Tiêu đề phần

Chuyện đời và chuyện xạo tarot phần 2:
GÁNH NẶNG TỪ NHỮNG TRẢI BÀI YES/NO.

Link phần 1: https://www.facebook.com/groups/TarotVietNam/permalink/843724902457678/

Trước khi đọc mong các bạn cân nhắc vài điểm tránh phiền phức không đáng có:
- Bài viết chỉ mang tính giải trí, không cố ý xúi dại mọi người.
- Bài viết chứa những ý kiến cá nhân có tính tiêu cực, do người viết đang high.
- Các nội dung trong bài viết đã được xào nấu triệt để để không ai lần ra được chân tướng (đến mức hư cấu lol). Người viết đách chịu trách nhiệm cho mọi sự trùng hợp nếu có xảy ra.
- Không phù hợp cho độc giả đang ở trình độ vỡ lòng hay amateur. Mình khuyến khích các bạn đọc phần 1 (lý thuyết yesno) và phần 2 (các case điển hình) của mình, mà chưa xem cũng không sao, chém gió với mình là được rồi.
Link lý thuyết yesno: https://www.facebook.com/groups/TarotVietNam/permalink/888750727955095/
Trên thực tế, khi đi xem bài cho khách (mình sẽ viết tắt từ đây là Q-querent), các bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi yesno. Và trên cái tính thực tế đầy cao cả là không phải ai cũng sẽ kiên nhẫn ngồi nghe các bạn giải thích không được trải yesno, không nên trải yesno vv, nhất là với những Q lớn tuổi, hãm l**, (dĩ nhiên ý mình lớn tuổi không có nghĩa là hãm l**, và hãm l** cũng không phân biệt lứa tuổi, hãm là hãm thoy). Tránh trường hợp kết thúc buổi xem bài mà hai phe có khả năng đập nhau hoặc chửi nhau nếu xem online, các bạn nên tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau bài viết này. Nếu các bạn cảm thấy trình mình chưa đủ xem yesno thì nên ngưng xem bài cho người lạ mà lo học đi ahihi.
1. CHUYỆN THỨ NHẤT
Mình nhớ mãi không quên một ca mình từng rút Celtic Cross về tài chính, vô cùng hoành tráng, giải ngon lành cành đào từ đầu chí cuối dù chỉ với một câu hỏi vô cùng "đụt" của Q là "tình hình tài chính của chị như thế nào" mà không hề có thêm thông tin gì khác. Mình đã đoán đúng người này có nhiều nguồn thu nhập, có làm ăn bên ngoài liên quan trực tiếp đến tài chính và buôn bán (ngân hàng, bảo hiềm và làm ăn riêng bên ngoài), đang có một chuyến hàng cần về và đang cần xoay một khoản tiền rất gấp trong 8 ngày (yeah đúng cả deadline các bồ ạ, thấy tôi giỏi chưa). Khốn thay, trong CC có một cái lá vị trí là tương lai gần – quy ước là 6 tháng ra 2 tiền, và vị trí outcome Knight of Pentacles, và rút lá yesno phụ "Có xoay sở ra được khoản tiền đó không" ra 6 gậy. Tôi đã phỏng đoán là chuyến này bà ấy qua cửa, nếu bà ấy thật sự muốn bò qua bằng cách mượn tiền một người bà ý rất không thích, tôi cũng nói luôn là bà ấy không muốn mượn người đó), còn người bà ấy trông chờ sẽ không giúp đỡ.
Về lâu dài thì tình hình tài chính vẫn từ từ vực dậy được, dù rất chậm rãi và bấp bênh (2 tiền vs Knight of Pentacles)
Feedback nhận được là: Q đó không mượn tiền người A, B cũng không giúp và Q gánh nợ gần MỘT TỶ, Q bảo "em xem sai hết". (nghe đến đây tức hộc máu mồm) khi nghe bà ấy nói tình hình tình tệ lắm nợ nần khắp nơi, nhưng hai tuần sau vẫn thấy up hình mới mua túi xách hàng hiệu Gu-xì và nước hoa Lan-côm. Vào gần đây thì mới mở một nhà hàng khang trang ở một khu cũng đắt đỏ.
Như vậy ai đúng ai sai? TT.TT Tôi chỉ có thể đổ lỗi cho việc "góc nhìn nhận ít tiền/nhiều tiền" của Q và người giải bài là toy quá khác biệt thoy. Và rằng việc gán yesno cho câu hỏi CÓ ỔN KHÔNG EM là một câu hỏi vô trách nhiệm và đầy chủ quan từ cả hai phía. Bạn cho rằng nợ một tỷ là chuyện ổn nếu có thể xoay sở ra tiền được, nhưng với người ta nợ một tỷ, mình vẫn còn tiền mua đồ được và kinh doanh tiếp được là KHÔNG ỔN.
Và hãy nhớ một điều là bạn chỉ cần sai một chỗ tử huyệt nào đó thì họ sẽ chỉ nhớ mãi chuyện đấy thôi, lý giải cho câu "em xem sai hết". Xem đúng cũng vậy, có khi vì đúng một chỗ nào đó, được lời như cởi tấm lòng, họ sẽ quên đi những phán đoán sai nhỏ lẻ khác của bạn. Vì vậy, thắng không kiêu, bại không nản nhé các bạn. Và dẹp m* cái feedback khi học tarot giùm tôi cái, đừng có được khen chục câu đã tít mắt lên atsm nghĩ rằng mình đã ở trên mức trung bình sau này bị chửi cho sói trán ra lại bàng hoàng thẫn thờ lờ đờ bơ phờ khổ sở hoặc cay cú tức tối ức chế.  -_-
Hướng thứ nhì có thể khắc phục cho tình huống trên là giới hạn lại chủ đề "việc làm ăn/chuyến hàng này như thế nào" chứ không nói chung về vấn đề "tài chính". À đến đây thì toy chỉ còn biết kêu trời vì Q của toy là những người cạy miệng cạy răng cũng không nói, làm như toy là Vanga rút bài onl nói vanh vách hết nhà bà ấy hũ kiệu còn bao nhiêu củ, nước hoa có bao nhiêu chai và đầm ngủ có mấy chục bộ vậy. ((
Thế là vẫn mang tiếng xem sai. Nghiêm túc mà nói, thứ tệ hơn cả feedback xem sai, đó là cảm giác bị mất tiếng nói hoặc tầm ảnh hưởng để thuyết phục Q về những vùng trung tính khi tham khảo các hình thức tiên tri. Không phải ai trưởng thành cũng chín chắn cả đâu. -_-
2. CHUYỆN THỨ NHÌ LÀ CHUYỆN NGƯỜI CHỨ KHÔNG PHẢI CHUYỆN CỦA TÔI.
Hồi U23 Việt Nam đá giải châu Á gần đây các bạn trẻ ngu si (uh tôi sẽ mạnh dạn bảo luôn là ngu si, đứa nào muốn chứng minh mình không ngu cứ việc vào đây) đua nhau rút bài dự đoán kết quả trận đấu. Những vấn đề ngu si được gói gọn trong vài cmt tôi lượm được như sau:
a) Nếu ngày xa xưa các bạn đoán đề thi đại học hay bắt kèo bóng đá là RÚT BÀI và hỏi cách giải bài, thì bây giờ đã tiến cmn hóa lên chuyện tự rút và tự giải và TỞM NHẤT là cho rằng mình giải đúng. Để rồi sau đấy thì vỡ mộng và đua nhau gọt chân cho vừa giày. Và rằng một câu hỏi chỉ có hai khả năng thắng thua 5050 thì những đứa thắng cũng chỉ là ăn may thôi.
b) Quan điểm: rút bài từ từ đến cuối trận mới đúng? – Tôi sẽ vietsub lại cho: tức là bạn đó cho rằng rút bài hỏi thắng không – lúc bóng mới lăn đầu hiệp một sẽ không đúng như bóng lăn đầu hiệp 2, và rằng rút càng lúc về cuối thì kết quả sẽ càng chính xác.
