng nhận gửi mất uy tín
b) Ngân hàng nhận gửi có thêm dự án cho vay lớn
c) Ngân hàng nhận gửi có quy mô tiền gửi nhỏ
d) Tất cả các yếu tố trên
114. Lãi suất tiền vay được áp dụng khi:
a) Các ngân hàng cho vay khác hàng
b) Các ngân hàng nhận tiền gửi của khác hàng
c) Các ngân hàng đi vay tại NHTW
d) Các ngân hàng gửi tiền tại NHTW
115. Lãi suất chiết khấu là:
a) Lãi suất kinh doanh của các ngân hàng
b) Lãi suất chỉ đạo của NHTW
c) Lãi suất áp dụng khi các ngân hàng huy động vốn
d) Lãi suất định hướng cho các mức lãi suất khác
116. Lãi suất cơ bản là:
a) Lãi suất do NHTM tự xác định
b) Lãi suất do NHTW công bố
c) Lãi suất do NHTM tự xác định hoặc do NHTW công bố
d) Tất cả đều sai
117. Lãi suất liên ngân hàng thường:
a) Lớn hơn lãi suất tiền vay
b) Nhỏ hơn lãi suất tái chiết khấu
c) Lớn hơn lãi suất tiền vay và nhỏ hơn lãi suất tái chiết khấu
d) Lớn hơn lãi suất tái chiết khấu và nhỏ hơn lãi suất tiền vay
118. Lãi suất chiết khấu thường:
a) Nhỏ hơn lãi suất liên ngân hàng
b) Lớn hơn lãi suất liên ngân hàng
c) Nhỏ hơn lãi suất liên ngân hàng và lớn hơn lãi suất tái chiết khấu
d) Nhỏ hơn lãi suất tái chiết khấu
119. Lãi suất tái chiết khấu
a) Nhỏ hơn lãi suất chiết khấu
b) Nhỏ hơn lãi suất chiết khấu và lớn hơn lãi suất liên ngân hàng
c) Lớn hơn lãi suất liên ngân hàng
d) Lớn hơn lãi suất liên ngân hàng và nhỏ hơn lãi suất chiết khấu
120. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất:
a) Bao gồm lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát
b) Lớn hơn lãi suất thực tế
c) Nhỏ hơn lãi suất thực tế
d) Được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát
121. Lãi suất kép được áp dụng
a) Trong các món vay có 1 kỳ hạn
b) Trong các món vay có nhiều kỳ hạn
c) Trong các món vay có nhiều kỳ hạn và cuối mỗi kỳ hạn tiền lãi được công nhận vào vốn gốc
d) Trong các món vay có nhiều kỳ hạn và cuối mỗi kỳ hạn tiền lãi được rút ra
122. Ngân hàng A chiết khấu một thương phiếu có mệnh giá 100đ, thời hạn 1 năm.Nếu giá chiết khấu là 90đ thì lãi suất tiền vốn là:
a) 10%
b) 10,1%
c) 11%
d) 11,1%
123. Ngân hàng A mua một thương phiếu có mệnh giá 100đ, thời hạn 1 năm.Nếu lãi suất chiết khấu mà ngân hàng đang áp dụng là 5% 1 năm, thì lãi suất hoàn vốn là:
a) 5%
b) 5,1%
c) 5,21%
d) 5,26%
124. Một trái phiếu có mệnh giá 100 USD, thời hạn 1 năm sẽ bán ra với giá bao nhiêu nếu lãi suất hoàn vốn của trái phiếu là 11,11%
a) 90,1
b) 90,0
c) 91,1
d) 91,0
125. Một trái phiếu có mệnh giá 100 USD,thời hạn 1 năm sẽ có lãi suất chiết khấu là bao nhiêu nếu lãi suất hoàn vốn khi chiết khấu trái phiếu đó là 11,11%
a) 10%
b) 11%
c) 10,1%
d) 11,1%
126. Lãi suất và giá chứng khoán trên trị trường vận động:
a) Cùng chiều với nhau trên một thị trường
b) Ngược chiều với nhau trên một thị trường
c) Theo định hướng của NHTW
d) Theo định hướng của Uỷ ban chứng khoán quốc gia
127. Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư tăng lên sẽ là:
a) Tăng nhu cầu vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
b) Giảm nhu cầu vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
c) Tăng nhu cầu vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
d) Giảm nhu cầu vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
128. Lạm phát dự tính tăng lên sẽ làm:
a) Tăng nhu cầu vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
b) Tăng nhu cầu vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
c) Giảm nhu cầu vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
d) Giảm nhu cầu vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
129. Thâm hụt ngân hàng sách nhà nước kéo dài sẽ làm:
a) Tăng nhu cầu vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
b) Tăng nhu cầu vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
c) Giảm lãi suất vay vốn và giảm lãi suất nếu cung vốn không đổi
d) Giảm lãi suất vay vốn và tăng lãi suất nếu cung vốn không đổi
130. Tài sản và thu nhập của công chúng tăng lên trong điều kiện cầu về vốn không đổi sẽ làm:
a) Tăng khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
