Tầu ngầm-Chiến hạm của Liên xô,Nga P1
NGÀY THÀNH LẬP CHÍNH THỨC HẠM ĐỘI NGA 20/10/1696
Vào ngày này, Peter I Đại đế và Nghị viện Quốc gia đã ban hành một Sắc lệnh Thành lập đội tầu,để mở mang giao thương và đặc biệt để tiếp chiến với quân Thổ. Đó là một quyết định có tầm quan trọng lịch sử. Là kết quả của việc thể hiện 1nước Nga hùng mạnh - Một nước Nga lớn nhất lục địa - Cũng là thể hiện quyền lực Nga trên biển.Trong thực tế, việc xây dựng hạm đội của Peter I ở Voronezh đã được đưa ra vào cuối năm 1695.Sau khi nhóm họp giới quý tộc và giáo sỹ tại Kumpanstvo. Hội nghị giao nhiệm vụ xây dựng,trang bị ,bảo trì và sủa chữa tầu.Theo sắc lệnh của Piter1đại đế mỗi giáo sỹ cai quản 8000 hộ cần đóng 1 chiến thuyền.Mỗi quý tộc cai quản 10000 hộ cũng phải đóng 1 chiến thuyền.Những quý tộc cai quản dưới 100 hộ có thể đóng góp từng năm mỗi hộ 50korpek.Ngày 11/12/1696 sắc lệnh đóng 12 tầu buôn được ban hành.Tổng số trong năm 1696 Nga đã đóng xong 52 chiến thuyền các loại.Trong 30 năm (1696-1725) Nga đã thường xuyên xây dựng các chiến thuyền .Đã xây dựng 111 giáp hạm, 38 tàu khu trục, 60 tầu chỉ huy 67 tầu lớn có nhiều tầng, 300 tàu vận tải và nhiều tàu nhỏ hơn. Trong thời gian này nhiều lần nổ ra những trận đánh trên biển Baltic chống lại các tàu Thụy Điển. Quân Nga với những chiến thuyền hùng mạnh luôn ở thế thượng phong.Năm 1725 số người phục vụ trong các đội tầu là 7215 người.Học viện hải quân là trung tâm thiết kế,chế tạo và đào tạo sỹ quan hải quân Nga.Học viện hải quân đặt tại St Petersburg.Năm 1696-1725 Nga đã xây dựng được Hạm đội Baltic.Hạm đội này trong những năm qua đã giành nhiều chiến thắng lớn trong các trận chiến trên biển . Kotlin ,bán đảo Gangut, các đảo và quần đảo Saaremaa Grengam.Hạm đội Baltic Nga đã giành được một sự thống trị biển Baltic và Biển Caspi. Ngày 18/05/1703 với 30 chiến thuyền các loại trong đội hình trung đoàn Semenov ,thuộc hạm đội Baltic dưới sự chỉ huy của Piter 1 đã dành chiến thắng quân sự đầu tiên tại cửa sông NEVA.Bắt sống 2 chiến thuyền của Thụy Điển là "Gedan" và "Astrild".Tất cả các thủy thủ tham gia trận hải chiến lịch sử này đều nhận huân chương với dòng chữ "Chưa từng thấy bao giờ"Sự kiện lịch sử này đã được khắc ghi trong trang đầu của lịch sử hạm đội Baltic.Chiến thắng đầu tiên này được coi là ngày sinh nhật hạm đội Baltic.18.05.1703 Ngày khai sinh hạm đội Baltic-Hạm đội đầu tiên của nước Nga.
XÂY DỰNG HẠM ĐỘI BIỂN Ả RẬP.
Trong những năm 90 của đầu thế kỷ 18.Nga đi vào biển Đen và biển Ả Rập hết sức khó khăn.Thổ nhĩ kỳ đã cho xây pháo đài án ngữ trên cửa sông Đông,sông Đa-nhép.Lúc này những chúa đất trên bán đảo K-rưm đã bắt đầu giao thương với các thương gia phía tây âu.Mùa xuân 1695,quân đội Nga Hoàng cùng cánh quân Ko rắc đã đánh chiếm 2 pháo đài của quân THổ.Tháng 6/1695 Hoàng đế PITER 1 bắt đầu vây hãm pháo đài trên biển Ả-Rập.Đây là 1 pháo đài kiên cố bậc nhất của quân Thổ.Nó án ngữ và kiểm soát mọi hoạt động ra vào từ sông Đông,Đa-nhép vào biển Ả Rập.Ngày 23/12/1694 các tầu thuyền đã khởi hành chuyển quân,lương,vũ khí đến biển Ả-Rập.Trung tâm đóng tầu thuyền của Nga hoàng thời đó đặt tại tp Voronezh.Trong chiến dịch đánh pháo đài của quân Thổ trên biển Ả-Rập này Quân Nga đã huy động cả thảy khoảng 1900 lượt tầu thuyền để vận chuyển quân,lương thực và vũ khí.Tuy nhiên những tầu lớn,chở nhiều quân,trang bị hỏa lực mạnh có thể khống chế,uy hiếp pháo đài quân Thổ thì quân Nga chưa có.Cho lên lỗ lực của quân Nga đưa bộ binh đến vây hãm pháo đài quân Thổ đã không thực hiện được.Quân Thổ dễ dàng chặn quân tiếp viện,vũ khí đạn dược của quân Nga.Cuối cùng quân Nga hiểu rằng không có những chiến thuyền mạnh để mở chiến dịch đánh từ biển vào,quân Nga không thể lấy pháo đài.Nguyên nhân dẫn đến thất bại của chiến dịch biển Ả Rập lần 1 là;-Thiếu vắng những chuyên gia qs-Quân Nga lúc này chưa có những chiến thuyền.Đó là những nguyên nhân mà quân Nga không thể vây hãm và lấy thành của quân Thổ trên biển Ả Rập.Gạt bỏ mọi thiếu sót,hoàng đế PITER 1 chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng những chiến thuyền đủ mạnh để vận chuyển quân,lương thực đạn dược.Cuối tháng 4/1696 từ Apkhangel 1 tầu chở toàn thợ đóng tầu đã tới Voronezh.Cũng thời điểm này từ Hà Lan đã khởi hành 1 tầu với những thủy thủ,thợ máy,hoa tiêu,thầy thuốc.Tất cả các tài lực đã hội tụ tại Voronezh.Kỹ thuật-Chất lượng các nồi hơi,lò đốt đều được đặt sx tại Hà lan từ năm 1694,có kích thước 31,8M dài ,rộng 9,1M.Độ choán nước được dự tính là 1,8M,mỗi chiến thuyền trang bị 3 thần công,thủy thủ đoàn là 133 người/chiến thuyền.Từ Hà lan các trang thiết bị được tháo rời chở bằng các tầu buôn tới Volokda sau đó đến Moscow. Từ Moscow được chuyển tới Voronezh bằng các cỗ xe ngựa kéo đặc biệt với những thanh trượt tuyết bên dưới.Cùng các lò hơi,các thợ máy từ Hà lan cũng đã tới.Năm 1696 các lò hơi từ Hà lan đã được nắp ráp và sẵn sàng lắp thêm 21 lò hơi khác.Mùa đông năm 1696 đã sẵn sàng cho việc xây dựng 2 chiến hạm đầu tiên với với trang bị 36 khẩu thần công(Chiến hạm với 36 thần công/chiến hạm.Chiến thuyền 3 thần công/chiến thuyền).Từ tháng 3 cho tới trung tuần tháng 4 /1696 đã hạ thủy chiến hạm đầu tiên mang tên "Thánh PITER" với 36 khẩu thần công.Việc xây dựng chiến hạm thứ 2 mang tên "Thánh Phao lô" bị trục trặc do việc tập trung chiến dịch biển Ả Rập.Tháng 4/1696 chiến hạm "Thánh PITER" với 22 nồi hơi-4 lò đốt đã được bổ nhiệm các sỹ quan,thủy thủ đoàn,thợ máy trong đội hình trung đoàn Semenov với 28 đại đội(4225 người).Tổng chỉ huy-Hoàng đế PITER 1.Trong thời gian này quân Nga cũng thành lập Hải đoàn BELGROT với 1300 tầu thuyền các loại .Trong đó có 300 tầu đi biển và 100 bè để vận chuyển quân lương vũ khí.Chỉ huy trực tiếp hạm đội biển Ả rập đô đốc -đại tướng Lephort,phó đô đốc đại tá Lima,chuẩn đô đốc đại tá lozer. Cuối tháng 4/1696 quân Nga đã đưa quân áp sát những pháo đài tại biển Ả rập.Ngày 22/5/1696 quân Nga đã dành được chiến thắng đầu tiên tại cửa sông Đông .Với sự chỉ huy của thủ lĩnh Cô zắc ,F.Minyaev bằng các tầu nhỏ ,đã tiến công chiến hạm quân Thổ. Với thành phần 13 chiến thuyền và 24 tầu nhỏ.Quân Cô zắc đã đánh phá,đốt 9 chiếc,bắt sống 1 chiếc.Đây là chiến thắng bàn đạp.Nó mở toang cánh cửa ,tạo 1 hành lang cho quân Nga thẳng tiến vào biển Ả rập.Ngày 12/06/1696 vòng vây quân Nga đã khép chặt.19/6/1696 quân Nga đã bẻ gẫy mọi sự kháng cự của quân Thổ buộc quân Thổ phải đầu hàng.Quân Nga làm chủ các pháo đài trên biển Ả rập.Tại Moscow đã tổ chức ăn mừng chiến thắng rất hoành tráng.Trong niềm vui chiến thắng, PITER1 không dời khỏi ý nghĩ làm sao xd được 1 hạm đội tầu mạnh.PITER 1 đã giải quyết vấn đề không chỉ bởi mệnh lệnh,mà cả bằng lý chí và sự quyết tâm tuột bậc.Quyết định của PITER 1và hạ viên Nga ngày 20/10/1696 đã mang đến cho quân đội Nga 1 diện mạo mới.Nó khai sinh ra hạm đội Baltic sau này làm nền móng ,trụ cột của Hải quân Nga.Quyết định này đã sác định thành phần,nhiệm vụ,trách nhiệm cho Hải quân Nga.Thậm trí là 1 nguyên mẫu quy chế cho nghành Hàng hải đầu tiên trên thế giới.Chiến hạm đầu tiên của nước Nga mang tên "Thánh PITER".Mặc dù chiến hạm này lúc đó di chuyển được một nửa nhờ vào những cánh buồm và các tay chèo.Sau chiến dịch biển Ả rập 2,Lại 1 lần nữa quân Nga bắt tay vào xây dựng hạm đội.Do ngân khố bị hao hụt,Nhà nước Nga lúc đó đã quyết định dựa vào đóng góp của toàn dân.Mà cụ thể là khoán việc thu góp cho các quý tộc,tu sỹ.Các chiến tuyền được giao đóng cho các nhà thầu đặc biệt người nước ngoài.Các chiến thuyền được đóng mới là các tầu lớn chở quân,lương,các tầu chỉ huy,giáp hạm,chiến hạm.v.v...Chấp lượng của các tầu được lựa trọn từ Anh và Hà lan.Đại đa số các chiến thuyền được đóng gần giống với chiến thuyền đầu tiên "Thánh PITER"
Dài 35,1M,rộng 6,4M mực chìm trong nước từ 1,8M-2,1M.Các chiến thuyền trang bị 36 thần công.Giêng giáp hạm trang bị 44 thần công.Tầu gáp công trang bị 2 thần công ở trước mũi tầu.Các chiến thuyền đều có 2 cột buồm có thể gấp lại.Vũ khí trên các chiến thuyền làm bằng đồng ,hoặc bằng gang.Một sự kiện đáng nhớ trong lịc sử phát chuyển của Hải quân Nga là:Tháng 1/1697 thông qua các sứ quán tại Phổ,Ba Lan,Pháp,Hà lan,Anh,Áo .PITER 1 đã dẫn đầu 1 phái đoàn 30 người với mục đích đầy tham vọng là học hỏi Hải quân nước ngoài về kỹ ,chiến thuật Hải quân-Kỹ thuật đóng tầu.Ở Hà Lan PITER 1 làm việc như 1 thợ mộc trong nhà máy đóng tầu.Tại Anh PITER1 và đoàn tùy tùng nghiên cúu kỹ thuật đóng tầu,kỹ thuật pháo binh.Ở Áo PITER1 và đoàn tùy tùng học cách xây dựng và tổ chức hạm đội.Nhưng ở Nga trong giai đoạn này nổ ra cuộc binh biến của các ngự lâm quân.Do đó PITER 1và đoàn tùy tùng phải gấp rút chở về Nga.Sau khi dẹp loạn xong , PITER1 xuống ngay Vornezh.Nơi đây ngay lập tức ông cho áp dụng kỹ thuật đóng tầu vừa học được ở nước ngoài.Ngày 19/11/1697 Ông cho đóng 1 chiến hạm theo bản thiết kế của Anh với 58 khẩu thần công.Đây là chiến hạm đầu tiên hoàn toàn do thợ Nga đóng.Cho tới 27/4/1770 đã có 1700 tầu thuyền được hạ thủy.Tầu "Vận mệnh","con rùa" là những con tầu đầu tiên do người Nga tự đóng.Trong năm 1699 đã ra đời 1 hải đoàn(Gồm các chiến thuyền như "Thánh Piter","Bình yên sớm mai""Hoa chiến tranh""Sức mạnh""Gan dạ".v.v...Chỉ huy hải đoàn là Đô đốc Glovin.Mục đích lúc này của PITER 1 là ký hòa ước với quân Thổ .Mùa hè 1770 hòa ước với quân Thổ đã được ký có thời hạn 30 năm.Năm 1701 PITER 1 ban hành 1 sắc lệnh chấm rứt hoạt động hải cảng Voronezh.Như vậy mọi hoạt động của hải quân Nga đã chuyển dần lên phía bắc.Chiến dịch biển Ả rập kết thúc,trong giai đoạn này quân Nga đã đóng 500 tầu thuyền các lọai.Đây chính là giai đoạn mà hải quân Nga phát chuyển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng.Hải quân Nga đã đi vào chuyên nghiệp và hiện đại hơn.Học viện Hải quân đã ra đời trong giai đoạn này tại St-Petersburg.
HẢI QUÂN NGA GIAI ĐOẠN HẬU HOÀNG ĐẾ PITER 1 (Thời kỳ đi xuống của Hải quân Nga)
TRong giai đoạn của người kế nhiệm hoàng đế Peter1,Hải quân Nga dơi vào 1 giai đoạn suy giảm .Thời đại PITER2 chỉ đóng mới 5 giáp hạm và một tàu khu trục nhỏ sx dở từ thời Peter 1. Trong giai đoạn này Hải quân Nga vẫn hiện hữu, nhưng rất mờ nhạt. Trong thời Anna Ioanovna năm 1730 Hải quân Nga được biên chế-27 giáp hạm, 6 tàu khu trục, 3 tầu chiến,. Chuyến đi duy nhất của Hải quân Nga, bao gồm 14 tàu chiến và 5 tàu khu trục để hỗ trợ quân besieging Danzig .Năm 1743, theo lệnh Elizabeth, trong chiến tranh Thụy Điển. Tại Kronstadt đã nắp ráp hạm đội có 17 giáp hạm, 5 tàu khu trục và 48 tầu nhỏ , nhưng đã không được tham chiến. Trong bảy năm chiến tranh, các tàu Nga phong tỏa bờ biển của nước Phổ, nhưng trong giai đoạn này là thời suy thoái kinh tế tại Nga lên Hải quân đã không được đầu tư đầy đủ .Trong năm 1757 ,Hải quân Nga được xác định để giữ lại 1chiến hạm-100 thần công, 8 chiến hạm 80 thần công, tàu (hạng 1), 15 chiến hạm 66 thần công, tầu ( hạng 2), 3 chiến hạm 54 thần công tàu (hạng 3), 6 chiến hạm 32 thần công, một số tàu khu trục nhỏ, có biên chế từ 2 đến 22 thần công. Vào đầu thời kỳ trị vì của Ekaterina 2 năm 1762 Hải quân Nga với thành phần 31 giáp hạm,11 khu trục và 99 tầu nhỏ.Đây là gai đoạn tồi tệ nhất của hải quân Nga.Tầu,thuyền bị hư hỏng nhiều,không có 1 tầu nào được đóng mới trong giai đoạn này. Sau thời kỳ đen tối của hải quân Nga .Các biện pháp đã được thực hiện để khôi phục lại Hải quân như các hình thức đào tạo nhân lực và xây dựng các tàu mới. Cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ trong năm1769 Hải quân Nga đã cử 1 hải đoàn tới Địa Trung Hải, do Đô đốc Spiridova chỉ huy gồm 7 giáp hạm và 8 tàu khác. Đây là một cuộc hàng trình rất khó khăn-tàu gặp bão, thủy thủ đoàn bị bệnh,ốm đau nhiều. Phải mất năm tháng sau đó, một tốp gồm 4 giáp hạm, 1 khu trục và 4 tàu nhỏ mới cập đảo Minorca. Một chỉ huy hạm với 66 thần công và hải đoàn thứ hai được phái đi trợ giúp do Đô đốc Elfingstona chỉ huy gồm 3 giáp hạm, 2 tàu khu trục . Cả hai hải đoàn gặp nhau tại đảo Chios. Gần vũng Tresmen ,hạm đội Thổ đang neo đậu gồm 16 giáp hạm 6 khu trục hạm . Trong trận chiến,chỉ huy hạm của Nga là Evtaphi và chỉ huy hạm của Thổ là Real Mustafa bám đuổi nhau cuối cùng hai chiếc tàu mắc vào nhau, bắt lửa và phát nổ. Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ rút lui vào vũng Chesmen .Quân Nga đã vây chặt quân Thổ và đốt cháy các chiến thuyền quân Thổ tại đây. Để vinh danh chiến thắng , tất cả các thủy thủ tham gia trận đánh đã được trao tặng huy chương . Trong giai đoạn giữa 1772 đến năm 1782 tại St Petersburg-đã đóng mới 7 giáp hạm và 3 tàu khu trục. tại Arkhangelsk-đã đóng mới 18 giáp hạm và 14 tàu khu trục và một số tàu nhỏ được xây dựng tại Olonets và Serdobol. Các tàu được chế tạo theo mẫu được phê duyệt. Trong giai đoạn này Nga đã đóng được 1 chiến thuyền tốt nhất với 100 thần công,mang tên"Vinh quang" sau đó là tầu "chiến thắng" chúng phục vụ được 27năm . Trong giai đoạn này kỹ thuật đóng tầu đã được cải tiến nhiều.Pháo thần công được đúc bằng đồng ,thay bằng gang trước đây.Hiệp ước hòa bình với Thổ được ký vào năm 1775. Việc đóng mới các tầu bị đình chỉ, nó chỉ được khôi năm 1779 trước cuộc chiến tranh với Thụy Điển.Năm 1772, Hải quân Nga đã gửi tới Địa Trung Hải một hải đoàn của Chuẩn Đô đốc Chichagof với ba tàu bổ sung. Ngoài hai hải đoàn cũ bao gồm 13 giáp hạm, 23 tàu khu trục 3 tầu chiến. Sau đó hải quân Nga lại gửi thêm một hải đoàn của Chuẩn Đô đốc Greig. chiến tranh với Thụy Điển năm 1788, hạm đội Nga đã được chuẩn bị khá tốt. Trong trận chiến tại đảo Hogland với hạm đội Thụy Điển có 15 giáp hạm và 7 tàu khu trục, đã đến từ đảo Kronstadt, Hải đoàn Nga do Đô đốc Greig chỉ huy, bao gồm 17 giáp hạm và 8 tàu khu trục. Mặc dù chiến thắng không được phân định, nhưng người Thụy Điển đã buộc phải rút lui. năm1790, hòa bình đã được ký kết. kết thúc một giai đoạn ganh đua nhiều năm giữa Thụy Điển và Nga trên biển Baltic. Ở phía nam,sau khi sát nhập bán đảo Krym,biên giới ,biển phía nam của Nga rất cần bảo vệ.Năm 1778 cảng Kherson đã chở thành căn cứ đóng tầu của Hải quân Nga.Năm 1783 Sevastopol chở thành căn cứ chính của hạm đội biển đen.Trong năm 1785 biên chế chính của hạm đội biển đen gồm 2 giáp hạm-80 thần công.10 giáp hạm -60 thần công,20 tầu khu trục và 1 số tầu làm nhiệm vụ ứng cứu..Năm 1789 thành lập Tp Nikolayev chuyên việc đóng tầu.Trong chiến tranh 1788-1791 hạm đội biển đen đã dành được 1 số chiến thắng trước quân Thổ.Trong giai đoạn này hạm đội biển đen bao gồm:16 giáp hạm,6 khu trục,68 tầu làm nhiệm vụ cơ động-hỗ chợ (Chèo tay kết hợp với buồm).Cuối triều đại Catherina 2 mặc dù số lượng tầu trong Hải quân Nga đã tăng lên đáng kể,nhưng hầu hết xuống cấp hoặc hư hỏng.Dưới triều đại Paul 1(1796-1801) tương đối quan tâm tới Hải quân.Đã đóng mới được 17 giáp hạm,8 khu trục,12 khu trục chèo tay kết hợp với buồm,30 tầu nhỏ,20 tầu tiến công và 9 tầu đang đóng dở.Hạm đội Baltic với thành phần:45 giáp hạm,19 khu trục,12 khu trục chèo tay kết hợp buồm,30 tầu căn cứ hạm,12 tầu tiến công,200 pháo hạm và 4 nữ đoàn.Hạm đội biển đen gồm:15 giáp hạm,10 khu trục,4 khu trục chèo tay kết hợp buồm,10 căn cứ hạm,10 pháo hạm.Giai đoạn này nội bộ Nga lủng củng,căng thẳng chính trị kéo dài đã đẩy Nga vào 1 số liên minh mà chẳng mang lại 1 chút lợi ích nào.Dưới triều đại Aleksandr 1(1801-1825) đã giảm bớt số lượng tầu phục vụ trong Hải quân Nga.Cuộc chiến tranh sau đó đã chuyển hướng chú ý của chính phủ Nga,gây ra sự trì chệ phát chuyển đội tầu.Năm 1805 ,1 hải đoàn đã tiến vào Địa trung hải gồm 5 giáp hạm,1 khu trục,5 tầu chống hạm dưới sự chỉ huy của Đô đốc Senyavin.Với nhiệm vụ chống lại quân Pháp và quân Thổ,Hải đoàn đã thành công trong việc chống Pháp.Hải đoàn đã bao vây và đánh chìm nhiều chiến thuyền quân Thổ tại Athos.Năm 1817,việc đóng tầu đã có nhiều bước tiến nhẩy vọt,lần đầu tiên Hải quân Nga đóng được tầu hơi nước(Có 2 bánh xe quạt nước 2 bên mạn tầu).Tầu dài 18m,với động cơ 30 sức ngựa.Năm 1825 Hải quân Nga đã đóng được tầu hơi nước "Mau lẹ" với động cơ 80 sức ngựa.Xin chớ nhìn vào những tiến bộ trong ngành đóng tầu,nhìn chung giai đoạn trị vì của Aleksandr 1 Hải quân Nga không đạt yêu cầu.Hải quân Nga không hoạt động đến 1812.Dưới triều đại Nikolayev 1(1825-1855) tái trang bị cho Bộ tư lệnh Hải quân,thành lập kỹ sư đoàn chuyên trách thiết kế,đóng mới tầu...Nhưng việc cải tiến kỹ thuật đóng tầu bị giám đoạn do chiến tranh với Thổ 1827.Một Hải đoàn đã tiến vào Địa trung hải dưới sự chỉ huy của Đô đốc Geidena với 4 giáp hạm,1 chống hạm,4 khu trục.Hải đoàn này kết hợp với hạm đội liên quân Anh-Pháp.Trận đánh tại vũng Navarino đã đánh chìm nhiều chiến thuyền quân Thổ.Năm 1829 ký hiệp ước hòa bình với Thổ.Năm 1836 Hải quân Nga đã đóng được tầu hơi nước trang bị 28 thần công,trọng tải 1340t,động cơ 240 sức ngựa.Năm 1848 Hải quân Nga đã đóng được tầu có chân vịt nhưng sau đó nó đã bị vỡ tại đảo Vponkholm.Năm 1852 Thổ tuyên chiến với Nga.Ngày 18/11/1853 với 23 chiến thuyền Anh-Pháp đã sâm nhập vào biển đen(Vùng lãnh hải Nga) 16/3/1854 liên quân Anh-Pháp tuyên chiến với Nga.Với lực lượng không cân xứng, Nga có bờ biển vô cùng dài rộng lên phòng thủ dàn chải.Cùng 1 lúc liên quân Anh-Pháp với 67 chiến thuyền xuất hiện tại biển Baltic,biển Trắng,bán đảo Kamtratka.Quân Nga suy yếu buộc phải ký vào hòa ước tại Pari cam kết không tái khôi phục hạm đội biển đen.Thất bại bộc lộ nhiều điểm yếu của Hải quân Nga, kỹ thuật ,chiến thuật lạc hậu so với Anh Pháp.Thất bại nhưng lại là bước ngoặt cho Kỹ thuật đóng tầu của Hải quân Nga tiến lên.
HẢI QUÂN NGA 1870-1917 (THỜI ĐẠI CỦA TẦU BỌC SẮT-TẦU SẮT)
Sau chiến tranh tại bán đảo Krym.Tình trạng của Hải quân Nga thật đáng thất vọng.Ngoài những chiến hạm(Buồm),còn lại không đáp ứng công tác sẵn sàng chiến đấu.Thành phần biên chế trong hạm đội Baltic gồm:1giáp hạm-tầu hơi nước(chân vịt),1 khu trục hơi nước(Chân vịt),10 tầu 2 bánh quạt nước 2 bên mạn tầu và 40 pháo hạm.Tại biển đen:12 tầu hơi nước(2 bánh quạt nước).Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong việc đóng tầu hơi nước có chân vịt,nhưng nghành công nghiệp đóng tầu Nga lúc này chưa sẵn sàng.Vấn đề chỉ được giải quyết năm 1858,Hải quân Nga đã có 6 giáp hạm hơi nước(Chân vịt) ,5 khu trục tầu hơi nước(Chân vịt) và 17 chống hạm(Hơi nước-chân vịt).Nhưng với sự ra đời của những chiến hạm nước ngoài bọc sắt ,được trang bị những khẩu đại bác thì các chiến hạm Nga lại dơi vào tình trạng như trước chiến tranh trên bán đảo Krym.Năm 1863 Nga đã có chiến thuyền bằng gỗ-bọc đai sắt 100mm mang tên"Sevastopol" và "Petpolavlovski"( dài 90m,rộng 16m ,động cơ 2800 sức ngựa,tốc độ 11 hải lý).Tại Anh quốc lúc đó đã có chiến hạm(Đóng bằng các súc gỗ,có đai sắt 118mm),trang bị 26 khẩu đại bác.Với quyết tâm đóng mới cho mình những chiến hạm bọc sắt,tháng 6/1864 Nga đã hạ thủy tầu trang bị 4 đại bác-203mm.Nga bắt đầu đóng 11 pháo hạm bọc sắt độ rẽ nước 1400t-1600t, với 2 đại bác 229mm ,mang tên"Cơn bão" và "Tiphon".Trong năm 1867-1868 Nga đã đưa vào đóng mới 6 tuần dương hạm là"Nàng tiên cá","Tiên cô" và 1 số tuần dương hạm khác.chúng có độ rẽ nước 1900t.với đai sắt 112mm,trang bị 4 đại bác 229mm.2 khu trục hạm là "Đô đốc-Spiridot" và "Đô đốc- Chichagov"độ rẽ nước là 3500t với đai sắt là 88-150mm,trang bị 2 đại bác 280mm.3 khu trục hạm"Đô đốc grieig""Đô đốc lararev" và"Hoàng tử" độ rẽ nước 4500t tốc độ 12 hải lý,bọc đai sắt 112mm,đã trang bị thêm máy đo mực nước,hầm tránh pháo.Với trang bị 8 đại bác 203mm(bên mạn tầu) và 2 khẩu 152mm trên boong tầu.Năm 1869 đã hình thành đề án đóng tuần dương hạm,theo kế hoạch ban đầu đóng 2 tuần dương hạm.2 tuần dương hạm ban đầu mang tên"Đô đốc-Đại tướng" với (độ rẽ nước 4664t,tốc độ 13,6 hải lý )và "Tersog-edinburski"(Độ rẽ nước 4510t,tốc độ 15,3 hải lý).Tuần dương hạm trang bị 4 pháo 203mm(2 mạn),trên boong 2 tháp pháo ,mỗi tháp pháo 2 đại bác152mm.Tại nga lúc này đã có đề án đóng tuần dương hạm bọc sắt(Lúc này 1 số nước trên thế giới đã có tuần dương hạm loại này).Ngoài các tầu hơi nước chân vịt kể trên,lúc này Hải quân Nga còn đóng các tầu hơi nước kết hợp cột buồm,có trang bị đại bác,nhưng không bọc đai đai sắt ( độ rẽ nước 1330t,tốc độ 11-13 hải lý,vũ khí trang bị 3 đại bác 152mm) gồm các tuần dương hạm như "Kẻ hủy diệt","Sát thủ","Kỵ sỹ","Người đưa tin" và 1 số tầu khác.Lúc này Người Mỹ đã mua cho mình 4 tầu hơi nước(Chân vịt) là "Châu á","Châu âu","Châu Phi" và "Gabyanka" để phòng thủ vùng biển Kronstadt của mình.Nga lúc này đã đóng thêm 9 pháo hạm loại Ruff(Độ rẽ nước 360-449t,tốc độ 7-9 hải lý,trang bị 1 tháp pháo 280mm trên boong.Để đảm bảo cung ứng cho công tác,bảo vệ trên biển,Nga bắt đầu cho đóng những chiến hạm, bọc sắt cỡ lớn.Năm 1869 Nga đã khởi công đóng "Pie đại đế"(Độ rẽ nước 9665t,tốc độ 14 hải lý,,với những đai sắt 200-350mm,boong 75mm.Trang bị 2 tháp pháo 4 đại bác 305mm) .Lúc này sự hùng mạnh của Hải quân Nga đã đảm bảo lợi ích của Nga trên biển Thái bình dương. Sau đó Nga đóng 4 đội tuần dương hạm,mỗi đội 3 tuần dương.Năm 1881-1883 đã khởi đóng tuần dương hạm"Vladimir Manomax" và"Dmitri-Donskoi".Một trong 2 chiếc có độ rẽ nước 6000t,tốc độ 15-16 hải lý,bọc đai sắt 150mm.Sau đóng thêm:"Đô đốc-Nakhimov"(Độ rẽ nước 8000t,tốc độ 17,5 hải lý,bọc đai 255mm,trang bị 4 tháp pháo ,8 khẩu đại bác-203mm,2 bên mạn, và 9 khẩu 152mm trên boong).Năm 1888 Nga đóng tuần dương hạm"Kỷ niệm trận chiến trên biển Ả rập" (độ rẽ nước 6700t,tốc độ 17 hải lý,với đai sắt 200mm.Trang bị 2 đại bác 203mm Bên mạn,trên boong 13 khẩu đại bác 152mm.Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1856 hiệp định cấm khôi phục hạm đội biển đen không còn giá trị. Vì việc củng cố bảo vệ bờ biển phía nam của Nga(Biển đen).Đã có quyết định đóng 1 số tầu chiến nhỏ,trang bị hỏa lực mạnh.Lúc này điều kiện cho phép Hải quân Nga đóng 1 số tầu chiến cỡ lớn,dự án "đô đốc Popova" đã được thông qua.Nga dự kiến đóng 9 chiến hạm.Nhưng từ năm 1873-1876 Nga chỉ đóng được 2 chiếc là"Novgopod" và "Phó đô đốc-Popov".Những mẫu chiến hạm này không được lưu giữ lâu trong hải quân Nga do 1 số tính năng về kỹ thuật không đạt yêu cầu,mặc dù chúng có tốc độ khá cao..Chiến tranh Nga-Thổ 1877-1878 nổ ra khi mà đội tầu Biển đen mới hồi sinh.Lúc này hải quân Thổ chiếm ưu thế trên biển .Hải quân Nga không thể giáp chiến trực tiếp.Nga đã chọn cách đánh du kích tiêu hao lực lượng hải quân hùng hậu của Thổ.Nga lúc này có 20 tầu tuần tra bờ biển.Để chống lại các chiến hạm quân Thổ Nga cho đóng các tầu nhỏ mang thuốc nổ.Các tầu này được đóng tại St Petersburg sau đó chuyển bằng đường sắt tới Biển đen.Tầu hơi nước Kostatin là căn cứ cho các tầu nhỏ mang ngư nôi.Tại Duna 1 tầu nhỏ mang thuốc nổ đã đánh chìm 1 pháo hạm của Thổ.Tại bờ biển Batum 1 tầu tuần tra của thổ đã chìm do chúng thủy nôi của Nga.Để đảm bảo sự hồi sinh cho hạm đội biển đen,năm 1879 Nga đã đặt Pháp đóng tuần dương hạm "Sao thủy tinh" (Độ rẽ nước 3000t,trang bị vũ khí ,6 đại bác cỡ 152mm,4 pháo nhỏ 47mm).Năm 1886 đã đưa vào đóng 1 số tuần dương hạm phát chuyển theo mẫu của Pháp là "Ekaterina 2"'Chesma""Sinov"(Độ rẽ nước 10000t,tốc độ 15-16 hải lý vũ khí trang bị: 6 đại bác 305mm,7 đại bác 152mm và 8 pháo 47mm).Tuần dương hạm"Anh hùng""Chiến thắng" cùng với mẫu trên nhưng có cải tiến đôi chút.Việc Nga cho đóng mới 1 số tuần dương hạm là khởi đầu cho sự hồi phục hạm đội biển đen.Năm 1892 Nga cho đóng tuần dương hạm bọc sắt mang tên"12 vị tông đồ"(độ rẽ nước 12500t,tốc độ 17 hải lý,đai sắt 450mm.Trang bị vũ khí gồm: 4 đại bác 120mm , 10 pháo 47mm và 10 pháo 37mm).Tiếp sau Nga cho đóng tuần dương hạm bọc sắt "Postilav"(Độ rẽ nước 8800t với 4 đại bác 252mm nắp hệ thống hiệu chỉnh).Năm 1903 đã đóng xong"Hoàng tử- Pamenki Tavritreski"(Độ rẽ nước 12.600t,tốc độ 16 hải lý,vũ khí trang bị 4 đại bác 305mm,16 đại bác 152 và 14 pháo 75mm).Tương tự mẫu tuần dương hạm này năm 1908-1909 đã đóng tuần dương hạm bọc thép "Evstari" và ""Thánh Giăng".Những tuần dương hạm này khác trước là có hầm tránh đạn trên boong.Đã thay thế 4 đại bác 152mm bằng đại bác 203mm.Năm 1887-1889 Tại hạm đội Baltic đã đóng 2 tuần dương hạm:"Aleksandr2" và "Nikolai 1"(Độ rẽ nước 9700t,tốc độ 14 hải lý,bọc đai sắt,có đánh dấu ngấn nước.Vũ khí trang bị 2 đại bác 305mm,2 tháp pháo mũi tầu là 4 khẩu 229mm,8 khẩu 152mm).Một trong 2 chiếc bị chìm cuối năm 1887.Năm 1891 hạ thủy tầu bọc sắt "Navarin".Năm 1894 đóng tiếp "Siso- vĩ đại"(Độ rẽ nước 9000t.Năm 1889 đã đóng thêm các chiến hạm"Petpopavlov","Poltava""Sevastopol"(Độ rẽ nước 11.000t).Năm 1900 đóng chiến hạm bọc sắt "Oslyadya" và "Pesvet""Chiến thắng"(Độ rẽ nước 12.700t,tốc độ 18 hải lý.Vũ khí trang bị 4 đại bác 254mm,11 đại bác 152mm,20 pháo 75mm).Năm 1898 Nga đặt Mỹ đóng tuần dương hạm"Petvizan"(Độ rẽ nước 12.700,tốc độ 18 hải lý,với đai sắt 227mm.Vũ khí trang bị 4 đại bác 305mm,12 đại bác 152mm,20 pháo 75mm).Năm 1901 Nga đặt đóng tại Pháp tuần dương hạm"Sesapevich"(Độ rẽ nươc13.000t,tốc độ 18 hải lý).Sau đó Nga cho đóng theo mẫu này các tuần dương hạm"Varodino""Opel""Aleksandr 3""Suropov" và "vinh quang".Ngoài ra thời gian này Nga còn cho đóng nhiều tầu chiến động cơ hơi nước với kích cỡ nhỏ.Việc phát chuyển đội tầu của Nga phát chuyển cho tới chiến tranh Nga-Nhật.
NHỮNG CHIẾN HẠM THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1 VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN 2.
Năm 1909-1914 Hạm đội Baltic,cụ thể là nhà máy đóng tầu thuộc Bộ tư lệnh Hải quân ,
đã đóng 4 chiến hạm theo 1 mẫu thiết kế.Chỉ có đôi chút khác biệt.Chúng đều phục vụ trong hạm đội Baltic,chỉ có chiến hạm Sevastopol sau chuyển đến phục vụ hạm đội biển đen.
CHIẾN HẠM SEVASTOPOL:
Chiến hạm Sevastopol được đưa vào đóng 3/6/1909 tại St Petersburg.Hạ thủy 16/6/1911.Đưa vào hoạt động 4/11/1911.Năm 1914 tham gia chiến tranh thế giới lần 1.Chiến hạm tham gia cuộc cách mạng tháng 2.Năm 1917 đứng về phía Hồng quân.Chiến hạm tham gia cuộc nội chiến.Năm 1921 tham gia lực lượng Hải quân thuộc hạm đội Baltic.Từ 31/3/1921 đến 31/5/1943 được ví như "công xã Pari".Nó được đại tu 1922-1925.Năm 1928 được nâng cấp.Năm 1929 nó dời tới biển đen.Ngày 18/1/1930 nó cập cảng Sevastopol và ra nhập vào thành phần hạm đội biển đen.Năm 1933-1938 Nó tiếp tục được đại tu và nâng cấp.Sau đó nó tham gia chiến tranh vệ quốc vĩ đại.8/7/1945 được tặng thưởng huân chương"Cờ đỏ".24/7/1954 được tái cơ cấu làm phương tiện đào tạo huấn luyện.Ngày 17/2/1956 nó không còn trong biên chế của Hải quân LX.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Dài 181,2m,rộng 26,9m,độ choán nước 8,5m,độ rẽ nước 22.288t.Động cơ 42.000 mã lực,tốc độ tối đa 23 hải lý(Theo thiết kế).Vũ khí:12 khẩu đại bác 305mm,16 đại bác 120mm,2 pháo 75mm,2 pháo 63mm,1 pháo 47mm,1 pháo 40mm,2 súng máy,4 máy phóng thủy lôi.Thủy thủ đoàn:1125 người.Được bọc thép :75-225mm,tháp pháo trên boong 75-254mm.
CHIẾN HẠM POLTAVA:
Chiến hạm Poltava được đưa vào đóng 3/6/1909 tại St Petersburg.Hạ thủy 14/6/1911.Đưa vào hoạt động 4/12/1914. Tham gia chiến tranh thế giới lần 1. Tham gia cuộc cách mạng tháng 2.Năm 1917 đứng về phía Hồng quân.Từ tháng 10/1918 ở tại Petroglag sau đó bị cháy lớn ,hư hỏng nặng.Năm 1925 bị tháo dỡ 1phần để chuyển đổi thành tuần dương hạm.Năm 1940 bị giải thể.Trong chiến tranh thế giới thứ 2 nó được sử dụng như thiết giáp hạm với pháo binh bắn yểm chợ- chi viện.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Dài 181,2m,rộng 26,9m,độ choán nước 8,5m,độ rẽ nước 22.288t.Động cơ 52.000 mã lực,tốc độ tối đa 24,1 hải lý(Theo thiết kế).Vũ khí:12 khẩu đại bác 305mm,16 đại bác 120mm,2 pháo 75mm,2 pháo 63mm,1 pháo 47mm,1 pháo 40mm,2 súng máy,4 máy phóng thủy lôi.Thủy thủ đoàn:1125 người.Được bọc thép :75-225mm,tháp pháo trên boong 25-50mm.
CHIẾN HẠM PETROLAVLOVSK
Chiến hạm Petrolavlovsk được đưa vào đóng 3/6/1909 tại St Petersburg.Hạ thủy 14/8/1911.Đưa vào hoạt động 9/12/1911. Tham gia chiến tranh thế giới lần 1. tham gia cuộc cách mạng tháng 2.Năm 1917 đứng về phía Hồng quân.Chiến hạm tham gia cuộc nội chiến.Tháng 3/1921 được đổi tên là "Marat".Nó được đại tu 1928-1931, tham gia chiến tranh LX-Phần lan sau đó tham gia chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 23/9/1941 bị không quân Đức oanh tạc hư hỏng nặng.Sau đó nó không di chuyển mà được sử dụng làm căn cứ nổi của Hải quân LX.Năm 1950 lại được đổi tên là "Volkhov".Năm 1951 được nâng cấp để phục vụ công tác huấn luyện.4/9/1953 nó hoàn thành sứ mệnh trong Hải quân Sô viết
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Dài 181,2m,rộng 26,9m,độ choán nước 8,5m,độ rẽ nước 22.288t.Động cơ 42.000 mã lực,tốc độ tối đa 23 hải lý(Theo thiết kế).Tầm hoạt động 1652 dặm.Vũ khí:12 khẩu đại bác 305mm,16 đại bác 120mm,2 pháo 75mm,2 pháo 63mm,1 pháo 47mm,1 pháo 40mm,2 súng máy,4 máy phóng thủy lôi.Thủy thủ đoàn:1125 người.Được bọc thép :75-225mm,tháp pháo trên boong 76-203mm. Chiến hạm thứ 4,chiến hạm cuối cùng Nga đóng trong giai đoạn 1909-1914.
CHIẾN HẠM GANGUT
Chiến hạm Gangut được đưa vào đóng 3/6/1909 tại St Petersburg.Hạ thủy 11/09/1911.Đưa vào sử dụng 19/6/1914.Tham gia chiến tranh thế giới thứ 1.Tháng 11/1915 Thủy thủ trên chiến hạm tuyên bố cuộc cách mạng,sau đó tham gia cuộc cách mạng tháng 2.Năm 1917 thuộc phe hồng quân,tham gia nội chiến.Từ tháng 10/1918 bảo quản nâu dài.Năm 1921 ra khỏi biên chế hải quân hạm đội Baltic.Năm 1925 đại tu.27/6/1925 đổi tên là hạm đội"Cuộc cách mạng tháng 10".Năm 1931-1934 nâng cấp.Năm 1935 là lá cờ đầu của hạm đội Baltic,tham gia chiến tranh Nga-Phần Lan.Tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.Năm 1942 tiếp tục được nâng cấp ,trang bị thêm hỏa lực lực phòng không.22/6/1944 được tặng thưởng huân chương cờ đỏ.Năm 1954 tái cơ cấu phục vụ huấn luyện.1956 hoàn thành sứ mệnh trong Hải quân Sô viết.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:Dài 181,2m,rộng 26,9m,độ choán nước 8,3m,độ rẽ nước 22.288t.Động cơ 42.000 mã lực,tốc độ tối đa 23 hải lý(Theo thiết kế).Vũ khí:12 khẩu đại bác 305mm,16 đại bác 120mm,2 pháo 75mm,2 pháo 63mm,1 pháo 47mm,1 pháo 40mm,2 súng máy,4 máy phóng thủy lôi.Sau khi nâng cấp(1942) bổ sung 1 số pháo phòng không từ 85-100mmThủy thủ đoàn:1125 người.Được bọc thép :75-225mm,Boong 25-50mm,tháp pháo trên boong 75-254mm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top