Tay tien - Quang Dung
Quang Dũng là 1 nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh nhưng đóng góp lớn nhất của ông vẫn là thơ. Rất tiêu biểu cho hồn thơ phóng khoáng hồn hậu và tài hoa ấy là bài thơ “ Tây Tiến ”. Song có lẽ toàn bộ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thi phẩm ấy được tập trung thể hiện rõ nhất trong đoạn trích:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
……………………………….
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Đoạn thơ đã phác họa nên những nét đặc sắc của thiên nhiên miền Tây và nổi bật trên nền bức tranh thiên nhiên ấy là hình ảnh rất đẹp của những người lính Tây Tiến.
“ Tây Tiến” là bài thơ được viết vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng đã rời xa Tây Tiến một thời gian. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động của quân Tây Tiến khá rộng và hiểm trở, lính Tây Tiến phần đông là các thanh niên Hà thành. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, điều kiện chiến đấu gian khổ nhưng họ vẫn rất lạc quan và không hề chùn bước.
Bài thơ lúc đầu có tên là “ Nhớ Tây Tiến” sau được chuyển thành “ Tây Tiến” và sau được đưa vào tập “ Mây đầu ô”
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ phía Tây hung vĩ, dữ dội và mĩ lệ.
Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã rời xa Tây Tiến một thời gian và viết về nơi mình đã từng gắn bó nên có thể nói bài thơ được viết trên nền của nỗi nhớ. Vì vậy mà cảm xúc da diết khôn nguôi ấy như trào dâng ngay trong những dòng thơ đầu tiên:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
“ Sông Mã” là một trong những con sông hiểm vào hàng bậc nhất của Việt Nam, là một biểu tượng cho miền Tây dữ dội. Còn khi nhắc tới “Tây Tiến” ta lại liên tưởng tới hình ảnh của những đồng đội đã từng vào sinh ra tử với Quang Dũng. Điệp từ “nhớ” được láy đi láy lại trong một câu thơ đã tô đậm vào cảm xúc thơ đang đột phát trong lòng người lính năm nao. Và chính phép liệt kê “ Sông Mã”, “ Tây Tiến”, “rừng núi” đã cụ thể nỗi nhớ ấy. Quang Dũng không chỉ nhớ về những con người đã từng gắn bó với mình mà non nước nơi đây cũng làm cho ông nao lòng. Tiếng gọi thiết tha trong câu cảm than “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” làm cho nỗi nhớ ấy như càng lắng đọng, da diết, cảm xúc như dồn nén bấy lâu chợt vỡ òa.
“Chơi vơi” vốn là một từ láy tượng hình, dung để diễn tả cảm giác chống chải, hụt hẫng của những người leo núi khi ở một độ cao nhất định nhưng ở đây nó lại được vận dụng linh hoạt để khắc sâu nỗi niềm khắc khoải bồn chồn đang cháy lên trong lòng một người lính cụ Hồ.
Chỉ với 2 câu thơ ngắn trong phần mở đầu đã thâu tóm được cảm xúc thơ, nắm được cái hồn thơ trong toàn bài thơ. Cái mạch thơ ấy cứ miên man chảy tràn lên trang giấy và thấm đượm tâm trạng của thi sĩ.
Lắng nghe tiếng lòng cả nà thơ ta cùng đến với những dòng thơ tiếp theo:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Phép liệt kê tên các địa danh “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “Mai Châu” đã đem đến cho bạn đọc những cảm giác xa lạ, gợi về một miền đất xa xăm mà ta chưa từng biết tới; đồng thời cũng gây nhiều hứng thú cho bạn đọc.
Theo chân tác giả, bạn đọc được tới những đêm sương mù phủ trắng rừng, những đêm hơi thơm mùi hoa rừng…tất cả giúp ta hình dung về một miền Tây xa lạ thơ mộng biết bao. Phép tiểu đối trong 2 câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…..Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” cùng những từ láy “khúc khuỷu..thăm thẳm”, lối điệp vòng độc đáo “Dốc..dốc” và cách sử dụng từ đối lập “lên”><”xuống” đã gây ấn tượng cho chúng ta về một không gian hùng vĩ, rộng lớn, đa chiều. Thiên nhiên miền Tây hiện lên thật phong phú, đa dạng: khi thì thơ mộng lúc lại dữ dội hiểm nguy với những vách núi cheo leo, những đèo dốc gập ghềnh, những đỉnh núi quanh năm mây phủ.
Cái tài của Quang Dũng là đã sử dụng những từ láy tính từ chỉ mức độ cực tả “thăm thẳm…khúc khuỷu” đã tái hiện chân thực những đèo dốc nhấp nhô, chứa đầy rẫy những gian nguy. Và chỉ khi trèo lên đến tận cùng thì ta mới bắt gặp hình ảnh “súng ngửi trời”. Đây là một hình ảnh kì thú và độc đáo mà ta chỉ bắt gặp khi đặt chân lên những đỉnh núi cao có mây phủ bềnh bồng. Phải có 1 tâm hồn hồn nhiên, tinh nghịch và tinh tế thì những chàng lính trẻ mới có thể phát hiện ra những vẻ đẹp thú vụ bất ngờ đó,để rồi bằng trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng các anh mới tái hiện môt cách chân thực và tài tình cảnh tượng ấy đến thế!
Cách ngắt nhịp độc đáo của Quang Dũng làm ta như nghe thấy trong lời thơ có tiếng bước chân hành quân của những người lính. Mỗi chặng đường các anh qua là nơi ấy lại được đi vào thơ ca với biết bao niềm thương mến, gắn bó với mảnh đát của Tổ quốc. Và ta hiểu rằng thiên nhiên càng hung vĩ bao nhiêu thì con đường hành quân của những người lính càng gian nan vất vả bấy nhiêu. Trong lời thơ như có tiếng thở gấp của đoàn quân trong lời thơ rồi lại dường nư cảm thấy rất rõ cái cảm xúc đắm đuối ngất ngây của các anh khi tận mắt phát hiện ra những vẻ đẹp của nơi miền xa xứ lạ. Khi đã đặt chân lên những đỉnh núi “heo hút” với mây bủa giăng xung quanh, đoàn quân Tây Tiến lại phóng tầm mắt ra xa, các anh lại chợt ngỡ ngàng trước hình ảnh mới lạ:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
“Ai” là 1 đại từ phiếm chỉ và “nhà ai” ở đây ý muốn nói tới những ngôi nhà sàn thấp lô xô của đồng bào dân tộc dưới chân núi. Những ngôi nhà ẩn hiện trong mây mù tạo nên một không gian hư ảo, huyền hồ…tất cả không khỏi ngỡ ngàng trước một phát hiện độc đáo và bất ngờ ấy. Qua đó cho ta thấy những chàng trai đất Hà thàh không chỉ nhạy cảm trong cảm nhận các vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mà còn rất tài tình trong việc tái hiện những nét đẹp ấy một cách chân thực.
Và vẻ đẹp của “rừng núi” miền Tây được các anh khám phá ở nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khác nhau tất cả đã tạo cho bức tranh ấy cái nhìn đa chiều, đa diện. Khung cảnh hoang dại của miền Tây không những được tái hiện qua hình ảnh mà nó còn được khắc họa chân thực qua âm thanh hoang dã của nơi núi rừng âm u:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
“Chiều chiều” và “đêm đêm” là 2 từ láy diễn tả thời gian tuần hoàn, kéo dài, không phải trong 1 sớm 1 chiều mà nó triền miên. Như vậy những gian nan vất vả luôn luôn rình rập mạng sống của những người lính Tây Tiến, mạng sống của họ luôn bị đe dọa bất cứ lúc nào. Và Quang Dũng quả thật điêu luyện khi tạo ra sự khác biệt về thanh điệu giữa 2 câu thơ: câu trên toàn thanh bang còn câu dưới là hàng loạt những thanh trắc, do đó đã giúp nhà thơ truyền cái cảm giác rình rập, hồi hộp của những người lính sang bạn đọc; ta không chỉ cảm thấy mà còn nghe thấy rất rõ cái âm thanh vang động, ngân vang của núi rừng hung vĩ, nơi rừng thiêng nước độc mà sự sống luôn bị đe dọa.
Những tưởng những gian khó sẽ làm ncon người ta chùn nhụt ý chí nhưng trái lại ta lại bắt gặp những hình ảnh thơ rất đỗi hồn nhiên của những chàng lính trẻ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời!”
Về 2 câu thơ này có rất nhiều ý kiế trái chiều: có người cho rằng 2 câu thơ nói về sự hy sinh, mất mát của những người lính, hình ảnh này là cách nói giảm nói tránh đầy tinh tế nhưng theo tôi thì không phải vậy. Đặt 2 câu thơ vào trong khổ thơ thì không thể nào có chuyện nhà thơ vừa khắc họa bức tranh thiên nhiên thơ mộng tươi đẹp của miền Tây lại nói ngay tới sự chết chóc, mặt khác ý này sẽ được Quang Dũng đề cập tới phần sau của khổ thơ. Vì vậy theo tôi, hình ảnh này là những khoảnh khắc nghỉ ngơi vô tư lự của các anh trên đường hành quân mệt mỏi. Chính giây phút ấy các anh dường như phó mặc mọi khó khăn hiểm nguy đang hiện hữu xung quanh, qua đây ta thấy hình ảnh của các anh hiện lên thật đẹp: đó là những chàng lính trẻ vô tư, hồn nhiên, và bất chấp gian nan, nguy hiểm, coi cái chết nhẹ tựa long hồng. Đây là bản lĩnh của các anh bộ đội cụ Hồ đã được kế thừa và phát huy trong suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ của dân tộc. Đồng thời đây cũng là 1 hình ảnh mang đậm chất lính trong bài thơ.
Và dù những người lính năm xưa có đi đâu thì ấn tượng sâu đậm nhất với họ vẫn là tình người đôn hậu nơi đây:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Nhớ ôi” là nhớ lắm, nhớ da diết, đó là nỗi nhớ thường trực khắc khoải khôn nguôi. Và đó là nỗi nhớ về mùi thơm của hương nếp xôi đầu mùa. Trong văn thơ hay trong tiềm thức thì nỗi nhớ thường gắn với các hình ảnh, màu sắc nhưng ở đây Quang Dũng đã phá vỡ cái quy pham ấy, khi nhớ về miền Tây ruột thịt ông lại nhớ tới hương vị của nếp mới. Hương nếp đầu mùa không chỉ ấm tình em Mai Châu mà còn ấm mãi theo từng bước quân hành. Chỉ với 2 câu thơ nhưng đã giúp ta hiểu them về tấm lòng đôn hậu, yêu nước cảu người dân nơi đây; đồng thời qua đó giúp ta cảm nhận được sự biết ơn chân thành của những anh bộ đội.
Đoạn thơ khép lại và mở ra một nét phong tục độc đáo của người dân nơi xứ sở sương mù này…nhưng hình ảnh thiên nhiên đa dạng nơi miền Tây vẫn đọng lại trong lòng người đọc. Và đoạn thơ cũng là 1 minh chứng rõ nét cho tài năng thơ ca của Quang Dũng. Tuy không sử dụng bất kì ngôn từ nào miêu tả đoàn quân Tây Tiến nhưng hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ vẫn hiển hiện rõ nét trên nền thiên nhiên ấy. Dường như hình ảnh của các anh đã hóa vào núi non, tâm thế các anh đã khắc chạm nên mảnh đất quê hương này.
Tóm lại, bằng những ngôn từ giản dị đậm chất lính cùng việc vận dụng điêu luyện các thủ pháp nghệ thuật và lối diễn đạt độc đáo, Quang Dũng đã tái hiện sinh động hình ảnh rừng núi miền Tây với những vẻ đẹp độc đáo, trái ngược (khi thì thơ mộng huyền hồ lúc lại hùng vĩ dữ dội) nhưng tất cả đã đi vào thơ ca thật đẹp. Để rồi qua đó, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp với sự hồn nhiên tinh nghịch và đáng yêu với tâm hồn tinh tế và đáng trân trọng hơn đó là các anh có tấm lòng chân thành.
Cam sao chep duoi moi hinh thuc.
Huancoc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top