Tôi thật sự không biết phải bắt đầu chửi từ đâu với kết luận này, đầu của tôi nhất thời nở hoa và vô vàn các hướng lập luận khác nhau, rằng đây éo phải hàm đa biến trong điều khiển quá trình, rằng định nghĩa tương lai thay đổi không hề tồn tại dù có thay đổi thời điểm rút, rằng chúng nó nên sáng mắt ra mà hiểu rằng cái "càng đúng" chỉ có thể là thiên kiến bị sai lệch theo thời gian mà thôi, vậy nên tôi đã block bạn trẻ đó trong một nốt nhạc. Bạn ý dự đoán VN Thua trận CK và mang chuyện đó làm fb khoe về bản thân. Tuy nhiên ít ai biết/nhớ được rằng bạn ấy vốn dự đoán VN THUA ở trận Bán kết. À dù sao thì toy cũng đã block nó rồi. =)))))
Hồi ấy một trong những cmt đoán đề và chữa thẹn xuất sắc mà tôi biết đó là khi ra đề thi ĐẤT NƯỚC. Bạn kia bảo, ôi tiếc quá mình rút bài toàn ra lá ĐẤT (Pentacles) và NƯỚC (Cups) thôi, Empress cũng là ĐẤT-NƯỚC. Đáng lẽ mình nên biết đó là bài ĐẤT NƯỚC.
LOL.
Trình như thế thì hãy nhờ người có trình độ đoán đề, đừng tự cho mình là đúng các bạn trẻ ạ. Toàn thằng chột chỉ thằng mù. Mà theo một vài lý thuyết xa xôi người ta gọi là xác suất, các bạn rất khó để dự đoán những sự kiện như vậy, thôi mai mốt thử rút bài về bầu cử Tổng thống các nước xem có chính xác hơn không nhé.
Lạm bàn về quan niệm thắng thua: U23 VN trong trận chung kết thua về tỷ số, danh hiệu, nhưng "gặt" được một thứ to lớn hơn rất nhiều. Nói cách khác, các bạn "thắng" được lòng dân. Như vậy các bạn cho là thua hay thắng? Trừ khi câu hỏi của các bạn stick vào "danh hiệu", còn thì những câu hỏi loanh quanh để comfirm: tỷ số ntn? Tinh thần ntn? Hết trận này các bạn sẽ nghĩ gì? Tình huống trên sân ntn? Vv sẽ đều có biến thiên và sai số. Hoặc: người dân sẽ nghĩ gì về trận này (bài lên kiểu joyful chẳng hạn  các bạn lại đoán vòng ngược lại là VN thắng),vv
3. CHUYỆN THỨ BA, CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH NGOÀI DỰ KIẾN.
Khi các câu hỏi vòng có mâu thuẫn, đây là lúc để nói rằng có phát sinh không thể dự đoán và cần thay đổi mô hình câu hỏi ngay lập tức.
Vd:
[1]"Thứ Hai này ông kia có trả em toàn bộ tiền không(?)"
Nếu [1] là sai thì [2] em có được thanh toán 50% vào thứ Hai và [3] vào thứ Ba hoặc thứ Tư sẽ được nhận nốt phần còn lại không?
[4] Em có nhận được đủ tiền vào hạn chót là ngày thứ 4 không?
Xin lưu ý đây là một vụ buôn bán, và rằng với nguyên văn câu hỏi đó, người rút bài đã cho thấy những lá bài lên như sau : không – có – có – không. Nó dẫn đến sự vô lý khi nếu [2] và [3] có thì [4] cũng phải có. Như vậy ở đây chủ thể câu hỏi đã bị thay đổi.
Cách khắc phục:
Rút lá phụ để kiểm chứng.
Đưa về những câu hỏi có chủ ngữ/chủ thể giống nhau.
Nếu các kết quả vẫn ra như nhau, sẽ có vài tình huống phát sinh:
- Người đó sẽ không thể đưa toàn bộ cục tiền vào thứ Hai.
- Người đó đưa 50% vào thứ hai nhưng không xoay kịp cho đủ vào thứ Tư.
- ...
Cuối cùng feedback đó là, người đó đã bùng tiền không đưa vào thứ Hai, nhưng có một người khác nhảy vào và đã đặt cọc ngay ngày thứ Hai cùng số tiền đó 50%. Thứ ba và thứ tư (đang ngồi hóng fb vì hôm nay mới thứ Ba thôi). Nói cách khác, người A không đưa tiền nhưng bạn này vẫn có tiền vì có người B thế vào.
Thế đấy các bạn ạ, đừng đùa vs yesno question TT.TT
4. CHUYỆN THỨ TƯ:
CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG DỰ KIẾN NHƯNG KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC.
Chuyện cưới giả của người VN ở nước ngoài lúc nào cũng đầy rủi ro, nguy cơ và các thể loại lằng nhằng khác. Vậy nên khi được hỏi "Mình đang có ý định cưới giả. Bạn xem có ổn không."
Đây 1000000000 lần không phải là câu hỏi yesno. Nó là một quá trình dài hơi, long đong và đầy bất trắc. Vì vậy nó không thể kiểm soát được. Nó cũng na ná như chuyện "Mình tính đi du học/di cư/chuyển nhà/cưới/mở nhà hàng trong năm nay. Bạn xem có ỔN KHÔNG." Những chuyện mang tính SỰ KIỆN như có cưới không, nó là một sự kiện ngắn, không phải là một quá trình như thi nhập tịch, di cư, cưới giả. Hãy lưu ý, quá trình càng dài càng dễ phát sinh những yếu tố mà không một trải tarot nào có thể bao quát được 100%, và vì cảm quan cảm nhận của Q rất khác nhau (nhiều Q ngu lắm, thật sự đấy), họ sẽ nhìn cái trước mắt để đánh giá, ví dụ một khó khăn nhất thời. và trong trường hợp xấu nhất họ có thể bỏ cuộc, từ bỏ một dự án mà trước đó kết quả cuối cùng sẽ okie. Đây là một trong những lý do khiến cho Q có thể tác động rất tiêu cực đến nền tarot – R kém sẽ dựa vào fb của Q thay đổi ý nghĩa lá bài, dẫn đến học tầm bậy, người đọc tarot, thắc mắc về cơ chế hoạt động và cơ chế tác động tương lai của tarot và đủ thứ khác trên đời. Những hệ lụy này kéo theo hệ lụy về mặt xã hội và cộng đồng, và như Gustav le Bon thông thái đã nói, "lý trí thuần túy không hề giống với lý trí thực tiễn. Cũng như tâm hồn đám đông có những tính chất tự phát, ngu xuẩn, hung hãn và nguyên thủy hơn tuyệt đối khi anh ta đứng ngoài đám đông. Những phép phối cảnh hình học hoặc phóng chiếu hiện tượng sẽ bóp méo sự thật. Cái phi thực, trong một số trường hợp, lại thực hơn là cái thực. Và cuối cùng, chính những phóng chiếu đó sẽ lấn át cả sự thật. Vì chính những phóng chiếu xã hội mới là thứ tương tác trực tiếp với chúng ta, không phải là không gian của những người tìm tòi và không ngừng nghỉ học tập. Thiếu khả năng suy luận, nhưng đám đông lại đủ khả năng hành động."
Quay lại về tâm lý của những người đi xem yesno question, bạn có biết bài dân ca "Over the hill and far away" không?
"Unlike demons, you are base, your harbour a complicated malice, you lie. You struggle desperately, knocking down others on your way. You steal and are stolen from, you make endless excuses... And still you strive to get over the hill and far away."
Nó giống như bạn không rõ điều gì đang chờ đợi mình nhưng vẫn cứ dấn thân, thậm chí khổ sở vì mong muốn được nhìn thấy một thứ tốt đẹp hơn ở bên kia, dù rằng thứ bạn bám víu chỉ là một sợi chỉ mơ hồ hoặc thuần tưởng tượng, "The grass is always greener on the other side" vậy (Rau nhà hàng xóm lúc nào cũng xanh hơn? :/ =))))). Hoặc ngược lại, có những người luôn muốn có một sự đảm bảo, check xem cỏ xanh ntn, giống gì, trồng lấy tiền nuôi bò dựng trang trại được không? Nếu CÓ thì mới làm, KHÔNG thì thôi.
Đây là những trường hợp khó chịu rồi, vậy thì bạn nên giải quyết ntn?
