Tàu Tinanic

Trước chuyến hải hành duy nhất của nó, người ta đã cho rằng Titanic là con tàu không thể bị đánh chìm – Unsinkable : người ta đã khẳng định mạnh mẽ rằng «Ngay đến Chúa cũng không thể làm chìm con tàu này». Sở dĩ các nhà sản xuất có thể tự tin như vậy về sự an toàn của Titanic, là vì nó được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại và tinh xảo nhất thời bấy giờ 

***

Ngày 2 tháng 44 năm 1912, Tàu chạy thử tại Irish Sea. Thành công. Thuyền trưởng Smith là người đầy kinh nghiệm. Ông từng điều khiển tàu Olympic. Ông có bằng thuyền trưởng cao nhất: Extra Master’s Certificate. Mà lúc đó trên thế giới có 3 người đoạt được mà thôi. Do Hải quân Hoàng Gia chứng nhận.

Ngày 10 tháng 4 Titanic nhổ neo vào trưa.

Tàu hướng về Canada (Greenland). Khi Titanic hướng về gần vùng băng giá thi Tàu nhận nhiều điện tín của các tàu nhỏ chạy trên con đường hải hành đó: “Coi chừng có nhiều băng tảng trôi khá nhiều”. Nhưng điện tín này không nhận được vì Titanic vừa bị hư máy telegraph ngày hôm trước, Kỹ sư điện đang cố gắng sửa chữa gần xong.

Thuyền trưởng cảm hấy hơi bất an trong lòng, vì nước biển có phần đổi màu, nhiệt độ nước biển hơi cao nên có thế có băng trượt... Ông ra lệnh đổi hướng về Corner (hướng mà các Tàu thường đi về New York), ông hướng sâu về Nam mà ông hy vọng sẽ không gặp băng tuyết icebergs đang trôi nổi khắp nơi. Chiều thì nhiệt độ nước biển hạ xuống lạnh hơn 10 độ. Ông ra lệnh tất cả thủy thủ phải ráng canh chừng băng trôi. Ông cho tàu chạy 22 knots/ giờ. Lý do là ông hy vọng bắt kịp thời gian mất vì Tàu phải xuôi về miền Nam.

Phòng Truyền Tin các kỹ sư điện cho biết máy điện tín sửa xong. Các kỹ sư hân hoan lui về phòng nghỉ, có người xuống Câu lạc bộ mà uống một chút cho ấm lòng và ăn một chút gì.

Lúc 9:40 Tối, một điện tin từ ø tàu Mesaba chạy nơi xa, đánh một điện tín cho tàu Titanic là có một tảng băng rất lớn mà họ chưa từng thấy. Tảng băng này đang nằm trên con đường chờ tàu Titanic

Bức điện tín được Titanic nhận. Philips người nhận điện tín, máy chạy từ máy điện tín sửa xong, nhưng người phụ tá công văn vừa xuống ca gác, mà người mới thay thì còn đang ăn cơm tối chưa lên kịp. Philips để bức điện tín trên khay sắt, xếp chung với một đống điện tín của khách hàng chờ gởi. Lý do máy điện tín bị hư cả một ngày, nên nhiều điện tín khẩn bị xếp đống. Philips hy vọng người phụ tá công văn ăn cơm tối xong thì sẽ trao điện tín riêng quản tàu Titanic cho thuyền trưởng trên phòng lái. Bức điện tín đó: “Tảng băng đang trên con đường Titanic đến, hãy đổi hướng gấp – Mesaba.”

Đến 11 giờ khuya, chiếc tàu mang tên Californian cách tàu Titanic trên con đường không xa lắm... Tàu Californian báo động cho Titanic đừng chạy vào hướng đó nữa vì có tảng băng vô cùng lớn cao hơn tàu California đang trôi về Titanic. Sa mù càng lúc càng nhiều trên mặt biển, lúc đó trêntàu Titanic , thuyền trưởng Smith đang cho máy vô tuyến hướng về mũi Cape Race... nên không bắt trúng tần số ngắn của Tàu Californian đang nói trên máy vô tuyến cho Titanic. Có nghĩa là lần báo động bằng lời nói của tàu Californian đang trên con đường hải hành chung với Titanic. Tàu Titanic hoàn toàn không để ý đến lời kêu gào của tàu nhỏ California.

Đến 11: 40 khuya thì toàn thể hành khách cùng thủy thủ đoàn Titanic kinh hoàng khi thấy một tảng băng vô cùng lớn mà đời họ chưa thấy, trôi lần lần đến Tàu. Thuyền trưởng Smith ra lệnh cho giảm tốc độ, tảng băng trôi chầm chầm ngang hông tàu, nếu có người cầm cần câu cá thì có thể vói đụng tảng băng. Thuyền trưởng Smith hy vọng hình dạng chiếc tàu Titanic thuôn thuôn luồn sẽ làm tảng băng lướt mà không đánh mạnh vào hông tàu. Tảng băng trôi rất chậm, mọi người lấy lại hơi thở vì tảng băng đang ở ngang hông không đâm thẳng vào hông tàu.

Bỗng một thủy thủ dưới hầm chạy lên: "Thuyền trưởng, một lổ thật lớn nước trào vào nơi để hàng hóa..." Thuyền trưởng Smith ra lệnh đóng mọi cửa thông đến kho để hàng hóa chận nước trào vào. Kho chứa hàng hóa này có chứa một quan tài của công chúa Amen-ra Aicập chờ đến New York. Nghĩa là từ nơi này một lổ hổng thật lớn thình lình tét ra đề nước bên ngoài trào vào.

Lỗ hổng thật lớn nơi kho chứa hàng hóa (kho hành lý) xé tét bằng 2 phòng ngủ không thể đóng cửa chận được. Thuyền trưởng Smith ra lệnh hạ thủy mọi tàu nhỏ gọi là: "life boat". Nhưng chỉ đủ chỗ cho phân nửa người trên Titanic mà thôi.

Đến 12:15 khuya. Điện tín từ Titanic đánh vang khắp trời: “CDQ” (Come Quickly, Distress – Tới gấp, tuyệt vọng). Đến 12:45 Tàu Titanic đánh một công điện chót S.O.S (Save our Soul – Hãy cứu lấy linh hồn).

Các nhà thám hiểm sau khi tận mắt chứng kiến đã kể lại, đáy tàu đã bị rơi khỏi con tàu trước, sau đó phần trên con tàu mới bị gãy ra làm đôi.

Lời Nguyền Của Xác Ướp........!

TITANIC VÀ NHỮNG ĐIỀU KỲ BÍ CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ

Những cái chết bí ẩn & chiếc quan tài của công chúa Amen-Ra (Princess of Amen-Ra)

Chuyện không thể ngờ là vào khoảng trên 33 thế kỷ trước, một đứa bé chỉ ngồi trên ngai vàng, cai trị được vài năm thì bệnh chết. Cậu bé con lên ngôi vua này, ngồi ngai vàng quá ngắn hạn, nên không tạo được lịch sử nào quan trọng cho Ai Cập được hết và cùng là lịch sử loài người luôn.

Mọi chuyện đó, chuyện vừa nói trên của ông vua con... tất cả thay đổi hết khi vào năm 1923. Năm 1923 Thế giới lấy làm kinh ngạc khi toán khảo cổ người Anh, đào xới từ ngôi mộ của Pharaoh (Vua) Tutankhamen, mà chúng ta gọi là King Tut.

Rồi nhiều chuyện kỳ dị xảy ra. Những người đào mồ lần lần chết trong vài tháng sau, với nhiều chứng bệnh không hiểu nổi. Thân thể nóng cao độ, lảm nhảm và chết vài giờ sau đó. Y khoa bó tay... nên người ta mới có lời nói như sau: "Đó là lời nguyền của Pharoah".

Như cô thư ký ghi chép những tư trang của King Tut, cô có đứa con trai dễ thương đang học mẫu giáo trong trường thình lình té xuống chết trong lớp học, giữa sự kinh hoàng của cô giáo và bạn học. Tại bảo tàng viện Cairo, một người lao công ráng dời cái hòm đựng King Tut cho ngay ngắn mà chùi những vết ố gần đó thì sau ngày làm ông bị chiết xe buýt Cairo chạy ngang đụng ông chết, lúc ông băng ngang đường.

Sau đó độ hai năm, khảo cổ người Anh cũng đào được trong ngôi mộ Luxor tại Aicập. Một cái hòm rất đẹp, trong đó đựng xác một công chúa mà người ta đọc được tên là Amen-Ra (Princess of Amen-Ra). Nhưng lúc đó người ta chỉ chú trọng đến Vua Tut mà thôi, còn hòm nhỏ công chúa Amen-Ra thì người ta không để ý lắm. Tại Ai Cập có một người Anh làm Trưởng phòng bảo hiểm cho công ty Bảo hiểm Llyod Ltm, một người Anh làm Giám đốc Ngân Hàng London Banks Ltm, một người kia thì con quận công tại York Shire Anh quốc, còn người t thì con của vua trường đua ngựa tại London. Có nghĩa là bốn người Anh này rất giàu. Họ nghe bảo tàng viện Ai Cập có bán đấu giá một số cổ vật, mà chánh phủ Ai Cập xem không quan trọng cho công chúng. Lúc đó tại Ai cập, người Anh đang kiểm soát, ********* nước Aicập, y như tại Việt Nam người Pháp đang cai trị chúng ta vậy. Bốn người Anh trẻ này bỏ một số tiền mua được cái quan tài có được xác công chúa Amen-ra. Thì trong vòng hai tuần lễ tai nạn xảy ra lập tức. Người làm tại bảo hiểm Llyod Ltm bị một con rắn hổ cắn vào tay khi anh vào thăm sở thú Ai Cập. Không hiểu tại sao trong bụi rậm kế nơi ghế anh ngồi, một con rắn hổ thật to bò đến cắn một phát vào bàn tay. Anh chết sau đó vài phút. Nhân viên sở thú Ai Cập rất ngạc nhiên tại sao con rắn hổ từ trong chuồng nuôi rắn nơi xa mà bò ra được? Nó vượt qua nhiều phòng kính rồi leo ra vách tường cao? Không ai giải thích được chuyện con rắn hổ bò ra khỏi chuồng nuôi rắn cho dân chúng xem? Nhưng anh này chết vì rắn hổ là chuyện có thực.

Còn một người Anh kia thì ngân hàng anh đang làm bị phá sản vào vài tháng sau, vì hãng anh cho mượn tiền rất nhiều cho một hãng tàu buôn bán từ London sang Aicập. Hãng tàu này bị phá sản kéo theo ngân hàng của anh. Anh này tự vận vì nợ quá nhiều. Còn chủ trường đua ngựa thì trận hỏa hoạn lớn nhất thời đó, tiêu hủy toản bộ gia sản, chuồng ngựa quý của gia đình này đều ra tro.

Những người - họ biết câu chuyện nguyền rủa này bèn chở quan tài công chúa Pricess Amen-ra tặng bảo tàng viện Anh quốc (British Museum).

Và câu chuyện cũng theo sau đó. Chiếc xe chuyên chở quan tài công chúa từ nhà kho của người Anh, người mà cho bảo tàng viện Anh. Chiếc xe này có chở quan tài công chúa trên đó, thì một nhân viên trong hai nhân viên khiêng quan tài vấp bậc thềm, quan tài công chúa đập mạnh vào xương ống quyển nhân viên, làm gãy chân tên này tại chổ. Còn người khiêng kia, sau đó ba hôm người ta thấy chết tại góc đường thủ đô London, ngực bị đâm bởi một con dao. Cảnh sát London cho rằng anh bị ăn cướp chận đường và đâm chết khi anh không móc bóp đưa cho tên cướp. Còn nữa...

Người lính gác bảo tàng viện Anh quốc, đêm khuya nghe trên lầu có tiếng động khả nghi thì anh rọi đèn bước lên, anh vào căn phòng có chứa quan tài công chúa thì anh thấy cửa sổ mở ra, anh nghi kẻ gian mở cửa leo vào phòng. Anh thận trọng bước đến và rọi đèn ra ngoài khung cửa và anh té lọt ra ngoài khung cửa... té xuống đường nhựa từ trên lầu bảo tàng viện. Anh chết sau đó khi đến nhà thương. Anh lẩm bẩm: "người ta xô tôi, người ta xô tôi..." rồi anh chết trong nổi kinh hoàng đọng trên gương mặt.

Năm 1912 bảo tàng viện Anh quốc thấy quan tài nhỏ công chúa Amen-ra này không hấp dẫn du khách hay công chúng đến xem nên họ cất vào phòng sau. Rồi sau đó người ta rao bán quan tài này trên báo Telegraph-London hàng tháng trời. Không người nào mua quan tài này làm chi. Một quan tài, trong đó có xác ướp khô đét mà đầy lời nguyền. Trong khi đó báo chí Anh quốc đăng tải nhiều chuyện kinh sợ có liên quan đến quan tài King Tut nhiều hơn mọi chuyện khác. Nhiều nhà báo không việc gì làm, họ cố gắng nặn thêm nhiều tin ma quái... và không ăn nhập tình tiết liên quan đến King Tut.

Năm 1912 bảo tàng viện Anh bán quan tài Princess Amen-ra. Có người mua. Một người Mỹ, gia đình rất giàu chuyên về nghề đầu tư chứng khoán tại New York. Anh cho chở quan tài này xuyên Đại tây Dương (Alantic Ocean), dĩ nhiên bằng Tàu biển. Anh cùng đi chúng chuyến hàng đó với anh cùng 1500 người đó. Chuyến tàu đó mang tên là Titanic. Titanic không bao giờ tới New York mà giao quan tài Princess Amen-ra và người chủ quan tài cũng vậy. Tất cả chôn vùi dưới đáy đại dương sâu thẳm.

Lổ Hổng Thời Gian

Không những vậy titanic còn liên quan tới 1 hiện tượng siêu nhiên khác là " lỗ hổng thời gian":

Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi. 

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #đơn