b) Giảm khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
c) Tăng khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
d) Giảm khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
131. Mức độ rủi ro của các công cụ nợ tăng lên trong điều kiện cầu về vốn không đổi sẽ làm:
a) Tăng khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
b) Giảm khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
c) Tăng khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
d) Giảm khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
132. Tính lỏng của các công cụ đầu tư tăng lên trong điều kiện cầu về vốn không đổi sẽ làm:
a) Tăng khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
b) Giảm khả năng cung ứng vốn và tăng lãi suất
c) Tăng khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
d) Giảm khả năng cung ứng vốn và giảm lãi suất
133. Mức cung tìên của nền kinh tế tăng lên sẽ làm:
a) Lãi suất trong nền kinh tế tăng trong ngắn hạn
b) Lãi suất trong nền kinh tế giảm trong ngắn hạn
c) Lãi suất trong nền kinh tế không đổi
d) Tất cả đều sai
134. NHTM có chức năng thủ quỹ cho xã hội vì:
a) Khách hàng muốn ngân hàng bảơ quản tài sản cho họ
b) Khách hàng muốn có thu nhập từ các khoản tiền gửi
c) Ngân hàng qua đó để tập trung vốn
d) Tất cả các lý do trên
135. NHTM trở thành trung gian thanh toán vì:
a) Chi phí tiền mặt ngoài xã hội cao
b) Rủi ro trong thanh toán bằng tiền mặt lớn
c) Ngân hàng qua đó để huy động vốn
d) Tất cả các lý do trên
136. NHTM trở thành trung gián tín dụng vì
a) Nó là tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ
b) Nó đem lại nguồn lợi cho cả người gửi và người vay tiền
c) Nó mang lại thu nhập cho chính bản thân ngân hàng
d) Tất cả đều sai
137. Các NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi do:
a) Họ thực hiện cho vay bằng chuyển khoản
b) Họ thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản
c) Họ thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản
d) Tất cả đều sai
138. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% và khoản tiền gửi ban đầu là 100 thì khả năng mở rộng tiền gửi tối đa của các ngân hàng là:
a) 1000
b) 1500
c) 2000
d) 2500
139. Khả năng mở rộng tiền gửi tối đa của các ngân hàng phụ thuộc vào
a) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ dư thừa
c) Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tiền gửi
d) Tất cả đều đúng
140. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt sơ với tiền gửi cũng là 10% thì hệ số tạo tiền gửi sẽ là:
a) 3,1
b) 3,2
c) 3,3
d) 3,4
141. Cơ chế tạo tiền của hệ thống NHTM tồn tại là do:
a) Có sự kết hợp giữa chức năng thủ quỹ và chức năng trung gian thanh toán
b) Có sự kết hợp giữa chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng
c) Có sự kết hợp giữa chức năng thủ quỹ và chức năng trung gian tín dụng
d) Tất cả đều đúng
142. Sự phân biệt giữa NHTM và các ngân hàng trung gian thể hiện qua:
a) Tài sản nợ
b) Tài sản nợ và tài sản có
c) Tài sản nợ, tài sản có và mục tiêu hoạt động
d) Tất cả đều sai
143. Vốn tiền gửi của NHTM có tính chất:
a) Bị động trong quá trình tạo nguồn vốn
b) Bất ổn đối với tiền gửi không kỳ hạn
c) Khá ổn định đối với tiền gửi có kỳ hạn
d) Tất cả đều đúng
144. Các giải pháp nhằm tăng cường huy động tiền gửi bao gồm:
a) Cơ chế lãi suất hợp lý
b) Cơ chế lãi suất hợp lý và các hoạt động Marketing phù hợp
c) Cơ chế lãi suất cao và các hoạt động Marketing phù hợp
d) Cơ chế lãi suất cao thấp và các hoạt động Marketing phù hợp
145. Vốn đi vay của các NHTM thường:
a) Chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn
b) Mang lại sự chủ động trong tạo nguồn của ngân hàng
c) Có lãi suất cao hơn vốn tiền gửi
d) Tất cả đều đúng
146. Nghiệp vụ tài sản nợ của NHTM là:
a) Nghiệp vụ huy động vốn
b) Nghiệp vụ đầu tư
c) Nghiệp vụ quản lý sử dụng vốn
d) Tất cả đều sai
147. Nghiệp vụ tài sản có của NHTM là:
a) Nghiệp vụ cho vay vốn
b) Nghiệp vụ đầu tư
c) Nghiệp vụ quản lý sử dụng vốn
d) Tất cả đều sai