Nếu bạn không chắc mình có đủ sức kham một câu hỏi "ngắn" như thế này, bạn có thể từ chối ngay từ đầu. Nói cho cùng, chả ai tin bạn đã mất 30 phút chỉ để giải quyết một câu hỏi họ chỉ tốn có 1 phút để gõ. Well, đời nó *** thế đấy. Nếu bạn quyết định thử thách bản thân, thì đây là thứ tự các bước cần làm:
Trước hết hãy cố gắng giữ cho mình một phong thái ngoại giao, bình tĩnh làm nên sự quý tộc, hãy nhẩm câu đó ba lần và đi vào chi tiết câu hỏi. Những câu này, việc trả lời qua quýt sẽ là vô trách nhiệm với chính bản thân bạn.
Khi bạn đủ bình tĩnh, hãy tiến hành xoay Q. Tức là "chuốt" lại câu hỏi của họ đồng thời cắt lát vấn đề ra nhiều bước. Những câu hỏi có tính chất chung chung về từ ngữ như – có ổn không, có nên không, cần được thay thế bằng những câu hỏi trực tiếp, thẳng thắn và giản đơn.
Những câu hỏi có chủ ngữ là một QUÁ TRÌNH – bạn hãy yêu cầu Q trao đổi nhiều hơn vs bạn hoặc chính bạn phải có kiến thức về chuyện đó.
.
Sau đó bạn hãy cắt lát vấn đề theo hai hướng:
1 – Theo bước thực hiện: ví dụ thủ tục nhập tịch sẽ gồm ba công đoạn 1 2 3. Bạn có thể xem 1 sẽ như thế nào, có qua phà không. Nếu các bước thực hiện gối đầu lên nhau, hết 1 mới qua 2, hết 2 mới được qua 3 , bạn cần có một chiến lược câu hỏi phù hợp. Ví dụ như bạn có thể đi tiếp đến thời gian là bước 1 liệu có pass hay không? Cần lưu ý gì? Nếu các bước có thể song song thực hiện, lại cần một tiếp cận khác.
.
2 – Theo thời gian: Y như trên nhưng chia ra, bước 1 có xong trong năm nay không? Có xong trong 6 tháng đầu/cuối năm hay không? Điều đó sẽ giúp các bạn vạch ra lộ trình hành động phù hợp hơn cho Q, cũng như detect được vài nhân tố lạ (Tower, Death, Chariot) nếu có trong cuộc sống của Q có thể ảnh hưởng đến chuyện lớn.
.
Bạn thấy chứ, vẫn là một câu hỏi yesno, nhưng việc biến hóa ntn để tiếp cận vấn đề một cách thông minh nhất, lại chính ở chất xám của bạn. Chất xám này không liên quan nhiều đến kiến thức tarot, mà ở chính tư duy phân tích và tổng hợp của bạn. Chìa khóa của trò chơi cân não này chính là nắm thông tin khách quan nhiều nhất có thể, và tuyệt đối không được chiều theo ý hỏi của Q.
Ví dụ như sau khi bạn phân tích một tràng rất dài muốn tắt cả tiếng, nhưng Q có vẻ như IQ dưới mức trung bình sẽ hỏi lại bạn: Vậy cuối cùng vẫn ổn pk?
Well, cảm giác như một vài người không sẵn sàng để nghe phân tích, hoặc trong trường hợp lịch sự họ sẽ chỉ nghe nhưng không bỏ vào đầu. Cảm giác rất holy shit khi mọi thứ chất xám của bạn được quẳng vào thinh không và người ta chỉ muốn có một lời hứa/sự đảm bảo/hứa hẹn. Theo một nghĩa nào đó, họ cần có người để đảm bảo hoặc khích lệ họ theo cái hướng họ muốn/hoặc đã chọn. Mọi phân tích là vô nghĩa vì họ sẽ hỏi đi hỏi lại cho đến khi reader nói ra được ý đúng như ý họ mà thôi.
.
3 – Thật ra những người phải nhờ đến tarot để xem những chuyện trọng yếu như thế này, nếu hỏi càng chung chung, sẽ cho thấy tinh thần càng ỷ lại. Nếu hỏi kiểu lớt phớt hoặc không quá quan trọng, có thể họ đã sẵn sàng và chỉ hỏi cho ...có, hoặc cho yên tâm. Mình khuyên các bạn né sạch những ca này ra, nếu bạn không đủ sức quán triệt tư tưởng cho họ. Gặp trường hợp Q nhất quyết muốn xem kiểu hú họa vận hạn, hãy trực tiếp chỉ tay năm ngón qua hội Kinh dịch tử vi, đừng dây dưa với những người có quan điểm về tiên tri khác với bạn, cũng đừng giải thích nhiều, trừ khi bạn rảnh (mình đã từng rảnh và ức chế trong hai năm), hoặc bạn có khả năng diễn đạt thật ngắn gọn, mạch lạc và ngầu quá xá cà sa, để vừa chửi sướng miệng mình mà không làm cho Q thẹn quá hóa nhục rồi gân cổ chửi lại. Rất-phiền-đấy.
Một điều nhịn chín điều lành ư??? Không không không, -_- một điều nhịn chín điều nhục. Đừng để người khác khi dễ mình, để rồi đến lúc vùng lên thì lại mang tiếng hai mặt hoặc không có tâm (?!).
.
.
Nói cho cùng, đây là vấn đề về giao tiếp của các bạn trẻ mới tập đi xem bài hoặc một vài người có tính cách không rõ ràng. Hãy khắc phục lỗi giao tiếp, và quy trình xem bài sẽ suôn sẻ hơn một triệu lần. Đây là sự khác biệt rất lớn giữa những người nghiên cứu/người giải bài/người học bài và những người xem bài dịch vụ.
Trường hợp tinh vi hơn, ấy là họ sẽ từ từ hé lộ thêm các fact mà theo suy nghĩ của họ nghiêng về kết luận ngược lại, khiến cho bạn bị lung lay. Cái này mới thật sự là nan giải, gần như quyết định lúc này đến từ bản lĩnh của mỗi người đọc bài.
Hãy kìm nén một tiếng thở dài hoặc khoanh tay giấu dưới gầm bàn để không bạo lực. Hãy dịu dàng từ chối và tin tưởng bộ bài của mình, KHÔNG. Chiều lòng Q hay muốn Q an tâm thì sau này chính các bạn sẽ là người không an tâm đấy. Bạn sẽ là bao cát và là cái hố để cho những kẻ có tư duy đổ lỗi hắt cả chậu nước bẩn vào mặt bạn. Gì thì gì, kết thúc một trải bài mà để hai bên tỏ ra căm ghét nhau vẫn là điều đáng buồn phải không?
Các câu hỏi yesno giống như bạn đứng ở đầu cầu bên này mà muốn biết đầu cầu bên kia có gì. Với cây cầu càng dài, càng có nhiều nhịp, độ chính xác của yesno sẽ ngày càng giảm xuống, độ trúc trắc ngày càng lên cao. Và đừng trông chờ Querent sẽ kiên nhẫn chờ đến lúc cuối cùng tức là có giấy tờ vào một ngày xa xôi nào đó (tầm chục năm sau), thường trong một năm mà không như ý muốn là bạn đã được lên bảng đếm số rồi.
Một lưu ý be bé nữa là khi Q hỏi bạn về các vấn đề trái pháp luật, khi đó những lá 5 kiếm hoặc những lá có rắc rối vs luật pháp sẽ không thể biết được đang biểu thị cho tình huống của Q phải đi cửa sau, vv, hay là chính vì hành động đi cửa sau mà ra lá đó... Hãy thận trọng nhé. :3
Hãy cân nhắc và trình bày hết cho Q của bạn, và hãy bắt chéo ngón tay cầu nguyện rằng Q của bạn không chỉ biết nghe, mà còn biết lắng nghe nữa.
Amen.
Hẹn gặp các bạn kỳ sau.

TÓM LẠI, YES/ NO QUESTION KHÔNG CÓ TỘI, CHỈ CÓ READER KÉM CỎI, Q HÃM VÀ CÂU HỎI XÀM
Ps: Mình đang suy nghĩ có nên đổi ảnh minh họa...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tarot