Nội dung của cải cách quản lý TCC
4.3 Nội dung của cải cách quản lý TCC
1. Cải cách thuế:
- Thu ngân sách phải so sánh với qui mô nền kinh tế
+ Bao quát các nguồn thu và cơ cấu thu bền vững và hợp lý.
+ Tái phân phối lại thu nhập thông qua thuế
+ Tạo điều kiện tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng hệ thống thuế hợp nhất, xóa bỏ hàng rào thuế quan.
+ Giảm sự quá tải của hệ thống quản lý thuế bằng cách giảm chi phí công cụ thuế, hiện đại hóa công tác thu nộp thuế và tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế.
- Thay đổi tư duy, coi đối tượng nộp thuế là khách hàng, cơ quan thuế cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đảm bảo sự thỏa mãn của đối tượng nộp thuế và nâng cao sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
2 Nâng cao hiệu quả chi tiêu công
- Hoàn thiện các thể chế về quản lý chi tiêu công.
- Mở rộng công khai, minh bạch tài chính đối với việc quản lý , sử dụng NSNN.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình từng cá nhân đối với nguồn tài chính được giao.
- Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát và chế tài nghiêm khắc để truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức gây thất thoát, lãng phí.
- Huy động khu vực tư tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội.
3 Tăng cường quản lý nợ công
- Có kế hoạch tổng thể về huy động vốn của Chính phủ.
- Xác định hạn mức vay nợ nước ngoài sao cho không vượt quá giới hạn an toàn cho phép đồng thời lựa chọn các lĩnh vực phù hợp để vận động ODA nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả ngồn vốn ODA.
4 Tăng cường phân cấp QLNSNN
Thực hiện sự phân tách rõ ràng hơn giữa các cấp ngân sách. Trong đó chính quyền địa phương có sự tự chủ và quyền quyết định lớn hơn về ngân sách của cấp mình.
5 Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu công nhằm hỗ trợ người nghèo một cách hiệu quả.
- Phân bổ ngân sách vào những dịch vụ công mà người nghèo sử dụng nhiều nhất: y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý...
- Nâng cao hiệu quả của các chương trình mục tiêu về giảm nghèo theo hướng bền vững.
- Mở rộng diện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng nghèo và nâng dần mức hỗ trợ, đặc biệt cần tăng cường tín dụng đối với người nghèo.
6 Lập ngân sách theo kết quả đầu ra
Lựa chọn các chương trình và hoạt động có thể thông qua việc phân tích chi phí, lợi ích của các phương án chiến lươc để đạt được mục tiêu mong muốn.
7 Lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn
- Xây dựng một ngân sách thống nhất bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên nguồn lực của chính phủ của khu vực tư của các nhà tài trợ.
- Chú trọng tới hiệu quả hoạt động của các ngành, các địa phương đưa ra 1 tầm nhìn trung hạn để các ngành và địa phương có thể lập kế hoạch trong thời kỳ trung hạn đó.
8 Bảo toàn và phát triển tài sản công
- Hoàn thiện các thể chế của nhà nước về quản lý và sử dụng tài sản công.
- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng tài sản công trong từng cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top