TCBV 6

Tiếp cận bền vững

Chương vi

Vấn đề môi trường trong

dự án phát triển nông thôn

Phạm ngọc hải

Chương VI

Vấn đề môi trường trong dự án phát triển nông thôn

6.1. Khái quát chung

I-Tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong dự án phát triển

Để sự phát triển trở nên bền vững, việc giảm bớt các tác động môi trường là hết sức cần thiết. Cùng với các hoạt động phát triển, các tác động môi trường ngày càng phức tạp, có quy mô lớn hơn và hậu quả càng nghiêm trọng. Bởi thế, " Phân tích vấn đề môi trường và cụ thể là Đánh giá tác động môi trường, như một công cụ được tiến hành cho các hoạt động phát triển, mà các hoạt động này có khả năng tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường và phải được giải quyết một cách tốt nhất ".

ĐTM được áp dụng trước hết để đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của các dự án phát triển ví dụ như một nhà máy phát điện, một con đập, hồ chứa hay các tổ hợp công nghiệp. Việc xét đầy đủ các vấn đề môi trường khi xem xét các phương án sẽ giúp xác định được phương án phát triển bền vững nhất.

II -Mục đích của phân tích vấn đề môi trường trong DA.PTNT

- Mục đích trực tiếp là:

 Cải thiện môi trường của vùng dự án;

 Đảm bảo tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả;

 Đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu những TĐMT;

 Góp phần trong việc ra quyết định bao gồm cả các điều khoản về môi trường và các điều kiện cho việc thực hiện dự án.

- Mục đích lâu dài là:

 Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người;

 Tránh những sự phá hủy nghiêm trọng đối với môi trường;

 Giữ gìn những tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái có giá trị cao;

 Đề cao các khía cạnh xã hội của dự án.

III - Một số vấn đề về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

Thế giới:

• Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi khai thác một cách quá mức tài nguyên thiên nhiên

• Các chất thải các chất phóng xạ

• Nhiều vùng đất bị sa mạc hóa hoặc bị ô nhiễm

• Tỷ lệ dân số nghèo nàn lạc hậu khá lớn

• Thiếu nước, thiếu lương thực, chiến tranh xẩy ra liên miên

• Rừng nhiệt đới và thảm phủ bị tàn phá nặng nề

• Tốc độ đô thị hóa lớn không thể kiềm chế, các thành phố siêu lớn đang là tiêu điểm phải quan tâm về sức khỏe và môi trường

Việt Nam:

Ngoài những vấn đề môi trường chung theo đánh giá của UNEP và của WB có thể kể ra một số vấn đề môi trường cơ bản sau:

• Việc chặt phá rừng bừa bãi vẫn chưa hoàn được kiểm soát;

• Ô nhiễm do hoạt động và chất thải từ các khu công nghiệp;

• Ô nhiễm môi trường làng nghề;

• Hạn hán trên diện rộng khá thường xuyên, đặc biệt ở vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

• Suy giảm nguồn nước ngầm ở vùng Tây Nguyên do khai thác bừa bãi

• Suy giảm chất lượng nước ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn

IV - Các loại hình tác động môi trường và khái niệm về đánh giá tác động tổng hợp

Các tác động môi trường có thể được phân loại theo các khía cạnh khác nhau như sau:

 Loại hình: lý- sinh học, sức khỏe, xã hội hay kinh tế

 Bản chất : trực tiếp hay gián tiếp, lũy tích

 Cấp độ: Cao, trung bình, thấp

 Phạm vi: địa phương, vùng, đa quốc gia hay toàn cầu

 Thời gian: trước mắt hay lâu dài

 Tính chất theo thời gian : tạm thời hay vĩnh viễn

 Tính chất xuất hiện: ít có khả năng xẩy ra hay xẩy ra nhiều

 Tính tất yếu: có thể đảo ngược hay không thể đảo ngược

 Mức độ quan trọng : không quan trọng hay quan trọng

Khi tiến hành ĐTM, trước đây thường chỉ xem xét các tác động vật lý và sinh học của các dự án, ví dụ như ảnh hưởng đến chất lượng nước và không khí, quần thể động vật và thực vật, mức độ gây tiếng ồn, các đặc trưng khí hậu và thủy văn. Dần dần, các quá trình ĐTM đã phân tích một loạt các dạng tác động khác nhau trong một khuôn khổ chung. Những dạng tác động đó bao gồm các khía cạnh môi trường xã hội, kinh tế và sức khỏe công đồng.. Người ta gọi là đánh giá tác động tổng hợp.

Quá trình ĐTM phải đề cập đến những tác động sau đây:

 Tác động đến môi trường vật lý - sinh học và việc sử dụng tài nguyên

 Tác động xã hội và văn hóa

 Sức khỏe và an toàn

 Kinh tế và tài chính

 Cảnh quan

 Các quyền của người dân

Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của đánh giá tổng hợp cũng biến đổi theo các yêu cầu về luật pháp và các điều kiện thực tế . ở nhiều nước, ĐTM được bổ sung bằng các nghiên cứu riêng về các tác động xã hội và sức khỏe cộng đồng.

V - Các nguyên tắc cơ bản của ĐTM

 Tính toàn vẹn - quá trình ĐTM phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi;

 Tính thiết thực (hữu dụng) - quá trình ĐTM phải cung cấp các thông tin thích hợp và đầy đủ cho việc ra quyết định;

 Tính bền vững - quá trình ĐTM phải dẫn đến việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường đủ để giảm thiểu những tác động tiêu cực nghiêm trọng và tránh những tổn thất không thể đảo ngược về tài nguyên

6.2. Yêu cầu về phân trách nhiệm và khung thể chế cho ĐTM

Đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển là một yêu cầu bắt buộc được quy định bằng các văn bản pháp lý, ở Việt Nam, Luật Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994, trong đó quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động và các dự án phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, an ninh, quốc phòng đều phải thực hiện việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của Nhà nước.

I - Phân công trách nhiệm về bảo vệ môi trường

Về nguyên tắc, mọi tổ chức, mọi đoàn thể, mọi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường được phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức sản xuất và được quy định cụ thể :

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành phụ trách phù hợp với quy định của Luật bảo vệ Môi trường.

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành các văn bản về bảo vệ môi trường ở địa phương;

- Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường, phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường.

II - Luật và các văn bản dưới luật về Bảo vệ môi trường

Như đã đề cập, Luật bảo vệ môi trường đã được ban hành năm 1993 ở Việt Nam với 7 chương, 55 điều. Ngoài ra còn các văn bản dưới luật như:

- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về hưỡng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư 1420/MTg ngày 26/11/1994 về hướng dẫn thực hiện ĐTM ;

- Quyết định 1806/QĐ-MTg ngày 31/12/1994 hướng dẫn quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Thông tư số 714/MTg ngày 3/4/1995 ban hành mẫu phiếu thẩm định báo cáo ĐTM;

- Thông tư số 715/MTg ngày 3/4/1995 hướng dẫn và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

- Quyết định số 1860/QĐ-MTg về tổ chức và hoạt động thực hiện báo cáo ĐTM, được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 31/12/ 1995;

- Luật Lao động được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh ban hành ngày 5/7/1994;

- Thông tư 1100/MTg ngày 20/8/1997 hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư;

- Để triển khai thực hiện ĐTM theo yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường đối với các dự án phát triển tài nguyên nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 111-1997 "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước - soát xét lần 1" theo quyết định số 1119 NN-KHCN/QĐ.

Luật Môi trường và các văn bản dưới luật là cơ sở để thực hiện việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

III - Tiêu chuẩn môi trường và việc áp dụng tiêu chuẩn

-TCVN/1995: Hệ thống tiêu chuẩn này là cơ sở chính để so sánh chất lượng môi trường. Để tiến hành lập báo cáo ĐTM phải sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đối với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn môi trường cần thoả thuận bằng văn bản với các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

-Tiêu chuẩn Bộ, tiêu chuẩn ngành: Hiện nay trong hệ thống TCVN về môi trường vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn cho các loại hình môi trường cụ thể, do vậy cần thiết sử dụng các tiêu chuẩn bộ và ngành để bổ sung, cụ thể:

- TCVN5937/1995: Quy định đối với chất lượng môi trường không khí

- TCVN5939/1995: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp.

Đối với môi trường nước, các TCVN đã đưa ra TCVN 5942/1995 - Quy định đối với nước mặt, TCVN 5943/1995 - Quy định đối với nước biển ven bờ và TCVN 4944/1995 - Quy định đối với nước ngầm, TCVN 5945 - Quy định đối với nước thải công nghiệp.

6.3. Quá trình Phân tích vấn đề môi trường

Quá trình đánh giá tác động môi trường của một dự án phát triển nói chung được thể hiện trên hình 6.1. Bao gồm các giai đoạn :

Sàng lọc môi trường, Xác định phạm vi, Phân tích tác động, Giảm thiểu và quản lý tác động, Báo cáo đánh giá tác động môi trường ,Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Ra quyết định

Các giai đoạn và các hoạt động của quá trình ĐTM thường diễn ra song song với các hoạt động của một chu trình dự án. Hình 6.2 mô tả các vấn đề và các hoạt động môi trường trong các giai đoạn của một chu trình dự án.

Hình 6.1: Sơ đồ quá trình ĐTM được tổng quát hóa

Hình 6.2: Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM

I - Sàng lọc môi trường

Mục đích của sàng lọc môi trường là để xác định được những đề án cần phải được ĐTM và loại trừ những đề án không cần phải ĐTM.

Việc tiến hành xác định sơ bộ các tác động có thể xảy ra của một đề án đối với môi trường và mức độ quan trọng mang tính so sánh của tác động đó. Chỉ có một số rất ít dự án, thường là các dự án lớn, cần phải được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ bởi các dự án này được xem là có những tác động xấu đáng kể tiềm tàng đối với môi trường.

Quá trình sàng lọc môi trường có thể có một trong số bốn kết quả sau:

 Không cần ĐTM ở bất cứ mức độ nào;

 Phải đánh giá tác động môi tường một cách đầy đủ và toàn diện;

 Cần phải có thêm một ĐTM hạn chế (thường được gọi là đánh giá ban đầu hoặc sơ bộ);

 Cần phải nghiên cứu thêm để xác định mức độ của ĐTM yêu cầu (thường được gọi là đánh giá hay kiểm tra môi trường ban đầu (IEE)

Các thủ tục sàng lọc môi trường được áp dụng cho mục đích này có thể phân thành hai nhóm lớn theo các tiếp cận khác nhau:

 Tiếp cận quy tắc hay chuẩn hóa - các dự án cần hay không cần thực hiện ĐTM được định nghĩa rõ hoặc được liệt kê trong các điều luật hoặc các quy định;

 Tiếp cận tùy biến - các dự án được sàng lọc riêng biệt hoặc theo từng trường hợp, sử dụng các tài liệu hướng dẫn.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong sàng lọc môi trường bao gồm:

 Định nghĩa theo luật (hoặc chính sách) của các đề án theo đó có yêu cầu hay không cần ĐTM ;

 Danh mục bao gồm các dự án (có hoặc không có ngưỡng) theo đó việc thực hiện ĐTM là bắt buộc một cách tự động;

 Danh mục loại trừ của các hoạt động không cần phải thực hiện ĐTM bởi các tác động của chúng không đáng kể hoặc được miễn trừ theo luật (ví dụ: an ninh quốc gia hoặc các hoạt động trong tình trạng khẩn cấp);

 Các tiêu chí cho việc sàng lọc từng trường hợp cụ thể của các dự án để xác định những dự án cần phải đánh giá tác động môi trường.

Khi các danh mục dự án bắt buộc phải có ĐTM được sử dụng, việc sắp xếp trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, một số đề án nằm trên vùng ranh giới ngưỡng được liệt kê, và các tác động môi trường có thể không rõ ràng hoặc không chắc chắn phải thực hiện sàng lọc theo từng trường hợp, Trên cơ sở dùng các chỉ dẫn và các tiêu chuẩn được thiết lập để tiến hành sàng lọc môi trường.

Như vậy có thể thấy sàng lọc môi trường là một quá trình linh hoạt và có thể mở rộng thành các dạng nghiên cứu ĐTM sơ bộ. Các thủ tục "sàng lọc mở rộng" có thể bao gồm:

 Kiểm tra môi trường ban đầu

 Tổng quan môi trường - tiến hành như một đánh giá nhanh của các vấn đề môi trường và các tác động môi trường của dự án;

 Sàng lọc lớp - tiến hành cho một họ của các dự án nhỏ có tính lặp đi lặp lại mà ở đó các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu đã biết nhưng ở dạng tiềm năng, có các tác động tích lũy.

II - Xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường

Xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường bao gồm:

 Những vấn đề quan trọng cần được xem xét trong quá trình ĐTM;

 Biên không gian và thời gian thích hợp cho nghiên cứu ĐTM;

 Những thông tin cần thiết;

 Những tác động và yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu chi tiết.

Quá trình xác định phạm vi còn giúp xác định những phương án thay thế khả thi. Quá trình xác định phạm vi có thể nhằm đến toàn bộ hoặc chỉ một số trong các mục đích dưới đây:

 Thông tin cho công chúng về dự án;

 Xác định những bên liên đới chính, mối quan tâm và vai trò của họ

 Xác định các phương án thay thế hợp lý cho đề xuất dự án;

 Làm nổi bật những vấn đề quan trọng và những tác động đáng kể cần được nghiên cứu làm rõ hơn bởi ĐTM;

 Xác định giới hạn cho ĐTM về không gian, thời gian và đối tượng;

 Đặt ra các yêu cầu đối với việc thu thập thông tin cơ bản;

 Soạn được các điều khoản cho nghiên cứu ĐTM.

Những nguyên tắc xác định phạm vi bao gồm:

 Xác định phạm vi phải là một quá trình;

 Thiết kế quá trình xác định phạm vi cho mỗi dự án, có xét đến môi trường và những tác động;

 Xác định phạm vi ngay sau khi có đủ thông tin;

 Phải giải thích đề án và quá trình xác định phạm vi với đầy đủ thông tin;

 Chỉ rõ vai trò và đóng góp của các bên liên đới ;

 áp dụng tiếp cận có hệ thống, nhưng thực thi một cách linh hoạt;

 Đưa ra các kết quả để hướng dẫn chuẩn bị ĐTM;

 Xử lý kịp thời các thông tin mới

Quá trình xác định phạm vi thường bao gồm các chức năng sau đây:

 Xác định phạm vi các mối quan tâm của cộng đồng và giới khoa học về dự án;

 Phân tích đánh giá những mối quan tâm này để xác định mức độ quan trọng của chúng.

 Tổ chức và xếp thứ tự ưu tiên những vấn đề quan tâm để làm nổi bật quyết định về những việc sẽ được nghiên cứu chi tiết trong giai đoạn tiếp theo.

Vấn đề xác định phạm vi được thực hiện theo ba bước sau:

Bước 1: Soạn thảo một "danh sách dài" những mối quan tâm từ những thông tin sẵn có và sự đóng góp của các bên liên đới. Không được cố tình loại bớt hoặc đánh giá trước các mối quan tâm vào giai đoạn này.

Bước 2: Rút ra một "danh sách ngắn" các vấn đề cốt lõi và các vùng có vấn đề, dựa trên mức độ quan trọng tiềm tàng của chúng đối với các hoạt động phát triển.

Bước 3: Sắp xếp theo thứ tự các vấn đề cốt lõi vào các nhóm tác động có tham khảo đến các mục tiêu chính sách và trên cơ sở khoa học

Việc tổng hợp như vậy cung cấp cho việc soạn thảo các điều khoản cho một nghiên cứu ĐTM.

Một TOR cho nghiên cứu đánh giá tác động môi trường toàn diện có thể bao gồm những mục sau đây:

 Mục đích và ứng dụng của TOR;

 Báo cáo về sự cần thiết và các mục tiêu của dự án;

 Nền tảng và mô tả dự án;

 Vùng nghiên cứu và vùng tác động;

 Các chính sách hiện hành và các mối quan tâm về thể chế;

 Các yêu cầu ĐTM và các chi tiết liên quan đến việc ra quyết định;

 Các điều khoản đối với sự tham gia của cộng đồng;

 Các phương án thay thế cần được kiểm tra;

 Các tác động và các vấn đề cần được nghiên cứu;

 Các nghiên cứu cần được triển khai (ví dụ: cách tiếp cận, các biên thời gian và không gian);

 Các yêu cầu đối với việc giảm thiểu và giám sát môi trường;

 Những thông tin và số liệu phải có trong Báo cáo ĐTM;

 Khung thời gian cho việc hoàn thành quá trình ĐTM;

 Các biện pháp để điều chỉnh TOR nếu cần.

III - Phân tích tác động

Giai đoạn phân tích tác động có thể chia thành 3 giai đoạn sau đây:

 Nhận dạng - để định rõ những tác động đi kèm với mỗi giai đoạn của dự án và các hoạt động được thực hiện;

 Dự đoán - để dự báo bản chất, biên độ, phạm vị không gian và thời gian của các tác động chính;

 Đánh giá - để xác định tầm quan trọng của các tác động dư, nghĩa là sau khi đã tính đến hiệu quả dự báo của các biện pháp giảm thiểu.

Những yêu cầu này thường phải được chỉ rõ trong TOR.

Trong nhiều hệ thống ĐTM, khái niệm môi trường được định nghĩa theo nghĩa rộng. Tác động môi trường có thể bao gồm:

 Sức khỏe và an toàn của con người;

 Quần thể động vật, thực vật, các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học;

 Đất, nước, không khí, khí hậu và cảnh quan;

 Sử dụng đất, các tài nguyên thiên nhiên và các vật liệu thô;

 Các khu vực được bảo vệ, các khu vực có ý nghĩa quan trọng về khoa học, văn hóa và lịch sử đã được định rõ;

 Nghề nghiệp, lối sống và điều kiện sống của những người bị tác động bởi dự án.

1) Nhận dạng tác động

Mục đích của nhận dạng tác động là kể đến tất cả các tác động và tương tác quan trọng giữa môi trường và dự án, đảm bảo chắc chắn rằng các tác động gián tiếp và tích lũy tiềm tàng quan trọng không bị bỏ qua.

Các phương pháp và công cụ chính thức được sử dụng phổ biến nhất trong nhận dạng tác động bao gồm:

 Danh mục tác động môi trường

 Ma trận môi trường

 Sơ đồ mạng lưới

 Chập bản đồ và các hệ thống thông tin địa lý

 Chuyên gia

 Đánh giá bởi các nhà chuyên môn

 Phương pháp kiểm tra danh mục tác động môi trường

Các danh mục, các đặc điểm và yếu tố môi trường cần được xét sau đây:

 Bảng kiểm tra danh mục môi trường đơn giản: Là bảng liệt kê danh mục các yếu tố môi trường cần đánh giá theo cột dọc. Đánh giá tác động được thực hiện một cách định tính trên cơ sở trả lời có hoặc không có tác động, tác động tiêu cực hay tích cực, tác động trực tiếp hay gián tiếp. Với các dự án nhỏ có tác động môi trường hạn chế, bảng danh mục môi trường đơn giản cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đánh giá.

 Bảng kiểm tra danh mục môi trường có định cấp: Loại bảng này liệt kê các tác động và đánh giá mức độ tác động của từng hoạt động tới từng yếu tố môi trường theo từng cấp. Mức độ tác động thường được phân theo các cấp khác nhau, từ cao xuống thấp.

 Bảng kiểm tra danh mục môi trường có trọng số: Không phải yếu tố môi trường nào cũng có tầm quan trọng như nhau. Tầm quan trọng của các yếu tố môi trường có thể được biểu thị qua một trọng số. Giá trị của trọng số càng lớn đồng nghĩa với mức độ quan trọng của yếu tố môi trường càng cao.

Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Tuy nhiên do không gắn các hoạt động với các tác động nên phương pháp này không biểu thị được tương quan giữa các tác động. Phương pháp ma trận môi trường

Bảng 6.2: Ma trận đơn giản các tác động môi trường của dự án phát triển tài nguyên nước

Hoạt động Yếu tố môi trường

Thủy văn nước mặt Thủy văn nước ngầm Xói mòn lưu vực Thủy sản Lũ lụt Tái định cư Cảnh quan

Đập, hồ chứa ++ + ++ ++ ++ ++ +

Kênh tưới 0 + 0 + 0 0 0

Phát triển ven biển 0 + 0 ++ 0 0 +

Đào/đắp ++ 0 0 + + 0 0

Lát kênh + + 0 + + 0 +

Phương pháp sơ đồ mạng lưới Hình 6.4: Sơ đồ mạng lưới tác động môi trường của nhà máy giấy

 Phương pháp chập bản đồ môi trường và các hệ thống thông tin địa lý

 Các hệ chuyên gia

 Đánh giá của các nhà chuyên môn ( phưong pháp chuyên gia)

2) Phân tích tác động ( dự đoán)

3) Đánh giá mức độ quan trọng của tác động

Hình 6.5: Tính toán mức độ của tác động

Việc đánh giá tác động phải được tiến hành một cách có hệ thống theo hai bước

1) Đánh giá mức độ đáng kể của các tác động như được dự báo để xác định yêu cầu cho các biện pháp giảm thiểu.