148. Nghiệp vụ ngân quỹ của NHTM bao gồm:
a) Dự trữ tiền mặt
b) Dự trữ tiền gửi
c) Quản lý ngân quỹ
d) Tất cả các ý trên đều đúng
149. Nghiệp vụ cho vay của NHTM nhằm mục đích:
a) Đáp ứng vốn cho các nhu cầu vay
b) Kiểm soát khách hàng vay
c) Mang lại thu nhập cho ngân hàng
d) Tất cả đều đúng
150. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bao gồm các hình thức sau:
a) Chiết khấu thương phiếu và cho vay vượt chi
b) Tín dụng ứng trước và ch vay thuê mua
c) Chiết khấu thương phiếu và cho vay thuê nhà
d) Cho vay thuê mua và tín dụng bằng chữ ký
151. Ngân hàng thương mại khác ngân hàng Phát triển ở chỗ
a) Không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn
b) Không được tham gia vào quá trình tạo tiền
c) Mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu
d) Không được cho vay tư nhân
152. Ngân hàng thương mại khác ngân hàng chính sách ở chỗ
a) Không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn
b) Không được tham gia vào quá trình tạo tiền
c) Mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu
d) Không được cho vay tư nhân
153. Ngân hàng đầu tư khác NHTM ở chỗ
a) Không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn
b) Không được tham gia vào quá trình tạo tiền
c) Chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán
d) Không được cho vay tư nhân
154. Các công ty bảo hiểm giống NHTM ở chỗ:
a) Đều là trung gian tài chính
b) Đều cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
c) Đều cung cấp các dịch vụ ngân hàng
d) Đều huy động tiền gửi không kỳ hạn
155. Các Công ty tài chính giống NHTM ở chỗ:
a) Đều là trung gian tài chính
b) Đều cung cấp các dịch vụ tiền gửi
c) Đều tham gia vào quá trình tạo tiền
d) Đều huy động tiền gửi không kỳ hạn
156. Giá cả hàng hóa tăng sẽ làm cho:
a) Nhu cầu nắm giữ tiền giao dịch của công chúng giảm
b) Nhu cầu nắm giữ tiền giao dịch của công chúng tăng
c) Nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng không thay đổi
d) Tất cả đều sai
157. Sản lượng tăng sẽ làm cho:
a) Nhu cầu nắm giữ tiền giao dịch của công chúng giảm
b) Nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng tăng
c) Nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng không thay đổi
d) Tất cả đều sai
158. Mức thu nhập của công chúng tăng sẽ làm cho:
a) Nhu cầu nắm giữ tiền giao dịch của công chúng giảm
b) Nhu cầu nắm giữ tiền giao dịch của công chúng tăng
c) Nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng không thay đổi
d) Tất cả đều sai
159. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ dẫn đến:
a) Hệ số nhân tiền m1 tăng
b) Hệ số nhân tiền m1 giảm
c) Hệ số nhân tiền m1 không đổi
d) Tất cả đều sai
160. Tiền Trung ương tăng lên sẽ dẫn đến:
a) Lượng tiền cung ứng tăng lên
b) Lượng tiền cung ứng giảm xuống
c) Lượng tiền cung ứng không đổi
d) Tất cả đều sai
161. Giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ để tính CPI năm 2008 được chia thành 3 nhóm A, B, C. Thông tin về mỗi nhóm như sau:
Nhóm
Tỷ trọng chi tiêu dành cho các nhóm năm 2008
Chỉ số giá mỗi nhóm năm 2008
A
40%
105%
B
35%
95%
C
25%
110%
Tổng chi tiêu
100%
Với các thông tin trên, chỉ số CPI chung là:
a) 102%
b) 102,75%
c) 101,5%
d) Tất cả các kết quả trên đều sai
162. Giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ để tính CPI năm 2008 được chia thành 3 nhóm A, B, C. Thông tin về mỗi nhóm như sau:
Nhóm
Tỷ trọng chi tiêu dành cho các nhóm năm 2008
Chỉ số giá mỗi nhóm năm 2008
A
40%
98%
B
35%
103%
C
25%
105%
Với các thông tin trên, tỷ lệ lạm phát năm 2008 là:
a) 1,2%
b) 0,9%
c) 0,8%
d) 1,5%
163. Trong điều kiện lạm phát do chi phí đẩy:
a) Sản lượng Y tăng
b) Thất nghiệp giảm
c) Giá cả tăng kèm theo sản lượng giảm sút
d) Cả b và c
164. Với các số liệu giả định dự tính cho năm 2009: mức tăng trưởng GDP 8,5%; mức lạm phát cần kiềm chế 8%; tốc độ lưu thông iền ttệ năm 2009 tăng 2% thì mức tăng trưởng tiền tệ cung ứng(MS) là:
a) 5%
b) 7%
c) 6%
d) Tất cả đều sai
165. Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hoàn toàn việc cung ứng MB qua kênh nào?
a) Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
b) Cho Chính phủ vay
c) Mua giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ
d) Cho ngân hàng trung gian vay
166. Tính độc lập cao của NHTW đối với Chính phủ quyết định vấn đề nào sau đây?
a) Khả năng chủ động kiểm soát kênh cho chính phủ vay của NHTW
b) Nhu cầu vay của Chính phủ
c) Tốc độ tăng trưởng kinh tế
d) Cả a và c
167. Giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ để tính CPI năm 2008 được chia thành 3 nhóm A, B, C. Cho biết CPI chung năm 2008 là 105% và các thông tin về mỗi nhóm như sau:
Nhóm
Tỷ trọng chi tiêu dành cho các nhóm năm 2008
Chỉ số giá mỗi nhóm năm 2008
A
40%
108%
B
35%
C
25%
Tổng chi tiêu
100%
Với các thông tin trên, chỉ số giá các hàng hóa còn lại là:
a) 103%
b) 98%
c) 101,5%
d) Tất cả các kết quả trên đều sai
168. Giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ để tính CPI năm 2008 được chia thành 3 nhóm A, B, C. Cho biết CPI chung năm 2008 là 103% và các thông tin về mỗi nhóm như sau:
Nhóm
Tỷ trọng chi tiêu dành cho các nhóm năm 2008
Chỉ số giá mỗi nhóm năm 2008
A
40%
105%
B
35%
C
25%
Tổng chi tiêu
100%
Với các thông tin trên, mức giá trung bình của các hàng hóa và dịch vụ còn lại là:
a) Giảm 4%
b) Tăng 1%
c) Giảm 3%
d) Tất cả các kết quả trên đều sai
169. Với các số liệu giả định dự tính cho năm 2009: mức tăng trưởng GDP 9%; tỷ lệ lạm phát dự kiến 7%; tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến không thay đổi so với năm trước 1000 tỷ đồng. Vậy lượng tiền cung ứng(MS) năm 2008 cần tăng thêm là:
a) 160 tỷ đồng
b) 150 tỷ đồng
c) 80 tỷ đồng
d) 130 tỷ đồng
170. Với các số liệu giả định dự tính cho năm 2009: mức tăng trưởng GDP 9%; tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến không thay đổi so với năm trước; lượng tiền cung ứng năm trước 1000 tỷ đồng; lượng tiền cung ứng(MS) năm 2008 cần tăng thêm 160 tỷ đồng. Vậy tỷ lệ lạm phát đã dự kiến:
a) 5%
b) 7%
c) 3%
d) 6%
171. Nội dung của chính sách tiền tệ
a) Kiểm soát chi tiêu của Chính phủ
b) Kiểm soát mức cung tiền và lãi suất
c) Kiểm soát tiền lương
d) Tất cả các ý trên đều sai
172. Mối quan hệ giữa NHTW với NHTM là:
a) Mối quan hệ bạn hàng
b) Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể chịu sự quản lý
c) Mối quan hệ giữa 2 cơ quan kinh doanh
d) Mối quan hệ giữa 2 cơ quan quản lý
173. 168. Giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ để tính CPI năm 2008 được chia thành 3 nhóm A, B, C. Cho biết CPI chung năm 2008 là 101,75% và các thông tin về mỗi nhóm như sau:
Nhóm
Tỷ trọng chi tiêu dành cho các nhóm năm 2008
Chỉ số giá mỗi nhóm năm 2008
A
40%
105%
B
35%
103%
C
98%
Với các thông tin trên, tỷ trọng chi tiêu dành cho nhóm C là:
a) 26%
b) 35%
c) 15%
d) Tất cả đều sai
174. Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc sẽ co tác động gián tiếp tới biến số nào sau đây:
a) Lãi suất kinh doanh của NHTM
b) Dự trữ dư thừa(Re)
c) Dự trữ bắt buộc (Rd + Re)
d) Dự trữ (R)
175. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm có tác động:
a) Mở rộng khả năng cho vay của hệ thống NHTM
b) Giảm MB
c) Tăng R
d) Tất cả đều sai
176. Khi cần thay đổi khối lượng nhỏ tièn cung ứng, NHTW không nên sử dụng công cụ nào?
a) Nghiệp vụ thị trường mở
b) Chính sách tái cấp vốn
c) Dự trữ bắt buộc
d) Hạn mức tín dụng
177. Lí do nào giải thích NHTW không nên thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
a) Sự điều chỉnh làm tăng chi phí cho các NHTM
b) Sự điều chỉnh làm giảm qui mô cho vay của các NHTM
c) Sự điều chỉnh gây khó khăn cho các ngân ahngf trong quản lý khả năng thanh khoản
d) Cả b và c
178. Giải pháp nào sau đây thuộc nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát do chi phí đẩy:
a) Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế
b) Tăng thuế thu nhập
c) Tiết kiệm nguyên vật liệu
d) Cả a và c
179. Một trong những thành phần của MB là:
a) Tiền gửi thanh toán của ngân hàng trung gian tại NHTW
b) Re
c) Rd
d) D
180. Khi thực hiện chức năng “là ngân hàng của các ngân hàng”, NHTW thực hiện các hoạt động nghiệp vụ:
a) Mở tài khoản tiền gửi và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
b) Cho các ngân hàng vay
c) Làm trung gian thanh toán cho các ngân hàng
d) Tất cả các hoạt động trên
181. Nếu NHTW không qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn thì dự trữ của hệ thống ngân hàng trung gian(R) gồm:
a) C + D
b) Re và Rd
c) MB0 + DL
d) Tất cả đều sai
182. Dự trữ của hệ thống NHTM (R) gồm:
a) Tiền mặt tại quĩ và tiền gửi tại NHTW
b) Tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHTW và tiền gửi của NHTM này tại NHTM khác
c) Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn, có tính thanh khoản
d) Cả a và c
183. Trong mô hình AD – AS, giảm AD sẽ dẫn đến:
a) Y giảm
b) P giảm
c) thất nghiệp tăng
d) cả a, b và c
184. Một trong những công cụ được ngân hàng Trung ương sử dụng trong cơ chế điều tiết tiền tệ trực tiếp.
a) Hạn mức tín dụng
b) Dự trữ bắt buộc
c) Nghiệp vụ thị trường mở
d) Chính sách tái chiết khấu
185. Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam vào thời gian.
a) Tháng 7/1999
b) Tháng 7/2000
c) Tháng 8/2001
d) Tháng 7/2002
186. Hậu quả của lạm phát cao
a) Bóp méo thông tin về thị trường
b) Giảm sút đầu tư
c) gia tăng thất nghiệp
d) cả a, b và c
187. tiền do ngân hàng Trương ương cung ứng gồm:
a) C
b) D
c) R
d) cả a và c
188. Giảm phát đã xảy ra tại Việt Nam vào năm:
a) 1999
b) 2000
c) 2001
d) 2002
189. Nhiệm vụ tái chiết khấu cảu Ngân hàng Trung ương có tác dụng.
a) Bổ xung thêm vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại
b) tăng tính linh hoạt và thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng.
c) Cho phép các ngân hàng thwong mại có thể sử dụng tối đa nguồn vốn, hạ thấp dự trữ không sinh lời.
d) tất cả các tác dụng trên
190. Ngân hàng Trung ương làm thủ quỹ cho:
a) Các ngân hàng trung gian
b) Kho bạc nhà nước
c) Không có chủ thể nào kể trên
d) cả a và b
191. Chỉ tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ là các chỉ tiêu:
a) Có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sách tiền tệ
b) Đo lường được
c) Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu trung gian
d) Cả a, b và c
192. Ngân hàng trung ương mua tín phiếu kho bạc trên thị trường tiền tệ
a) Tăng R, giảm MB
b) Tăng R, tăng MB
c) Giảm R, giảm MB
d) Giảm R, tăng MB
193. Công cụ nào sau đây của chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp đến MS:
a) Chính sách tái chiết khấu
b) Dự trữ bắt buộc
c) Nghiệp vụ thị trường mở
d) Hạn mức tín dụng
194. Công cụ nào của chính sách tiền tệ có hạn chế về tính linh hoạt
a) Chính sách tái chiết khấu
b) Dự trữ bắt buộc
c) Nghiệp vụ thị trường mở
d) Cả a và b
195. Công cụ nào ảnh hưởng tới lãi suất thị trường qua cung- cầu vốn liên ngân hàng và qua cung- cầu chứng khoán.
a) Chính sách tái chiết khấu
b) Dự trữ bắt buộc
c) Nghiệp vụ thị trường mở
d) Hạn mức tín dụng
196. Công cụ nào cho phép Ngân hàng trung ương có thể sửa chữa sai lầm dễ dàng bằng đảo ngược việc sử dụng:
a) Chính sách tái chiết khấu
b) Nghiệp vụ thị trường mở
c) Không có công cụ nào kể trên
d) Cả a và b
197. Có các số liệu dư tính cho năm 2006 giả định như sau: mức lạm phát dự kiến 95%, tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến không thay đổi so năm trước; lươg tiền cung ứng năm trước 1000 tỷ đồng; lượng tiền cung ứng năm 2006 cần tăng thêm 160 tỷ đồng. Vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đã dự kiến.
