Câu 5

Câu 5: Thể chế chính trị VN được thể hiện trong một số nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992 năm 2001?

Có những thay đổi rất căn bản:

·         Về tổ chức nhà nước : đặt cơ sở pháp lí cho việc phân công quyền lực giữa các thiết chế nhà nước, tiến tới mô hình tổ chức ko có cơ quan nào độc quyền quyền lực. Chính phủ được tổ chức và hoạt động với 2 tư cách : cơ quan chấp hành của quốc hội và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất .

·         Về chế độ kinh tế: chuyển đổi nền kinh tế dựa trên 2 hình thức sở hữu ( toàn dân và tập thể) sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

·         Chính sách đối ngoại: xác định lại cho thực tế  và thể hiện sự mềm dẻo hơn so với hiến pháp 1980

·         Sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội tiếp tục được khẳng định và đây là nguyên tắc ko thể thay đổi của CMVN.

·         Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của TCCT:

-          Khẳng định những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được trong những năm qua.

-          Khẳng định bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

-          Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và nhấn mạnh Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM là kim chỉ nam của mọi hành động của Đảng.

-          Xác định vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống chính trị và đề cao vai trò của các tổ chức CT – XH, ko chỉ là “chỗ dựa vững chắc của nhà nước” mà còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

-          Nguyên tắc tập quyền trong thể chế nhà nước khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

-          Phủ nhận chính trị đối với nguyên tắc phân quyền, nhưng sử dụng các hạt nhân hợp lí của nó trên bình diện tổ chức – kỳ thuật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: