TCH vs BSDT

       Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc.

      Toàn cầu hóa được hiểu Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị,văn hoá,xã hội v.v...Về kinh tế toàn cầu hóa dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế làm cho nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng, Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia, Sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn,nhât là các công ty khoa học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), tổ chức thương mại thế giới (WTO), liên minh châu Âu(EU), diễn đàn hợp tác Á-Âu(ASEM)...Các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. Về văn hóa, giao thoa giữa các nền văn hóa tạo sẽ tạo ra những giao thoa về kinh tế. Về an ninh quân sự, sự phối hợp giữa các quốc gia trong vấn đề bảo đảm an ninh toàn cầu, truy bắt và xử lý tội phạm quốc tế. Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác động và chi phối, chúng ta không thể không nói đến văn hóa. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Cũng như các hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hoá cũng là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Ở mỗi quốc gia, khi tiếp nhận quá trình toàn cầu hoá thì cả hai mặt này đều bộc lộ ra. Toàn cầu hóa một mặt tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và làm phong phú nền văn hóa của dân tộc. Cơ hội lớn nhất của việc hội nhập WTO đem lại cho chúng ta cơ hội tham gia các thị trường thế giới với tư cách một thành viên bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Đây chính là 1 trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn,nghệ thuật biểu diễn, sách báo...đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch, văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử...Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiên thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ lối sống, nếp sống năng động,sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại. Chúng ta cũng có những cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc. ; Mặt khác, nó cũng là nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua toàn cầu hóa, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, "văn hóa phẩm" độc hại dễ dàng được du nhập, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông, những luồng tư tưởng văn hóa mới, quá xa lạ với truyền thống, đạo đức dân tộc ảnh hưởng đến quan hệ gia đình, xã hội dẫn đến những tiêu cực về đạo đức. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp của chúng ta theo đuổi bấy lâu nay dễ bị phai nhạt ngay tron cả một số Đảng viên. Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát lan truyền như nấm sau mưa. Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị nhạt nhòa. Ngày càng bén rễ là tâm lý”khôn sống, mống chết”,”mạnh được, yếu thua”,”cá lớn nuốt cá bé”...

      Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ân tộc là cô cùng quan trọng. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là sự lựa chọn văn hóa cho phát triển bền vững. Phát triển bền vững chính là sự tiến lên của một trạng thái kinh tế thể hiện ở mức sống sung túc của nhân dân, một cuộc sống luôn được cải thiện trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trên con đường tiến lên ấy, bản sắc văn hóa dân tộc là căn cứ để ứng xử với mọi vấn đề.

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá của đất nước ta. Toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực tác động đến nền văn hoá dân tộc. Chúng ta kiên quyết chống sự áp đặt các giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống theo lối “Âu hóa, Mỹ hoá”. Mặt khác, chúng ta cần chủ động học tập, tiếp thu những giá trị tích cực, những tinh hoa của văn hoá nhân loại để làm giàu cho mình, tránh tư tưởng khép kín, bài ngoại. Đảng ta đã khẳng định nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nền văn hoá mang tính dân chủ và nhân văn sâu sắc, tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, đây cũng là nền văn hoá hiện đại, hiện đại về nội dung, hình thức thể hiện cũng như hiện đại về cơ sở vật chất kỹ thuật để chuyển tải nội dung. Tính chất tiên tiến phải thống nhất hữu cơ với tính chất dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của nền văn hoá, thống nhất giữa trình độ tư duy, cách cảm nhận, cách suy nghĩ, triết lý sống, ý chí và bản lĩnh, cốt cách, nhân cách, phẩm chất của nền văn hoá với hình thức biểu hiện bên ngoài của nó.  Đảng ta đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo ”1.Bản sắc văn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử - cụ thể, luôn luôn tự đổi mới trên cơ sở loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và xây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của thời đại. Vì vậy, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc phải đi liền với việc chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ. Bảo vệ và phát huy BSVHDT trong điều kiện hiện nay chính là việc bảo vệ, giữ vững, phát triển và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, đức hy sinh cao thượng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, bảo đảm sự ổn định, phát triển đất nước bền vững theo mục tiêu đã chọn; truyền thụ bản sắc văn hoá dân tộc cho các thế hệ mai sau và quảng bá giá trị văn hoá dân tộc ra khu vực và thế giới…, để làm được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực tham gia, với nhiều nội dung và cách thức khác nhau. Trong đó, thanh niên đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVHDT . Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răng đe dạy và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết mà mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.....các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người... Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, thanh niên phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác,  phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương .Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay, các tầng lớp thanh niên đã tiếp bước cha anh, nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ, nêu cao chí tiến thủ, phát huy phẩm chất tốt đẹp và thế mạnh của tuổi trẻ, xung kích, đảm đương những việc khó, nơi khó, chấp nhận mọi gian nan, thách thức, chủ động, sáng tạo, góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu trong lao động sản xuất, làm kinh tế, trong hoạt động văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,… đã làm sâu sắc thêm niềm tự hào của thế hệ trẻ trong giai đoạn mới. Bên cạnh các công trình thanh niên phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, nhiều cấp bộ Đoàn đã quan tâm đầu tư các công trình, phần việc thanh niên góp phần hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở Đoàn vùng sâu, vùng xa; chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

   Là một thanh niên Việt Nam em tự thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh việc không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức cho bản thân từ các nền văn hóa khác để phục vụ cho đất nước, bản thân em cũng cần phải biết giữ gìn những truyền thống tốt đẹp trong gia đình, quan hệ xã hội. Phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn BSVHDT, là một thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế… góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: