Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công
4. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công
4.1. Cải cách tài chính công trong xu thế cải cách hành chính
Cải cách hành chính nhà nước là một quá trình chuyển đổi từ nền hành chính theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang nền hành chính của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi đó nhằm hình thành và xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức, phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phục vụ nhân dân.
Ở nước ta, công cuộc cải cách hành chính bắt đầu được triển khai từ khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ XX, với sự ra đời của Nghị quyết 38/CP ngày 4-5-1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII, tháng 1-1995 đã đặt cải cách hành chính thành một nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện ở đất nước ta và xác định cải cách hành chính là trọng tâm của công cuộc xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, thực tế đã cho thấy, chúng ta chỉ có thể thực hiện cải cách hành chính thành công khi tiến hành đồng thời với việc cải cách hành chính công. Thông qua hoạt động thu- chi bằng tiền của Nhà nước, tài chính công phản ánh các mối quan hệ giữa Nhà nước , tài chính công phản ánh các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế- xã hội khác trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện đúng các chức năng vốn có của mình. Hiệu quả của quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực của bộ máy Nhà nước, vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan trong bộ máy này. Từ nhận thức đó, cải cách tài chính công trở thành một nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.
Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với tài chính công được thể hiện:
- Việc thực thi hoạt động của bộ máy Nhà nước gắn liền với cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đó.
- Việc phân cấp quản lý hành chính phải tương ứng với sự phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý tài chính công để đảm bảo kinh phí cho hoạt động có hiệu quả ở mỗi cấp.
- Bản thân mỗi cấp chính quyền trong bộ máy hành chính đều có trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong quản lý tài chính công ở phạm vi của mình.
- Các thể chế về quản lý tài chính công có tác dụng chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước theo mong muốn của Nhà nước.
- Quy mô và cơ chế chi tiêu tài chính công, đặc biệt là để trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, có tác động quan trọng đến việ phát huy năng lực của đội ngũ trong công việc đó.
- Nhà nước thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
4.2. Nội dung của cải cách tài chính công
Cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, cải cách tài chính công là vấn đề nhạy cảm, luôn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức cả từ phía khách quan và nội tại, vì vậy, quá trình cải cách tài chính công cần phải được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, từng năm với những biện pháp cụ thể.
Nội dung của cải cách tài chính công bao gồm:
1 , động viên hợp lý phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ktế trong xhội; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế , các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công, thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, giành nguồn lực cho con người và phấn đấu giảm dần bội chi Ngân sách
2. tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp NN, quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài, giữ mức Nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn
3. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí NN và cơ chế xây dựng, triển khai các ứng dụng KH-CN, chuyển các đơn vị sự nghiệp KH-CN sang cơ chế tự chủ, phát triển các dn KH-CN, xây dựng đồng bộ các chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng cho các nhân tài KH-CN
4. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan Hành chính NN, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí cho số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát kết quả đầu ra
5. NN đẩy mạnh đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục-thể thao
Những nội dung cải cách tài chính công được trình bày ở trên có tác động trực tiếo đến hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, làm tăng tính tự chủ của các đơn vị gắn với sự chủ động về tài chính; tạo ra cơ chế tài chính khuyến khích các đơn vị chi tiêu có hiệu quả, hướng vào kết quả đầu ra và tiết kiệm ngân sách, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động. Đó chính là những động lực thúc đẩy các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đổi mới về tổ chức, phương hướng hoạt động và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top