Câu 6
Câu 6: Thể chế bầu cử và tiến trình của một cuộc bầu cử?
· Thể lệ bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử
1. Nguyên tắc phổ thông: là nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức các cuộc bầu cử công dân, ko phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, HĐND Theo quy định của pháp luật.
Pháp luật cũng quy định những trường hợp đặc biệt ko được tham gia bầu cử: mất trí nhớ, vi phạm pháp luật, đang bị giam giữ.
2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp: cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thẳng cho người đó làm ĐBQH hay ĐBHĐND không thông qua người khác.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu.
3. Nguyên tắc bỏ phiếu kín: cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu , tự mình gạch tên người ứng cử viên mà mình ko tín nhiệm ở phiếu bầu đã được in sẵn.
Tự mình bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu, ko một người nào được xem cử tri viết phiếu.
4. Nguyên tắc bình đẳng: mọi cử tri tham gia vào việc bầu cử có quyền và ngĩa vụ như nhau.
Các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử có cơ hội và điều kiện tranh cử như nhau.
Kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ững cử viên, là cơ sở xác định kết quả trúng cử.
· Tiến trình của một cuộc bầu cử.
1. Ấn định ngày bầu cử:
+ Do UBTVQH xác định và phải vào ngày chủ nhật để mọi người có điều kiện tham gia đầy đủ.
+ Ngày bầu cử được ấn định chậm nhất là 60 - 90 ngày trước ngày bầu cử.
+ Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn thì Ban bầu cử phải báo cáo với Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
+ Trước cuộc bỏ phiếu 10 ngày, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu.
+ Cử tri chỉ được đi bỏ phiếu đúng vào ngày đã được ấn định trước trên toàn quốc. Tuy vậy, đối với một số vùng miền có khó khăn về giao thông, liên lạc, việc bầu cử có thể tiến hành sớm hơn ngày đã ấn định để kết quả bầu cử có thể kịp chuyển về tổng hợp chung - đảo Trường Sa (Khánh Hoà) và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng)
2. Thành lập hội đồng bầu cử:
+ Thành lập hội đồng bầu cử bao gồm đại diện các tổ chức xã hội, Đảng, nhà nước, ở TW do UBTVQH thành lập, hội đồng bầu cử khoảng 15 -20 người.
+ Hội đồng có nhiệm vụ lãnh đạo công việc bầu cử chung, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các qui định pháp luật bầu cử trên lãnh thổ tiến hành cuộc bầu cử.
+ Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử; lập và công bố danh sách ứng cử viên theo từng đơn vị bầu cử.
+ Xét và giải quyết các khiếu nại và tố cáo về công tác của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các tổ chức bầu cử cấp dưới chuyển đến; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; Giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử.
+ Kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước; Xét và quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.
+ Công bố kết quả bầu cử trong cả nước, cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử.
3. Phân chia các đơn vị bầu cử:
+ Việc phân chia các đơn vị bầu cử thường theo các đơn vị hành chính cấp huyện, quận và tương đương hoặc 2,3 quận, huyện , thành phố tực thuộc tỉnh.
+ Đơn vị bầu cử và lãnh thổ với một số dân tương ứng nhất định và được bầu ra một lượng ĐBQH hoặc HĐND nhất định.
+ Số lượng đại biểu được bầu cử cho mỗi đơn vị bầu cử phụ thuộc vào số lượng dân cư sống trên một đơn vị bầu cử.
+ Ban bầu cử ở các đơn vị bầu cử ( khoảng 9 – 15 người ) gồm có trưởng ban, phó trưởng ban và thư kí ban.
+ Ban bầu cử có nhiệm vụ: kiểm tra, đôn dốc việc thi hành, việc chấp hành luật bầu cử. xét và giải quyết khiếu nại , tố cáo của cử tri về hoạt động của tổ bầu, phân phối các phiếu
+ Các khu vực bỏ phiếu phải bảo đảm thuận tiện cho cử tri bỏ phiếu đồng thời cũng dễ cho đơn vị bầu cử.
4. Giới thiệu ứng cử viên:
+ Tất cả các tổ chức xã hội, trong đó có ĐCS dưới sự phối hợp của Mặt trận Tổ Quốc tiến hành giới thiệu ứng cử viên. MTTQ là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên ĐBQH và ĐBHĐND.
+ Các cá nhân có quyền tự ứng cử nếu đủ điều kiện về tuổi, năng lực và tín nhiệm của cử tri.
+ Để có danh sách các ứng cử viên chính thức, MTTQ phải tổ chức 3 hội nghị hiệp thương cơ bản giữa các tổ chức là thành viên.
5. Quá trình lập danh sách cử tri:
+ Tất cả công dân VN 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử chỉ trừ những người mất trí nhớ, vi phạm pháp luật, đang bị giam giữ.
+ Việc lập và niêm yết danh sách cử tri phải được thực hiện chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử. Mỗi cử tri được ghi rõ họ tên, năm sinh vào danh sách cử tri.
+ Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin khác của địa phương
+ Cử tri là sinh viên, học sinh, học viên ở các trường chuyên nghiệp, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
6. Tiến hành bỏ phiếu:
+ Bỏ phiếu kín là một trong những nguyên tắc quan trọng và là một trong những đảm bảo quan trọng của sự tự do thể hiện nguyện vọng của cử tri.
+ Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri phải xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc thẻ cử tri do nhân viên phụ trách bầu cử cung cấp đồng thời nhận phiếu bầu. Cử tri viết trong phòng kín sau đó gấp lại hoặc cho vào phong bì dán lại rồi ra ngoài tự tay bỏ vào thùng phiếu.
+ Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng (07giờ GMT) đến bảy giờ tối (19 giờ GMT). Tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Và không được phép tổ chức tuyên truyền vận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu.
+ Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
+ Nếu vì một lý do đặc biệt cần phải hoãn ngày bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo cho ban bầu cử biết để hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
7. Kiểm phiếu và xác định kết quả của cuộc bầu cử:
+ Kiểm phiếu và xác định kết quả của cuộc bầu cử do các nhân viên của tổ chức bầu cử đảm nhận.
+ Số phiếu bầu phải được phân ra làm 2 loại: phiếu bầu hợp lệ và phiếu bầu ko hợp lệ.
+ Sau khi nhận được biên bản của các tổ bầu cử, Ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
+ Người trúng cử là những người có số phiếu quá bán trở lên trên tổng số phiếu hợp lệ .
+ Trong trường hợp có nhiều người có phiếu ngang nhau , người nhiều tuổi hơn sẽ trúng cử.
+ Sau khi nhận được biên bản xác định kết quả bầu cử của các ban bầu cử gửi về, hội đồng bầu cử làm biên bản tổng kết bầu cử.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top