a) 4%
b) 6%
c) 5%
d) 7%
198. Nhu cầu phụ thuộc vốn ngân hàng trung ương của ngân hàng thương mại ảnh hưởng tới hiệu quả của công cụ:
a) Dự trữ bắt buộc
b) Chính sách tái chiết khấu
c) Hạn mức tín dụng
d) Cả b và c
199. Số nhân tiền (m)
a) Nhất thiết phải lớn hơn 1
b) Có thể nhỏ hơn hoặc bằng 1
c) Có thể là số dương hoặc số âm
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
200. Khách hàng đem tiền mặt vào tài khoản tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng thương mại, M1 và M2 thay đổi như thế nào?
a) M1 và M2 đều tăng
b) M1 không thay đổi, M2 tăng
c) M1 và M2 không thay đổi
d) Tất cả đều sai
201. Khi ngân hàng Trung ương mua tín phiếu trên thị trường mở, MB và MS sẽ thay đổi như thế nào?
a) MB và MS sẽ tăng
b) MB sẽ giảm và MS sẽ tăng
c) Sẽ không có bất kỳ tác động đến lượng MB và lượng MS
d) Tất cả đều sai
202. Khi ngân hàng Trung ương bán tín phiếu kho bạc cho ngân hàng thương mại, lượng dự trữ (R) và MB thay đổi như thế nào?
a) R giảm, MB không thay đổi
b) R và MB đều tăng
c) R và MB đều giảm
d) R giảm, MB tăng
203. Lượng tiền cung ứng (MS) thay đổi như thế nào khi Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền có mệnh giá lớn nhằm điều hoà kết cấu các loại tiền trong lưu thông?
a) MS tăng
b) MS không thay đổi
c) MS giảm
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
204. Tỷ trọng chi tiêu dành cho nhóm lương thực – thực phẩm dùng để tính CPI năm 2004 ở Việt Nam là bao nhiêu?
a) 60,86%
b) 49,7%
c) 47,9%
d) 57,9%
205. Chính sách tiền tệ theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 thuộc loại nào sau đây?
a) Chính sách tiền tệ đa mục tiêu
b) Chính sách tiền tệ đơn mục tiêu
c) Chính sách mục tiêu lạm phát
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
206. Mức độ đô la hoá tiền tệ được đo lường bằng chỉ tiêu nào sau đây?
a) Tiền gửi USD tại các ngân hàng
b) Tiền gửi bằng USD/M2
c) Tiền vay ngân hàng bằng USD của các doanh nghiệp
d) Tất cả đều sai
207. Có thể phân chia MB theo cách nào sau đây?
a) MB Gồm tiền mặt tại quỹ các ngân hàng thương mại, tiền gửi của Ngân hàng thương mại tại ngân hàng thương mại khác và tiền gửi của các ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương.
b) MB gồm tiền mặt tại quỹ các Ngân hàng thương mại và tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung ương.
c) MB gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại.
d) Không có cách nào đúng
208. Trường hợp sau đây là biểu hiện của hiệu ứng Fisher?
a) Lạm phát tăng 1%, làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%
b) Lạm phát tăng 1% làm lãi suất danh nghĩa giảm 1%
c) Lạm phát tăng 1% làm thất nghiệp giảm 1%
d) Lạm phát tăng 1% làm sản lượng giảm 1%
209. Lý do nào quyết định quyền phát hành tiền (MB) tập trung vào Ngân hàng Trung ương?
a) Chính phủ muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vi toàn quốc.
b) NHTƯ có cơ hội kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phát hành.
c) Để tạo uy tín cao cho giấy bạc ngân hàng và tạo thuận lợi cho việc phân phối, sử dụng nguồn thu nhập từ phát hành tiền.
d) Cả a, b và c
210. Điểm giống nhau giữa Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Thương mại.
a) Có huy động vốn để cho vay
b) Thực hiện cho vay với mục đích kiếm lời
c) Cùng có chức năng làm thủ quỹ cho khách hàng
d) Tất cả các ý kiến trên đều sai
211. Khi cần vốn doanh nghiệp đang sở hữu thương phiếu không thể:
a) Đến ngân hàng thương mại xin vay chiết khấu thương phiếu
b) Đem bán thương phiếu trên thị trường tài chính
c) Đến ngân hàng Nhà nước xin vay tái chiết khấu
d) Chuyển nhượng cho người khác để nhận được tiền vốn
212. Tín dụng Nhà nước là:
a) Quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các ngân hàng thương mại
b) Quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế
c) Quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư
d) Quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các doanh nghiệp
213. Tín dụng tiêu dùng không có đặc điểm:
a) Khối lượng tín dụng nhỏ
b) Phạm vi tín dụng hẹp
c) Thời gian tín dụng dài
d) Lãi suất thấp
214. Tín dụng có vai trò
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
b) Kích thích tăng trưởng phát triển kinh tế
c) Mang lại lợi ích cho mọi chủ thể trong nền kinh tế
d) Cả ba câu trên
215. Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong quan hệ tín dụng thương mại là
a. Hợp đồng mua bán hàng hoá
b. Giấy biên nhận nợ của bên mua chịu
c. Hồi phiếu và kỳ phiếu thương mại
d. Cả ba nội dung trên
216. Hối phiếu thương mại là văn bản:
a. Do người mua lập cam kết trả tiền người thụ hưởng
b. Do người bán lập đòi tiền người mua chịu
c. Do ngân hàng phục vụ người mua chịu lập
d. Do ngân hàng phục vụ người bán chịu lập
217. Kỳ phiếu thương mại(lệnh phiếu) là văn bản:
a. Do người mua lập cam kết trả tiền người thụ hưởng
b. Do người bán lập đũi tiền người mua chịu
c. Do ngân hàng phục vụ người mua chịu lập
c. Do ngân hàng phục vụ người bán chịu lập
218. Tín dụng thương mại có đặc điểm
a. Là quan hệ tín dụng trực tiếp
b. Là quan hệ tín dụng ngắn hạn xảy ra một chiều
c. Chỉ câu a đúng
d. Cả a và b đều đúng
219. Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ:
a. Quan hệ tín dụng thương mại là nền tảng tạo ra quan hệ tín dụng ngân hàng.
b. Tín dụng thương mại tạo ra công cụ tài chính mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng.
c. Tín dụng ngân hàng có thể thay thế hoàn toàn tín dụng thương mại
d. Không phải ba câu trên
220. Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng trong đó:
a. Chỉ có Nhà nước là người đi vay
b. Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay
c. Nhà nước là người cho vay
d. Không phải ba câu trên
221. Tại sao các chủ thể tìm đến tín dụng ngân hàng ?
a. Các ngân hàng có khả năng phân tán được rủi ro.
b. Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn
c. Nắm bắt ít thông tin về khách hàng xin vay.
d. NHTM thực hiện việc thanh toán bằng chuyển khoản
d. Tất cả đều đúng
249. Nghiên cứu quá trình tạo tiền có ý nghĩa:
a. Tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình này
b. Lợi dụng quá trình này để tạo tiền
c. NHTW kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng
d. Tất cả đều đúng
250. Các NHTM Việt Nam cần phải cơ cấu lại vốn vì:
a. Vốn chủ sở hữu quá thấp
b. Vốn Nhà nước tham gia vào các ngân hàng quá thấp
c. Vốn huy động của các ngân hàng quá thấp
d. Tất cả đều đúng
251. Người ta phân biệt khái niệm tiền và khái niệm cung tiền dựa vào:
a. Vai trò của tiền
b. Khả năng kiểm soát cung tiền của NHTW
c. Khả năng tạo ra tiền của NHTM
d. a và b
252. Nghiên cứu về cầu tiền có ý nghĩa
a. Tìm ra được các thành phần và nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền
b. Kiểm soát được cầu tiền
c. Dự tính được cầu tiền
d. a và b
253. MI nằm trong thành phần của:
a. Cung tiền
b. Cầu tiền
c. Cả cung và cầu tiền
d. Không có trong thành phần của cầu tiền
254. Tiền mặt trong quỹ của NHTM được tính vào:
a. Tổng cung tiền tệ
b. Tiền giao dịch M1
c. Khối tiền M2
d. Không được tính vào tổng cung tiền
255. Hệ số nhân M2 thay đổi tuỳ thuộc vào:
a. Các thành phần cấu thành nên khối tiền M2 và quy định về dự trữ bắt buộc
b. NHTW phát hành thêm tiền trung ương
c. Tổng cung tiền tệ
d. Tổng cầu tiền tệ
256. Đối với NHTM, dự trữ bắt buộc nhằm
a. Đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng
b. Tuân thủ yêu cầu của NHTW
c. Đảm bảo an toàn vốn
d. Cả a và b
257. NHTW quy định
a. Mức dự trữ dư thừa (dự trữ vượt quá mức)Rc
b. Tỷ lệ phân chia C và D
c. Việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
d. Tất cả các điều trên
258. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng như thế nào tới MB?
a. MB tăng
b. MB giảm
c. Cơ cấu các thành phần trong MB thay đổi
d. Cả a và c
259. Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hoàn toàn biển số nào:
a. Lượng tiền cung ứng
b. Tỷ số C/D
c. Số lượng trái phiếu Chính phủ do các Ngân hàng thương mại nắm giữ
d. Cơ số tiền MBn
260. Nguồn nào sau đây tăng dự trữ (R) của hệ thống Ngân hàng trung gian ?
a. Vay vốn giữa các ngân hàng trung gian
b. Bán tín phiếu kho bạc cho ngân hàng trung ương
c. Gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng trung ương
d. cả b và c
261. Một trong các nguồn làm tăng dự trữ (R) của hệ thống Ngân hàng trung gian là:
a. Huy động tiền gửi từ chủ thể phi ngân hàng
b. Cho khách hàng vay
c. Mua chứng khoán của Ngân hàng Trung ương
d. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
262. Sự cố gắng của Ngân hàng Trung ương để hạ thấp mức lãi suất thị trường, có thể dẫn tới:
a. Tăng chi phí sản xuất
b. Lạm phát tăng
c. Tăng nhu cầu tiết kiệm của các hộ gia đình
d. Giảm cung tiền
263. Một trong những hoạt động làm giảm MB của ngân hàng trung ương là:
a. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Bán chứng khoán cho ngân hàng thương mại
c. Khống chế trần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
d. Quy định hạn mức tín dụng cho ngân hàng thương mại
264. Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc mở rộng cung tiền:
a. Quy định tỷ lệ rc
b. Tạo ra các khoản tiền gửi
c. Quy định tỷ lệ rd
d. Cả a và b
265. Quy định dự trữ bắt buộc cho ngân hàng thương mại nhằm:
a. Đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thương mại
b. Giúp ngân hàng trung ương kiểm tra cung tiền trong nền kinh tế
c. Tạo nguồn vốn cho ngân hàng trung ương
d. Tất cả các ý kiến trên đều sai
266. Vai trò của công chúng trong việc mở rộng cung tiền:
a. Quyết định tỷ lệ C/D
b. Quyết định dự trữ vượt mức Rc
c. Quyết định DL
d. Thay đổi rc
267. Số nhân tiền tệ
a. Bằng 1 hoặc lớn hơn 1
b. Bị ảnh hưởng bởi ngân hàng trung ương, công chúng và ngân hàng thương mại
c. Rất nhạy cảm với lãi suất
d. Cùng với cơ số tiền ( MB) xác định lượng tiền cung ứng
268. Chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng trong điều kiện lạm phát do chi phí đẩy có thể dẫn đến:
a. Y giảm, P tăng
b. Y giảm, P giảm
c. Thất nghiệp tăng
d. Cả b và c
269. Lạm phát vừa phải được coi là “liều thuốc” kích thích nền kinh tế tăng trưởng xảy ra trong điều kiện:
a. Nền kinh tế chưa khai thác hết sản lượng tiềm năng
b. Nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng
c. Nền kinh tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng
d. Tất cả các ý kiến trên đều sai
270. Vốn tự có của ngân hàng thương mại nhằm:
a. Chống lại các cú sốc bất ngờ từ việc sử dụng tài sản có
b. Tăng khả năng cho vay của ngân hàng
c. Không có mục đích nào kể trên
d. Cả a và b
271. Dự trữ của hệ thống ngân hàng trung gian ( R) tăng là do:
a. Hành vi tái cấp vốn của ngân hàng trung ương
b. Các ngân hàng huy động vốn từ chủ thể phi ngân hàng
c. Các ngân hàng vay của nhau trên thị trường tiền tệ
d. Cả a và b
272. Chế độ tỷ giá nào chi phối tính độc lập trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương:
a. Thả nổi
b. Thả nổi có điều tiết
c. Cố định
d. Cả b và c
273. Công cụ dự trữ bắt buộc:
a. Thường được sử dụng phối hợp với chính sách chiết khấu nhằm thay đổi tình trạng vốn khả dụng ( R) của hệ thống ngân hàng thương mại
b. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm chứng tỏ sự giám sát tính hiệu quả của công cụ này
c. Là công cụ mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào tình trạng dự trữ của hệ thống ngân hàng
d. Cả a,b và c
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top