2) Đánh giá mức độ của các tác động dư, nghĩa là sau khi đã tính đến các biện pháp giảm thiểu.

IV - Giảm thiểu và quản lý tác động

Giảm thiểu là một thành phần quan trọng của quá trình ĐTM. Nó nhằm ngăn ngừa các tác động xấu xảy ra và giữ những tác động xảy ra trong mức chấp nhận được. Mục đích của giảm thiểu tác động là:

 Tìm ra những phương án và các cách thức tiến hành tốt hơn;

 Nâng cao lợi ích về môi trường và xã hội của một dự án;

 Giảm thiểu hoặc có giải pháp giải quyết các tác động bất lợi;

 Đảm bảo rằng các tác động tiêu cực được giữ ở mức chấp nhận được.

Quản lý tác động có mục tiêu:

 Đảm bảo các biện pháp giảm thiểu được thực hiện;

 Thiết lập các hệ thống hành động cho mục đích đã định;

 Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu;

 Có phương án cần thiết khi các tác động không được dự báo xảy ra.

Có thể áp dụng một quá trình ba bước như được chỉ ra trong hình 6.6.

Hình 6.6: Các yếu tố của giảm thiểu

Bước 1: Né tránh tác động. Bước này có hiệu quả nhất khi được áp dụng ở giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch dự án. Việc né tránh tác động có thể đạt được nhờ:

 Không cố làm những dự án hay các yếu tố nhất định nào đó mà có thể dẫn đến các tác động tiêu cực;

 Tránh các vùng nhạy cảm về môi trường;

 Đưa ra các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn không cho các tác động xấu xảy ra

Bước 2: Tối thiểu hóa các tác động.

Điều đó có thể đạt được nhờ:

 Giảm quy mô hoặc thay đổi địa điểm dự án;

 Thiết kế lại các thành phần của dự án;

 Sử dụng các biện pháp bổ trợ để quản lý tác động.

Bước 3: Đền bù tác động. Bước này thường được áp dụng để cứu chữa những tác động không thể tránh khỏi.

V - Báo cáo ĐTM

Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường là để cung cấp một bản báo cáo rõ ràng và chặt chẽ về các tác động tiềm tàng của một dự án và các biện pháp cần được triển khai để giảm thiểu

VI - Thẩm định báo cáo ĐTM

Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đảm bảo tính hoàn chỉnh và chất lượng của các thông tin được thu thập trong quá trình ĐTM, để có thể nhận được giấy phép cho dự án.

Các mục tiêu chính của thẩm định báo cáo ĐTM là:

 Đánh giá mức độ đầu đủ và chất lượng của báo cáo ĐTM;

 Tinh đến ý kiến nhận xét của công chúng;

 Xác định xem liệu thông tin đã đủ cho việc ra quyết định cuối cùng hay chưa;

 Xác định những thiếu hụt cần phải bổ sung trước khi báo cáo có thể trình nộp.

6.4. Đánh giá tác động xã hội

Hiện không có một định nghĩa chung được thừa nhận rộng rãi về đánh giá tác động xã hội - SIA (viết tắt của từ gốc tiếng Anh: Social Impact Assessment Mục đích của SIA là xác định các hậu quả đối với con người

Các đặc trưng những tác động tiêu cực của các dự án phát triển đến môi trường xã hội bao gồm:

 Sự thay đổi về nhân khẩu học

 Thay đổi kinh tế: cơ cấu nghề nghiệp - thu nhập mới...

 Thay đổi môi trường,

 Thay đổi về thể chế,

Các dạng tác động xã hội chính có thể được phân thành 5 nhóm (có sự chồng lặp nhất định) sau đây:

 Các tác động đến lối sống: đến cách thức con người đối xử và quan hệ với gia đình, bạn bè... hàng ngày;

 Các tác động văn hóa: đến các phong tục chung, các nghĩa vụ, giá trị, ngôn ngữ, tín ngưỡng và xác yếu tố khác

 Các tác động cộng đồng: đến cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, các tổ chức tình nguyện, mạng lưới hoạt động và tính cố kết;

 Các tác động đến chất lượng sống/tiện nghi: đến cảm giác về địa điểm, thẩm mỹ và di sản, khái niệm sở hữu, an ninh và khát vọng cho tương lai;

 Các tác động đến sức khỏe: đến tình trạng địa vị về tinh thần, thể chất và xã hội.

Các bước của một quá trình đánh giá tác động xã hội bao gồm:

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: