Chương 1: Nhìn không thuận mắt

Giữa buổi trưa nóng nực còn thoang thoảng mùi của máu động vật. Đám lính đã ăn uống no say được Tướng quân để lại bên trong quán nước nhỏ đang nói về những trận đánh đã qua. Phiên chợ sáng đã tan gần hết người. Đôi mắt của Nguyễn Thiên Lạc nhẹ nhàng dời vào một con đường đất hẹp.

"Mày nói cái gì? Thằng chó này trốn? Không những trốn mà còn giết luôn đứa mày nhốt cùng nó?" Chát một cái, người vừa mắng đã đưa tay lên đánh thẳng vào mặt người đang đứng cúi đầu kia. Đánh người xong, hắn ngồi xuống, lấy từ dưới đất lên một con dao mổ thịt đã khô đầy máu đưa sát lại gần người đang bị đánh đến không nhìn ra dạng kia trong góc tường.

"Mày mạnh khỏe lắm đúng không? Mày nghĩ sau khi mày giết người rồi thì còn có thể chạy đi đâu được nữa? Tao sẽ rạch mặt mày rồi bán cho bọn giặc ngoài biên giới". Con dao vừa đưa đến trước mặt tên nô lệ chưa kịp làm gì đã bị đánh rơi xuống đất. Nguyễn Thiên Lạc ngồi xuống, tay dùng con dao nhỏ luôn mang theo trên người cắt bỏ dây trói đang siết chặt cổ tay, cổ chân và cả cổ họng của tên nô lệ kia.
Từ sâu trong lớp tóc rối bời dính đầy bùn đất một đôi mắt màu xanh không biết từ bao giờ đã nhìn chằm chằm vào Tướng quân, tầm nhìn ngược sáng khiến tên nô lệ không nhìn thấy rõ dung mạo người đối diện. Nguyễn Thiên Lạc dường như cảm nhận được, ngước lên, bắt gặp một con ngươi trong đẹp màu nhưng chứa đầy thù hận đang dán vào mình, bất giác hắn hạ nhẹ mắt đứng dậy, quay lưng về phía tên nô lệ bảo "đi đi".

Bên kia tên buôn người vẫn đang bị kẹp chặt giữa hai người lính đi theo Nguyễn Thiên Lạc. Hắn luôn miệng cầu xin tướng quân tha cho hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

Lê An vừa được cởi trói cảm thấy trên người đau ê ẩm. Giương mắt nhìn về phía người kia quay lưng đi cậu muốn cất giọng gọi nhưng rồi lại nhớ đến lúc nãy chạm mắt nhau người kia liền không muốn nhìn mình nữa vội ngồi im lặng quan sát bóng người đi mờ dần, mờ dần.

Trần Nghiêm đi theo sau Nguyễn Thiên Lạc vài bước tỏ vẻ khó hiểu hỏi "Tướng quân, đây không phải là lần đầu tiên ngài giúp người vậy sao lại không giống những lần trước?"
"Chỗ nào không giống?" Nguyễn Thiên Lạc không nghi hoặc hỏi.
"Thì mọi khi người cứu trợ người khác, hoặc mấy lần trước cứu những tên nô lệ bị buôn người bắt như thế này đều giúp họ tới cùng như tìm gia đình hay nhẹ nhất là chữa trị vết thương. Nhưng đối với người lúc này thì....?"
Đứng bên cạnh Trần Nghiêm là Phan Ngọc cũng ngầm gật đầu khó hiểu.
Trần Nghiêm cùng Phan Ngọc đều là lính dưới quyền của Nguyễn Thiên Lạc. Từ nhỏ đã được tuyển vào trong Phiên Trấn Hầu phủ đi theo hầu hạ cho thiếu gia Nguyễn Thiên Lạc.

Người nhà họ Nguyễn nhiều đời lập công đuổi giặc, hộ giá nhà Chúa nên được phong Hầu, đặt dinh phủ tại vùng Phiên Trấn thân cận Châu Định thành. Đời cha của Nguyễn Thiên Lạc là Nguyễn Bá có công hầu Chúa, cũng là trung thần người người mến mộ, lập được nhiều công trạng với dân, với nước.

Nguyễn Bá tuy uy quyền dũng mãnh nhưng chỉ tận tâm chăm sóc một người vợ. Đại phu nhân phủ Phiên Trấn tên Trần Thục Nghi vốn là con của một vị quan võ Tướng cùng thời với cha của Nguyễn Bá. Hai người gặp nhau trên chiến trường liền sinh lòng mến mộ mà nên duyên vợ chồng. Thục Nghi phu nhân

khi được gả về phủ đã gác chuyện cầm binh, luyện tập võ nghệ lui về hậu phương giúp Nguyễn Bá quản lý nội phủ. Tuy gác lại chuyện binh quyền, triều chính nhưng Thục Nghi chung quy vẫn là một nữ tướng thông minh, tài giỏi. Mọi chuyện thế sự đều thông qua nhiều cách để nắm rõ. Vì bà biết đất nước ngày nào còn trong tình thế hai Đàng phân tranh*, ngoại xâm vẫn lăm le xâm lấn bờ cõi thì bình yên hiện tại vẫn chỉ mỏng như tờ lá lúa mà thôi.

*Đất nước bị chia làm hai Đàng, Đàng ngoài An Nam thuộc quyền Chúa Trịnh, địa phận từ Linh Giang trở ra Bắc, kinh đô là Thiên Long. Đàng trong là Nam Hà thuộc Chúa Nguyễn, địa phận từ Linh Giang trở vào Nam, kinh đô là Minh Xuân.

Từ nhỏ sống bên cạnh đại thiếu gia lại còn được được trọng dụng trong quân ngũ nên hai người Trần Nghiêm và Phan Ngọc đều luôn thư thái bày tỏ ý kiến, khuất mắc đối với Nguyễn Thiên Lạc. Mặc dù đôi lúc có khó hiểu về cách hành xử của chủ nhân nhưng luôn một mực tin tưởng không hề có ý phản kháng hay nghi hoặc.
Nghe hỏi về tên nô lệ kia Nguyễn Thiên Lạc chỉ nheo mắt trông không giống để tâm nói: "Nhìn không thuận mắt".
Bốn chữ này được nói ra khiến hai người hơi bất ngờ. Vốn Nguyễn Thiên Lạc là người trầm tính, không để tâm đến dung mạo. Khi nhìn người luôn hướng đến nội tâm kẻ đối diện mà hành xử. Hiểu được tính tình này của chủ nhân Phan Ngọc vốn hiểu chuyện hơn Trần Nghiêm tự biết người đã có suy nghĩ khác lẫn cái nhìn sâu hơn về tên nô lệ kia chứ không phải dừng lại ở "không thuân mắt". Phan Ngọc huýt tay vào người Trần Nghiêm đang bất ngờ định lên tiếng kia ý bảo đừng hỏi nữa. Thấy vậy Trần Nghiêm cũng im lặng. Cả ba kéo theo tên buôn người bị đá trẹo chân về quán nước để tiện mang về doanh trại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top